Đề cương Quản trị học đại cương PDF

Title Đề cương Quản trị học đại cương
Author Lê Cường
Course Quản trị học đại cương
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 37
File Size 632.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 498
Total Views 566

Summary

I: 1. 2. vi 3. vai 4. (Hay sao 5. ra Quan Quan vi Quan Quan 6. sao khoa 7. sao 8. khoa quan 1: a. nhau 2 b. qua trong qua c. vi ra trong nhau nhau. 2: vi a. qua tra. danh nhau vi CMH. b. 4 quan lai, trong DN hay do trong quan bao 1 cam bao quan DN DN tra: Sau khi ra tra. tra bao c. 3 cao: o dung, ra...


Description

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG I: QUẢN TRỊ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ 1. Các khái niệm cơ bản (Tổ chức, Quản trị, Năng lực quản trị) 2. Nhà quản trị và các cấp quản trị (Chức năng của quản trị, Phạm vi quản trị, Các cấp quản trị, Các kỹ năng quản trị tương ứng, Các năng lực quản trị). 3. Nhà quản trị thực hiện những vai trò gì? 4. Quản trị là một tiến trình năng động? (Hay vì sao các tổ chức lại cấu trúc lại chúng?) 5. Sự phát triển của các tư tưởng quản trị (Sự ra đời, Quan điểm truyền thống, Quan điểm hành vi học, Quan điểm hệ thống, Quan điểm ngẫu nhiên). 6. Tại sao nói quản trị là một khoa học? 7. Tại sao nói quản trị là một nghệ thuật? 8. Giữa khoa học và nghệ thuật quản trị, cái gì đối với người lãnh đạo là quan trọng? Câu 1: Các khái niệm cơ bản (Tổ chức, Quản trị học, Năng lực quản trị): a. Tổ chức: Là sự sắp xếp có hệ thống những người được nhóm lại với nhau để đạt được những mục tiêu cụ thể. - Có mục tiêu cụ thể. - Có ít nhất 2 thành viên - Có một cấu trúc hệ thống. b. Quản trị học: Là một quá trình làm việc với và thông qua người khác để đạt được những mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động. - Làm việc với và thông qua người khác. - Các mục tiêu của tổ chức. - Kết quả và hiệu quả. - Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên. - Môi trường quản trị luôn biến động. c. Năng lực quản trị: Là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ mà một nhà quản trị cần có để tạo ra các hiệu quả trong các hoạt động quản trị khác nhau và ở các tổ chức khác nhau. Câu 2: Nhà quản trị và các cấp quản trị (Chức năng của quản trị, Phạm vi quản trị, Các cấp quản trị, Các kỹ năng quản trị tương ứng, Các năng lực quản trị): a. Nhà quản trị: - Hoàn thành mục tiêu thông qua và bằng người khác. - Thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. - Chức danh có thể khác nhau tùy thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách và tính CMH. b. Chức năng của quản trị: Có 4 chức năng: Hoạch định: Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Nhiều DN không hoạt động được hay hoạt động chỉ với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém. Là chức năng đầu tiên trong quan trị, bao gồm: - Xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động.

-

Xác định và cam kết các nguồi lực để thực hiện mục tiêu. Quyết định công việc cần thiết để đạt được mục tiêu.

Tổ chức: Chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc, tổ chức nhân sự. Công việc này bao gồm: - Thiết lập cơ cấu và mối quan hệ giữa các thành viên. - Phối hợp nhận lực và các nguồi lực khác. Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt được mục tiêu. Nếu tổ chức kém thì DN sẽ thất bại, dù hoạch định có tốt. Lãnh đạo: - Định hướng, phối hợp, thúc đẩy. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa DN đến thành công mặc dù hoạch định và tổ chức chưa thật tốt, nhưng chắc chắn sẽ thất bại nếu lãnh đạo kém. Kiểm tra: Sau khi đề ra mục tiêu, xác định những kế hoạch, vạch rõ việc sắp đặt cơ cấu, nhân sự, công việc còn lại…Nhưng vẫn có thể thất bại nếu không kiểm tra. Công tác kiểm tra bao gồm: - Thiết lập các tiêu chuẩn. - Đo lường kết quả. - Điều chỉnh hoạt động. - Điểu chỉnh các tiêu chuẩn. c. Các cấp quản trị và các kỹ năng quản trị tương ứng: Có 3 cấp quản trị: - Quản trị cấp cao: o Quyết định mục tiêu lâu dài và quyết định phương hướng của tổ chức  Hình dung, vạch ra kế hoạch dài hạn  Phù hợp với sự biến động của môi trường. o Kỹ năng nhận thức chiến lược

