Bộ đề thực tế Vấn đáp 2020 (cập nhậtbộ 2017 ) PDF

Title Bộ đề thực tế Vấn đáp 2020 (cập nhậtbộ 2017 )
Course bảo hiểm
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 11
File Size 279.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 321
Total Views 784

Summary

Download Bộ đề thực tế Vấn đáp 2020 (cập nhậtbộ 2017 ) PDF


Description

BỘ ĐỀ THỰC TẾ VẤN ĐÁP BẢO HIỂM 2020 (CẬP NHẬT BỘ 2017) Đề 1: Câu 1: Trình bày về các loại hình bảo hiểm hàng hải: định nghĩa và đặc điểm. Câu 2: Nêu các rủi ro mà người bảo hiểm phải chịu trong bảo hiểm thân máy bay QTC 1991. (cô Trịnh Hương hỏi thêm nhiều, và sâu). Câu hỏi phụ: 1. Nêu các rủi ro loại trừ trong bảo hiểm thân máy bay. Các chi phí hợp lí và cần thiết trong bảo hiểm thân máy bay là thế nào? Lấy ví dụ. Nó được bảo hiểm trong cả hai điều kiện bảo hiểm hay chỉ một? 2. Nêu đặc điểm của P&I, t rách nhiệm của người được bảo hiểm trong P&I và các rủi ro phải chịu? (xem 24 mục trong sách). 3. Trình bày đặc điểm của bảo hiểm thân tàu. Lấy ví dụ chứng minh

3 trách nhiệm đâm va < 4

3 số tiền bảo hiểm. (Tự chế tác một đề, rồi lấy máy tính để tính). 4

4. Thế nào là tổn thất toàn bộ, tổn thất bộ phận? Đề 2: Câu 1: Nêu khái niệm bảo hiểm và bản chất của bảo hiểm (bản chất có 2 ý, một là cam kết bồi thường, hai là phân chia rủi ro). Câu 2: Phân loại các rủi ro trong bảo hiểm hàng hải (chính, thông thường, phụ). Đề 3: Câu 1: Nêu các cách phân loại bảo hiểm. Câu 2: Trình bày rủi ro phụ trong bảo hiểm hàng hải. Nêu định nghĩa, đặc điểm, kể tên, cho ví dụ từng rủi ro. Đề 4 (mới): (cô Yến) Câu 1: Số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm là gì? Nêu mối liên hệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Câu 2: Nêu các rủi ro được bảo hiểm trong các điều kiện theo ICC 1982. Câu hỏi phụ: Điều khoản từ kho đến kho là gì? (cô Trâm) Câu 1: Bài tập về tổn thất chung, tổn thất riêng. Câu 2: Trình bày nguyên tắc lợi ích bảo hiểm. Đề 6: Câu 1: Nêu khái niệm, đối tượng, rủi ro trong bảo hiểm. Câu 2: Phân tích tổn thất chung. Câu hỏi phụ: 1. Bảo hiểm con người có giá trị bảo hiểm không? Nếu có, là gì? Tương tự với 2 đối tượng bảo hiểm còn lại? 2. Tổn thất chung bao gồm những gì? Hành động tổn thất chung do ai đưa ra? Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung là gì? Tổn thất chung được quy định ở đâu? Quy tắc York Antwerp 2004 có những sửa đổi gì? Nêu cách tính tổn thất chung? 1

