đãi ngộ nhân lực cty Hùng Vương PDF

Title đãi ngộ nhân lực cty Hùng Vương
Author Linh Phạm Mỹ
Course Marketing
Institution Trường Đại học Thương mại
Pages 25
File Size 439.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 852
Total Views 1,017

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCHBÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DOANH NGHIỆP LỮ HÀNHĐề tài: Tổ chức đãi ngộ nhân lực tạiCông ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hùng VươngGiáo viên hướng dẫn: Th Đỗ Thị Thu Huyền Nhóm thực hiện: 04 Lớp HP: 2108TEMGHà Nội - 2021CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ N...


Description

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

Đề tài: Tổ chức đãi ngộ nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hùng Vương

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Thị Thu Huyền Nhóm thực hiện: 04 Lớp HP: 2108TEMG3011

Hà Nội - 2021

2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày 14 tháng 3 năm 2021 BIÊN BẢN HỌP NHÓM Môn: Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành Mã lớp HP: 2108TEMG3011 Địa điểm họp: V301 Thành viên tham gia: Tất cả thành viên nhóm 4 Nhóm trưởng : Đồng Ngọc Quỳnh Giao Nội dung buổi họp: -

Nhóm trưởng đưa ra ý tưởng đề xuất cho đề cương sơ bộ và cùng các thành viên góp ý chỉnh sửa. Phân công công việc cho từng thành viên

-

Các thành viên trong nhóm đã đóng góp tích cực. Nhóm trưởng

3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 4 STT 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Họ và tên Trần Thị Hồng Gấm Triệu Thị Hồng Gấm Đồng Ngọc Quỳnh Giao Nguyễn Thị Hân Nguyễn Thúy Hạnh Trương Ngọc Hậu Nguyễn Thị Hiền Nguyễn Thu Hiền Trần Thị Thu Hiền

Công việc

Ghi chú

4

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 1.1.Quản trị nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành 1.2.Nội dung tổ chức đãi ngộ nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Tổ chức đãi ngộ nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành

6 6 6 6 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC TẠI CTCP DU LỊCH QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG 9 2.1. Giới thiệu khái quát về CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức

9 9 10

2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương 10 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương 12 2.2. Phân tích thực trạng tổ chức đãi ngộ nhân lực tại CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương 13 2.2.1. Tình hình nhân lực của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương 13 2.2.2. Tổ chức đãi ngộ nhân lực tại CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương 2.2.2.1. Đãi ngộ tài chính

15 15

2.2.2.2. Đãi ngộ phi tài chính 16 2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức đãi ngộ nhân lực tại CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương 18 2.3.1. Thành công và nguyên nhân 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC TẠI CTCP DU LỊCH QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG 3.1 Cải thiện chế độ đãi ngộ dựa trên ý kiến của nhân viên 3.2 Chính sách đãi ngộ dựa trên sự tận tâm và trung thành 3.3 Cải thiện chế độ đãi ngộ phi tài chính

18 20 21 21 21 22

3.4 Hoàn thiện quy định, thủ tục thực hiện đãi ngộ 3.5 Nâng cao công tác đánh giá thành tích nhân lực KẾT LUẬN

23 23 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

5

LỜI MỞ ĐẦU Một doanh nghiệp lữ hành có chính sách đãi ngộ nhân sự hợp lý sẽ mang lại những tác động rất lớn trong việc khuyến khích, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả, góp phần mang lại thành công chung cho doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hùng Vương, trong suốt 15 năm qua với sự phát triển nhanh, tạo những bước nhảy trên nhiều phương diện từ quy mô, phạm vi hoạt động cho đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Cùng với quá trình này, nguồn nhân lực của công ty không ngừng lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các dòng dịch chuyển lao động khiến nguy cơ “nhảy việc” tăng lên. Do đó công tác đãi ngộ nhân lực tại công ty được yêu cầu đáp ứng ở mức độ cao và chuyên nghiệp hơn. Xuất phát từ thực tế này, nhóm 4 lựa chọn thực hiện đề tài: “Tổ chức đãi ngộ nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hùng Vương ”

