Nhóm-10- Ppncdl - luyện tập PDF

Title Nhóm-10- Ppncdl - luyện tập
Course Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 27
File Size 430.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 272
Total Views 643

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGBỘ MÔN DU LỊCHTIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUKHOA HỌCTRONG DU LỊCHTên đề tài:XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨUCHO 01 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUGiáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Trần Thăng Long Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10Hà Nội, 2022TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGBỘ MÔN DU LỊCHT...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BỘ MÔN DU LỊCH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG DU LỊCH

Tên đề tài:

XÂY D-NG Đ. CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHO 01 Đ. T1I NGHIÊN CỨU

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Trần Thăng Long Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10

Hà Nội, 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BỘ MÔN DU LỊCH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOAHỌC TRONG DU LỊCH Tên đề tài:

XÂY D-NG Đ. CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHO 01 Đ. T1I NGHIÊN CỨU

Giáo viên hướng dẫn:

Danh sách thành viên nhóm 10 1. A35585 – Nguyễn Thị Hằng 2. A36015 – Nguyễn Thu Trang 3. A37090 – Hoàng Thị Nhung

ThS. Phạm Trần Thăng Long

Hà Nội, 2022

MỤC LỤC 1. Tên đề tài..................................................... 2. Tổng quan nghiên cứu............................................. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................... 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................... 4.1. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................2 4.2. Khách thể nghiên cứu:............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu:............................................... 6. Phương pháp nghiên cứu............................................ 6.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu......................3 6.2. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học...........................................3 6.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa....................................... 6.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học....................................... 7. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề:.................................... Các nghiên cứu trên thế giới............................................ Tại Việt Nam..................................................... 8. Bố cục bài nghiên cứu.............................................. Chương 1. Cơ sở lý luận chung về du lịch, du lịch Trekking......................................6 Chương 2. Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Trekking tại Sa Pa....................6 Chương 3. Kết quả điều tra hoạt động du lịch Trekking trên địa bàn Sa Pa..............6 Chương 4 Định hướng, một số giải pháp phát triển du lịch Trekking tại Sa Pa........6 Chương 5: Kết luận và kiến nghị...............................................................................6 9. Cấu trúc nghiên cứu............................................... 10. Tài liệu tham khảo............................................... 11. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu.........................................

1. TÊN Đ. T1I Tiềm năng, định hướng phát triển loại hình du lịch Trekking tại Sa Pa

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói” và vai trò của ngành du lịch được đánh giá rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Những chỉ tiêu lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bảo tồn môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng dẫn đến việc đi du lịch có xu hướng phát triển mạnh mẽ và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng gia tăng và phát triển nhanh chóng, các loại hình du lịch phát triển đa dạng nhằm để đáp ứng với xu hướng quan tâm của thị trường khách. Sự bùng nổ của các khu đô thị trong những thập niên gần đây đã làm cho con người ngày càng rời xa thiên nhiên. Con người đang phải sống và làm việc trong môi trường công nghiệp ô nhiễm với sự ngột ngạt của khói bụi, tấp nập của cuộc sống xô bồ. Chính vì vậy, mọi người đều muốn đi du lịch theo hướng tích cực hơn nhằm mục đích phát triển cá nhân, tái tạo và hoàn thiện bản thân, hòa mình với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ môi trường. Cùng với đó là tình hình dịch bệnh Covid diễn biến kéo dài trong suốt những năm gần đây thì đòi hỏi du lịch vừa phải có sự cải tiến, phát triển các loại hình đa dạng để đáp ứng kịp thời những nhu cầu, mong muốn của du khách mà vừa phải đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Trên thế giới, du lịch Trekking đã được biết đến từ nửa sau thế kỷ XX và có sự tăng trưởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản phẩm cũng như những điểm đến mới trong những năm gần đây, đặc biệt là khu Đông và Nam Á. Hiện nay, Việt Nam đã và đang phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng rất cần có những loại hình du lịch mới mẻ, cần có các yếu tố “mới” và “lạ” để hấp dẫn thu hút khách du lịch và khiến họ muốn quay trở lại địa điểm du lịch đó nhiều lần nữa. Một trong số những loại hình du lịch mới hiện đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đó là du lịch Trekking. Phát triển loại hình du lịch Trekking rất hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện nay là từ du lịch thụ động chuyển dần sang thành du lịch chủ động. Cùng với đó là nhu cầu khách du lịch luôn sẵn có ham muốn mãnh liệt chinh phục những vùng đất lạ, khao khát khám phá và chiêm ngưỡng những khung cảnh mới. Mặc dù điều kiện để phát triển loại hình du lịch Trekking này tại Việt Nam là rất lớn nhưng do các yếu tố chủ quan và khách quan mà sự phát triển của loại hình du lịch này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn đó.