Đề 7 (mới): Câu 1: Phân tích tổn thất toàn bộ thực tế và nêu ví dụ. Điểm khác biệt lớn nhất giữa tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính là gì? Câu 2: Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là gì? Nêu các rủi ro được bảo hiểm. (Điểm khác biệt lớn nhất giữa tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính là: “thực tế”: đã xảy ra rồi, “ước tính”: chưa xảy ra, hành động từ bỏ hàng). Đề 8 (mới): Câu 1: Trình bày định nghĩa, đặc trưng, lấy ví dụ về tổn thất chung. Câu 2: Con người đã và đang dùng những biện pháp nào để phòng tránh rủi ro? Câu hỏi phụ: (Thầy Phúc): 1. FOD, ABS, ITC là những kí hiệu viết tắt của thuật ngữ nào, là bảo hiểm gì? 2. "MT” là gì, còn “ton” nào khác không? 3. Nêu các rủi ro phụ theo điều kiện bảo hiểm loại A. Bài tập: Có 50.000 bao hàng được đóng gói theo quy cách 50 kg/bao, đơn giá 250 USD/MT FOB Singapore Incoterm 2010, cước vận chuyển quốc tế F = 10 USD/MT, tỉ lệ phí bảo hiểm r = 2%. a) Ai là người mua bảo hiểm? Tính V, I, biết giá trị bảo hiểm bằng 100% trị giá CIF. b) Nếu 2000 bao cuốn khỏi tàu, 2000 bao ướt giảm 40% giá trị thương mại; 3000 bao rơi tại cảng dỡ tổn thất toàn bộ. Giả sử bảo hiểm được mua theo loại A. Tính số tiền bồi thường. (Cô Trịnh Hương): Hành động tổn thất chung là gì? Hi sinh một cách hợp lí là gì? Đề 9: (Cập nhật 1) Câu 1: Phân tích tổn thất toàn bộ ước tính. Lấy ví dụ. Câu 2: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm hỏa hoạn. Câu hỏi phụ: (cô Trịnh Hương) Để công nhận là tổn thất toàn bộ ước tính, cần điều kiện gì? (Cập nhật 2) Câu 1: Phân tích các nguyên tắc bảo hiểm. Câu 2: Một lô hàng vải với 400 kiện trị giá 400 000 USD. Số tiền bảo hiểm là 300 000 USD. Do tàu xảy ra tai nạn nên kết quả giám định rằng 100 kiện cháy hoàn toàn, 50 kiện bị nước tràn vào thiệt hại 40%, 10 kiện hàng bị rách giảm giá trị 20%, chi phí giám định 2000 USD. Xác định số tiền bảo hiểm biết rằng bảo hiểm được mua theo điều kiện B. Câu hỏi phụ: (thầy Lâm) Điều khoản FOD có bảo phải nêu các rủi ro bảo hiểm và rủi ro loại trừ không? (về mặt không gian và thời gian). (Đề cũ) Câu 1: Nêu khái niệm và đặc trưng của tổn thất chung. Câu 2: Trình bày rủi ro nổ trong rủi ro cơ bản và rủi ro nổ trong các rủi ro đặc biệt. Câu hỏi phụ: 1. Trong khái niệm tổn thất chung có “chi phí hợp lí”, vậy như thế nào là chi phí hợp lí? 2. Ném hàng hóa xuống biển mà tàu vẫn chìm được coi là tổn thất chung không? 3. Rủi ro nổ thuộc điều kiện nào? 4. Sét đánh vào cột điện, dẫn đến nổ nhà có được bảo hiểm không?

2

Đề 10: (Cập nhật) Câu 1: Phân biệt tổn thất chung, tổn thất riêng. Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Trình bày phân loại bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm. Câu hỏi phụ: (Thầy Phúc) Tại sao lại không bảo hiểm trách nhiệm hình sự? Ai là người thực hiện hành động tổn thất chung. Tại sao lại là người đó? … (Đề cũ) Câu 1: Trình bày về tổn thất chung (khái niệm, đặc điểm, cho ví dụ, cách tính phân bổ). Câu 2: Trình bày các cách con người đối phó với rủi ro. Cho ví dụ minh hoạ. Đề 11: (Cập nhật) Câu 1: Trình bày nội dung sửa đổi quy tắc York - Anwept 2004, 2016. Câu 2: Bài tập phân bổ tổn thất chung. Câu hỏi phụ: Trình bày điều kiện bảo hiểm hàng hoá loại B, ẩn tì. Phân biệt lãi suất theo quy tắc XX và XXI. (Đề cũ) Câu 1: Phân biệt tổn thất chung và tổn thất riêng. Câu 2: Một lô hàng vải với 400 kiện trị giá 400 000 USD. Số tiền bảo hiểm là 300 000 USD. Do tàu xảy ra tai nạn nên kết quả giám định rằng 100 kiện cháy hoàn toàn, 50 kiện bị nước tràn vào thiệt hại 40%, 10 kiện hàng bị rách giảm giá trị 20%, chi phí giám định 2000 USD. Xác định số tiền bảo hiểm. (Lưu ý: phải chia ra 3 điều kiện A,B,C để xác định số tiền bảo hiểm, không lấy tất cả thiệt hại cộng vào). Câu hỏi phụ: 1. Thế tại sao “rách” phải là mua bảo hiểm với điều kiện A? (Gợi ý: vì rủi ro phụ). 2. Thế rủi ro phụ là gì? Có thể dùng cách khác để mua loại rủi ro phụ này không? (Gợi ý: ICC 1963 + rủi ro phụ).

