Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế PDF

Title Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế
Author Link LW
Course Lịch sử các học thuyết kinh tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Pages 121
File Size 1.9 MB
File Type PDF
Total Downloads 75
Total Views 144

Summary

Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, thay thế của tư tưởng kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội....


Description

PHẦN MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÔN HỌC LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, thay thế của tư tưởng kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội. 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là các tư tưởng, các học thuyết kinh tế. Hệ thống các tư tưởng, học thuyết kinh tế (gọi chung là học thuyết kinh tế) là tập hợp những tư tưởng kinh tế có mối liên hệ phụ thuộc với nhau, phản ánh các hiện tượng, quá trình kinh tế diễn ra trên cơ sở quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải xã hội. Các học thuyết kinh tế được thể hiện qua các tác phẩm của các nhà lý luận kinh tế hình thành trong lịch sử phát triển của sản xuất xã hội, nó có quá trình phát sinh, phát triển, biến đổi, kế thừa và thay thế lẫn nhau. Việc nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ ra các quy luật phát triển của tư duy kinh tế, sự phát triển của khoa học kinh tế. Đồng thời thấy rõ được ảnh hưởng của lý luận kinh tế đến chính sách, cương lĩnh kinh tế của các giai cấp, các tổ chức, đảng phái trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội. 2. Chức năng của môn học lịch sử các học thuyết kinh tế Khoa học Lịch sử các học thuyết kinh tế có các chức năng: - Chức năng nhận thức: Lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp cho chúng ta những tri thức, hệ thống quan điểm, tư tưởng lý luận về kinh tế, thấy được tính lịch sử, sự kế thừa, phát triển của chúng, nó là cơ sở để chúng ta nhận thức những vấn đề lý luận kinh tế hiện nay. - Chức năng tư tưởng: các tư tưởng, các học thuyết kinh tế mang tính giai cấp sâu sắc. Khi xem xét các học thuyết kinh tế, chúng ta cần đứng vững trên lập trường khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin để đánh giá, nhận thức các học thuyết kinh tế trong giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh trong thực tiễn, bảo vệ lợi ích của dân tộc. Trên cơ sở đó, thấy được tính kế thừa, phát triển học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự vận dụng sáng tạo các học thuyết kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa 1

xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước. - Chức năng thực tiễn: Tính thực tiễn của lịch sử các học thuyết kinh tế thể hiện ở chỗ mục đích của việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết là phục vụ cho việc vận dụng lý luận kinh tế, kinh nghiệm của thế giới vào thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế của chúng ta hiện nay. - Chức năng phương pháp luận: Lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp hệ thống các quan điểm, các lý luận kinh tế làm cơ sở lý luận cho các ngành kinh tế, cho nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội, nhất là các vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, kinh tế công v.v. 3. Ý nghĩa của môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của khoa học kinh tế, phân tích một cách khoa học, khách quan vị trí của các học thuyết kinh tế, những đóng góp của các trường phái lý luận kinh tế, của các nhà kinh tế học vào sự phát triển của khoa học kinh tế và thực tiễn phát triển kinh tế của thế giới đồng thời khẳng định tính khoa học của kinh tế học Mác - Lênin, đấu tranh phê phán những trào lưu tư tưởng giả danh Mác xít, bảo vệ và vận dụng thành công lý luận kinh tế Mác Lênin, tiếp thu tinh hoa tri thức kinh tế của nhân loại vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cơ sở phương pháp luận của Lịch sử các học thuyết kinh tế là học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội. Phương pháp luận khoa học để nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế là điều kiện sản xuất của cải vật chất của xã hội. Nó là cơ sở quyết định tính chất, nội dung của các học thuyết kinh tế. Lịch sử các học thuyết kinh tế áp dụng phương pháp chung trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng: Đây là phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội. Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi chúng ta khi xem xét các học thuyết kinh tế phải đặt chúng trong những mối liên hệ phổ biến, vận động, phát triển với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện. Lịch sử các học thuyết kinh tế cũng sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử. Lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó, tư tưởng kinh tế phản ánh các điều kiện kinh tế xã hội có tính lịch sử, cụ thể; đồng thời, hệ thống các quan điểm kinh tế là một chuỗi tư tưởng kế thừa nhau phát triển. Do vậy khi 2

