Nhóm 6 kinh tế thể chế - Chương 9 môn Kinh tế thể chế khoa Kinh tế phát triển PDF

Title Nhóm 6 kinh tế thể chế - Chương 9 môn Kinh tế thể chế khoa Kinh tế phát triển
Author Linh Phạm
Course Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 13
File Size 289.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 415
Total Views 963

Summary

Download Nhóm 6 kinh tế thể chế - Chương 9 môn Kinh tế thể chế khoa Kinh tế phát triển PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHƯƠNG 9: CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ

HỌC PHẦN: KINH TẾ THỂ CHẾ GIẢNG VIÊN: NGUYỄN QUỐC VIỆT NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6 LÊ NGỌC MAI

18050284

NGUYỄN THỊ LINH HƯƠNG

18050249

TRẦN THỊ NHẬT LINH

18050274

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

18050260

MỤC LỤC I. CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ, ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH.....................3 1.1. Các tổ chức kinh tế.....................................................................................3 1.2. Chi phí giao dịch........................................................................................4 1.3. Tính đặc thù của tài sản............................................................................4 1.4. Hệ thống thứ bậc và sự lãnh đạo.............................................................. 5 II. CHI PHÍ TỔ CHỨC, HỢP ĐỒNG QUAN HỆ VÀ RỦI RO ÁCH TẮC. 7

2.1. Chi phí tổ chức........................................................................................... 7 2.2. Tích hợp và out-sourcing............................................................................8 2.3. Thuê ngoài dịch vụ (Outsourcing):............................................................8 2.4. Hợp đồng quan hệ rõ ràng và hợp đồng quan hệ ngầm định.....................9 III. QUYỀN SỞ HỮU VÀ SỰ KIỂM SOÁT: VẤN ĐỀ THÂN CHỦ- ĐẠI DIỆN TRONG KINH DOANH.........................................................................9 3.1. Chủ nghĩa cơ hội người đại diện................................................................ 9 3.2. Ý đồ tổ chức: các phong cách quản lý......................................................11 3.3. Tổ chức kinh doanh và khả năng sinh lợi.................................................12

I. CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ, ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH 1.1. Các tổ chức kinh tế Định nghĩa về tổ chức: Theo Vanberg (1992), tổ chức là sự dàn xếp bài bản, tương đối bền vững, nhằm góp chung các nguồn lực sản xuất để theo đuổi một hay một số mục đích chung. Đặc điểm : - Những nguồn lực này được phối hợp trong khuôn khổ một kiểu trật tự thứ bậc (hierarchical order) nào đó bằng một hỗn hợp thể chế và mệnh lệnh. - Quá trình vận hành của tổ chức chịu sự giám sát và sẽ được chỉnh đốn nếu nó không đạt mục tiêu đã định. - Các tổ chức dựa trên một tập hợp quy tắc, một bộ luật cơ bản bắt nguồn hoặc từ hợp đồng tự nguyện hoặc từ quyền lực chính trị. Ví dụ về câu lạc bộ, khi thành lập sẽ xây dựng những quy tắc để câu lạc bộ hoạt động và phát triển; các thành viên khi tham gia phải cam kết đóng lệ phí hội viên và chịu tuân thủ những quy tắc chung đó dưới sự giám sát của một uỷ ban thuộc câu lạc bộ Ví dụ về group Mua - bán sách trên facebook: Mục tiêu chung của group là tập hợp một nhóm những người có nhu cầu mua sách và nhu cầu bán sách nhằm tạo ra môi trường, nguồn tài nguyên dồi dào thuận tiện cho hoạt động mua bán trao đổi sách. Khi thành lập, group có các nội quy yêu cầu thành viên khi tham gia phải tuân thủ (ví dụ như đăng bài phải kèm giá, địa chỉ, tên sách, …; không đăng tải hay cmt những hoạt động không liên quan đến sách) nếu không tuân thủ thành viên có thể bị quản trị viên xóa khỏi group. Định nghĩa về tổ chức kinh tế: các tổ chức kinh tế là những dàn xếp xã hội tạo thuận lợi cho các dòng thông tin, phục vụ quá trình thu thập, thử nghiệm và khai thác tri thức, đồng thời thỏa mãn khát vọng khích động và tương tác xã hội; nhằm một mục tiêu chung nào đó. Doanh nghiệp là một ví dụ của tổ chức kinh tế bởi nó - Được thành lập theo quy định của pháp luật - Có tên riêng, có tài sản, có trụ trở giao dịch - Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh - Là cầu nối giữa thị trường đầu vào và thị trường đầu ra - Có điều lệ tổ chức và hoạt động, có sự phân chia phòng ban, cấp bậc. - Mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận - Một phần nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp là giúp tiết kiệm chi phí thông tin bằng cách thiết kế và thực thi một kế hoạch và thông báo cho các thành viên vai trò của họ, đồng thời phát triển các thể chế ‘ẩn’ và ‘hiện’ để dẫn dắt sự tương tác của các thành viên trong doanh nghiệp. - Dưới tác động cạnh tranh từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh, nghiệp thay đổi phù hợp để thích ứng, đương đầu với thách thức cũng như tận dụng được các cơ hội mới Những vấn đề cơ bản đối với bất kỳ một tổ chức kinh tế nào là:

- Ai là người được giữ phần lợi nhuận còn lại hay phải gánh chịu khoản thua lỗ khả dĩ? - Lãi lỗ được phân bổ như thế nào nếu tổ chức thuộc sở hữu của hai đối tác trở lên? - Ai là người kiểm soát hoạt động của tổ chức, cả trong ngắn hạn là dài hạn? Các chủ sở hữu kiểm soát ban giám đốc như thế nào, nếu quyền sở hữu và bộ máy quản lý tách rời nhau? Phân biệt tổ chức kinh tế và tổ chức chính trị: • Các tổ chức kinh tế thường đòi hỏi sự hợp tác tự nguyện thông qua hợp đồng với những người nằm ngoài tổ chức. - Các tổ chức chính trị được tạo ra bằng ý chí chính trị và do đó có thể ép buộc người khác phải tương tác với nó. Các hình thức tổ chức kinh tế - Doanh nghiệp hợp nhất - Tổ chức kinh tế tạm thời - Tổ chức kinh tế mở, tự nguyện 1.2. Chi phí giao dịch Chi phí giao dịch là chi phí phát sinh khi sử dụng hệ thống thị trường để mua bán các đầu vào nhân tố và sản phẩm cuối cùng. Cách thức dàn xếp nguồn lực sản xuất ngắn hạn, riêng lẻ và các hợp đồng một lần sẽ gây ra chi phí giao dịch và chi phí thông tin rất lớn. Lực lượng lao động mỗi ngày có thể thuê được trên thị trường lao động, toàn bộ nguồn vốn có thể vay mượn theo kỳ hạn, từng số lượng đầu vào có thể mua riêng, và toàn bộ đầu ra có thể đem bán trên thị trường mở làm cpdg lớn, ví dụ: 2 của hàng A, B đều sản xuất 1 mặt hàng và cùng bán cho 1 nhà máy, nếu 2 cửa hàng hợp tác hoặc sát nhập làm 1 thì chi phí gd sẽ giảm: chi phí mua nvl giảm do mua số lượng lớn, chi phí vận chuyển đầu vào và đầu ra giảm,…) (trong từng trường hợp, hợp đồng mới sẽ phải được thương lượng, giám sát và chế tài). Vì vậy nhằm giảm chi phí giao dịch, các hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại thường được phối hợp trong phạm vi các tổ chức mà người ta gọi là doanh nghiệp (doanh nghiệp sẽ kết hợp các nguồn lực chủ yếu một cách tương đối bền vững bằng cách tham gia vào các hợp đồng quan hệ và hoạt động nhằm theo đuổi một (hay một số) mục đích chung, Những dàn xếp tương đối lâu dài như thế giúp tiết giảm chi phí giao dịch từ đó nâng cao giá trị của các quyền tài sản) 1.3. Tính đặc thù của tài sản Chủ sở hữu nguồn vốn tài chính chuyển hóa biến tài sản của mình thành hàng hoá tư bản đặc thù, tri thức đặc thù giá trị là tri thức được sử dụng trong lĩnh vực đặc thù Tính đặc thù của tài sản là mức độ mà tài sản có thể sử dụng trong các hoàn cảnh và mục đích khác nhau. Một tài sản có tính đặc thù cao khi chỉ được sử dụng trong một số tình huống hoặc cho các mục đích nhất định. Ngược lại, một tài sản có tính đặc thù thấp khi có nhiều mục đích sử dụng. Tài sản có tính đặc thù cao khi thiết kế để có một chức năng duy nhất hoặc lao động được đào tạo để thực