Đề 12 (mới): Câu 1: Phân tích sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Câu 2: So sánh bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Đề 13 (mới): Câu 1: Trình bày các điều kiện bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển của Anh và Việt Nam. Câu 2: Phí bảo hiểm được xác định như thế nào và phụ thuộc vào các yếu tố nào? (Lưu ý: Phí bảo hiểm chung chứ không phải hàng hải) Câu hỏi phụ: (cô Trịnh Hương): 1. Tại sao Việt Nam áp dụng bộ điều kiện hàng hải của một công ty bảo hiểm (bộ điều kiện Việt)? 2. Phí bảo hiểm xây dựng xác định như thế nào? 3. Bảo hiểm bao, bảo hiểm chuyến là gì?

3

Đề 14: (Cập nhật) Câu 1: Trình bày phạm vi trách nhiệm trong điều kiện A - ICC 1982. Câu 2: Trình bày số tiền trong rủi ro hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Câu hỏi phụ: (Thầy Lâm nghiêm về điểm) Trình bày khái niệm bảo hiểm rủi ro hỏa hoạn. (Đề cũ) Câu 1: Nêu sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Câu 2: So sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại. (Câu này là câu so sánh nên không chỉ viết ra các đặc điểm của hai loại bảo hiểm này, mà nên trình bày cụ thể các điểm giống và khác nhau giữa chúng). Đề 15: Câu 1: Nêu các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Anh và Việt Nam. Câu 2: Phí bảo hiểm được xác định như thế nào và các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm? Đề 16 (mới): Câu 1: Nêu giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm trong các trường hợp rủi ro đặc biệt: rủi ro đình công và rủi ro chiến tranh. Câu 2: Trình bày về phí bảo hiểm xây dựng tiêu chuẩn: định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng. Câu hỏi phụ: ICC 1982 có mấy điều kiện? (Thầy bảo 6). Dị bản: Câu 1: Nêu trách nhiệm dân sự của chủ tàu trong quá trình kinh doanh tàu biển. Câu 2: Trình bày đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt: định nghĩa, cách xác định V, A. Đề 17: (Cập nhật) Câu 1: Trình bày sự hình thành và nguyên tắc hoạt động của các hội P&I. Câu 2: Tàu trị giá 120.000 USD chở kính giá 60.000 USD, nhựa giá 40.000 USD gặp bão tàu bị hỏng 10.000 USD: kính hỏng 6.000 USD, nhựa hỏng 4.000 USD. Thuyền trưởng ném hàng kính mất 5.000 USD, máy tàu chạy quá mất 5.000 USD. a) Hãy phân bổ tổn thất chung. b) Nếu chủ hàng và chủ tàu mua bảo hiểm thì được bồi thường bao nhiêu tiền? (Cô Đoan Trang yêu cầu bước 5 phải lấy chi phí bỏ ra trừ số tiền đóng góp tổn thất chung mới đúng). (Đề cũ) Câu 1: Nêu trách nhiệm các bên trong tổn thất chung. Câu 2: Trình bày các nguyên tắc bảo hiểm. Dị bản: Câu 1: Trình bày phạm vi bảo hiểm theo điều kiện B của ICC 1982. Câu 2: Nêu những thay đổi của quy tắc York – Antwerp 2004. Câu hỏi phụ: Kho đi ở đây là gì? Kho đến ở đây là gì? Đề 19: Câu 1: Nêu trách nhiệm của người bảo hiểm đối với bảo hiểm rủi ro đặc biệt theo ITC 1982. Câu 2: Trình bày về phí bảo hiểm tiểu chuẩn trong bảo hiểm rủi ro xây dựng. Câu hỏi phụ: 1. Nêu thời hạn bảo hiểm trong rủi ro xây dựng. 2. Bảo hiểm loại trừ tương đối là gì? 4