-

Quản trị cấp trung gian: o Điều phối, phối hợp hoạt động của các cấp và quan tâm biến động môi trường. o Kỹ năng về quan hệ con người trong công việc.

-

Quản trị cấp cơ sở: o Thực hiện các công việc cụ thể, quan tâm chính xác, kỹ thuật trong từng công việc cụ thể. o Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật.

d. Các năng lực quản trị: Có 6 năng lực: - Năng lực truyền thông: Khả năng truyền đạt và trao đổi thông tin một hiệu quả với người khác. - Năng lực hoạch định và điều hành: Quyết định nhiệm vụ nào cần phải thực hiện, thực hiện ntn, phân bổ các nguồi lực và giám sát tiến trình theo kế hoạch đặt ra. - Năng lực hành động chiến lược: Hiểu rõ sứ mệnh và các giá trị của tổ chức, nắm chắc các hoạt động của mình và thuộc cấp được phân định, phối hợp rõ ràng. - Năng lực làm việc nhóm: Hoàn thành công việc thông qua nhóm người có cùng trách nhiệm và phụ thuộc lẫn nhau. - Năng lực nhận thức toàn cầu: Phối hợp sử dụng các nguồn lực nhận sự, tài chính, thông tin và nguyên liệu từ nhiều quốc gia, đáp ứng nhu cầu thị trường với sự đa dạng về văn hóa.

-

Năng lực tự quản trị: Có trách nhiệm đối với cuộc sống của mình bên trong cũng như bên ngoài công việc, khi thất bại không đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Câu 3: Nhà quản trị thực hiện những vai trò gì? Vai trò quan hệ với con người: Sống và làm việc trong một tổ chức mọi cá nhân thường có quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Nhưng với tư cách là nhà quản trị họ thường có các vai trò sau: - Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty… - Vai trò lãnh đạo. - Vai trò liên lạc. VD: Tiếp xúc khách hàng và những nhà cung cấp. Vai trò thông tin: Các hoạt động về quản trị chỉ thực sự có cơ sở khoa học và có hiệu quả khi nó được xử lý, được thực thi trên cơ sở các thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Thông tin không chỉ cần cho nhà quản trị mà cũng chính bản thân nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực này. - Vai trò thu nhập và tiếp cận thông tin. VD: Đọc báo chí, văn bản và qua trao đổi trực tiếp, tiếp xúc với mọi người. - Vai trò phổ biến thông tin. - Vai trò cung cấp thông tin. Vai trò quyết định: - Vai trò doanh nhân. - Vai trò người giải quyết xáo trộn. - Vai trò người phân phối tài nguyên. - Vai trò thương thuyết. Câu 4: Vì sao các tổ chức lại cấu trúc lại: Quản trị một tiến trình năng động: Tiến trình tiếp nhận và tổ chức các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu thông qua người khác, có tính năng động hơn là tĩnh. Con người, công nghệ, quy định luật lệ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nguyên liệu… luôn biến đổi. Do đó, tổ chức phải cấu trúc lại để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

-

Tái cấu trúc tổ chức: o Giảm quy mô: Là tiến trình thu hẹp kích cỡ của một công ty bằng cách sa thải hoặc cho công nhân về hưu sớm. o Thuê ngoài (Outsourcing): Nghĩa là để cho các tổ chức khác thực hiện dịch vụ cần thiết hoặc sản xuất các bộ phận sản phẩm theo yêu cầu. o Công ty Module: Công ty mà có thể có ít nhất một vài nhiệm vụ sản xuất được thực hiện bởi các tổ chức khác, những công ty thực hiện công việc này được gọi là công ty Module. o Hình thức mạng tổ chức: Việc thiết lập các liên kết chiến lược trong số nhiều thực thể. o Liên minh chiến lược: 2 hoặc nhiều hơn các công ty đồng ý hợp tác trong một liên doanh với kỳ vọng là mang lại lợi ích cho các bên tham gia.

