NHÓM 12 - TIỂU LUẬN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG PDF

Title NHÓM 12 - TIỂU LUẬN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Author Gia An Nguyễn
Course Business Communication
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 23
File Size 843.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 119
Total Views 285

Summary

Download NHÓM 12 - TIỂU LUẬN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP.HCM ========

TIỂU LUẬN Môn: Tin học đại cương XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Giảng viên:

Trần Anh Tài

Lớp:

K59CLC1

Sinh viên: Nguyễn Gia An

2012255006

Võ Nguyễn Tuyết Băng

2012255050

Hồ Nguyễn Bảo Thuy

2012255591

Nguyễn Đặng Hải Yến

2012255712

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 8 năm 2021

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Danh mục

MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................................................................................i DANH MỤC HÌNH....................................................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG................................................................................................................................................. iii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)......... 2 1.1

Khái niệm: ........................................................................................................ 2

1.2

Nguồn gốc và bản chất của FDI: ...................................................................... 2 1.2.1 Nguồn gốc: ............................................................................................. 2 1.2.2 Bản chất: ................................................................................................ 2

1.3

Đặc điểm: ......................................................................................................... 2

1.4

Các hình thức đầu tư FDI: ................................................................................ 3

CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN VIỆT NAM ................................ 4 2.1

Xu hướng của FDI đến Việt Nam: ................................................................... 4 2.1.1 Vốn đầu tư qua các năm:........................................................................ 4 2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư: ................................................................................. 5 2.1.3 Quy mô vốn/dự án: ................................................................................ 6 2.1.4 Về địa bàn đầu tư: .................................................................................. 8 2.1.5 Tác động của FDI đến Việt Nam: .......................................................... 9

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO FDI VÀO VIỆT NAM...............................................15 KẾT LUẬN..................................................................................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................................19

i

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Danh mục

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Vốn FDI trong 5 tháng đầu 2013 ................................................................. 4 Hình 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1998-2016 .............. 10 Hình 3: Tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giảm 13,4% trong 7 tháng đầu năm . 12

ii

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Danh mục

DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Vốn FDI qua các năm .................................................................................. 5 Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư FDI trong 5 tháng đầu năm 2013 .................................. 5 Bảng 3: Quy mô vốn đầu tư ...................................................................................... 7 Bảng 4: Các hình thức sở hữu vốn đầu tư ................................................................. 8 Bảng 5: Địa bàn đầu tư .............................................................................................. 9

iii

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế,…Trong vài năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu có lãi. Đó là một nhân tố đáng khích lệ. FDI đã giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm. FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc t ế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh việc đóng góp vào ngân sách nhà nước, FDI còn tạo ra việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm. FDI đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, ký kết thoả thuận chung với EU, bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, FDI cũng mang lại những tác động tiêu cực mà không phải ai cũng nhìn thấy được. Để hiểu rõ xu hướng và tác động của FDI đến nước ta, tôi đã chọn chủ đề “Xu hướng và tác động của FDI đến Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình. Tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Chương 2: Xu hướng và tác động của FDI đến Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp cho FDI vào Việt Nam Dù có nhiều cố gắng nhưng nội dung tiểu luận không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy/cô cùng các bạn để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!

1

Tiểu luận môn Tin học đại cương

CHƯƠNG 1:

Phần Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

1.1

Khái niệm: FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở

sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đúng chủ sở hữu, tự quản lý, khai thác hoặc thuê người quản lý, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý, cùng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. 1.2

Nguồn gốc và bản chất của FDI:

1.2.1 Nguồn gốc: FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập k ỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh t ế quốc tế, FDI trở thành một xu thế tất yếu của l ịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao. 1.2.2 Bản chất: Có sự thiếp lập về quyền sở hữu, về tư bản của công ty một nước ở một nước khác. Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư. Có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và k ỹ năng quản lý. Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia. Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế. 1.3

Đặc điểm: Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tắc phải tuân thủ pháp luật của nước