Dị bản: Câu 1: Nêu phạm vi các điều kiện bảo hiểm rủi ro đặc biệt theo ICC 1982. (Câu này đề cập đến 2 điều kiện rủi ro chiến tranh và đình công. Có bạn kể và giải thích ra nó là những gì nhưng cô bảo chưa đúng, trả lời đúng phải kể ra phạm vi thời gian, không gian của nó). Câu 2: Phân tích phí bảo hiểm tiêu chuẩn trong bảo hiểm xây dựng. (Cô cũng hỏi kĩ thêm xem mình hiểu câu hỏi thế nào chứ không hỏi đánh đố). Đề 20 (mới): Câu 1: Nêu định nghĩa và đặc điểm bảo hiểm P&I. Câu 2: Bài tập phân bổ tổn thất chung. Câu hỏi phụ: So sánh bảo hiểm P&I và bảo hiểm phi nhân thọ. Đề 21 (mới): Câu 1: So sánh đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Câu 2: Trình bày các cách phân loại bảo hiểm. (cô Hương chấm chắc, hỏi thêm: Bảo hiểm con người khác bảo hiểm nhân thọ không? Bảo hiểm con người phi nhân thọ là gì? Em hiểu thế nào về đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm?). Đề 22: (Cập nhật) (cô Yến) Câu 1: Giải thích "Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi"? Câu 2: Nêu những rủi ro cơ bản được bảo hiểm trong rủi ro hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt (định nghĩa, phân loại, đặc điểm, cách áp dụng và cho ví dụ minh hoạ) (Gợi ý: các trường hợp được bảo hiểm từ A tới S và trường hợp loại trừ). (Đề cũ) (Cô Phạm Hà) Câu 1: Tư vấn cho chủ hàng mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu phân bón. (Bạn bị hỏi câu này đã nói nên mua theo điều kiện B, có phân tích cả vì sao không? mua A, C nhưng cô vẫn bảo thiếu. Ý cô là phải tư vấn cả giá trị bảo hiểm, ... ). Câu 2: Phân tích phí bảo hiểm xây dựng. Đề 23: Câu 1: Phân tích tổn thất toàn bộ thực tế và ước tính. Nêu ví dụ. Câu 2: Trình bày phạm vi bảo hiểm xây dựng. Câu hỏi phụ: 1. Tóm tắt ngắn gọn, thế nào là tổn thất bộ phận ước tính? 2. Từ bỏ đối tượng bảo hiểm là gì? Trình bày về phí bảo hiểm xây dựng. Đề 24: (Cập nhật 1) Câu 1: Trình bày các loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu, sự khác nhau giữa các loại hợp đồng đó. Câu 2: Trình bày phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm theo "Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt" ban hành kèm theo quyết định 142/TCQĐ ngày 2/5/1991. Câu hỏi phụ: Thời gian kéo dài trong hợp đồng bảo hiểm thời hạn như thế nào? Điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi được quy định trong loại chứng từ nào và nêu nội dung.

