Lịch sử các học thuyết kinh tế PDF

Title Lịch sử các học thuyết kinh tế
Author Hải Hoàng Long
Course Lịch sử các học thuyết kinh tế
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 23
File Size 451.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 27
Total Views 264

Summary

Download Lịch sử các học thuyết kinh tế PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế ĐỀ TÀI: Phân tích lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith. Chứng minh rằng lý thuyết “cân bằng thị trường” của L.Wallras là sự kế tục và phát triển lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Nguyệt Sinh viên thực hiện

: Cao Thúy Loan

Lớp Mã sinh viên

: K22TCD : 22A4010138

Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2021 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. 2 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3 Phần 1: Hoàn cảnh ra đời, khái lược nội dung lý thuyết bàn tay vô hình .............. 4 1.1. Đôi nét về tiểu sử của Adam Smith ………………………………………...5 1.2. Khái lược nội dung lý thuyết “bàn tay vô hình”. .......................................... 5 1.3. Nội dung chi tiết lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith ................... 6 Phần 2: Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của lý thuyết “bàn tay vô hình”. Lý thuyết cân bằng thị trường của L.Walras là sự kế tục và phát triển của lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith. .............................................................................................. 9 2.1.

Ý nghĩa lý luận .......................................................................................... 9

2.2.

Ý nghĩa thực tiễn . ................................................................................... 10

2.3.

Lý thuyết cân bằng thị trường của L.Wallras là sự kế tục và phát triển của

lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith ................................................................. 12 Phần 3: Đánh giá, liên hệ thực tiễn ...................................................................... 14 3.1.Đánh giá chung............................................................................................... 14 3.2.Liên hệ thực tiễn Việt Nam: ........................................................................... 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 21

2

MỞ ĐẦU Trong dòng chảy tư tưởng kinh tế của nhân loại kể từ thời kỳ cổ đại cho tới ngày nay, do đặc thù trình độ phát triển ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền sản xuất và xã hội mà hình thành nhiều tư tưởng, trường phái lý luận về kinh tế khác nhau. Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các giai cấp cơ bản dưới những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Trong suốt chiều dài lịch sử sự phát triển của nền kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nền kinh tế hoạt động như thế nào, chịu tác động của các yếu tố nào thì trong mỗi giai đoạn lịch sử các nhà kinh tế học lại đưa ra những quan điểm khác nhau. Một trong số đó là lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith. Nó đã mở ra một chương mới trong lịch sử kinh tế và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Lý thuyết “bàn tay vô hình” có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế không chỉ riêng đất nước Việt Nam mà còn ở trên nhiều nước khác. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Phân tích lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith. Chứng minh rằng lý thuyết cân bằng thị trường của L.Walras là sự kế tục và phát triển lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith” là đề tài viết tiểu luận. Em rất mong nhận được những góp ý của thầy cô đề bài tiểu luận hoàn thiện hơn!

3

Phần 1: Hoàn cảnh ra đời, khái lược nội dung lý thuyết bàn tay vô hình 1.1. Đôi nét về tiểu sử Adam Smith Adam Smith (1723 - 1790) là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. Ông xuất thân từ một gia đình viên chức thuế quan ở Kieeccandi, một thành phố nhỏ xứ Scotland. A.Smith đã học ở trường đại học Glasgow và Oxford. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông nghiên cứu và giảng dạy ở Edinburgh và Glasgow. Trong vòng 13 năm ông giảng dạy về thần học, luân lý học, luật học, loogic và văn học. Năm 1751 lãnh đạo bộ môn loogic, năm 1752 ở bộ môn triết học, năm 1764 là giáo sư riêng cho công tước Feclay. Năm 1759 ông xuất bản cuốn “Lý luận về những tình cảm đạo đức”. Từ năm 1765 ông đi du lịch Châu Âu chủ yếu sang Pháp tiếp xúc với những người trọng nông. Sau khi ở Pháp về, 1766 ông xin nghỉ việc và sống ở thành phố quê hương Kieeccandi. Trong vòng 12 năm ông chuẩn bị và viết tác phẩm chủ yếu “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc của của cải các nước”. Tác phẩm này xuất bản năm 1776 và ông trở thành nổi tiếng nhưng ông vẫn sống cuộc đời giản dị như trước. Trong 14 năm cuối đời ông làm viên chức thuế quan. A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, ông muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển, kêu gọi tích lũy tư bản, xem chế độ TBCN là hợp lý duy nhất. K.Marx coi A.Smith là nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công. Thế giới quan của A.Smith về cơ bản là duy vật. Ông tiến xa hơn những người trước là tìm hiểu các quy luật kinh tế. Đó là đặc trưng trong phương pháp luận của ông. Nhưng chủ nghĩa duy vật ở ông còn tự phát, máy móc. Ông còn xa lạ với phép biện chứng. K.Marx đã phân tích một cách sâu sắc phương pháp luận của A.Smith – một phương pháp hai mặt mâu thuẫn, trộn lẫn các phần tử khoa học và tầm thường. Một mặt đi sâu vào mối liên hệ bên 4

