Luận quản trị học - Luận PDF

Title Luận quản trị học - Luận
Author Nhung Hồng
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 604.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 532
Total Views 785

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNMôn học: Quản trị họcGiảng viên: T Lê Việt HưngSinh viên: Đào Thị Hồng NhungKhoá - Lớp: K47 - IBCMSSV: 31211020975Đề tài: Phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 hiện nayvào sự hoạt động của doanh nghiệp và những biện phá...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN Môn học: Quản trị học Giảng viên: T.S Lê Việt Hưng Sinh viên: Đào Thị Hồng Nhung Khoá - Lớp: K47 - IBC04 MSSV: 31211020975 Đề tài: Phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 hiện nay vào sự hoạt động của doanh nghiệp và những biện pháp chủ yếu để giúp doanh nghiệp Việt Nam thích nghi và hồi phục trong giai đoạn hiện tại.

Mở đầu: ình hình kinh tế Việt Nam trước đại dịch Covid: Qua 35 năm đổi mới (1986 - 2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức dương, tỷ lệ nghèo giảm mạnh, thu nhập người dân được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân nâng cao. Tuy nhiên, trong hơn 3 thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi các cú sốc bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào năm 2020. Khác với 2 cú sốc trước là về tài chính - tiền tệ, cú sốc COVID-19 lần này chưa từng có tiền lệ, tác động mạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 2. Tác động đại dịch Covid lên nền kinh tế Việt Nam Tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã và đang có những diễn biến rất phức tạp và khó lường. Việt Nam đã phản ứng nhanh nhạy với COVID-19, thông qua việc kết hợp các biện pháp sớm như xét nghiệm và theo dõi có mục tiêu, các chiến dịch thông tin sáng tạo đến cộng đồng đã phát huy hiệu quả cao. Tuy nhiên, kéo theo đó là sự suy giảm các hoạt động trong nước từ tháng 1 năm 2020 do tăng cường giãn cách xã hội và hạn chế đi lại. Toàn quốc bước vào thời kỳ phong tỏa (cách ly toàn xã hội) từ 1/4/2020, giai đoạn đầu là 15 ngày, sau đó kéo dài đến 21 ngày tại 12 tỉnh thành có rủi ro cao khiến cho việc di chuyển qua biên giới vào Việt Nam bị giới hạn. Đỉnh điểm nhất là đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4/2021 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi lan rộng ra hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hà Nội…, nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. 3. Tác động của đại dịch Covid-19 hiện nay vào sự hoạt động của doanh nghiệp Cú sốc COVID-19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng qua nhiều khía cạnh, chủ yếu tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu: + Cú sốc về cầu: sụt giảm cầu trong nước và quốc tế, diễn ra trên phạm vi rộng, đặc biệt tác động đến các doanh nghiệp sản xuất hàng lâu bền, dệt/may và doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu, sản xuất chế tạo và dịch vụ như du lịch Dịch bệnh COVID-19 đã khiến chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, gây ra sự trì trệ kinh tế làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU,…) cũng chịu ảnh hưởng lớn kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, … có xu hướng giảm. Ngoài ra, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2% - đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Trong 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 – 2020 và đối với nhu cầu bên ngoài cũng có sự suy giảm khi kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI và đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang tác động đến xuất khẩu của nền kinh tế nước ta. DN vẫn tiếp tục đối mặt với những cú sốc đồng biến, mà quan trọng nhất là sụt giảm cầu và suy giảm dòng tiền • Khoảng 2/3 số DN cho biết bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm cầu và giảm dòng tiền • Trên 50% DN phản ánh rằng nguồn cung các đầu vào trung gian đã giảm • Tác động của những cú sốc này dường như tương tự nhau đối với DN ở tất cả các quy mô và lĩnh vực khác nhau, trừ trường hợp ngành nông nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi cầu hơn.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm.

Cú sốc về cung: Sụt giảm về lao động và đầu vào trung gian, đứt gãy chuỗi cung toàn cầu chẳng hạn như đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu bị ảnh hưởng. Trong ngành công nghiệp ô-tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước như Honda, Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại, các doanh nghiệp sản xuất ô-tô mới quay trở lại hoạt động. Các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung lao động bị thiếu. Chi phí sử dụng lao động trong thời kỳ