-

Lực lượng lao động thay đổi: o Sự đa dạng của lực lượng lao động liên quan đến sự hòa hợp các nhân viên từ các nền tảng khác nhau trong lực lượng lao động. o Tổ chức đa văn hóa với sự đa dạng về văn hóa trong lực lượng lao động và cam kết trong việc tận dụng nguồn nhân lực.

-

Sự thay đổi về công nghệ: o Công nghệ nhanh chóng thay đổi theo từng ngày. o Công nghệ mới đang thay đổi tất cả các công việc ở các ngành nhiều người làm việc thường xuyên và bán thời gian ở nhà, liên lạc với văn phòng thông qua máy tính, máy fax, modem…

-

Xu thế toàn cầu hóa: o Vượt xa khỏi các quốc gia: Hiện nay, nhiều DN vươn xa ra xuất khẩu ở rất nhiều nước. o Tận dụng lợi thế so sánh của một số mặt hàng đem lại cho các công ty một món lợi rất lớn.

Câu 5: Sự phát triển của các tư tưởng quản trị (Sự ra đời, Quan điểm truyền thống, Quan điểm hành vi học, Quan điểm hệ thống, Quan điểm ngẫu nhiên, Quan điểm chất lượng): - Sự ra đời: o Trước những năm 1770 nền sản xuất xã hội tồn tại theo phương thức sản xuất thủ công o Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu vào khoảng những năm 1770 ở Anh:  Máy hơi nước của James Walt.  Máy se sợi của James Hargreave.  Máy dệt của Edmud Cartwright.  Tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith.  Quá trình sản xuất trở lên phức tạp hơn vì vậy đòi hỏi phải có những lý thuyết, luận điểm khoa học, những mô hình quản lý thích hợp dẫn đến các quan điểm quản trị dần được hình thành.

-

Quan điểm truyền thống: Có 3 quan điểm nhỏ: o Quản trị quan liêu: Tập trung vào quản trị quan liêu dựa trên các nguyên tắc, hệ thống cấp bậc, phân công lao động rõ ràng và thủ tục chi tiết. o Quản trị khoa học: Nhấn mạnh vào áp dụng tính chặt chẽ của khoa học vào quản trị và khoa học hóa quá trình thao tác công việc từng cá nhân. Chú trọng vào việc tìm hiểu, phân tích và sau đó đưa ra các phương pháp làm việc có khoa học, hiệu quả cao cho từng công việc, nâng cao năng suất của người thực hiện. Tuy vậy, nó cũng có nhiều nhược điểm:  Áp dụng tốt đối với môi trường ổn định, khó áp dụng trong môi trường nhiều thay đổi.  Quá đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người mà đánh giá thấp nhu cầu của xã hội và tự thể hiện của con người. Do vậy, vấn đề nhân bản ít được quan tâm.  Cố áp dụng những nguyên tắc quản trị tổng quát cho mọi hoàn cảnh mà không nhận thấy tính đặc thù của môi trường và quá chú tâm đến vấn đề kỹ thuật. o Quản trị hành chính: Tập trung việc nghiên cứu và nhà quản trị và những chức năng cơ bản của nhà quản trị.

-

Quan điểm hành vi: Tập trung giải quyết một cách hiệu quả vấn đề con người. o Cách thức lãnh đạo. o Truyền thông và nhân viên dưới quyền. o Thay đổi quan niệm của con người để tạo ra hiệu quả làm việc tốt nhất.

-

Quan điểm hệ thống: o Một hệ thống là tập hợp của các yếu tố có mối quan hệ phụ thuộc và liên quan đến nhau. o Một nhà quản trị giỏi định hướng hệ thống phải chỉ ra sự ảnh hưởng của các nhân tố liên quan trong quá trình đưa ra quyết định.