5

(Cập nhật 2) Câu 1: Khi đâm va xảy ra, các bên xử lí như thế nào? Trách nhiệm người được bảo hiểm trong các trường hợp ấy như thế nào? Câu 2: Trình bày thời hạn bảo hiểm xây dựng và cách quy định. (Đề cũ) Câu 1: So sánh đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Câu 2: Trình bày cách phân loại bảo hiểm. Câu hỏi phụ: 1. Đơn và giấy chứng nhận - cái nào công ti bảo hiểm Việt Nam phát hành, cái nào do công ti bảo hiểm nước ngoài? (Đơn - Việt Nam và giấy chứng nhận - nước ngoài). 2. Giá trị bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự được xác định như thế nào? (Không xác định được cụ thể nên chỉ có thể đưa ra hạn mức trách nhiệm). 3. Phân loại bảo hiểm trong sách thiếu, phải không? (học thêm ở tài liệu khác nữa thì thêm bảo hiểm đối nội, đối ngoại). Đề 25: (Cập nhật) Câu 1: Trình bày trách nhiệm của người bảo hiểm theo không gian và thời gian của các loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Câu 2: Phân tích nguyên tắc lợi ích bảo hiểm. Lấy ví dụ. (Đề cũ) Câu 1: Trình bày bộ hồ sơ khiếu nại của hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. (Phải nói rõ trường hợp chung, tổn thất chung, tổn thất bộ phận,... dùng những gì) Câu 2: Tàu trị giá 120.000 USD chở kính giá 60.000 USD, nhựa giá 40.000 USD gặp bão tàu bị hỏng 10.000 USD: kính hỏng 6.000 USD, nhựa hỏng 4.000 USD. Thuyền trưởng ném hàng kính mất 5.000 USD, máy tàu chạy quá mất 5.000 USD. a) Hãy phân bổ tổn thất chung. b) Nếu chủ hàng và chủ tàu mua bảo hiểm thì được bồi thường bao nhiêu tiền? Đề 26: (Cập nhật) Câu 1: Trình bày nội dung của điều kiện bảo hiểm min tổn thất riêng FPA, ABS – ITC 1995. Câu 2: Tàu trị giá 1.241.500 chở 400 kiện vải trị giá 600.000 USD và hàng điện máy trị giá 1.010.000 USD từ Singapore về Hải Phòng thì bị hỏa hoạn. Một bộ phận của tàu trị giá 1.500 USD và 100 kiện vải bị cháy. Thuyền trưở ng ra lệnh phun nước biển để chữa cháy làm 200 kiện vải bị ngấm nước, giảm giá trị 40%. Chi phí chữa cháy là 15.000 USD. Có những loại tổn thất nào ở trên? Hãy phân bổ tổn thất chung. Câu hỏi phụ: (Cô Yến): Chú ý luật áp dụng tổn thất chung phải trả lời rủi ro được bảo hiểm, rủi ro có thể được bảo hiểm, rủi ro loại trừ về mặt không gian và thời gian. (Thầy Lâm): FPA có khác gì FOD, TLO, AR? (Đề cũ) Câu 1: Nêu nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm hàng hải. Câu 2: Trình bày khái niệm bảo hiểm và phân tích bản chất của bảo hiểm. Câu hỏi phụ: Nếu không bồi thường bằng tiền thì bồi thường bằng gì? Phân tích hai khái niệm về bảo hiểm và nêu sự khác nhau giữa hai khái niệm đó. 6