này cũng cao hơn khi phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực hiện các biện pháp an toàn trong lao động để tránh lây nhiễm vi-rút. Cú sốc tài chính: Các cơ hội tài trợ vốn ngày càng hạn hẹp, Giảm sự sẵn có của tín dụng trong khi cầu tăng sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tài chính Ba cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra đã có ảnh hưởng lớn tới DN và NLĐ Việt Nam: ¼ DN tham gia khảo sát đã phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh. Khoảng 2/3 số DN đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí lao động. Đối với các DN vẫn hoạt động, các biện pháp giảm chi phí như cho NLĐ nghỉ việc không lương hoặc giảm giờ làm đã tác động đến trên 30% NLĐ. Hơn một nửa số DN lo ngại sẽ phải đóng cửa nếu cuộc khủng hoảng kéo dài thêm 3 tháng nữa. Đối với các DN chế biến chế tạo tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, hoàn cảnh của họ trở nên tồi tệ do nhà mua hàng hủy đơn hàng mà không thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Có tới 60,3% DN cho biết việc khách hủy đơn hàng là một trong những tác động lớn nhất tới DN nhất là khi nhiều khách hàng đã chậm thanh toán cho các đơn hàng đã hoàn thành, yêu cầu giảm giá hoặc từ chối chi trả dựa trên điều khoản về tình huống bất khả kháng trong các hợp đồng kinh doanh. Tác động kinh tế của đại dịch không đồng nhất giữa các ngành và DN tùy thuộc vào quyết định chiến lược của họ về nguồn nguyên vật liệu, thị trường, khách hàng và sản phẩm. Các công ty đa dạng nguồn cung, khách hàng và sản phẩm thường có khả năng giảm thiểu được tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng. Tác động kinh tế bởi ba cú sốc đối với doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề nhất tới DN nhỏ và siêu nhỏ Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội do các quốc gia áp dụng đã dẫn tới sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu từ nguồn cung nguyên vật liệu, sản xuất cho tới thị trường tiêu thụ. Tại Việt Nam, cú sốc đầu tiên đến từ việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào ngày 31/1/2020, dẫn tới sự gián đoạn nguồn cung 70% nguyên vật liệu các ngành như may mặc, da giày, và điện tử. Đồng thời, lệnh phong tỏa ở Trung Quốc cũng dẫn tới sự sụt giảm nguồn cầu của nhiều ngành như du lịch và lưu trú13, gỗ và nội thất, và nông sản. Vào ngày 6/3/2020, Việt Nam bước vào giai đoạn 2 của đại dịch, chính phủ áp dụng lệnh hạn chế tụ tập, làm giảm mạnh tiêu thụ nội địa với các sản phẩm và dịch vụ không thiết yếu. Vào giữa tháng 3/2020, Hoa kỳ và nhiều nước châu Âu áp dụng các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, dẫn tới cú sốc kinh tế thứ ba, đặc biệt đối với khu vực xuất khẩu của Việt Nam. Vào thời điểm viết báo cáo, mặc dù các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Á đã được gỡ bỏ, Hoa kỳ và châu Âu vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Điều này có nghĩa khu vực xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Hoa kỳ và châu Âu sẽ chưa thể phục hồi nhanh chóng. Các chỉ số kinh tế trong Quý I/2020 cho thấy rất rõ tác động của đại dịch tới nền kinh tế (xem Hình 4). Tốc độ tăng trưởng GDP, xuất khẩu và nhập khẩu trong Quý I/2020 ở mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua trong khi tỉ lệ lạm phát lên tới 5.56%, mức cao nhất trong 4 năm qua.

Các khảo sát gần đây về tác động kinh tế của Covid-19 cho thấy các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ tư nhân dễ bị tổn thương nhất. Các DN lớn thường có khả năng chống chịu tốt hơn với 18% DN lớn mất trên 60% doanh thu trong nửa đầu 2020 trong khi tỉ lệ này với DN vừa và nhỏ là 21% và DN cực nhỏ là 45% (CCIFV 2020).