Trong những năm qua, với những điều kiện thiên nhiên ban tặng, Sa Pa đã hấp dẫn được nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước với các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu, hội nghị, du lịch vui chơi giải trí. Nhiều tuyến điểm du lịch trong vùng được đầu tư đưa vào khai thác rất có hiệu quả, trong đó có chương trình du lịch Trekking được coi là một trong những tour du lịch mới mẻ và hấp dẫn. Đặc biệt với xu hướng du lịch thời dịch bệnh và những tiêu cực về sự ô nhiễm môi trường hiện nay thì phát triển loại hình du lịch Trekking ở Sa Pa rất phù hợp. Đặc biệt là nơi đây có đủ điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn cùng với tài nguyên du lịch là tiền đề và cơ sở để hình thành nên các chương trình du lịch Trekking. Điểm đến Sa Pa là nơi hội tụ của đất trời, thiên nhiên và khí hậu, là nơi “tụ hội” nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ và thơ mộng nhất, vì vậy du lịch trekking ở vùng núi Sa Pa là địa điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn khám phá thiên nhiên cũng như học hỏi những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Từ những vấn đề trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Tiềm năng, định hướng phát triển loại hình du lịch Trekking tại Sa Pa” để làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của nhóm mình.

3. MỤC ĐÍCH V1 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Đề tài tiến hành nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch Trekking tại Sa Pa. Trên cơ sở phân tích thực trạng đưa ra một số định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn loại hình du lịch này, qua đó đóng góp vào nỗ lực bảo tồn, phát triển tài nguyên tự nhiên và nhân văn tại Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung. Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu thì đề tài phải đảm bảo các nhiệm vụ sau:  Tổng quan khái quát một số cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch Trekking trên thế giới và ở Việt Nam;  Phân tích tiềm năng, các điều kiện để phát triển và thực trạng du lịch Trekking ở Sa Pa;  Đề xuất định hướng và một số giải pháp tích cực nâng cao nhận thức trong việc phát triển tiềm năng loại hình du lịch này.

4. ĐỐI TƯỢNG V1 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tiềm năng phát triển loại hình du lịch Trekking tại Sa Pa

4.2. Khách thể nghiên cứu: Du khhách tham gia loại hình du lịch Trekking tại Sa Pa, cộng động người dân địa phương, tổ chức thống kê nghiên cứu về hoạt động du lịch Trekking, một số đơn vị doanh nghiệp lữ hành kinh doanh loại hình du lịch Trekking trên địa bàn.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  Về mặt thời gian: Sử dụng các thông tin số liệu từ năm 2015 – 2021  Về mặt không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Sa Pa, tiến hành nghiên cứu sâu tại một số điểm có tiềm năng khai thác lớn như: Bản Cát Cát, Xã Hầu Thào, Phan Si Păng, Tả Van, Thung lũng Mường Hoa và Bản Séo Mí Tỉ.  Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, tiềm năng, thực tiễn phát triển loại hình du lịch Trekking tại Sa Pa. Định hướng và đề xuất những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch Trekking tại Sa Pa.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH V1 TỔNG HỢP T1I LIỆU, SỐ LIỆU Tiến hành thu thập các nguồn số liệu, tài liệu, thông tin từ các nguồn khác nhau như công trình nghiên cứu, sách, bài báo, các tạp chí, trang website trong và ngoài nước, các tài liệu, các báo cáo của các cơ quan quản lý du lịch Trung ương và địa phương các huyện và tỉnh Sa Pa. Phân tích và tổng hợp các số liệu, thông tin thu thập được, tiến hành đánh giá thực trạng và các tiềm năng phát triển du lịch trekking ở SaPa cũng như tạo cơ sở khoa học trong đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển.