Đề 27: (Cập nhật 1): Câu 1: Nêu điều kiện bảo hiểm TLO-ITC 1995. Câu 2: Giá trị bảo hiểm xây dựng: Định nghĩa, cách xác định? Câu hỏi phụ: So sánh các bảo hiểm thân tàu. (Thầy Lâm chấm, nếu trả lời thừa, trả lời sai bị trừ điểm, có mỗi 3 cái: tổn thất toàn bộ thực tế, tổn thất toàn bộ ước tính và chi phí cứu nạn) (Cập nhật 2): Câu 1: Trình bày về điều khoản FOD ITC 1995. Câu 2: Bài tập tính toán về phạm vi bảo hiểm loại A như trong bộ đề. (Thầy Lâm, rất nhẹ nhàng nhưng hỏi nhiều: FOD khác TLO, FPA, AR ở đâu. Nếu bảo hiểm theo điều kiện C thì không được bảo hiểm gì? Cô Ngọc không có câu hỏi phụ) (Đề cũ) Câu 1: Định nghĩa bảo hiểm thân tàu, đối tượng của bảo hiểm thân tàu và sự cần thiết. Câu 2: Nêu các rủi ro loại trừ chung trong bảo hiểm hàng không. Đề 29: (Cập nhật 1) Câu 1: Trình bày điều kiện bảo hiểm thân tàu theo ITC 1995. Câu 2: Bài tập tính toán V, I, bồi thường theo điều kiện bảo hiểm loại B. Câu hỏi phụ: Ngoài MT còn có các loại tấn nào? Các đơn vị này là của nước nào? (Cập nhật 2) Câu 1: Trình bày về FPA. Câu 2: Bài tập phân bổ tổn thất chung (gồm 2 ý: có những loại tổn thất nào và yêu cầu phân bổ) (cô Trâm: câu 1 không chỉ nêu 8 cái tổn thất, phải nêu cả 13 rủi ro, và các rủi ro loại trừ, cô hỏi sâu về bảo tồn tố tụng; câu 2 cô hỏi tại sao tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung lại không được tính khi phân bổ? Gợi ý: Do không tham gia cứu tàu). (Đề cũ) Câu 1: Nêu phạm vi trách nhiệm không gian và thờ i gian của các loại bảo hiểm thân tàu. Câu 2: Trình bày nguyên tắc lợi ích bảo hiểm trong bảo hiểm. Cho ví dụ minh họa. Đề 30: (Cập nhật 1) Câu 1: Bảo hiểm là gì? Phân biệt các loại bảo hiểm. Câu 2: Trình bày các rủi ro trong bảo hiểm hàng hải. Câu hỏi phụ: Phân biệt ẩn tì với nội tì. (Cập nhật 2) Câu 1: Trình bày trách nhiệm của người bảo hiểm về không gian và thời gian trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Câu 2: Phân tích nguyên tắc lợi ích bảo hiểm. Cho ví dụ. (Đề cũ) Câu 1: Nêu các rủi ro được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm của ITC 1995. Câu 2: Rủi ro cơ bản được bảo hiểm trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là những rủi ro như thế nào? (cô Nguyễn Hà yêu cầu trình bày rủi ro theo các điều khoản, không được nói chung, cô Trâm hỏi thêm sự khác nhau giữa nổ trong rủi ro cơ bản và rủi ro đặc biệt thế nào, các loại điều kiện của bảo hiểm theo ITC 1995, các nguyên tắc bảo hiểm). 7

Đề 31: (Cập nhật) Câu 1: So sánh 2 loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Câu 2: Trình bày trách nhiệm của người bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. (Đề cũ) Câu 1: Nêu ngắn gọn nội dung (nội dung cơ bản) các điều kiện bảo hiểm thân tàu theo ITC 1995. (Câu này cần nêu phạm vi bảo hiểm và nêu rõ các rủi ro được bảo hiểm là gì) Câu 2: Một lô hàng gạo 5000 MT được xuất khẩu theo điều kiện FOB với giá: 300 USD/MT, cước phí là 20 USD/MT, tỉ lệ phí bảo hiểm là 1%. Tại cảng đến, xác định tổn thất như sau: 100 MT gạo bị rơi trong quá trình xếp dỡ, mất toàn bộ 200 MT gạo bị ướt thiệt hại 50%, 200 MT bị mất cắp. a) Ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng? Tính V, I? b) Chủ hàng được bồi thường bao nhiêu? Tổn thất nào được bảo hiểm theo điều kiện nào? (Câu 2b này phải nêu được các rủi ro trên được bảo hiểm trong điều kiện nào của ICC 1982 rồi chia trường hợp, chẳng hạn nếu mua theo C thì không được bảo hiểm nước biển tràn vào, mà phải mua từ B trở lên). Đề 32: (cập nhật) Câu 1: Trình bày về bộ hồ sơ khiếu nại khi xảy ra tổn thất với hàng hóa. Câu 2: Bài tập phân bổ tổn thất chung. (Gợi ý Câu 1: có 2 ý là phân loại và phân bổ tổn thất chung. Cô Ngọc vấn đáp nhẹ nhàng, không hỏi gì thêm, nhưng thu giấy nên phải tự nhớ để nói). (Đề cũ) Câu 1: Nêu khái niệm của số tiền bảo hiểm. Câu 2: Trình bày về giá trị bảo hiểm của bảo hiểm xây dựng. Đề 33: (cập nhật 1) Câu 1: Nêu bộ hồ sơ khiếu nại trong bảo hiểm hàng hải. Câu 2: Một bài tập phân bổ tổn thất chung. (cập nhật 2) Câu 1: Giải thích: “Phần trách nhiệm người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau cũng có lỗi”. Câu 2: Trình bày các rủi ro đặc biệt trong bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt (khái niệm, cách sử dụng, đặc điểm, ví dụ). Câu hỏi phụ: (Cô Trịnh Hương) 1. Điều khoản phía trên này cho quy định ở đâu? (Gợi ý: Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm). Nếu không có hợp đồng vận tải thì sao? (Cô bảo trình bày theo sơ đồ 3 bên chủ tàu A, B, chủ hàng A và lấy ví dụ cụ thể số liệu). 2. Nêu đặc điểm của các rủi ro đặc biệt phía trên. Tỉ lệ phí bảo hiểm có gì đặc biệt?

