Lịch sử các học thuyết kinh tế PDF

Title Lịch sử các học thuyết kinh tế
Course Lịch sử các học thuyết kinh tế
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 19
File Size 428.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 182
Total Views 572

Summary

Download Lịch sử các học thuyết kinh tế PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế

ĐỀ TÀI : “PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI VÀ LỢI THẾ SO SÁNH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA TRƢỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƢ SẢN CỔ ĐIỂN ANH. Ý NGHĨA CỦA CÁC LÝ THUYẾT NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY.”

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Phạm Thị Nguyệt Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thu Trang

Lớp

: K22TCI

Mã sinh viên

: 22A4010847

Hà nội, ngày 19 tháng 1 năm 2021

1

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 4 NỘI DUNG ................................................................................................... 5 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 5 1.1. Hoàn cảnh ra đời của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh 5 1.2. Đặc điểm cơ bản của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. 5 1.3. Các đại diện tiêu biểu ........................................................................... 6 PHẦN 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG ............................................................ 6 2.1. Lý thuyết lợ i thế tuyệt đối trong Thương mại quốc tế của Adam Smith 6 2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của lý thuyết lợ i thế tuyệt đối ............................. 6 2.2.2. N ội dung lý thuyết lợ i thế tuyệt đối ............................................... 6 2.2.3. Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối ................ 7 2.2. Lý thuyết lợ i thế so sánh trong Thương mại quốc tế của David Ricardo ................................................................................................................... 7 2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của lý thuyết lợ i thế so sánh ............................... 7 2.2.2. N ội dung lý thuyết lợ i thế so sánh ................................................. 8 2.2.3. Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh .................. 8 2.3. Ý nghĩa của lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợ i thế so sánh trong điều kiện hiện nay ............................................................................................ 10 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ ................................................................................. 11

2 3.1. Đánh giá chung về lý thuyết lợ i thế tuyệt đối của Adam Smith .......... 11 3.2. Đánh giá chung về lý thuyết lợ i thế so sánh của David Ricardo ......... 12 3.3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay ......................... 13 3.3.1. Một số định hướng phát triển thương mại quốc tế tại Việt Nam dựa trên lý thuyết lợ i thế tuyệt đối và lợ i thế so sánh trong giai đoạn hiện nay. .............................................................................................................. 13 3.3.2. Một số giải pháp dựa trên lý thuyết lợ i thế tuyệt đối và lợ i thế so sánh nhằm phát triển thương mại quốc tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. ....................................................................................................... 14 KẾT LUẬN ................................................................................................. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 18

3

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hiện nay, đối với hoạt động kinh tế của một đất nước thì hoạt động thương mại quốc tế rất quan trọng, quyết định đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, do vậy các nước cần có chính sách về thương mại quốc tế phù hợp vớ i thực tiễn nền kinh tế đất nước và xu thế của thờ i cuộc để nâng cao hiệu quả kinh tế trong thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế. Vấn đề về thương mại cũng đã được các nhà kinh tế chính trị học đưa ra nghiên cứu từ rất lâu. Trải qua nhiều thế kỷ, khi mà xã hội ngày càng hiện đại và văn minh, nhưng các tư tưởng của các nhà kinh tế vẫn luôn có giá trị áp dụng cho đến hiện tại, đặc biệt là lý thuyết lợ i thế tuyệt đối c ủa Adam Smith và lý thuyết lợ i thế so sánh của David Ricardo hiện nay vẫn được các nước tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào đời sống thực tiễn, phù hợp với bối cảnh và điều kiện của đất nước mình. Vậy lý thuyết lợ i thế tuyệt đối và lợ i thế so sánh là gì? Ý nghĩa của việc vận dụng các lý thuyết này trong điều kiện hiệ n nay như thế nào? Để cùng tìm hiểu và làm rõ thì em đã chọn “Phân tích lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong Thương mại quốc tế của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Ý nghĩa của các lý thuyết này trong điều kiện hiện nay” làm đề tài nghiên cứu kết thúc học phần môn Lịch sử các Học thuyết Kinh tế c ủa mình. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh nhất. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứ u Mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài là phân tích lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong Thương mại quốc tế của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh từ đó rút ra ý nghĩa của các lý thuyết này tromg điều kiện hiện nay. Dựa trên kết quả phân tích rút ra được những bài học thực tiễn cho các nước đang trên đà phát triển như Việt Nam, cùng với các định hướng và giải pháp cho Thương mại quốc tế Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay.