nghiên cứu, Lịch sử các học thuyết kinh tế phải kết hợp phương pháp lôgic với phương pháp lịch sử. Lịch sử các học thuyết kinh tế còn sử dụng phương pháp đối chiếu và so sánh. Trên cơ sở số liệu, dữ liệu tập hợp hoặc các tư tưởng, các quan điểm kinh tế của các nhà lý luận khác nhau nhằm so sánh chúng với nhau để chỉ ra sự phát triển, kế thừa, những ưu điểm, nhược điểm của các tư tưởng, học thuyết kinh tế khác nhau và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của xã hội.

3

CHƯƠNG I: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG (CTTT) Chủ nghĩa Trọng Thương (CNTT) là hệ tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến. Về mặt lịch sử đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTB, là thời kỳ sơ khai của kinh tế thị trường - giai đoạn đầu chuyển từ kinh tế hàng hóa sang kinh tế thị trường. Nó bắt đầu từ khoảng những năm 1450 và kết thúc vào những năm 1650. Đặc trưng của chủ nghĩa Trọng Thương là coi trọng thương mại, nhất là ngoại thương. CNTT ra đời và phát triển mạnh ở Anh và Hà Lan, chiếm địa vị quan trọng trong đời sống kinh tế Châu Âu thế kỷ XV, XVI, XVII. Về kinh tế: Trong giai đoạn thế kỷ XV – XVII, kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển mạnh, thị trường trong nước được mở rộng và thống nhất dần. Đồng thời, việc tìm ra châu Mỹ đã làm dấy lên làn sóng du thương nhằm chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu. Điều này làm cho vai trò của thương nghiệp trở nên quan trọng và trở thành ngành có ý nghĩa to lớn đối với quá trình tích lũy ban đầu của CNTB khi sản xuất chưa phát triển, sản phẩm thặng dư trong nước còn ít ỏi, muốn tích lũy phải dựa vào buôn bán, trao đổi không ngang giá. Thực tiễn đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế và chính sách phù hợp để chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp. Bộ mặt chính trị - xã hội: cũng thay đổi khác hẳn với thời trung cổ: chế độ quân chủ được củng cố quyền hành tập trung về trung ương, guồng máy quân sự được tăng cường, sử dụng một lực lượng quân sự khổng lồ và nhà vua phải dựa vào sự giúp đỡ tài chính của tầng lớp tư sản thương nhân trong xã hội. Giai cấp phong kiến có sự phân hóa: các vương hầu quý tộc lớn mạnh không chịu khuất phục ngai vàng của nhà vua; nông nô muốn thoát khỏi ách thống trị của lãnh chúa; tầng lớp dân thành thị (gồm thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ...) cũng muốn chấm dứt sự đô hộ của giới quý tộc, do đó địa vị của giai cấp phong kiến bắt đầu lung lay. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc. Về văn hóa tư tưởng: Thời kỳ này xuất hiện phong trào phục hưng chống lại những tư tưởng đen tối của thời kỳ Trung cổ; chủ nghĩa duy vật xuất hiện trong triết học. Các ngành khoa học tự nhiên phát triển mạnh như văn học, lý học, hóa học… (đại diện là các nhà bác học thiên tài như G.Galilei, N.Copernic…), nhiều tư tưởng mới về nhân đạo ra đời, người dân mơ ước về sự công bằng xã hội và người dân có sự chuyển biến về tâm lý trong đó giảm bớt 4