8

Đề 34 (mới): Câu 1: Phân biệt đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Câu 2: Phân loại bảo hiểm. Câu hỏi phụ: 1. Bảo hiểm xã hội do cơ quan, bộ nào quản lí? (Cơ quan bảo hiểm xã hội, trực thuộc bộ Lao động Thương binh và Xã hội). 2. Bảo hiểm thương mại do bộ nào quản lí? (Bộ Tài chính). 3. Nêu ví dụ một loại bảo hiểm thương mại có tính chất bắt buộc (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới). 4. Người được bảo hiểm trong "Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm trong điều khoản 2 tàu đâm va nhau cùng có lỗi" là ai? (Chủ hàng). Vì sao chủ hàng không phải người có lỗi mà vẫn có trách nhiệm dân sự ở đây ? (Do chủ tàu được miễn trách vì lỗi hàng vận theo quy tắc Hague Visby). Đề 35: (Cập nhật) Câu 1: Chủ hàng hạt giống chỉ muốn mua điều kiện bảo hiểm ướt nước biển, tư vấn cho chủ hàng nên mua bảo hiểm như thế nào? Giải thích. Câu 2: Phân tích và cho ví dụ về tổn thất toàn bộ thực tế. Tổn thất toàn bộ ước tính khác tổn thất toàn bộ thực tế ở điểm cơ bản nào? Phân biệt ẩn tì và nội tì. (Đề cũ) Câu 1: Trách nhiệm của người bảo hiểm theo điều kiện A của ITC 1995 (Bộ phận d tháo rời d hư hỏng là gì? (Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe: "Em không chắc nữa ạ."). Câu 2: Khái niệm, người được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt? (Bạn nào ăn ở không tốt, được hẳn bảo hiểm lắp đặt, thứ ai cũng nghĩ "chắc đề này nó trừ mình ra"). Đề 36 (mới): Câu 1: Trình bày các loại hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Câu 2: Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm là gì? Nêu mối quan hệ giữa giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Câu hỏi phụ: (Thầy Phúc): a% (tiền lãi ước tính) là gì, do ai công bố, theo luật gì, bao nhiêu? Đáp án tham khảo: do tập quán thương mại quy định chứ không phải luật nên không bắt buộc, tối đa là 10% và 2 bên có thể tự thoả thuận để đưa ra mức cho phù hợp. Dị bản: Câu 1: Phí bảo hiểm thân tàu là gì, phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phí bảo hiểm thân tàu được hoàn lại như thế nào và nêu cách tính phí được hoàn lại. Câu 2: Nêu các rủi ro có thể được lựa chọn để bảo hiểm theo bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt. Đề 37 (mới): Câu 1: Nêu điều khoản từ kho đến kho trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Câu 2: Nêu rủi ro được bảo hiểm đối với hành khách, hàng lí, tư trang, hàng hóa trong bảo hiểm hàng không theo QTC 1991.
...


Similar Free PDFs