đó. Hình thức này thường mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. T ỷ lệ vốn quy định, vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ các chủ đầu tư. Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Hiệu tượng đa cực và đa biến trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà còn các hình thức khác nhau của tư bản tư nhân và tư bản nhà nước cũng đang tham gia. Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI 2

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước. Do nhà đầu tư muốn đầu tư vào thì phải tuân thủ các quyết định của nước sở tại nên vốn t ỷ lệ, vốn tối thiểu của nhà đầu tư vào vốn pháp đinh của dự án là do luật đầu tư của mỗi nước quyết định. Campuchia quyết định là 40%. Trong khi đó, ở Mỹ lại quyết định 10% và một số nước khác lại là 20%. Các nhà đầu tư là nguồn bỏ vốn và đồng thời, tự mình trực tiếp quản lý và điều hành dự án. Quyền quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu tư đã góp trong vốn pháp định của dự án, nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì họ có toàn quyền quyết định. Kết quả thu được từ dự án được phân chia cho các bên theo t ỷ lệ vốn góp vào vốn pháp định sau khi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông nếu là công ty cổ phần. FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận. 1.4

Các hình thức đầu tư FDI: Gồm có: thành l ập các tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài; thành lập các tổ chức

kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC, BOT, BTO, BT; đầu tư phát triển kinh doanh (mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường); mua cổ phần, góp vốn để quản lý đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

3

Tiểu luận môn Tin học đại cương

CHƯƠNG 2:

Phần Nội dung

XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN VIỆT NAM

2.1

Xu hướng của FDI đến Việt Nam:

2.1.1 Vốn đầu tư qua các năm: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn FDI tăng liên tục trong 03 năm qua. Vào năm 2013, dù kinh tế Việt Nam và thế giới r ất khó khăn, nhưng chúng ta đạt được kết quả rất khả quan trong thu hút FDI. Cụ thể, thu hút FDI của Việt Nam năm 2013 đạt gần 22 t ỷ USD vốn đăng ký, tăng 54% so với năm 2012; vốn giải ngân đạt cao, lên đến 11,5 tỷ USD.

Hình 1: Vốn FDI trong 5 tháng đầu 2013 Về những đóng góp của khối doanh nghiệp FDI, số liệu thống kê cho thấy, đến nay, khu vực doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, với mức đóng góp khoảng 20% GDP, khoảng 45% sản lượng công nghiệp và ¼ tổng đầu tư xã hội hằng năm. Về xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đạt 80,91 tỷ USD (chưa tính dầu thô), tăng 26,3% so với năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu của các nhóm doanh nghiệp FDI đạt 74,23 t ỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.

4

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

Tính cả năm 2013 thì tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng hoá mà các doanh nghiệp FDI mang lại là 155,14 tỷ đồng, chiếm tới 58,8% tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước (246,261 tỷ đồng). Trong đó, xuất khẩu chiếm 61,2% và nhập khẩu chiếm 56,3%.

Bảng 1: Vốn FDI qua các năm

Vốn FDI vào Việt Nam qua các năm (tỷ USD) 71.7

23.1 11.5

10

21.6

21 11

11

Vốn thực hiện

14.7

10.5 12.7

11.5

Tổng vốn đăng ký

FDI vào nước ta đã có xu hướng tăng mạnh mẽ, đặc biệt năm 2008 đạt ngưỡng 71.7 tỉ USD cao nhất trong 20 năm thu hút FDI, với nhiều dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp (thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao). Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và các yếu tố khác, FDI đăng ký vào Việt Nam đã suy giảm mạnh so với năm 2008 và có xu hướng phục hồi chậm cho đến nay. Trong 7 tháng đầu năm 2011, vốn đăng ký FDI (tính đến 20.07.2011) đạt 9.045 t ỷ USD. Trong đó, vốn đăng ký mới là 7.63 t ỷ USD (chiếm 84% tổng vốn đăng ký), vốn đăng ký bổ sung là 1.416 t ỷ USD (chiếm 16% tổng vốn đăng ký). 2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư: Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư FDI trong 5 tháng đầu năm 2013