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 1.1.Quản trị nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp lữ hoành là tất cả các hoạt động nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp lữ hành cả về mặt số lượng và chất lượng nhằm đạt mục tiêu đề ra. 1.2.Nội dung tổ chức đãi ngộ nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành 1.2.1. Khái niệm Đãi ngộ nhân lực là những đối đãi, đối xử thực tế của doanh nghiệp đối với người lao động trong quá trình họ làm việc tại doanh nghiệp. Đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp lữ hành. 1.2.2. Tổ chức đãi ngộ nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành Để đảm bảo thu hút, duy trì và sử dụng có hiệu quả nhân lực trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải xây dựng các kế hoạch, chính sách, quy chế và chương trình đãi ngộ nhân lực cụ thể. Với giai đoạn triển khai thực hiện, dựa trên các chính sách đãi ngộ nhân lực đã có, doanh nghiệp sẽ cụ thể hóa thành các chương trình và kế hoạch đãi ngộ chi tiết. Việc xây dựng kế hoạch đãi ngộ nhân lực của doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng 2 hình thức đãi ngộ nhân lực cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Trong đó: ❖ Đãi ngộ tài chính: là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có đãi ngộ tài chính trực tiếp và đãi ngộ tài chính gián tiếp, cụ thể: * Đãi ngộ tài chính trực tiếp: − Tiền lương: trong cơ chế thị trường tiền lương được coi là giá cả sức lao động. Vì vậy, áp dụng chế độ trả lương cho người lao động là hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, sẽ là động lực kích thích mạnh mẽ, tạo động cơ cho họ làm việc với hiệu suất cao. Các hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian, trả lương theo vị trí công việc, trả lương theo thành tích, trả lương khoán (khoán theo doanh thu và khoán theo thu nhập) − Tiền thưởng: tiền thưởng là khoản tiền trả cho người lao động khi họ có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định. Các hình thức thưởng có thể sử dụng trong doanh nghiệp lữ hành như:

7

Thưởng năng suất, chất lượng; thưởng do sáng kiến; thưởng theo kết quả kinh doanh; thưởng do ký kết các hợp đồng; thưởng thành tích đặc biệt… * Đãi ngộ tài chính gián tiếp: − Cổ phần: cổ phần là công cụ đãi ngộ nhằm làm cho người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành thường sử dụng công cụ này dưới dạng quyền ưu tiên mua cổ phần và chia cổ phần cho người lao động. − Phụ cấp: phụ cấp là một khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong các điều kiện không bình thường. Phụ cấp có tác dụng tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế. Doanh nghiệp lữ hành thường áp dụng một số loại phụ cấp như: Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp đi lại, phụ cấp làm thêm… − Trợ cấp: trợ cấp được thực hiện nhằm giúp nhân lực khắc phục được các khó khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, nếu có nhu cầu trợ cấp thì doanh nghiệp lữ hành mới chi trả. Trợ cấp có nhiều loại khác nhau như: bảo hiểm, trợ cấp y tế, trợ cấp đi lại, trợ cấp nhà ở, trợ cấp xa nhà… − Phúc lợi: phúc lợi được cung cấp cho người lao động để họ có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của gia đình. Phúc lợi có hai phần chính: phúc lợi theo quy định của pháp luật và phúc lợi do doanh nghiệp lữ hành tự nguyện áp dụng. + Phúc lợi theo quy định của Pháp luật do Nhà nước quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở mức tối thiểu do họ ở vào thế yếu so với người sử dụng lao động. + Phúc lợi tự nguyện được doanh nghiệp lữ hành áp dụng nhằm kích thích nhân viên gắn bó với doanh nghiệp cũng như thu hút những người có tài năng về làm việc. Phúc lợi tự nguyện phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: Bảo hiểm y tế, chương trình bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ... Phúc lợi có tác dụng hậu thuẫn, phát huy công năng, kích thích tiềm năng, có ảnh hưởng trực tiếp tới phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. − Đãi ngộ phi tài chính Là quá trình chăm lo cuộc sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải là tiền bạc. Trong doanh nghiệp lữ hành, đãi ngộ phi tài chính được thực hiện thông qua hai hình thức: đãi ngộ thông qua công việc và đãi ngộ thông qua môi trường làm việc, cụ thể đó là:

