MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM Trong TÌNH HÌNH MỚI – LIÊN HỆ ĐẾN Trách NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY PDF

Title MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM Trong TÌNH HÌNH MỚI – LIÊN HỆ ĐẾN Trách NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Author Đam Anh Trần
Course Quốc Phòng
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 24
File Size 1016.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 380
Total Views 527

Summary

####### BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO####### TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH####### KHOA KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG~~~~~~*~~~~~~BÀI TIỂU LUẬN####### ĐỀ TÀIMỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂYDỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO VIỆTNAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI – LIÊN HỆ ĐẾNTRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAYHỌC...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI – LIÊN HỆ ĐẾN TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY HỌC PHẦN: MILI270102 - Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

TP HỒ CHÍ MINH – 20/09/2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI – LIÊN HỆ ĐẾN TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY HỌC PHẦN: MILI270102 - Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Mã lớp học phần Giảng viên hướng dẫn

: : : :

Phước Công Nguyên 46.01.104.125 MILI270102 ThS. Nguyễn Văn Dũng

TP HỒ CHÍ MINH – 20/09/2021

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn nhà Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam này vào chương trình giảng dạy. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng viên bộ môn – Thầy Nguyễn Văn Dũng đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia khóa học của thầy, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây là kiến thức vô cùng quý giá, là hành trang để em vững bước sau này. Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam là một môn học thú vị, rất bổ ích và thiết thực. Tuy nhiên, do vốn kiến thức và khả năng tiếp thu thực tế còn hạn chế nên còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót và nhiều điểm chưa chính xác, mong thầy xem xét và góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài:...................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu:.............................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................2 4. Khách thể và đối tượng..........................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................2 6. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................2 7. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................2 8. Cấu trúc của đề tài:................................................................................. 2 NỘI DUNG................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM.....................3 1.1 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.........................................................................3 1.1.1 Vùng đất quốc gia..................................................................................3 1.1.2 Biển đảo Việt Nam.................................................................................4 1.1.3 Chủ quyền quốc gia...............................................................................6 1.2 Biên giới quốc gia trên biển..........................................................................6 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY............................................................................................................... 8 2.1 Thực trạng biển, đảo nước ta hiện nay..........................................................8 2.2 Những vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay...................8 2.2.1 Những thuận lợi mà chúng ta có được...................................................8 2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong việc bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của nước ta......................................................................................................... 9 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI...........................................12 3.1 Một số giải pháp tăng cường xây dựng, quản lý, bảo vệ biển, đảo việt nam trong tình hình mới......................................................................................................12 3.2 Liên hệ với sinh viên ngày nay...................................................................15 KẾT LUẬN................................................................................................................. 19