-

Quan điểm tình thế (ngẫu nhiên):

o Việc thực hành quản trị phải thích ứng với những yêu cầu thực tế từ môi trường bên ngoài, công nghệ và khả năng của con người trong tổ chức. o Sử dụng độc lập hay kết hợp (khi cần thiết). 3 quan điểm quản trị (truyền thống, hành vi, hệ thống để giải quyết các tình huống quản trị). o Phương pháp tình huống ngẫu nhiên được cho là hợp lý theo trực giác, vì các tổ chức khác biệt nhau về kích thước, mục tiêu, nhiệm vụ, nên khó có thể có những nguyên lý áp dụng chung.

-

Quan điểm chất lượng: o Một sản phẩm hay dịch vụ tạo ra phải tạo được sự tin cậy và gần gũi với khách hàng. o Nhà quản trị phải hiểu được tầm quan trọng của chất lượng, nhận thức được vai trò của chất lượng với lợi thế so sánh.  Xu hướng là thỏa mãn khách hàng với sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.  KH là người đánh giá chất lượng cuối cùng. Từ đó khẳng định hình ảnh công ty.

Câu 6: Tại sao nói quản trị là một khoa học? Quản trị ra đời cùng với sự xuất hiện của hợp tác và phân công lao động. Đó là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, khoa học quản trị hay quản trị học chỉ mới xuất hiện những năm gần đây và người ta coi quản trị học là một ngành khoa học mới mẻ của nhân loại. Khác với công việc quản trị cụ thể, quản trị học là khoa học nghiên cứu, phân tích về công việc quản trị trong tổ chức, tức là tìm ra và sử dụng các quy luật trong các hoạt động quản trị để duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động hiệu quả. Mặt khác, trong quá trình quản trị, con người hoạt động trong những mối liên hệ nhất định với nhau. Như vậy, nghiên cứu quản trị cũng có nghĩa là nghiên cứu quan hệ giữa người với người trong quá trình đó, tìm ra tính quy luật hình thành quan hệ quản trị. Nói cách khác, quản trị học là khoa học nghiên cứu phân tích về công việc quản trị trong tổ chức, tổng kết hóa các kinh nghiệm tốt thành nguyên tắc, lý thuyết. Mục tiêu của quản trị học là trang bị cho chúng ta những kiến thức và kỹ thung tập thể, kinh doanh hoặc không kinh doanh. Cung cấp cho những nhà quản trị:

-

Cung cấp cho các nhà quản trị một cách suy nghĩ có hệ thống trước các vấn đề phát sinh, cung cấp những phương pháp khoa học giải quyết các vấn đề trong tiễn làm việc. Thực tế đã chứng minh các phương pháp giải quyết khoa học đã là những kiến thức không thể thiếu của các nhà quản trị.

-

Cung cấp các quan niệm và ý niệm nhằm phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất các vấn đề.

-

Cung cấp những kỹ thuật đối phó với các vấn đề trong công việc, hình thành các lý thuyết, các kinh nghiệm lưu truyền và giảng dạy cho các thế hệ sau.

Câu 7: Tại sao nói quản trị là một nghệ thuật? Quản trị không thể học thuộc lòng hay áp dụng công thức. Nó là một nghệ thuật, là một nghệ thuật sáng tạo. Nhà QT giỏi có thể bị nhầm lẫn nhưng họ sẽ học hỏi được ngay từ những sai lầm của mình để trau dồi nghệ thuật quản trị của họ, linh hoạt vận dụng những lý thuyết quản trị vào những tình huống cụ thể. Nghệ thuật bao giờ cũng dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nền tảng cho nó. Khoa học và nghệ thuật quản trị không đối lập nhau, không loại trừ, mà không ngừng bổ xung cho nhau. Khoa học phát triển thì nghệ thuật quản trị cũng phải được cải tiến theo. Chúng ta cũng có thể hiểu: Khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, còn nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức. Nghệ thuật quản trị trước hết là tài nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách khéo léo và có