8

* Đãi ngộ thông qua công việc: − Đối với người lao động, công việc được hiểu là những hoạt động cần thiết mà họ được tổ chức giao cho và họ có nghĩa vụ phải hoàn thành. Nếu người lao động được phân công thực hiện một công việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất cá nhân và sở thích của họ sẽ làm cho họ có được những hứng thú trong công việc, có trách nhiệm đối với kết quả công việc. Mặt khác, nếu họ được giao cho những công việc quan trọng hơn, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn, lương thưởng cao hơn... so với công việc họ đang làm, hay một công việc hàm chứa nhiều cơ hội thăng tiến sẽ làm cho người lao động cảm thấy hài lòng và thỏa mãn. Khi đó người lao động sẽ cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn trong thực hiện công việc. − Theo quan điểm của người lao động, một công việc có tác dụng đãi ngộ với họ phải đảm bảo các yêu cầu sau: mang lại thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra để thực hiện, không nhàm chán trùng lặp gây ức chế về mặt tâm lý, kích thích lòng say mê sáng tạo, kết quả công việc phải được xem xét đánh giá theo các tiêu chuẩn rõ ràng, mang tính thực tiễn…Tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp không thể mang lại cho tất cả nhân viên có công việc họ ưa thích, doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản về công việc cho người lao động. * Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc: Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc được thực hiện dưới các hình thức: tạo dựng không khí làm việc; quy định và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhóm làm việc; đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn lao động; tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; hỗ trợ các hoạt động đoàn thể… Bằng cách áp dụng các hình thức đãi ngộ này, doanh nghiệp có thể làm cho các nhân viên thông cảm, hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau. Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo ra tinh thần làm việc tự giác, thoải mái cho người lao động, giúp họ sẵn sàng mang hết khả năng và công sức để làm việc và cống hiến. Ngoài các hình thức nói trên, thái độ ứng xử của nhà quản trị đối với nhân viên là một trong những nội dung quan trọng của đãi ngộ phi tài chính và có tác động rất mạnh đến tinh thần làm việc của nhân viên và tập thể lao động.

9

Việc xây dựng kế hoạch đãi ngộ nhân lực của doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo một số nguyên tắc và yêu cầu nhất định. Một số nguyên tắc cần chú ý: quy định của Nhà nước, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, văn hóa của doanh nghiệp, kết quả và hiệu quả kinh doanh, thị trường lao động. Một số chương trình và kế hoạch đãi ngộ nhân lực có thể kể đến như: chương trình thi đua khen thưởng, chương trình dã ngoại, chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên, kế hoạch trả lương, kế hoạch trả thưởng,… CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC TẠI CTCP DU LỊCH QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG 2.1. Giới thiệu khái quát về CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương Tên quốc tế: HUNG VUONG INTERNATIONAL TOURISM JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HUNG VUONG TOUR., JSC Địa chỉ: số 2, tổ 2, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội Điện thoại: 22170888 - 22310789 Fax: 39650084 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương (Hungvuongtour) được thành lập ngày 4/4/2005, trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, đến nay Hungvuongtour đã trưởng thành với bề dày kinh nghiệm, không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí thương hiệu của mình trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa. Với hơn 15 năm hoạt động và xây dựng thương hiệu, Hungvuongtour đã và đang phục vụ những khách hàng truyền thống đã gắn bó với công ty từ nhiều năm. Đó là những đoàn thể, doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp chế xuất nước ngoài lớn như: Canon, Notori, Yamaha, Samsung, Santomas, Toto, Tlip, Anpha,... hay các doanh nghiệp Việt Nam: Giày Đông anh, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, CTCP Điện thép Huyndai Việt Nam,... Triết lý kinh doanh của Hungvuongtour là tin rằng mức độ của sự thành công phụ thuộc vào mức độ cống hiến cho khách hàng. Hungvuongtour luôn cố gắng hiểu khách hàng cần gì và hết sức tìm ra giải pháp tối ưu. Với triết lý kinh doanh như vậy, khách hàng là tâm điểm, là đích đến cho mọi hoạt động của Hungvuongtour. Khẩu hiệu của Hungvuongtour là “Hungvuongtour - Người bạn đồng hành tin cậy”. Hungvuongtour được thành lập để trở thành một địa chỉ tin cậy đóng vai trò là cầu nối hữu ích thực hiện sứ mệnh này.