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Một đất nước được tạo nên từ bốn yếu tố: Lãnh thổ, Nhà nước, thị trường và Dân cư. Trong đó, lãnh thổ chính là phần đất đai thuộc chủ quyền của một nước. Lãnh thổ giữa các nước với nhau được phân biệt bởi đường biên giới. Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Nước Việt Nam ta có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia. Là quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng cũng trải qua nhiều biến cổ thăng trầm. Song song đó, biển đảo - một phần lãnh thổ quốc gia Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng đóng vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong lịch sử, các triều đại phong kiến nước ta đã rất quan tâm thực thi chủ quyền khai thác các nguồn lợi từ biển đảo để góp phần phát triển kinh tế. Thời Lý, năm 1149, vua Lý Anh Tông đã xây dựng trang Vân Đồn; thời Lê, năm 1426, đặt Tuần Kiếm ở các xử cửa biển, các đồn, đảo... để quản lý, thu thuế các tàu thuyền nước ngoài qua lại nước ta. Sang thời chúa Nguyễn, các chùa đã thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để khai thác đạo Hoàng Sa, Trường Sa. Đối với mọi quốc gia sự toàn vẹn lãnh thổ là điều rất thiêng liêng. Do đó, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta gần liền với cuộc đấu tranh giữ gìn biên cương, biển đảo của Tổ Quốc. Ý thức bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong lịch sử nước ta được ghi lại bởi những trận chiến oanh liệt: Chống giặc Quỳnh Châu ở biên giới phía Bắc; trận Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 của Ngô Quyền, … Trong kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 3 năm 1288 quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn đã tạo nên chiến công vang đội trên sông Bạch Đăng lịch sử, tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy 6 vạn tên Bước sang thế kỉ XVI, XVII và những năm đầu thế kỉ XVIII, thủy quân Việt Nam đã chiến thắng hạm đội của thực dân Hà Lan năm 1642-1643, đánh tháng hạm đổi thực dân Anh năm 1702... Thế kỉ XIX, triều Nguyễn được thành lập cái quản lãnh thổ đất nước từ Bắc đến Nam. Các vị vua triều Nguyễn đều nhận thức được tầm quan trọng của biên giới, biển đảo đối với sự tồn vong, an ninh của quốc gia vận mệnh dân tộc. Do vậy, cùng với việc quản lí đất nước, phát triển kinh tế, các vị vua triều Nguyễn cũng ra sức bảo vệ vững chắc vùng biên giới biển đảo – phần máu thịt thiêng liêng của Tổ Quốc. Trải qua ngàn năm xây dựng bảo vệ biển đảo, ngày nay, trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông cùng với sự diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19, Đảng, Nhà nước đã có những giải pháp chiến lược, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tuy nhiên, các giải pháp được đề ra vẫn còn thiếu sót. 1

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường xây dựng, quản lý, bảo vệ biển, đảo việt nam trong tình hình mới – liên hệ đến trách nhiệm của sinh viên hiện nay” nhằm góp chút sức lực nhỏ bé của bản thân vào công cuộc bảo vệ đất nước.

2. Mục đích nghiên cứu: Nêu lên một số giải pháp tăng cường xây dựng, quản lý, bảo vệ biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát về chủ quyền lãnh thổ biển, đảo Việt Nam, chọn lựa tư liệu hình ảnh phù hợp với nội dung. - Điều tra thực trạng tại các vùng biển, đảo thuộc quyền sở hữu hợp pháp theo công ước Liên Hợp Quốc. - Đề xuất các giải pháp tăng cường xây dựng, quản lý, bảo vệ biển, đảo việt nam trong tình hình mới. - Liên hệ đến trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.

4. Khách thể và đối tượng 4.1 Khách thể nghiên cứu Tư liệu, hình ảnh. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Biển đảo Việt Nam và các biện pháp tăng cường, quản lý, bảo vệ biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.

5. Phạm vi nghiên cứu Khu vực biển, đảo thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Việt Nam.

6. Giả thuyết nghiên cứu Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển biển đảo Việt Nam.

7. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết - Quan sát thực tiễn - Phân tích, tổng hợp - Đưa ra giải pháp thiết thực - Kết luận

8. Cấu trúc của đề tài: Đề tài gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Việt Nam là một đất nước độc lập, có chủ quyền. Lãnh thổ Việt Nam là một thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là 331.689 km 2, với 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của hơn 100 triệu dân thuộc 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia nước ta. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững Hình 1.1: Sơ đồ lãnh thổ và các vùng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền biển Việt Nam vững đất nước".

1.1 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia 1.1.1 Vùng đất quốc gia Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau; các đảo như Phú Quốc, Cái Lân... và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 3

1.1.2 Biển đảo Việt Nam Với diện tích biển rộng khoảng 1,5 triệu km2 gấp 4 lần diện tích đất liền, chiếm 29% diện tích biển Đông, Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 Hình 1.2: Biển đảo Việt Nam (hình minh họa) hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu. Việt Nam có 5 vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Cụ thể là: + Nội thủy là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lí như lãnh thổ trên đất liền. Nội thủy của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng. + Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. + Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tiếp theo của lãnh hải. + Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

4

+ Thềm lục địa: Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, giới hạn 200 hải lí tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền của nước ta đối với thềm lục địa là đương nhiên.