sự ràng buộc vào tôn giáo, tư tưởng của họ hướng tới thực tiễn hơn với những triết lý thực tế và niềm tin vào sự chinh phục thế giới. Các tư tưởng gia không chấp nhận những quan niệm cổ truyền, hủ bại thuộc phạm vi tín ngưỡng tôn giáo, họ cố tìm hiểu thế giới với quan điểm thực tiễn và khoa học, họ có những ý kiến cụ thể và khách quan trong đời sống thường ngày… Tóm lại: Các sự kiện trên làm biến đổi nhanh chóng xã hội phong kiến và nền sản xuất nhỏ thủ công bắt đầu nhường chỗ cho chế độ tư bản thương mại. Đây chính là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và thực hành tích lũy ban đầu của CNTB. CNTT ra đời phản ánh tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. II.ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG Thứ nhất: CNTT đánh giá cao vai trò của tiền, coi tiền tệ (vàng, bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu. Hàng hóa chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. Các nhà kinh tế học đã xây dựng lý thuyết tiền tệ, họ đã thấy tiền là tiêu chuẩn của của cải, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ và phương tiện để thu lợi nhuận. Từ đó họ rút ra kết luận: quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu có, do vậy mục đích chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải làm tăng khối lượng tiền tệ. Thứ hai: khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng thông qua hoạt động thương nghiệp mà trước hết là ngoại thương. Theo họ, trong trao đổi tất phải có kẻ được, người mất. Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt. Như vậy, giữa các quốc gia tất yếu có sự đối lập về lợi ích “Không có ai thu lợi mà không làm thiệt hại tới kẻ khác” và “Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc kia”. Từ lập trên, các nhà Trọng Thương cho rằng chính sách kinh tế của mỗi nước là phải tập trung phát triển thương mại. Trong hoạt động thương mại, phải ưu tiên phát triển ngoại thương. Nội thương chỉ có thể làm giàu cho các cá nhân, chỉ có ngoại thương mới làm tăng số lượng tiền của quốc gia. Họ coi nội thương là ống dẫn còn ngoài thương là máy bơm để hút tiền tệ từ nước ngoài. Trong phát triển ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu (bán nhiều, mua ít) để chắc chắn khối lượng tiền của quốc gia sẽ tăng lên. Thứ ba: Phải có sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế nhằm “bảo hộ” “điều hướng” và “gia tăng hiệu năng” của nền kinh tế trong nước. Các nhà trọng thương quan niệm các hoạt động “riêng rẽ và thiếu sự phối hợp của tư nhân sẽ không đem lại sự thỏa mãn tối đa các lợi ích của quốc gia”. 5