hiệu quả nhất (Tổ chức sắp xếp nhân sự…). Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tế người ta nghiên cứu nghệ thuật quản trị không chỉ từ thành công mà còn cả những kinh nghiệm thất bại. Câu 8: Giữa khoa học và nghệ thuật quản trị, cái gì đối với người lãnh đạo là quan trọng? Muốn HĐ SXKD đạt hiệu quả, phải nắm vững kiến thức, khoa học quản trị. Nhưng nghệ thuật QT cũng không kém phần quan trọng vì thực tiễn luôn muôn hình muôn vẻ, tình huống, hoàn cảnh luôn thay đổi. Khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức. Nghệ thuật quản trị là tài nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách khéo léo và có hiệu quả nhất (VD: Tổ chức sắp xếp nhân sự…). Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tế người ta nghiên cứu nghệ thuật quản trị không chỉ từ những kinh nghiệm thành công mà còn cả những kinh nghiệm thất bại. CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ 1. Đặc điểm của môi trường. 2. Môi trường vĩ mô (Môi trường quốc tế, Môi trường công nghệ, Môi trường chính trị, Môi trường văn hóa xã hội, Môi trường kinh tế, Môi trường tự nhiên). 3. Môi trường tác nghiệp (KH, Đối thủ cạnh tranh, DN gia nhập ngành, NCC, Thị trường LĐ). 4. Quản trị trong môi trường toàn cầu (Những xu hướng của kinh tế toàn cầu). 5. Giá trị đặc trưng của nền văn hoá VN trong phong cách quản trị của các Doanh nghiệp nước ta? 6. Học thuyết Khổng Tử có còn giá trị trong quản trị hiện đại hay không? Giải thích? 7. Các biện pháp giảm bớt yếu tố lệ thuộc vào môi trường? Câu 1: Đặc điểm của môi trường: a. Tổ chức và môi trường: - Tổ chức luôn chịu sự tác động của các thay đổi môi trường. o Toàn cầu hóa, công nghệ, tự nhiên và xã hội. - Thay đổi phương pháp tư duy quản trị, hoạt động của tổ chức. b. Tính không chắc chắn của môi trường: - Nhà quản trị không có đủ thông tin về những nhân tố môi trường để hiểu và dự báo. Đây cũng là một hạn chế. Đòi hỏi phải nghiên cứu, dự đoán. - Các nhân tố thay đổi nhanh chóng. Hiện nay, đang chuyển từ sx sang kinh doanh dịch vụ  Tổ chức sẽ đương đầu với sự không chắc chắn cao. - Các ngành kinh doanh dịch vụ, trí óc bị tác động mạnh hơn. c. Thích ứng với môi trường: Mở rộng phạm vi: - Mở rộng phạm vi liên kết, tăng cường, tình báo cạnh tranh, ứng dụng phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin: web, báo cáo tài chính… Cộng tác giữa các tổ chức: - Giảm thiểu ranh giới cạnh tranh và gia tăng sự hợp tác, chia sẻ nguồn lực khan hiếm. - Phối hợp cung cấp giải pháp cho khách hàng, chia sẻ thông tin. - Mục tiêu cùng có lợi. Liên kết liên doanh: - Sát nhập, liên doanh để giảm sự không chắc chắn của môi trường - Phối hợp cùng thực hiện dự án lớn. - Công ty nhỏ tham gia vào mạng lưới liên doanh với các hãng lớn. Câu 2: Môi trường vĩ mô: Có 6 môi trường. a. Môi trường quốc tế:

-

-

Những sự kiện diễn ra bên ngoài biên giới quốc gia có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và những cơ hội từ thị trường quốc tế: o Phát hiện đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp mới. o Khuynh hướng xã hội, công nghệ và kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Cạnh tranh mang tính toàn cầu. Các công ty phải thay đổi chiến lược: o Tái cơ cấu, giảm nhân viên, giảm giá thành, giảm quy mô công ty, đổi mới công nghệ. Toàn cầu hóa: o Tự do thương mại. o Phát triển dựa trên lợi thế so sánh. o Rào cản kinh doanh: Khác biệt văn hóa, kinh tế, chính chị và pháp luật.