Hình 1.3: Sơ đồ khu vực biên giới biển và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

1.1.3 Chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Tất cả các nước, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lí thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.

1.2 Biên giới quốc gia trên biển Căn cứ quy định tại Điều 5 – Nghị định số 140/2004/NĐ-CP, quy định về biên giới quốc gia trên biển, cụ thể: Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm Hình 1.4: Biên giới quốc gia trên biển ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo. Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc

6

về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Việc xác định đường biên giới quốc gia trên biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đường biên giới quốc gia trên biển vừa là minh chứng thực thực tiễn vừa là căn cứ pháp lý để phân định ranh giới các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia với vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Dựa vào đường biên giới quốc gia trên biển, có thể khẳng định rằng các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia là các vùng biển nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển và là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia trên biển, cụ thể đó là nội thủy và lãnh hải. Từ việc phân định được các vùng biển, đây cũng chính là tiền đề để xác định tính chất chủ quyền của quốc gia ven biển đối với những vùng biển đó trong quá trình tham gia các quan hệ quốc tế, giải quyết các công việc phát sinh trong quan hệ đời sống quốc tế.

7

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng biển, đảo nước ta hiện nay Thế giới và khu vực đang trải qua một thời kỳ nhiều biến động phức tạp, khó đoán định, nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, dòng chảy chính và vì lợi ích chung của các nước. Xu thế đa cực, đa trung tâm ngày càng rõ nét, trở thành xu thế chủ đạo, vai trò của các tổ chức khu vực trên các châu lục ngày càng gia tăng, tạo mối quan hệ đan xen vừa tăng cường hợp tác, vừa cạnh tranh chiến lược. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở khu vực Biển Đông ngày càng quyết liệt, phức tạp, chưa có dấu hiệu lắng xuống, cùng với sự can dự của một số nước lớn ngoài khu vực đã làm cho vùng biển này có lúc trở thành điểm nóng, khó đoán định. Đối với nước ta, những thắng lợi sau nhiều năm đổi mới tiếp tục tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sáng suốt, quyết liệt, hiệu quả của Đảng, Nhà nước, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và chủ động, quyết liệt, linh hoạt ứng phó với đại dịch Covid - 19 vừa qua càng khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa; tăng thêm niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước, Quân đội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn tìm cách đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, tăng cường sử dụng các biện pháp tấn công mềm, tập trung làm chuyển biến về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động, chia rẽ, đòi “phi chính trị hóa” Quân đội; hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng, hòng xóa bỏ mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

2.2 Những vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay 2.2.1 Những thuận lợi mà chúng ta có được Từ thuở xa xưa, nghề biển đã là một nghề quan trọng của cha ông ta, vấn đề khai thác và khẳng định chủ quyền biển đã được cha ông ta quan tâm. Các truyền thuyết, truyện dân gian đã phần nào nói lên điều đó. Đến thời nhà Nguyễn, chủ quyền nước ta đã được khẳng định trên các quần đảo xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa, … Như vậy tư tưởng bảo vệ chủ quyền biển đã tự bao đời hình thành trong nhân dân ta như một truyền thống quý báu trong cộng đồng, trong mỗi người dân Việt Nam. Với việc trở thành thành viên của công ước “Liên Hợp Quốc về luật biển 1982” chúng ta đã có một công cụ pháp lý quốc tê hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền trên biển. Đồng thời với việc ban hành Luật biên giới Quốc gia 2003 và nhiều văn bản pháp luật khác về vấn đề biển, chúng ta đã có những cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển. Đảng và nhà nước ta dành sự quan tâm lớn đến việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền trên biển Đông. Lực lượng Hải quân Việt Nam ngày càng được tăng cường cả 8

về quân số cũng như trang bị, như gần gần đây nhà nước ta đã kí hợp đồng với Nga để mua sáu chiếc tàu ngầm hạn...


Similar Free PDFs