trong của chế độ tư bản các có thể nói là đi vào cơ cấu sinh lý của nó, mặt khác chỉ là mô tả, liệt kê thuật lại bằng khái niệm có tính chất công thức những cái biểu hiện bề ngoài đời sống kinh tế. Hai mặt đó không những chúng sống yên ổn bên nhau mà còn xoắn xuýt lấy nhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Phương pháp luận mâu thuẫn vừa khoa học vừa tầm thường của A.Smith có ảnh hưởng tới kinh tế tư sản sau này. 1.2. Khái lược nội dung lý thuyết “bàn tay vô hình”. Điểm xuất phát trong phân tích kinh tế của A.Smith là nhân tố con người kinh tế. Theo ông, con người kinh tế có 2 tính: tính vị kỉ và tính vị tha. Trong 2 tính này thì tính vị kỷ trội hơn nên làm nảy sinh mối quan hệ trao đổi, mua bán. Trao đổi là đặc tính vốn có của con người, là thiên hướng phổ biến, tất yếu và vĩnh viễn của mọi xã hội. Chỉ có trao đổi thì nhu cầu của con người mới được thỏa mãn. “Khi trao đổi sản phẩm với nhau con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của mình. Mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi phối người ta hoạt động trao đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi con người kinh tế còn chịu tác động của “bàn tay vô hình”. Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do Adam Smith đưa ra vào năm 1776. Trong tác phẩm “Tài sản của các quốc gia” và những bài viết khác ông đã tuyên bố rằng trong nền kinh tế thị trường tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình và chính xác hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một “bàn tay vô hình”. Ông biện luận rằng mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi nhuận lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại. Ông dùng thuật ngữ này để mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc điều chỉnh cung cầu trên thị trường và ví sức mạnh của thị trường như bàn tay vô hình định hướng 5

người bán và người mua, phân bổ nguồn lực kinh tế đạt được hiệu quả xã hội lớn nhất mà không cần sự can thiệp của Chính phủ. Theo lý luận này thì hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội chỉ mang mục đích bảo vệ lợi ích của riêng mình, thông thường, không có chủ định củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Tuy nhiên khi đó hệ thống thị trường và cơ chế giá cả sẽ hoạt động một cách tự phát vì lợi ích của tất cả mọi người như thể có một bàn tay vô hình đầy thiện ý điều khiển toàn bộ quá trình xã hội và sự điều khiển tự phát này còn có hiệu quả hơn cả khi có ý định làm việc này. Theo quan điểm của A.Smith Chính phủ chỉ nên giữ chức năng quản lý bởi lẽ ông cho rằng: “Chính bàn tay vô hình với tư cách là cơ chế tự cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt tối đa. Trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình con người cũng phải phụng sự xã hội nhiều hơn anh ta chủ trương làm điều đó…” 1.3. Nội dung chi tiết lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith A.Smith chỉ dùng thuật ngữ “bàn tay vô hình” ba lần trong ba tác phẩm của ông. Nhưng sau này thuật ngữ đã được sử dụng rộng rãi và trở thành một lý luận kinh tế học. Học thuyết “bàn tay vô hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị trường cạnh tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế học cổ điển. Theo A.Smith, một chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa và một nền hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh. Ngược lại thì chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu dốt của con người. Ông viết: “Mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng vốn của mình sao cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất. Thông thường cá nhân này không có chủ định củng cố lợi ích công cộng mà cũng chẳng biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Cá nhân này chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Trong quá trình này một bàn tay vô hình đã buộc anh ta phải theo đuổi một mục đích không nằm trong dự định. Trong khi theo đuổi lợi ích của 6