b. Môi trường công nghệ: - Là quá trình chuyển hóa làm biến đổi đầu vào của tổ chức thành đầu ra. - Là những tri thức, công cụ, kỹ thuật và hoạt động được sử dụng để chuyển đổi những ý tưởng, thông tin, nguyên liệu thành hàng hóa và dịch vụ. o Tạo áp lực phải đổi mới công nghệ. o Tạo ra những cơ hội cũng như rủi ro cho các DN. o Thay đổi phương thức làm việc. o Chu kỳ đổi mới công nghệ được rút ngắn. - Công nghệ với chiến lược kinh doanh của tổ chức o Tác động đến thị phần. o Tác động đến phương thức sản xuất, tính năng sản phẩm và giá bán. - Công nghệ với quá trình sản xuất. o Tạo thuận lợi trong quá trình thiết kế, tiết kiệm thời gian sản xuất. o Sản xuất hàng loạt nhưng vẫn đảm bảo tính khác biệt trong nhu cầu của khách hàng. - Công nghệ với phân phối sản phẩm. o Internet toàn cầu cung cấp đơn đặt hàng, phân phối và bán sản phẩm. o Kiểm soát hàng tồn kho, hàng bán, chống mất cắp. c. Môi trường văn hóa xã hội: - Yếu tố nhân khẩu học: o Là đặc điểm tiêu biểu cho một nhóm lao động, một tổ chức, một thị trường hay một nhóm trong độ tuổi khác nhau. o Sự gia tăng nhanh chóng tính đa dạng của LLLĐ: Chủng tộc, quốc tịch, trình độ văn hóa. o Nền KT chuyển từ SX sang DV và xử lý thông tin: LĐ chưa đào tạo sẽ rất khó tìm việc. - Yếu tố văn hóa: o Đặc trưng về ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, quan niệm sống… nhằm phân biệt thành viên của một cộng đồng này với một cộng đồng khác. o Niềm tin cơ bản có tính bền vững theo thời gian. o Những gì được yêu quý, trân trọng, điều nên và không nên làm, quy tắc ứng xử… d. Môi trường kinh tế: - Tình trạng kinh tế của một vùng, một quốc gia mà tổ chức hoạt động: o Các biến số cần quan tâm: Lạm phát, Tiền lương, Thuế, Chi phí nguyên vật liệu…Các DN cần chọn lọc các biến số nào sẽ ảnh hưởng đến DN mình. - Xu thế kinh tế: o Sát nhập và thôn tính.

o Phát triển khu vực kinh doanh nhỏ. o Sự kết hợp của tri thức, kỹ năng và công nghệ. o Trao đổi hàng hoá vô hình (thông tin và dịch vụ). e. Môi trường chính trị: - Chế độ xã hội của một nước, bầu không khí chính trị trong một nước, Tính chất của đảng cầm quyền, phương châm, chính sách, Pháp lệnh của Chính Phủ, Hay các xu thế chính trị và các tác động của chính trị  Ảnh hưởng đến các DN. o Vừa thúc đẩy vừa hạn chế phát triển KD. o Ổn định chính trị tạo môi trường KD an toàn. f. Môi trường tự nhiên: - Tài nguyên thiên nhiên trở lên khan hiếm, môi trường tự nhiên bị xâm hại nghiêm trọng. o Trách nhiệm bảo vệ môi trường. o Phát triển bền vững. Câu 3: Môi trường tác nghiệp (Khách hàng, Đối thủ cạnh tranh, Doanh nghiệp mới gia nhập ngành, Nhà cung cấp, Thị trường lao động): a. Khách hàng: - Là những tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ của DN. Khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng các DN sẽ gặp phải khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. o Quyết định sự tồn tại của tổ chức. o Có thể trở thành đối thủ của DN. o Có quyền đòi hỏi chất lượng tốt hơn, y/c giảm giá, tự do lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ.  Từ đó, DN phải tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng là mục tiêu sống còn cho mỗi DN nói chung và hệ thống quản trị nói riêng. b. Đối thủ cạnh tranh: - Là những tổ chức mà DN phải cạnh tranh để giành lấy KH và những nguồn tài nguyên cần thiết. o Cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu. o Thu thập thông tin bằng nhiều cách. o Nhận diện đối thủ cạnh tranh và chiến lược của họ. o Luôn có chiến lược vượt trên đối thủ. Không am hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ là một ...


Similar Free PDFs