5

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

Cơ cấu vốn đầu tư FDI trong 5 tháng đầu năm 2013 (Triệu USD) 387.4 533.2

7,600

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Bất động sản

Các ngành còn lại

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 7.6 t ỷ USD, chiếm 89.2% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 387.4 triệu USD, chiếm 4,5%; các ngành còn l ại đạt 533.2 triệu USD, chiếm 6,3%. Từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, các nước trong khu vực đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI. Cũng thời điểm này, chính sách về FDI của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, mặc dù thay đổi nhưng các quy định luật pháp của Việt Nam vẫn thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, hiệu lực thực thi pháp luật thấp. Những yếu tố này làm tăng chi phí đầu tư và kinh doanh, làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với trước và so với một số nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc. 2.1.3 Quy mô vốn/dự án: Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ, trung bình cho cả giai đoạn 1988-2003 chỉ ở mức 8.3 triệu USD/dự án. Đáng chú ý, sau khi đạt mức 23 triệu USD/dự án vào năm 1996 thì quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3.4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14.4 triệu USD/một dự án. Điều đó cho thấy số dự án có quy mô lớn 6

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Hondan, Compal, Piaggio,..). Bảng 3: Quy mô vốn đầu tư

QUY MÔ ĐẦU TƯ ĐƯỢC CẤP PHÉP 18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00%

2.00% 0.00% Dưới 0.5 tỷ đồng (tương đương 25.000 USD)

Từ 0.5 đến dưới 1 tỷ đồng (tương đương 50.000 USD)

Tỷ lệ điều tra PCS

Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng (tương đương 250.000 USD)

Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng (tương đương 5.000 USD)

Theo dữ liệu từ Tổng cục thống kê (GSO)

Đến nay, cả nước thu hút được 16.233 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 237.6 tỷ USD. Vốn thực hiện hơn 116 tỷ USD. Trong s ố đó, dự án trên 1 t ỷ USD là 32 dự án, chiếm 34.53% tổng vốn đầu tư. Còn số dự án có vốn đầu tư dưới 5 triệu USD lại chiếm tới khoảng 76% tổng số dự án. T ỷ trọng vốn đầu tư chiếm dưới 10% tổng vốn đầu tư. Trong 4 tháng đầu năm 2014, chỉ có 2 dự án FDI hơn 1 tỷ USD. Còn lại tổng vốn của 250 dự án cũng chỉ vỏn vẹn 1 t ỷ USD, tức trung bình 4 triệu USD/dự án. Trong thời gian tới, cần tập trung thu hút đầu tư FDI theo hướng chọn lọc dự án có chất lượng cao giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Về hình thức sở hữu, do nhiều lý do, trong đó có việc hạn chế thành l ập doanh nghiệp FDI với 100% vốn đầu tư nước ngoài, các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến giữa thập kỷ 90 chủ yếu dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối năm 1998, số dự án liên doanh chiếm tới 59% tổng số dự án và 69% tổng s ố vốn đăng ký. Từ năm 1997, hạn chế này đã được xoá bỏ và tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu số dự án FDI theo hình thức sở hữu. Hiện tại, tính đến tháng 7.2012, hình thức liên doanh giảm xuống còn chiếm 26.21% tổng vốn đăng ký. Trong khi 7

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

hình thức dự án có 100% vốn nước ngoài chiếm 65.53%, còn lại là dự án BOT và hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần, công ty mẹ con. Trong các dự án liên doanh, số dự án liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng tăng lên đáng kể. Bảng 4: Các hình thức sở hữu vốn đầu tư

CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN ĐẦU TƯ 160 140 120 100 80 60

40 20 0 100% vốn đầu tư nước ngoài

Hợp đồng BOT, BT, BTO

Liên doanh

Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)

Hợp đồng hợp tác KD

Vốn điều lệ (USD)