4 3. Đối tƣợng nghiên cứu Lý thuyết lợ i thế tuyệt đối và lợ i thế so sánh trong Thương mại quốc tế của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Ý nghĩa của các lý thuyết này tromg điều kiện hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Lý thuyết lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợ i thế so sánh trong Thương mại quốc tế của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.

5

NỘI DUNG PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Hoàn cảnh ra đời của trƣờng phái kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh Cuối thế kỷ XVII ở Tây Âu, công trường thủ công tư bản đã bắt đầu phát triển mạnh, sang thế kỷ XVIII nó đã trở thành hiện tượng phổ biến, dẫn đến sự thay đổi lớn về kinh tế và xã hội. Do sản xuất ngày một phát triển nênn đã làm nẩy sinh nhiều vấn đề mới. Của cải do sản xuất tạo ra chứ không phải như quan niệm của CNTT trước đây, vai trò của tư bả n sản xuất ngày càng được củmg cố. Từ đó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế mới để giải thích cho những hiện tượng kinh tế mới và bảo vệ quyền lợi cho tư bản sản xuất. Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX, ở Anh, cách mạng công nghiệp đã kết thúc. Ở thời kỳ này, khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp cũng đã xuất hiện, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng mạnh mẽ, làm mâu thuẫn giữ giai cấp vô sản và tư sản ngày càng trở nên gay gắt. N ếu tiếp tục nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách khách quan như các nhà kinh tế cổ điển, thì có thể sẽ nhìn thấy sự diệt vong tất yếu của nó. Từ những điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học c ủa cuối thế kỷ XVII đã chứng tỏ thời kỳ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu. Tính chất phiến diện của học thuyết trọng thương trở nên quá rõ ràng, đòi hỏi phải có lý luận để đáp ứng sự vận động và phát triển của sản suất tư bả n chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, kinh tế chính tr ị học cổ điển Anh ra đời. 1.2. Đặc điểm cơ bản c ủa trƣờng phái kinh tế chính trị tƣ sản c ổ điển Anh. Thứ nhất, kinh tế chính tr ị tư sản cổ điển đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Với việc chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất, đã giúp trường phái kinh tế này đi sâu nghiên cứu và giải thích đúng nguồn gốc của cải. Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu, kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã sử dụng phương pháp trừu tượng hóa. Nhờ có phương pháp này, kinh tế chính tr ị cổ điển đã đi sâu nghiên cứu và trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế

6 như giá trị, giá cả, tiền tệ, lợi nhuận,...Tuy vậy, do giới hạn về thế giới quan và điều kiện lịch sử, các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã có những kết luận không khoa học, thậm chí mâu thuẫn vớ i những quan điểm của họ. Đó là tính hai mặt của phương pháp nghiên của trường phái kinh tế này. Thứ ba, các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển đề cao tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tính quy luật trong nền kinh tế, tư tưởng này hoàn toàn khác vớ i chủ nghĩa trọng thương- đề cao vai trò điều tiết của nhà nước. 1.3. Các đại diện tiêu biểu Wiliam Petty (1623 - 1687), Adam Smith (1723 - 1790) và David Ricardo (1772 – 1823)

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG Theo K.Max đánh giá, kinh tế chính tr ị học tư sản cổ điển Anh bắt đầu từ William Petty và kết thúc ở David Ricardo. Trong đó, có nhà kinh tế học Adam Smith đã đưa ra lý thuyết lợ i thế tuyệt đối và David Ricardo đã đưa ra nghiên cứu của mình về lý thuyết lợi thế so sánh trong Thương mại quốc tế. 2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối trong Thƣơng mại quốc tế của Adam Smith 2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ 18, kéo theo s ự phát triển của kinh tế hàng hóa và hệ thống ngân hàng, tại thời điểm này, đòi hỏi những quan điể m mớ i và tiến bộ hơn về thương mại quốc tế thay thế quan điểm tr ọng thương, từ bối cảnh này, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời. 2.2.2. Nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối Lợ i thế tuyệt đối là lợ i thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào s ản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so vớ i các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình c ủa quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