10

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Hungvuongtour được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty cổ phần, tuân theo theo luật doanh nghiệp Việt Nam và các văn bản hiện hành. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Hungvuongtour là cơ cấu theo kiểu trực tuyến - chức năng. Các trưởng phòng, chinh nhánh, văn phòng chịu trách nhiệm quản lý bộ phận mình dưới sự ủy quyền của Giám đốc. Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty khác đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu và chức năng đã đề ra. Bên cạnh đó, các phòng, các ban chức năng cũng góp phần không nhỏ vào công tác tổ chức quản lý, duy trì, tạo điều kiện tốt về mặt hậu cần cho toàn bộ đội ngũ nhân viên trong công ty. Bộ máy tổ chức dựa theo nguyên tắc thống nhất chỉ huy, mối quan hệ được thiết lập theo chiều dọc, từ ban lãnh đạo đến các phòng ban trong công ty. Mọi hoạt động được tuân thủ theo nguyên tắc trên tạo nên sự thống nhất trong toàn công ty. Hình 1 : Cơ cấu tổ chức của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương H ộ i đồồng cổ đồng Ban kiểm soát H ộ i đồồng qu ản tr ị Giám đồốc Khồối Văn phòng Phòng Cồng đoàn Phòng Tài chính Phòng Kếố hoạch - Tổng hợp Phòng Hành chính - Nhân sự

Phòng Lữ hành

Phòng vận tải

Phòng điếồu hành tour

Phòng Kỹỹ thuật

Phòng Kinh doanh Phòng HDV

Phòng điếồu hành xe Đội xe

Phòng dịch vụ khác

(Nguồn: Phòng HC – NS CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương) Tuy nhiên, với việc tổ chức như vậy, đòi hỏi người lãnh đạo cần có kiến thức toàn diện, tổng hợp về giải quyết các mối quan hệ giữa các phòng, ban. 2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương Về sản phẩm: Hungvuongtour có 3 nhóm sản phẩm chính: + Chương trình du lịch( bao gồm chương trình trọn gói nội địa và chương trình du lịch trọn gói quốc tế): Hungvuongtour đã thiết kế và xây dựng rất nhiều các tour du

11

lịch trong và ngoài nước nhằm phục vụ các tập khách hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Bảng 2.1 : Một số chương trình du lịch của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương STT 1

Chương trình Du lịch trọn gói nội địa Tour du lịch miền Bắc: Hà Nội, Hạ Long – Cát Bà, Ninh Bình, Chùa Hương,

2

Sapa, du lịch Đông Bắc, du lịch Tây Bắc,… Tour du lịch miền Trung: Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Phú Yên, Tây Nguyên,

3 4 5 6

7 8 9

… Tour du lịch miền Nam: Sài Gòn, Côn Đảo, Phú Quốc, Cần Thơ,… Tour du lịch lễ hội: Tour du xuân, tour dịp giỗ tổ Hùng Vương, 30/4-1/5, Quốc khách 2/9,… Tour du lịch biển đảo: Trà Cổ, Cô Tô,… Tour du lịch trọn gói Quốc tế (outbound) Tour du lịch Trung Quốc ( bao gồm cả đường bộ và đường hàng không): Bắc Kinh, Quảng Châu – Thâm Quyến, Thượng Hải, Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới,… Tour du lịch Đông Nam Á: Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia,… Tour du lịch Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tour du lịch cao cấp: Dubai, Châu Âu, Nam Phi,… (Nguồn: Phòng HC – NS CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương) + Dịch vụ thuê xe: Hungvuongtour là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ cho

thuê xe ô tô chất lượng cao tại Hà Nội, đội xe trên 100 chiếc với đầy đủ chủng loại từ 4 – 49 chỗ. + Các dịch vụ khác: đại lý vé máy bay cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế: dịch vụ đặt phòng khách sạn trong và ngoài nước, dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, gala dinner, teambuilding, dịch vụ làm hộ chiếu, dịch vụ xuất nhập cảnh. Về thị trường khách hàng: Hungvuongtour có số lượng khách nội địa tốt, tuy nhiên khách quốc tế chưa thật sự nhiều có tăng nhưng tăng nhẹ. Bảng 2.2 : Cơ cấu thị trường khách du lịch của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương qua 2 năm 2018-2019 ST T 1 2

Loại khách Nội địa Tỷ trọng Outbound

Đơn vị Lượt % Lượt

Năm 2018 10.023 79,08 2651

Năm 2019 12.229 80,29 3002

So sánh 2019/2018 +/% 2206 122,01 1,21 351 113,24

12

Tỷ trọng Tổng

% 20,92 19,71 -1,21 Lượt 12.674 15.231 2557 120,17 (Nguồn: Phòng HC – NS CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương)