6.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT TH-C ĐỊA V1 ĐI.U TRA XÃ HỘI HỌC

6.2.1. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT TH-C ĐỊA Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng văn bản, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua các chuyến đi thực tế tại các huyện, xã có khả năng phát triển du lịch trekking ở Sapa. Thông qua các chuyến đi khảo sát thực địa, tiến hành quan sát, phỏng vấn người dân địa phương trên các địa bàn để có những nhận định khách quan của cộng đồng về phát triển du lịch trekking.

6.2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐI.U TRA XÃ HỘI HỌC. Lập phiếu điều tra, bảng hỏi đối với những du khách tham gia loại hình du lịch Trekking trên địa bàn. Phương pháp này giúp thống kê, khoanh vùng được đặc điểm của đối tượng khảo sát, những mong muốn cải thiện từ nhu cầu khi tham gia hoạt động trekking tại Sa Pa. Từ đó cho thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục khi tổ chức loại hình du lịch này.

7. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN Đ.: Là một đề tài nghiên cứu không phải là quá mới trên thế giới, ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển loại hình du lịch trekking dưới nhiều góc độ, mục đích, quy mô và phạm vi của đối tượng nghiên cứu. Để có thể hệ thống hoàn chỉnh cơ sở lý luận, thực tiễn về loại hình du lịch trekking , tác giả tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề, qua đó có thể đưa vào vận dụng, khai thác và phát triển loại hình du lịch này ở trong cả nước nói chung và Sapa nói riêng.

CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI Các hình thức hoạt động Trekking xuất hiện đầu tiên ở Châu Mỹ, Châu Âu từ nửa sau thế kỷ XX, chủ yếu từ sáng kiến của một số ít những người giàu có, muốn tổ chức những chuyến đi mang tính vận động cao, rèn luyện sức khỏe, thử thách các địa hình, độ cao, khám phá những nét nguyên sơ của thiên nhiên, tìm cảm giác mới lạ… Tầng lớp lao động không có mặt trong những tour du lịch như này vì thiếu điều kiện về thời gian, tài chính phù hợp cho những chuyến đi đó. Mặt khác, loại hình du lịch Trekking mới phát triển và chưa phổ biến rộng, ít được mọi người quan tâm, kể cả giới thượng lưu. Thay vào đó, ở thời điểm này, du lịch nghỉ biển lại rất được ưa chuộng và có tiềm năng lớn trong kinh doanh. Trong khoảng ba thập kỷ tiếp theo, du lịch Trekking được chấp nhận chủ yếu bởi đối tượng quý tộc, tư sản cấp tiến, được truyền bá chủ yếu theo phương thức truyền kinh nghiệm. Các hình thức tổ chức tour cũng còn nhiều tính tự phát, học hỏi trên cơ sở mô hình của các chuyến đi trước đó tới một điểm đến nhất định. Tuy nhiên, những ai đã thử nghiệm chuyến đi thành công đều sẽ gắn bó với những chuyến đi khác kiểu du lịch Trekking. Loại hình du lịch này trở thành đam mê, một sở thích riêng của một số lượng người dù không lớn nhưng ngày càng gia tăng không chỉ ở Châu Mỹ, Châu Âu. Vì vậy, những người này trở thành những người đi đầu cho việc hình thành các câu lạc bộ Trekking đầu tiên, sự khởi đầu của các tổ chức chuyên kinh doanh loại hình này. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hoạt động du lịch Trekking đã phát triển nhanh và có những bước chuyển biến lớn. Các địa điểm Trek luôn được bổ sung, mở rộng phạm vi; ngoài những vùng nổi tiếng như Hyalaya, alps…còn mở rộng tới nhiều vùng núi hoang dã và không chỉ bó hẹp ở các vùng núi. Theo đà phát triển, các đơn vị khai thác Trekking cũng mọc lên nhiều như ở Kadmandu, vùng Everest và Annapuma… Đối tượng khách cũng được mở rộng; không chỉ những người giàu có mà có cả sinh viên, học sinh, công nhân viên chức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ thuộc đủ các loại lĩnh vực khác nhau. Thời gian tour được kéo dài hơn, từ những chuyến đi trong ngày tới những chuyến đi hàng tháng trời cách biệt thế giới văn minh. Các phương tiện hỗ trợ