7 A. Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. Trong mô hình kinh tế cổ điển, chúng ta đã biết các nhà kinh tế cổ điển cho đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên những đất đai cằn cỗi, không đả m bảo được lợi nhuận cho các nhà tư bản thì họ sẽ không sản xuất nữa. Các nhà kinh tế cổ điển gọi đây là bức tranh đen tối của tăng trưởng. Trong điều kiện đó A. Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lương thực từ nước ngoài vớ i giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợ i ích cho cả hai nước. Lợi ích này được gọi là lợ i thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. 2.2.3. Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối Ví dụ minh họa về lý thuyết lợi thế tuyệt đối giữa hai nước Hoa Kì và Anh Hoa Kì

Anh

Lúa mì (tạ/người)

6

1

Vải (m/người)

4

5

Sản phẩ m

Theo như quy luật lợi thế tuyệt đối, Hoa Kì có lợ i thế trong sản xuất lúa mì còn Anh có lợ i thế trong sản xuất vải. Do đó, Anh sẽ tập trung sản xuất vải để đem trao đổi lấy lúa mì của Hoa Kì (xuất khẩu vải và nhập khẩu lúa mì). Còn Hoa Kì sẽ tập trung sản xuất lúa mì và xuất khẩu để nhập khẩu vải. 2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh trong Thƣơng mại quốc tế của David Ricardo 2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của lý thuyết lợi thế so sánh Thương mại quốc tế xuất hiện từ rất lâu và ngày càng tr ở nên phong phú, đa dạng. Để giải thích cơ sở kinh tế của thương mại quốc tế đã có nhiề u trường phái đưa ra những quan niệm khác nhau. Trong thời kì tích lũy nguyên thủy, các nhà trọng thương chủ trương Nhà nước phải tích cực tác động vào nền kinh tế thông qua chính sách thuế quan bảo hộ, chính sách xuất nhập khẩu tiền tệ, tỷ giá hối đoái để bảo vệ các ngành sản xuất non trẻ; kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu. Tuy vậy, ở thế k ỷ XV- XVII, các nhà trọng thương coi trao đổi thương mại là hành vi tước đoạt lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như các thành viên trong một nước.

8 Tuy nhiên học thuyết trao đổi quốc tế của các nhà trọng thương và trọng nông còn rất sơ sài. Đế n cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, những nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã đưa ra quan niệm dựa trên sự chuyên môn hóa sản xuất giữa các quốc gia làm cơ sở để giải thích quan hệ thương mại quốc tế. Theo quan điểm này, nước nào có đất trồng lúa mì thì cần chuyên môn hóa vào nhành trồng trọt và mua hàng hóa công nghiệp của các nước khác. Ngược lại, nước nào có nhiều tài nguyên khoáng sản thì nên phát triển công nghiệp và mua lúa mì ở nước khác. Quan điểm đó được gọi là lợi thế tuyệt đối trong trao đổi quốc tế. Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hóa, thì lợ i ích c ủa thương mại là rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nước A có thể sản xuất hiệu quả hơn nước B cả hai mặt hàng đem trao đổi? Để giải đáp câu hỏi này thì D. Ricardo đã nêu ra lý thuyết về lợ i thế so sánh. 2.2.2. Nội dung lý thuyết lợi thế so sánh Lý thuyết lợ i thế so sánh khẳng định rằng, nếu một đất nước có lợ i thế so sánh trong một số sản phẩm và kém lợ i thế so sánh trong một số sản phẩm khác thì nước đó sẽ có lợi trong chuyên môn hóa và phát triển thương mạ i quốc tế. Thương mại quốc tế chủ yếu phụ thuộc vào lợ i thế so sánh chứ không phải chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối. Để giải thích thực chất của lợi thế so sánh, D. Ricardo cho rằng một đất nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó nếu nước đó có chi phí sản xuất tương đối về mặt hàng đó thấp hơn so với nước khác. 2.2.3. Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh D.Ricardo đã chứng minh được thương mại quốc tế có thể mang lại lợ i ích cho các bên tham gia, ngay cả khi một bên có ưu thế sản xuất rẻ hơn bên kia trong tất cả các mặt hàng. Điều quan trọng ở đây không phải là chi phí sản xuất tuyệt đối mà là chi phí cơ hội để sản xuất mặt hàng này tính bằng mặt hàng kia. Có thể minh hoạ lý thuyết lợi thế so sánh bằng ví dụ sau:

9 Bảng 1 - Chi phí về lao động để sản xuất Sản phẩ m

Tại Bồ Đào Nha ( giờ công) Tại Anh ( giờ công)

1 đơn vị lúa mỳ

15

10

1 đơn vị rượu

30

15

vang Trong ví dụ này Anh có lợ i thế tuyệt đối so vớ i Bồ Đào Nha trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượ u vang: năng suất lao động của Anh gấp hai lần Bồ Đào Nha trong sản xuất rượ u vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Anh sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Bồ Đào Nha cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác: 

1 đơn vị rượu vang tại Bồ Đào Nha sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mì (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mì); trong khi đó, tại Anh để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mì (hay chi p hí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mì). Vì thế ở Anh sản xuất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Bồ Đào Nha.