Đặc biệt, do ảnh hưởng gần đây của Covid 19, cùng với các doanh nghiệp lữ hành khác, Hungvuongtour cũng đã chứng lại rất nhiều 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương qua 2 năm 2018-2019 ST

Chỉ tiêu

T

vị 2018 2019 Tổng doanh thu Trđ 44.559 54.831 Doanh thu LH nội địa Trđ 14.882 17.052 Tỷ trọng % 33,4 31,1 Doanh thu LH Outbound Trđ 19.784 25.057 Tỷ trọng % 44,4 45,7 Doanh thu dịch vụ thuê xe Trđ 8421 10.966 Tỷ trọng % 18,9 20 Doanh thu dịch vụ khác Trđ 1472 1756 Tỷ trọng % 3,3 3,2 Tổng chi phí Trđ 33.241 39.752 Chi phí LH nội địa Trđ 11.534 12.760 Tỷ trọng % 34,7 32,1 Chi phí LH Outbound Trđ 14.649 18.365 Tỷ trọng % 44,1 46,2 Chi phí dịch vụ thuê xe Trđ 5883 7354 Tỷ trọng % 17,7 18,5 Chi phí dịch vụ khác Trđ 1165 1273 Tỷ trọng % 3,5 3,2 Thuế VAT Trđ 4455,9 5483,1 Lợi nhuận trước thuế Trđ 11.318 15.079 Thuế thu nhập doanh Trđ 2263,6 3015,8 nghiệp Lợi nhuận sau thuế Trđ 9054,4 12.063,2 3008,8 133,23 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế % 20,32 22 1,68 (Nguồn: Phòng HC – NS CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương) Về doanh thu: tổng doanh thu của năm 2019 là 54,831 triệu đồng, tăng 10,272

I 1 2 3 4 II 1 2 3 4 III IV V VI

Đơn

Năm

Năm

So sánh 2019/2018 +/% 10.272 123,05 2170 114,58 -2,3 5273 126,65 1,3 2545 130,22 1,1 284 119,29 -0,1 6511 119,59 1226 110,63 -2.6 3706 125,28 2,1 1471 125 0,8 108 109,27 -0,3 1027,2 123,05 3761 133,23 752,2 133,23

tương ứng tăng 23,05% so với năm 2018. Trong đó tăng nhiều nhất là doanh thu từ dịch vụ du lịch quốc tế tăng 5273 triệu. Doanh thu nội địa 14,58% nhưng tỷ trọng lại giảm 2,3%. Doanh thu của dịch vụ cho thuê xe tăng 2545 triệu tương ứng với tăng 30,22%. Doanh thu dịch vụ khác tăng 284 triệu nhưng tỷ trọng giảm 0,1%.

13

Về chi phí: tổng chi phí năm 2019 là 39,752 triệu đồng, tăng 6511 triệu so với 2018 tương đương 19,59%. Trong đó các dịch vụ du lịch quốc tế tăng 3706 triệu đồng( tương ứng tăng 25,28%, tỷ trọng tăng 2,1%). Chi phí của các dịch vụ du lịch nội địa tăng 1226 triệu đồng tương ứng 10,63%.Chi phí cho thuê xe tăng 1471 triệu đồng và các dịch vụ khác tăng 208 triệu đồng Về lợi nhuận: Ta thấy doanh thu, chi phí và thuế của 2019 đều tăng so với 2018. Tuy nhiên trong tình hình thực tế, giai đoạn 2020 – 2021 doanh thu của Hungvuongtuor giảm rõ rệt so với những năm trước do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 2.2. Phân tích thực trạng tổ chức đãi ngộ nhân lực tại CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương 2.2.1. Tình hình nhân lực của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh của mình phát triển và thành công thì ngoài yếu tố vốn ra, nhân sự được xem là một nguồn lực không thể thiếu. Tùy theo tích chất và quy mô của mỗi doanh nghiệp mà nguồn lực này được phân bổ nhiều hay ít. Bảng 2.4 : Cơ cấu nhân lực của CTCP Du lịch Quốc tế Hùng Vương qua hai năm 2018 – 2019 STT Cơ cấu lao động

Đơn vị

2018

2019

So sánh 2019/2018 +/-

%

1

Tổng lao động

Người

25

30

5

120

2

Trình độ

Đại học

Người

12

15

3

125

Cao đẳng
...


Similar Free PDFs