cũng được chuyển biến để đảm bảo mức an toàn cho du khách và môi trường tự nhiên ở địa phương khi tham gia loại hình du lịch này. Hàng loạt các nhà cung ứng, các hãng lữ hành chuyên kinh doanh Trekking, nhiều loại hình quảng cáo cho loại hình du lịch này được mở ra nhiều nơi như hàng loạt các chi nhánh tư vấn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ở nhiều thời điểm trong năm. Tất cả các vùng miền trên Trái Đất với cuộc sống hoang sơ và điều kiện tự nhiên hầu hết đều trở thành điểm đến hấp dẫn của các khách du lịch Trekking. Trong đó dường như tiềm năng du lịch Trekking ở Đông Nam Á vẫn chưa được khai thác vì hàng loạt những nguyên nhân như kinh tế, chính trị. Các nước Indonexia, Thái Lan, Malaixia là những quốc gia đầu tiên trong khu vực áp dụng khai thác du lịch Trekking. Tại Việt Nam Trong những năm 90, Việt Nam chỉ mới được coi như một điểm đến phụ trong lộ trình du lịch Trekking của khách quốc tế. Sau những chuyến thăm Việt Nam của những du khách ưa thích tìm hiểu những miền đất lạ, một số điểm du lịch cao nguyên, miền núi ở Việt Nam phù hợp với loại hình du lịch Trekking dần dần được du khách quốc tế biết đến như Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sa Pa, Đà Lạt, Đắc Lắc, phần lớn có thế mạnh truyền thống là du lịch nghỉ dưỡng. Những chuyến Trekking đầu tiên mang tính khảo sát được tiến hành ở Tây Bắc Việt Nam, tại một địa danh nổi tiếng từ thời Pháp thuộc: Sa Pa. Từ đó, những kinh nhiệm tổ chức du lịch Treking tại Sa Pa được truyền lại cho chính những người địa phương và trong khoảng hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã được một số hãng lữ hành chuyên du lịch Trekking quốc tế chú ý, khảo sát, quảng cáo như một điểm đến chính thức và thực sự hấp dẫn. Mặt khác, du lịch Trekking đang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển vì du lịch miền núi Việt Nam nói chung dã có được sự chú ý, sự định hướng chiến lược ở tầm vĩ mô của Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp cao nhất – Tổng cục du lịch. Cụ thể: về mặt kế hoạch, tài chính, Chính phủ dành những ưu đãi riêng trong việc cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các quy hoạch và có ưu tiên miễn giảm thuế, nhất là thuế đất phát triển du lịch. Hàng loạt quy hoạch du lịch tổng thể các địa phương ra đời làm cơ sở cho các quy hoạch chi tiết đang được xây dựng cho những khu du lịch quan trọng, tránh tình trạng khai thác chồng chéo loại hình, làm giảm tính hấp dẫn của tài nguyên. Luật du lịch được ban hành, có những định hướng mới cho việc bảo vệ môi trường du lịch, gìn giữ vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Về mặt nhân lực, ngành du lịch Việt Nam có những ưu đãi đối với khu vực miền núi trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ phục vụ du lịch nói chung ở các địa phương. Điều này giúp việc phục cho những đối tượng khách chuyên biệt của du lịch Trekking ở trình độ cao. Cùng với một số loại hình du lịch khám phá/mạo hiểm (adventure/risky Tourism) khác, du lịch Trekking thực sự xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng những năm 1990. Thời