mình anh ta đã bảo vệ luôn cả lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc này”. Bàn tay vô hình trước hết thể hiện lợi ích của các cá nhân, nó tác động như là một lực đẩy, hướng con người tới công việc nào mà xã hội sẵn sàng trả tiền A.Smith viết: “Chúng ta không mong có bữa trưa nhờ lòng hào phóng của người mổ thịt, người nấu bia hoặc người làm bánh mà ở cách nhìn của họ đối với lợi ích của bản thân họ. Chúng ta trông chờ không phải ở lòng nhân đạo của họ mà ở tính tự tương thân của họ và không bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta mà về những lợi ích của họ”. Bàn tay vô hình chính là những quy luật kinh tế khách quan chi phối hành động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là một “trật tự tự nhiên”. Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên này thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Cần thiết phải có tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính quá trình cạnh tranh lợi ích giữa các cá nhân. Không ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả. Như vậy ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai xuất phát từ lợi ích cộng đồng mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình. Lợi ích cá nhân chính là mục đích, động lực xuất phát. Các cá nhân chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Trong quá trình này một bàn tay vô hình đã buộc anh ta phải theo đuổi mục đích không nằm trong dự định. Khi theo đuổi lợi ích của mình anh ta đã vô tình bảo vệ luôn lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc này. A.Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân. Ông nói: “Anh hãy đưa cho tôi cái tôi cần và anh sẽ có được ở tôi cái mà chính anh cần”. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó. Cứ để một người 7

nào đó bán hàng hóa của mình quá đắt hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai. Như vậy những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất, đó là sự hài hòa của xã hội. Lý thuyết bàn tay vô hình dựa trên sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường tự do cạnh tranh. Ông giải thích việc đề ra giá cả thị trường được cân bằng phải không xa rời chi phí sản xuất hàng hóa thực tế. Ông giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những hàng hóa mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập ở dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của một quốc gia. Nghĩa là ông đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Ông cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, Nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngoài khả năng của các chủ doanh nghiệp, ông viết: “Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quy định, ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình? Không phải vậy đâu hãy để mặc mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu, không cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả, chính sách kinh tế tốt nhất của Nhà nước là tự do kinh tế…” Tóm lại, nội dung chính của lý thuyết “bàn tay vô hình” là Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả. Nhưng tại sao thị trường lại có thể giải quyết được? Đó là vì mỗi con người luôn luôn chạy theo lợi ích cá nhân của mình, nhưng họ không biết rằng mình đã vô tình bảo vệ lợi ích xã hội và chính cái mong muốn theo đuổi lợi ích cho mình nó như một động lực, như một bàn tay vô hình nào đó thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Đó chính 8

là quan điểm của A.Smith về lý thuyết “bàn tay vô hình” Phần 2: Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của lý thuyết “bàn tay vô hình”. Lý thuyết cân bằng thị trường của L.Walras là sự kế tục và phát triển của lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith. 2.1.

Ý nghĩa lý luận Lý thuyết của A.Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương

(yêu cầu có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế) đặt tiền đề đòi hỏi được tự do kinh doanh, thích hợp với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài. Tuy nhiên sau này thực tế đã cho thấy những điểm chưa hoàn toàn hợp lý của lý thuyết này và người ta vẫn phải dùng đến Nhà nước là “bàn tay hữu hình” thông qua luật pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh theo thuyết “bàn tay vô hình” để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cũng giống như các nhà lý luận cổ điển khác, A.Smith ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tự do cạnh tranh. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của thời kì đầu của CNTB tự do cạnh tranh. Trong tác phẩm “Nguồn gốc giàu có của các quốc gia” ông khẳng định rằng chế độ xã hội bình thường kết hợp với “trật tự tự nhiên” là xã hội tư bản, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, xã hội bình thường là xã hội xây dựng trên cơ sở quy luật tự nhiên còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Dựa vào lý thuyết “bàn tay vô hình” với sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường cạnh tranh A.Smith đã giải thích việc giá cả thị trường được cân bằng không xa rời chi phí sản xuất thực tế hàng hóa. Ông đã giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những hàng hóa mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập của dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của một quốc gia. Nghĩa là ông đã tìm ra trong cơ chế thị 9

trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Theo ông Nhà nước là công cụ cần thiết để chống thù trong giặc ngoài, chống tội phạm và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, đôi khi Nhà nước cũng có chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp như đào sông, đắp đường… nhưng Nhà nước không nên can thiệp sâu vào trong các hoạt động kinh tế, thị trường tự nó sẽ giải quyết tất cả. Ông cũng chỉ ra các điều kiện cần thiết để quy luật kinh tế khách quan hoạt động là : - Sự tồn tại và phát triển của sản xuất : hàng hóa và trao đổi hàng hóa - Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế: tự do sản xuất, tự do

liên doanh liên kết. tự do mậu dịch. Sau này trong lịch sử có rất nhiều

nhà kinh tế, rất nhiều học thuyết kinh tế ra đời kế thừa và phát huy tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith bao gồm: + Trường phái cổ điển Pháp: học thuyết về trật tự tự nhiên của Quesney + Trường phái tân cổ điển: lý thuyết cân bằng tổng quát của L.Walras, lý thuyết cân bằng giá cả của A.Marshall . + Trường phái kinh tế hiện đại đồng thời thừa nhận cả 2 bàn tay và xem nó như nhau “điều hành nền kinh tế mà không có Chính phủ hay thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay vậy”. 2.2.

Ý nghĩa thực tiễn . Lý thuyết “bàn tay vô hình” là tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế thị

trường và tự do thương mại quốc tế ngày nay. Học thuyết này cho thấy tầm quan trọng của quy luận khách quan và đặc biệt là quy luật cân bằng về cung – cầu giá cả. Hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả của riêng mình. Thông thường không có sự chủ định củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Trong khi đó hệ thống thị trường và cơ chế giá cả vẫn hoạt động một cách tự phát vì lợi ích của tất cả mọi người như thể có một “bàn tay vô hình” điều khiển toàn bộ quá trình xã hội, buộc cá nhân phải theo đuổi một mục 10

đích không nằm trong dự định. Với việc từng bước thực hiện quá trình mang tính quy luật của bước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, với tự do hóa giá cả và thương mại hóa nền kinh tế là khâu tập trung đột phá. Việt Nam đã tiến những bước dài trên con đường đổi mới. Tuy nhiên nước ta hiện nay đã chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai. Việc nghiên cứu lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith có ý nghĩa cung cấp tri thức quan trọng về vai trò của cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế này mọi việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế đều được thực hiện dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả, tự nó có thêt tạo ra sự cân đối cung cầu trên thị trường. Do vậy cần nhận thức đúng vai trò của cơ chế thị trường và có giải pháp đẻ phát huy vai trò đó trong vận hành nền kinh tế của nước ta. Cần có chính sách thích hợp để khuyến khích tự do hóa cạnh tranh. Trong công cuộc đổi mới Nhà nước cần đầu tư xây dựng, quản lý các doanh nghiệp kinh tế nhà nước một cách thỏa đáng với vị trí của nó nhưng không được bù lỗ dưới bất kì hình thức nào. Doanh nghiệp kinh tế nhà nước chịu sự chỉ đạo định hướng sản xuất của Nhà nước và được ưu tiên đầu tư, song nó phải năng động đua tranh về mọi mặt để cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Ngoài ra cần chống đối độc quyền trong kinh tế, độc quyền đem lại những đặc quyền, đặc lợi mới cho một ít người trong khi toàn xã hội phải trả giá, cạnh tranh mới là nguyên tắc có tính nền tảng của kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ sẽ bị phá sản, các nguồn lực của doanh nghiệp đó sẽ được chuyển sang các doanh nghiệp khác, hoạt động có hiệu quả hơn chứ không bị mất đi. Chính vì vậy mà nhà kinh tế Mỹ gốc Áo Alois Schumpeter đã coi “phá sản là một sự tàn phá sáng tạo”. Tuy nhiên lý thuyết “bàn 11

tay vô hình” của Adam Smith mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của thị trường mà không thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó không thể khắc phục được như: độc quyền, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng vì thế ông đã tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, phủ nhận vai trò kinh tế của Nhà nước. Việc nghiên cứu lý thuyết này còn có ý nghĩa cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường. Không nên coi thị trường là sự hoàn hảo trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả Nhà nước có th...


Similar Free PDFs