Tuy vậy các nhà trọng thương vẫn đề cao các “sáng kiến cá nhân” và không hề có ý đi ngược lại quyền tư hữu. III. HAI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG 1. Hai giai đoạn phát triển của CNTT Giai đoạn đầu (TK XV - XVI) được gọi là Chủ nghĩa “Vàng” (Bullionisme). Đây là thời kỳ nền kinh tế, trước hết là ở Anh chưa phát triển. Các đại biểu trọng thương giai đoạn này ở Anh có Willam Stafford, ở Ý có Skarufa...đã đưa ra cương lĩnh coi trọng cán cân thanh toán. Quan điểm của họ là “thu” phải lớn hơn “chi” - phải đem tiền về càng nhiều càng tốt bằng con đường ngoại thương. Phải bảo vệ tiền tệ trong nước không để “chảy” ra nước ngoài, bằng mọi cách tăng cường thu hút tiền từ nước ngoài vào trong nước. Tư tưởng này là cơ sở của chính sách thương mại. Các chính sách của Nhà nước thời kỳ này là: Cấm xuất khẩu tiền, hạn chế tối đa nhập hàng ở nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu hàng ra nước ngoài, lập hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch trong nước, giảm lãi suất cho vay để kích thích sản xuất và xuất khẩu. Thời kỳ này là thời kỳ tích lũy tiền tệ của chủ nghĩa tư bản. Với chính sách này, chỉ trong vòng 100 năm số vàng ở Châu Âu đã tăng lên 8 lần. Khuynh hướng chung của chính sách kinh tế chủ yếu là sử dụng biện pháp hành chính, tức là sự can thiệp của nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế. F.Engels nhận xét về CNTT giai đoạn đầu là: Trong giai đoạn này, “Các dân tộc chống đối nhau như những kẻ bủn xỉn, hai tay ôm giữ túi tiền quý báu, nhìn sang người láng giềng với con mắt ghen tị, đa nghi”. Giai đoạn sau (TK XVI – XVII): được gọi là thời kỳ “chủ nghĩa trọng thương thực sự” (Mercantilisms). Đại biểu chủ yếu của giai đoạn này ở Anh có Thomas Mun, ở Pháp có A.Montchrestien... Tác phẩm: “Sự giàu có của nước Anh trong ngoại thương” của Thomas Mun được coi như kinh thánh của chủ nghĩa Trọng Thương. Đặc điểm tư tưởng Trọng Thương trong giai đoạn này là vẫn coi sự giàu có thể hiện ở khối lượng tiền tệ, một nước phải tích lũy tiền và con đường làm giàu là ngoại thương; nhưng khác với thời kỳ đầu ở chỗ là không cấm xuất khẩu tiền, lên án việc tích trữ “găm” tiền ở trong nước và khuyến khích mở rộng xuất khẩu. Tư tưởng trọng tâm của các nhà Trọng Thương là: “Bảng cân đối thương mại”. Trong buôn bán phải bảo đảm xuất siêu để có chênh lệch, tăng tiền tích lũy cho ngân khố quốc gia. Họ gọi “bảng cân đối xuất siêu” là bảng cân đối tích 6

cực. T.Mun viết: “Chúng ta phải thường xuyên giữ vững nguyên tắc là hàng năm bán cho người nước ngoài với số lượng hàng hóa lớn hơn chúng ta mua của họ”. Để xuất siêu, họ cho rằng chỉ xuất khẩu thành phẩm chứ không xuất khẩu nguyên liệu, thực hiện thương nghiệp trung gian tức là mang tiền ra nước ngoài để mua rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác. Thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ nhằm kiếm soát hàng hóa nhập khẩu khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; bằng mọi cách chiếm lĩnh thị trường thế giới, thực hành một cuộc chiến tranh thương mại vì thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của một quốc gia và “không có một phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ thương mại” (Thomas Mun) “kẻ nào làm chủ được thương mại quốc tế, kẻ đó có thể làm trọng tài cho chiến tranh và hòa bình” (J.B.Colbert). Tóm lại: giai đoạn này CNTT đã đi tới quan điểm để cho tiền vận động và chỉ qua đó mới thu được tiền nhiều thêm. Ở thời kỳ sau, chủ nghĩa trọng thương đã có vai trò tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nó đáp ứng nhu cầu khách quan của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. CNTT ở cả hai giai đoạn đều cho rằng nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước là phải làm giàu, phải tích lũy tiền tệ. Tuy nhiên các phương pháp tích lũy tiền tệ là khác nhau. 2. Đặc điểm dân tộc của chủ nghĩa trọng thương CNTT phát triển ở nhiều nước trên thế giớ như ở Ý, Tây Ban Nha, ở Anh, ở Pháp…sự giống nhau của CNTT ở các nước là ở chỗ các nhà kinh tế ở mỗi nước đều đưa ra các chính sách nhằm tăng cường khối lượng tiền tệ tích lũy làm tăng sự giàu có của đất nước mình. Tuy nhiên, biện pháp ở mỗi nước áp dụng có khác nhau. CNTT Tây Ban Nha (được gọi là CNTT tiền tệ). Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên chuyên về ngành hàng hải, nền kinh tế Tây Ban Nha thế kỷ XV - XVI thịnh vượng là nhờ những phát triển hàng hải, chinh phục những miền đất mới. Chủ trương của các nhà trọng thương Tây Ban Nha là: cần phải giữ lại trên lãnh thổ Tây Ban Nha toàn bộ lượng vàng bạc mang từ châu Mỹ về, và kêu gọi nhà nước nên cấm mang ra khỏi nước các loại quý kim dưới bất cứ hình thức nào, hạn chế nhập cảng hàng hóa, bớt xén số lượng vàng trong mỗi đơn vi tiền trong nước, tăng giá các loại tiền của nước ngoài… Họ cho rằng như vậy sẽ thu hút được tiền (vàng) từ nước ngoài, tăng thêm khối lượng tiền trong nước và Tây Ban Nha sẽ trở nên giàu có, giá cả hàng hóa sẽ hạ thấp và đời sống người dân được sung túc nhưng kết quả lại trái ngược với sự mong đợi, giá cả hàng hóa tăng vọt, dân chúng thừa thãi vàng bạc nhưng lại thiếu thốn của cải tiêu 7