điểm đó, du lịch Trekking xuất hiện như là một hình thức du lịch khám phá thiên nhiên được du khách châu Âu ưa chuộng, nhất là đối với những người có kỳ nghỉ dài ngày. Các tour Trekking ở Tây Nguyên được chọn nhiều, thường kéo dài từ trên 7 đến 20 ngày, bao gồm các hoạt động như leo núi, tham quan các khu rừng, thác nước cũng như cuộc sống của các dân tộc ít người. Hiện nay, du lịch Trekking đang là một trong những loại hình sản phẩm được ưa chuộng nhất đối với các hãng lữ hàng lớn hay chuyên kinh doanh du lịch khám phá/mạo hiểm hướng trọng tâm đến thị trường khách quốc tế. Những công ty lớn kinh doanh các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm đều có những chương trình chuyên Trekking, trong đó có cả công ty nhà nước, liên doanh, nước ngoài. Một số công ty chuyên Trekking như Topas đã xác định được vị thế của mình tại những điểm Trekking phổ biến nhất Việt Nam như Sa Pa, Hòa Bình, Đắc Lắc, Cúc Phương… Bên cạnh đó là sự tham gia nồng nhiệt của những đại lý du lịch tập trung dày đặc ở khu vực có nhiều người nước ngoài ở Hà Nội như Hàng Bạc, Mã Mây, Hàng Bè với các phương thức bán tour và thực hiên tour đa dạng, kết hợp với các nhà cung ứng địa phương đã làm cho thị trường kinh doanh du lịch Trekking thêm sôi động trong những năm đầu thế kỷ này ở Việt Nam. Điểm đến đầu tiên của du lịch Trekking ở Việt Nam và cũng là nơi phát triển nhất cho đến nay được thừa nhận trên thực tế chính là Sa Pa (Lào Cai). Đối với người dân Việt Nam, du lịch Trekking vẫn còn là một loại hình khá xa lạ. Các công ty thấy rõ những hạn chế trong khuynh hướng lựa chọn sản phẩm, chi tiêu, sở thích, thể lực và các điều kiện khác của khách du lịch nội địa nên không nhiệt tình quảng bá sản phẩm đến đối tượng này. Các phương tiện thông tin đại chúng và trường học thì chưa có sự nghiên cứu thấu đáo nên cũng giới thiệu một cách sơ sài và phiến diện.

8. BỐ CỤC B1I NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận chung về du lịch, du lịch Trekking Chương 2. Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Trekking tại Sa Pa Chương 3. Kết quả điều tra hoạt động du lịch Trekking trên địa bàn Sa Pa Chương 4: Định hướng, một số giải pháp phát triển du lịch Trekking tại Sa Pa Chương 5: Kết luận và kiến nghị

9. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG V. DU LỊCH, DU LỊCH TREKKING 1.1. Một số khái niệm chung 1.1.1. Du lịch 1.1.2. Các loại hình du lịch 1.2. Du lịch Trekking 1.2.1. Khái niệm, thuật ngữ, quan điểm về loại hình du lịch Trekking 1.2.2. Đặc trưng của loại hình du lịch Trekking 1.2.3. Vai trò của loại hình du lịch Trekking 1.3. Các hoạt động của Trekking 1.3.1. Phân loại vị trí, từng thành tố, cấp độ Trekking 1.3.2. Các hoạt động Trekking 1.4. Điều kiện cơ bản để phát triển loại hình du lịch Trekking 1.4.1. Điều kiện tự nhiên 1.4.2. Điều kiện kinh tế 1.4.3. Điều kiện văn hóa – xã hội 1.4.4. Điều kiện cung 1.4.5. Điều kiện cầu 1.5. Xu hướng du lịch Trekking trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay 1.5.1. Xu hướng du lịch Trekking trên thế giới 1.5.2. Xu hướng du lịch Trekking tại Việt Nam 1.5.3. Một số địa điểm du lịch Trekking hiện đang được quan tâm tại Việt Nam TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2. TI.M NĂNG, TH-C TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TREKKING TẠI SA PA 2.1. Giới thiệu khái quát về Sa Pa 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.2. Vài nét về lịch sử Sa Pa 2.1.3. Sơ lược hoạt động du lịch tại Sa Pa 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Trekking tại Sa Pa 2.2.1. Tiềm năng chung 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình b. Khí hậu c. Thủy văn d. Tài nguyên thiên nhiên phù hợp phát triển du lịch

e. Hệ động vật, thực vật 2.2.1.2. Điều kiện kinh tế 2.2.1.3. Điều kiện văn hóa - xã hội a. Cộng đồng dân cư b. Giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần c. Sự kiện 2.2.1.4. Điều kiện cầu 2.2.1.5. Điều kiện cung 2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Trekking tại các địa điểm cụ thể tại Sa Pa 2.2.2.1. Phan Si Păng a. Khái quát về Phan Si Păng b. Tiềm năng phát triển du lịch Trekking ở Phan Si Păng 2.2.2.2. Bản Séo Mí Tỉ a. Khái quát về bản Séo Mí Tỉ b. Tiềm năng phát triển du lịch Trekking ở Séo Mí Tỉ 2.2.2.3. Bản Cát Cát a. Khái quát về Bản Cát Cát b. Tiềm năng phát triển du lịch Trekking ở Bản Cát Cát 2.2.2.4. Tả Van a. Khái quát về Tả Van b. Tiềm năng phát triển du lịch Trek...


Similar Free PDFs