2.1.4 Về địa bàn đầu tư: Cho đến nay FDI đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua cơ cấu dự án FDI theo vùng thay đổi rất chậm. Phần lớn các dự án FDI tập trung ở các đô thị l ớn và các khu công nghiệp tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ k ỹ năng. Ta cũng chú ý đến thong kê về FDI của tổng cục thống kê theo địa phương như sau: TP HCM dẫn đầu về thu hút FDI của cả nước, địa phương này chiếm tới 1/3 tổng số FDI của cả nước. Đứng tiếp theo sau là HN chiếm khoảng 1/4 tổng số FDI. Bắc Ninh đứng thứ 6 cả nước về thu hút FDI và đứng thứ 2 miền Bắc chỉ sau HN. Trong 10 t ỉnh dẫn đầu thì có tới 5 tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ (vùng này có 6 tỉnh thì có tới 5 tỉnh vào top 10), 3 tỉnh thuộc vùng ĐB Sông Hồng, còn lại là Long An và Đà Nẵng. Như thế có thể thấy ngoài Đà Nẵng thì top 10 đều là những địa phương lân cận của HN và TP.HCM trong đó 8

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

vùng Đông Nam Bộ hay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tới 6 vị trí top 10, thể hiện được sức mạnh của vùng này. Bảng 5: Địa bàn đầu tư Yên Bái Vĩnh Phúc Quảng Nam Ninh Thuận Quảng Ninh TT-Huế Trà Vinh Hải Dương Bình Thuận Hải Phòng Hưng Yên BR-VT Đồng Nai Bình Dương TP.HCM

2.1.5 Tác động của FDI đến Việt Nam: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn FDI tăng liên tục trong 3 năm qua và năm 2013 dù kinh tế Việt Nam và thế giới rất khó khăn, nhưng chúng ta đạt được kết quả rất khả quan trong thu hút FDI. Cụ thể, thu hút FDI của Việt Nam năm 2013 đạt gần 22 t ỷ USD vốn đăng ký, tăng 54% so với năm 2012; vốn giải ngân đạt cao, lên đến 11,5 tỷ USD. Về những đóng góp của khối DN FDI, số liệu thống kê cho thấy, đến nay, khu vực DN FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, với mức đóng góp khoảng 20% GDP, khoảng 45% sản lượng công nghiệp và 1/4 tổng đầu tư xã hội hàng năm. Về xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của các DN FDI t ại Việt Nam đạt 80,91 t ỷ USD (chưa tính dầu thô), tăng 26,3% so với năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu của nhóm các DN FDI đạt 74,23 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.

9

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

Hình 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1998-2016 Tính cả năm 2013 thì tổng giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa mà các DN FDI mang lại là 155,14 tỷ đồng, chiếm tới 58,8% tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước (264,261 t ỷ đồng) trong đó xuất khẩu chiếm 61,2% và nhập khẩu chiếm 56,3%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã tạo việc làm cho trên 1,7 triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp do tác động lan tỏa của các dự án FDI. Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong một số lĩnh vực như lắp ráp ô tô - xe máy, điện tử, may mặc, giày da, chế biến nông sản… có nhu cầu sử dụng số lượng lớn lao động, góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam. Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho người lao động, các doanh nghiệp FDI đã góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước

10

Tiểu luận môn Tin học đại cương

Phần Nội dung

ngoài bình quân khoảng 19,2%, các doanh nghiệp FDI đã góp phần giảm t ỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,6%/năm. Các doanh nghiệp FDI là nơi sử dụng lao động có chuyên môn k ỹ thuật trình độ cao (các nhà quản lý, chuyên gia và lao động lành nghề) phù hợp với k ỹ thuật và công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Thông qua hoạt động của các các doanh nghiệp FDI, đã có trên 300.000 công nhân, 25.000 kỹ thuật viên và nhiều nhà quản lý đã được đào tạo tay nghề kỹ thuật, năng lực quản lý, đặc biệt là khả năng vận hành máy móc, thiết bị và công nghệ mới. Một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại ...


Similar Free PDFs