dùng, đời sống ngày càng khó khăn, nông nghiệp bị bỏ phế, công nghiệp bị biến dạng còn thương mại bị chi phối từ nước ngoài. Các tác giả đề ra các biện pháp kể trên là Oftiz (1558) Damian de Oliveres (1621). Một số khác tuy cùng quan điểm trọng thương nhưng lại chủ trương cần mở rộng nông nghiệp và phát triển công nghiệp thì mới thu hút được tiền tệ vào trong nước và họ chỉ trích kịch liệt những biện pháp trên đó là các tác giả theo khuynh hướng trọng thương ở Pháp. CNTT ở Pháp (được gọi là CNTT công nghiệp) Các tác giả tiêu biểu cho CNTT Pháp là: Jean Bodin, Antoine de Montchrestien, J.B.Colbert…. Các nhà trọng thương Pháp cùng một quan niệm cho rằng một quốc gia giàu có phải có nhiều vàng, bạc. Pháp là quốc gia không có mỏ vàng bạc nên phải tìm cách thu hút vàng bạc từ nước ngoài. Nhưng đồng thời, họ cũng quan niệm nhiều vàng bạc phải đi đôi với nhiều vật dụng cần thiết có ích và đó mới là biểu hiện của sự giàu có, sung túc thật sự. Các biện pháp áp dụng được chia làm 2 loại : Một là: kích thích sản xuất mà trước hết là phát triển sản xuất công nghiệp trong nước dưới sự định hướng và tổ chức của Nhà nước (Nhà nước đứng ra thành lập các hiệp hội, công xưởng tổ chức các trường dạy nghề, thuê chuyên gia giỏi từ nước ngoài, cho vay vốn, ban hành quy chế cho phép chủ xưởng được hưởng những đặc quyền ưu đãi…), nhà nước thực hành một “thứ sư phạm công nghiệp” để dẫn dắt phát triển công nghiệp tư nhân, trong đó ưu tiên cho công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Hai là: Lập hàng rào thuế quan bảo hộ nền mậu dịch trong nước - các sản phẩm nước ngoài bị cấm nhập hoặc phải chịu thuế cao. Khuyến khích nhập các nguyên liệu cho việc sản xuất sản phẩm ở trong nước (miễn thuế). Cấm bán ra nước ngoài các sản phẩm thiên nhiên (như sắt, thép, sợi, lông cừu…) Nâng đỡ việc xuất khẩu hàng hóa… Các nhà trọng thương Pháp coi tự do là sự thi thố khả năng hoạt động của các cá nhân nhưng phải có sự định hướng và trợ lực của chính quyền. Trong một nước, tự do không có nghĩa ai muốn làm gì tùy thích mà phải làm những gì không đi ngược với lợi ích công cộng của xã hội. Họ kêu gọi nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế để bảo hộ sản xuất trong nước; khuyến khích mỗi cá nhân phải áp dụng những phương pháp làm việc tiên tiến có hiệu quả phù hợp với lợi ích quốc gia; tôn trọng và phát huy mọi sáng kiến cá nhân trong xã hội. CNTT ở Anh (được gọi là CNTT thương mại) các học giả tiêu biểu gồm Thomas Mun, James Stewart… 8