Tương tự như vậy, ở Bồ Đào Nha, sản xuất lúa mì rẻ hơn tương đối so với Anh (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượ u vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mì còn Anh có lợ i thế so sánh về sản xuất rượu vang. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợ i thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất lúa mì còn Anh chỉ sản xuất rượu vang rồi trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau:



Ông giả định nguồn lực lao động của Bồ Đào Nha là 270 giờ công lao động, còn của Anh là 180 giờ công lao động.



Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau:

10

Bảng 2 - Trước khi có thương mại Quốc gia

Số đơn vị lúa mì

Số đơn vị rượu vang

Bồ Đào Nha

8

5

Anh

9

6

Tổng cộng

17

11

 Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mì rồi trao đổi thương mại vớ i nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là: Bảng 3 - Sau khi có thương mại Quốc gia

Số đơn vị lúa mì

Số đơn vị rượu vang

Bồ Đào Nha

18

0

Anh

0

12

Tổng cộng

18

12

Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợ i thế so sánh, tổng số lượ ng sản phẩm của lúa mì và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiế m của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm) 2.3. Ý nghĩa của lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong điều kiện hiện nay Các quốc gia trên thế giớ i hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớ m hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi là trọng tâm. Tự do thương mại quốc tế là rất tốt và có lợ i. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay thì hoạt động ngoại thương không thể thiếu. Mở cửa làm ăn buôn bán với các nước có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta phải xác định rõ đâu là mặt hàng có lợi thế của mình để mà tăng cường sản

11 xuất, xuất khẩu. Tránh xuất khẩu những mặt hàng mà chúng ta đang thiếu và nhập về những thứ mà chúng ta không cần thiết. Xuất nhập khẩu phải rõ ràng, có chọn lọc. Huấn luyện nhân sự, đào tạo những cán bộ giỏi trong lĩnh vực ngoại thương có trình độ quốc tế. Hợp đồng ngoại thương cầ n phải rõ ràng, chính xác để sau này tranh chấp xảy ra thì có chứng cớ mà giải quyết, ho ạt động ngoại thương hướng vào tất cả các quốc gia có chế độ chính tr ị khác nhau, không phân biệt vớ i mục đích chính là phát triển kinh tế, Hiện nay, khi mà dịch Covid 19 vẫn đang diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thương mại giữa các quốc gia làm cho việc sản xuất, thương mại và tiêu dùng đều bị ảnh hưởng kéo dài. Việc kiểm soát dịch cũng như tiếp thu và phát triển các lợi thế của đất nước là vô cùng cần thiết để việc hội nhập, giao lưu cùng có lợi giữa các quốc gia là vui vẻ, hiệu quả nhất. Tuy rằng Adam Smith và David Ricardo đều là những nhà kinh tế chính tr ị nổi tiếng, có những quan điểm và lý luận vô cùng sâu sắc nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế. Chúng ta phải biết tổng kết thực tiễn thời đạ i mình để vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển lý luận để phù hợp với từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc để giải quyết vấn đề Thương mại quốc tế hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Lý thuyết lợ i thế tuyệt đối của Adam Smith và lợ i thế so sánh của David Ricardo là các lý thuyết cơ sở c ủa Thương mại quốc tế và có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc phát triển kinh tế: làm tăng mức sống của người dân, tạo ra nhiều việc làm và làm tăng hiệu suất trong nền kinh tế, góp phần làm ổn định an ninh kinh tế, ngoài ra còn góp phần làm tăng những nguồn vốn đầu tư, mở rộng các mối quan hệ quốc tế.

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ 3.1. Đánh giá chung về lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Đề cao vai trò c ủa cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do mà không có sự can thiệp của Chính phủ. Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giớ i sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn.

12 Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này lại đồng nhất hóa sự phân công lao động quốc tế với sự phân công lao động trong nước mà không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớ n về thể chế chính trị, về phong tục, tập quán... Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch thế giới ngày nay, ví dụ như giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Ngày nay, đối với các nước đan...


Similar Free PDFs