Tác động của phong tỏa: đòi hỏi phải đóng cửa các ngành kinh doanh không thiết yếu Giai đoạn phong tỏa đã có ảnh hưởng tạm thời đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Một phần lớn doanh nghiệp (khoảng ½) phải đóng cửa trong tháng 4 do chỉ đạo của Chính phủ hoặc do quyết định của chính doanh nghiệp. Hơn 80% doanh nghiệp đã mở cửa trong tháng 6 song khoảng 20% số doanh nghiệp chỉ hoạt động một phần hoặc vẫn phải đóng cửa Mặc dù các quy định giãn cách xã hội đã nới lỏng, cầu vẫn ở mức thấp, 81% doanh nghiệp vẫn bị giảm doanh số trong tháng 6/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng chồng chất bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát bị tác động bởi sụt giảm đầu vào. Cùng với việc giảm cầu, các doanh nghiệp phải hứng chịu tình trạng sụt giảm dòng tiền Bình quân, các doanh nghiệp dự kiến có tỷ lệ tăng trưởng âm doanh số bán là -27% và tăng việc làm -20%. Tốc độ tăng trưởng doanh số và việc làm cũng có nhiều bất định, và điều này có thể làm giảm mạnh đầu tư, việc làm và tăng trưởng trong tương lai. Dự báo tăng trưởng âm cho thấy các hoạt động kinh doanh có thể đã đình trệ trong thời gian dài. Phong tỏa và trì trệ kinh tế có thể làm giảm cầu nội địa và nước ngoài, gây đứt gãy nguồn cung ứng đầu vào, và giảm tính thanh khoản Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nhiều hơn • 50% số doanh nghiệp nhỏ và hơn 40% doanh nghiệp vừa phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngược lại, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp lớn phải đóng cửa trong tháng cách ly toàn xã hội. • Các DN dịch vụ bị đóng cửa nhiều hơn

trong khi hầu hết DN nông nghiệp vẫn mở cửa, cho thấy đã có các quy định cho phép các DN này hoạt động trong thời điểm phong tỏa

tại Việt Nam, tác động của Covid-19 tới khu vực chế biến chế tạo được đánh giá ở mức ‘trung bình cao’ và với ngành lưu trú và ăn uống là ‘cao’ (ILO Việt Nam 2020). Tuy nhiên, nghiên cứu này thấy rằng trong khu vực chế biến chế tạo, tác động kinh tế giữa các phân ngành và các DN cũng khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn chiến lược về nguồn cung, thị trường, khách hàng và sản phẩm.

Tính bấất đ nhị S bấất ự đ nh ị dấẫn đếấn sụt giảm đấầu tư và đ ổi mới sáng tạo Tác đ ng ộ c aủ phong t ỏ a Các gi iảpháp vếầ y tếấ công cộng đòi hỏi phải đóng c ửa các ngành kinh doanh không thiếất yếấu Nh ng cú ữ sôấc t m th ại nhắấm ờ đếấn các ngành không thiếất yếấu, ch ủyếấu là bán l ẻ, khách sạn/ nhà hàng (du lịch) và d ịch vụ cá nhấn

Mặc dù các quy định giãn cách xã hội đã nới lỏng, cầu vẫn ở mức thấp, 81% doanh nghiệp vẫn bị giảm doanh số trong tháng 6/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng chồng chất bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát bị tác động bởi sụt giảm đầu vào. Cùng với việc giảm cầu, các doanh nghiệp phải hứng chịu tình trạng sụt giảm dòng tiền

DN vẫn tiếp tục đối mặt với những cú sốc đồng biến, mà quan trọng nhất là sụt giảm cầu và suy giảm dòng tiền • Khoảng 2/3 số DN cho biết bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm cầu và giảm dòng tiền • Trên 50% DN phản ánh rằng nguồn cung các đầu vào trung gian đã giảm • Tác động của những cú sốc này dường như tương tự nhau đối với DN ở tất cả các quy mô và lĩnh vực khác nhau, trừ trường hợp ngành nông nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi cầu hơn.

Nguồn 2 Ví dụ,

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Mặc dù đã được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2020 (1,82%), nhưng vẫn chưa hồi phục được tốc độ tăng như cùng kỳ các năm 2018 và 2019 (7,05% và 6,77%). Thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI đạt thấp. Đầu tư của khu vực ngoài nhà nước năm 2020 chỉ tăng 3,1%, 6 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tổng

vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 giảm 25% so với năm 2019, trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng. Trong Quý II/2021, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động lần lượt là 2,4% và 2,6%, đều tăng so với Quý I/2021 (2,19% và 2,2%). Tình hình hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong 7 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020, là mức thấp so với mức tăng trung bình 8,1% giai đoạn 2016-2020, giảm 7,2% về số lao động; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 23%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 28,6%, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 27,4%. Về quy mô của doanh nghiệp, bị ảnh hưởng trên diện rộng, đáng kể nhất là với các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (hợp tác xã) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 90% hợp tác xã giảm doanh thu và lợi nhuận; lao động bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động. Quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2021, do tác động của các đợt giãn cách xã hội tại một số địa phương, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng thấp, chỉ đạt 3,96% so với cùng kỳ năm 2020; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tiếp tục giảm sâu (5,12%), dịch vụ vận tải và kho bãi giảm 0,39%. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng; xu hướng dịch chuyển kênh đầu tư sang thị trường bất động sản khiến thị trường sôi động hơn ở các phân khúc khác nhưng lại dẫn đến tình trạng sốt đất, đầu cơ đất, nhiễu loạn thông tin quy hoạch đất, nhất là các khu vực vùng ven các đô thị lớn, gây nguy cơ bong bóng tài sản và rủi ro kinh tế vĩ mô. Hoạt động tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thủy sản tươi/đông lạnh và có tính thời vụ cao bị ảnh hưởng lớn; có tình trạng giá nông sản giảm tại chỗ, ứ hàng cục bộ nhưng giá bán nông sản tới người tiêu dùng trong nước không giảm. Một số ngành, lĩnh vực khác chịu ảnh hưởng lớn thời kỳ đầu bùng phát dịch bệnh bao gồm dệt may và sản xuất da, các sản phẩm từ da, điện tử tiêu dùng, sản xuất, lắp ráp ô tô...

Nguồn 4 Đại dịch COVID-19 có những diễn biến rất phức tạp và khó lường. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư do biến thể Delta lây lan nhanh gây tác động lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi lan rộng ra hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai…, nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, cần ban hành những cơ chế, chính sách cấp thiết, lộ trình phù hợp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19.

Năm 2020, Việt Nam là một trong những nền kinh tế trên thế giới duy trì được đà tăng trưởng, nhưng tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,91%, thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020; tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt

5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Mặc dù được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2020 (1,82%), nhưng vẫn chưa hồi phục được tốc độ tăng như cùng kỳ các năm 2018 và 2019 (7,05% và 6,77%). Thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt thấp. Đầu tư của khu vực ngoài nhà nước năm 2020 chỉ tăng 3,1%, 6 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 giảm 25% so với năm 2019, trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng. Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48% (năm 2019 là 2,17%), tỷ lệ thiếu việc làm là 2,51% (năm 2019 là 1,5%). Trong quý II-2021, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động lần lượt là 2,4% và 2,6%, đều tăng so với quý I-2021 (2,19% và 2,2%). Những con số trên phản ánh rõ tình hình hoạt động rất khó khăn của các doanh nghiệp. Năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,3% so với năm 2019; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 13,9%. Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; những doanh nghiệp quy mô lớn rút lui khỏi thị trường nhiều hơn. Trong 8 tháng đầu năm 2021, so với cùng kỳ, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 8% về số doanh nghiệp, giảm 7,5% về vốn đăng ký và giảm 13,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước; tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế giảm 17%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm 0,6%. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng trên diện rộng, đáng kể nhất là với các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (sau đây gọi tắt là hợp tác xã) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 90% số hợp tác xã giảm doanh thu và lợi nhuận; lao động bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động. Quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn. Phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 24.9.2021 cho ý kiến về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Khu vực công nghiệp và thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp trong năm 2020, thấp nhất trong các năm 2011 - 2020. Khu vực công nghiệp chỉ tăng 3,36%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 5,82%. Khu vực thương mại, dịch vụ tăng 2,34%, chỉ bằng khoảng 1/3 tốc độ tăng trưởng của năm 2019, trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, dịch vụ vận tải, kho bãi giảm 1,88%. Trong 6 tháng đầu năm 2021, do tác động của các đợt giãn cách xã hội tại một số địa phương, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng thấp, chỉ đạt 3,96% so với cùng kỳ năm 2020; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tiếp tục giảm sâu (5,12%), dịch vụ vận tải và kho bãi giảm 0,39%. Doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 chiếm 0,3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, giảm 59,5% so với năm trước; 6 tháng đầu năm 2021 giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập các cấp thành lập mới năm 2020 giảm 9,5% so với cùng kỳ, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 89,6%, số lượng doanh nghiệp giải thể tăng 32,8%; trong 6 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm 0,2%. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng; xu hướng dịch chuyển kênh đầu tư sang thị trường bất động sản khiến thị trường sôi động hơn ở các phân khúc khác nhưng lại dẫn đến tình trạng sốt đất, đầu cơ đất, nhiễu loạn thông tin quy hoạch đất, nhất là khu vực vùng ven các đô thị lớn, gây nguy cơ “bong bóng tài sản” và rủi ro kinh tế vĩ mô. Hoạt động tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thủy sản tươi/đông lạnh và có tính thời vụ cao bị ảnh hưởng lớn; có tình trạng giá nông sản giảm tại chỗ, ứ đọng hàng cục bộ nhưng giá bán nông ...


Similar Free PDFs