Khác với chủ trương của Pháp chú ý nhiều tới công nghiệp, các nhà trọng thương Anh quan niệm rằng điều quan trọng nhất đối với nước Anh là sự thặng dư cán cân thương mại, tức là tổng giá trị hàng xuất phải lớn tổng giá trị hàng nhập khẩu, phải bán nhiều hơn mua (nhưng khi cần thì cũng có thể mua nhiều để bán nhiều hơn). Nếu cán cân thương mại thừa thãi thì lẽ đương nhiên là nước ngoài bắt buộc phải đưa vàng vào nước Anh để thanh toán các khoản nợ. Từ đó các nhà Trọng Thương Anh kêu gọi: Phải tập trung mọi nỗ lực vào hai ngành thương mại và hàng hải, Nhà nước phải vận dụng mọi phương tiện để phát triển hai ngành này. Cố gắng bằng mọi cách chinh phục thị trường thế giới; quy định một chế độ thuế tối ưu, đánh thuế nặng vào hàng tiêu dùng nhập cảng, ưu đãi về thuế đối với hàng tái xuất; ban hành một quy chế thuộc địa bắt buộc các nước thuộc địa phải bán nguyên liệu cho chính quốc và mua các chế phẩm từ chính quốc. Cần hạ thấp lãi suất để kích thích đầu tư tư bản và tạo thuận lợi cho sự cạnh tranh quốc tế… Kết quả của chính sách trên đã làm cho nền kinh tế Anh thịnh vượng nhanh chóng, đội hải thuyền của nước Anh làm bá chủ thế giới trong một thời gian dài. Các sắc thái kể trên của chủ nghĩa trọng thương hầu như cũng phù hợp với thứ tự kế tiếp theo thời gian, tức là thứ tự phát triển của tư tưởng Trọng Thương theo xu hướng hợp lý hơn. Chủ nghĩa trọng thương Tây Ban nha khuyên “Hãy giữ lấy vàng”, chủ nghĩa trọng thương Pháp khuyên “Hãy thu hút vàng vào trong nước bằng cách xuất khẩu và muốn như vậy hãy mở mang công nghiệp”, còn chủ nghĩa trọng thương Anh nói “Hãy bán ra nhiều hơn là mua vào”. IV. VỊ TRÍ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG 1. Thành tựu của CNTT Trong điều kiện lịch sử thế kỷ XV – XVII, quan niệm của CNTT là một bước tiến bộ so với những chính sách và tư tưởng kinh tế thời phong kiến. Điều này thể hiện ở chỗ. - Trước hết các học giả trọng thương đã đưa ra nguyên lý, chính sách kinh tế mở ra sự phát triển mới trong kinh tế, cần phát triển giao lưu quốc tế, mở mang thương nghiệp trên cơ sở đó mở mang công nghiệp. - Đánh đòn mạnh vào tư tưởng kinh tế tự cấp tự túc của giai cấp phong kiến. Nó cắt đứt được truyền thống kinh tế tự nhiên, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. - Các học giả trọng thương lần đầu tiên trong lịch sử đã cố gắng nhận thức và giải thích các hiện tượng kinh tế dưới góc độ lý luận. Họ đã dựa trên những 9

thành tựu tri thức nhân loại và áp dụng các phương pháp khoa học (như toán học, thống kê, lịch sử, triết học…) do đó đã mở ra kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và nhận thức các vấn đề kinh tế trên cơ sở khoa học, đoạn tuyệt với các tư tưởng kinh tế thời trung cổ chỉ giải thích các hiện tượng kinh tế bằng các quan niệm tôn giáo. Điều này thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, là tiền. Mục đích hoạt động kinh doanh ...


Similar Free PDFs