hiện một nhiệm vụ duy nhất do một số hạn chế cố hữu đối với các mục đích sử dụng khác. Thông thường, các ngành dịch vụ có tính đặc thù của tài sản thấp. Trong khi ngành dầu khí, ngành hàng không và ngành sản xuất là những ngành có tính đặc thù của tài sản cao nhất, ví dụ như máy bay chỉ sử dụng được 1 mục đích là chở hàng hóa, con người bay từ nơi này sang nơi khác. Theo quan niệm của putty-clay về sự tích lũy tài sản vốn, thực tế mọi người tiết kiệm các tài sản tiền tệ (thường gọi là nguồn vốn) và chúng có thể được sử dụng dưới rất nhiều hình thức thay thế nhau. Song hành vi đầu tư vào những hàng hoá tư bản đặc thù lại gắn nguồn vốn vào một hình thái cố định (vì chủ sở hữu vốn tài chính thường đầu tư mua các tài sản cố định như nhà cửa, máy móc trang thiết bị). Chi phí rút ra khỏi hàng hoá tư bản đặc thù thường là cao nên các chủ sở hữu này không thể rút chân ra khỏi đó. Vì thế, họ trở nên dễ tổn thương trước hành vi sử dụng quyền lực của chủ sở hữu các yếu tố sản xuất bổ trợ, gây ra tình trạng là tình trạng ách tắc hoạt động do các yếu tố sản xuất bổ trợ. Các chủ sở hữu của một công ty sau khi đã đầu tư nguồn vốn của mình vào nhà cửa và thiết bị thì không thể dễ dàng rút ra khỏi những hạng mục đầu tư này. Ở đây yếu tố sản xuất bổ trợ là lao động - dễ thay thế, dễ rút chân vì ld họ ko đầu tư nhiều vốn nên có thể nhảy việc, nghỉ việc dễ dàng hơn các chủ đầu tư Chính vì vậy mà lao động có thể lợi dụng quyền lực của mình đòi tăng lương, làm tăng chi phí doanh nghiệp dẫn đến việc gây ách tắc hoạt động, làm chậm quá trình sản xuất. Chẳng hạn, chủ máy bay dựa vào phi công để tạo ra lợi nhuận và có thể buộc phải tăng lương do phi công đình công. Điều này giải thích tại sao chủ sở hữu những tài sản đặc thù lại thường rất quan tâm tới chuyện ràng buộc nhà cung cấp các đầu vào bổ trợ vào tổ chức (hoặc đưa ra những biện pháp kiểm soát mang tính thể chế mạnh mẽ) 1.4. Hệ thống thứ bậc và sự lãnh đạo Thuật ngữ hệ thống thứ bậc trong tổ chức nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng đề cập đến sự sắp xếp và tổ chức của các cá nhân trong một tổ chức theo quyền lực, địa vị và chức năng công việc. Hệ thống thứ bậc phác thảo vị trí những người có quyền đưa ra quyết định, nắm quyền tối cao trong công tác hoạch định, chỉ huy, kiểm soát các hoạt động. Nó cũng xác định ai phải tuân thủ các mệnh lệnh đó và ai có thể thay thế hoặc thay đổi kế hoạch của cấp dưới. Hệ thống thứ bậc và sự lãnh đạo liên quan tới 3 khái niệm: quyền lực, chỉ thị và sự góp vốn chung Quyền lực (authority) là quyền (right) và lực (power) áp đặt sự phục tùng, tức là, bắt buộc thuộc cấp tuân theo chỉ dẫn (như vậy trong hệ thống thứ bậc, quyền lực cao nhất nằm trong tay người lãnh đạo đứng đầu, có quyền đưa ra quyết định và những người ở cấp thấp hơn phải tuân theo) Quyền lực có thể là toàn diện (và cho phép quyết định tuỳ ý) hoặc bị giới hạn bằng các thể chết trong phạm vi những tình huống cụ thể (ứng xử theo quy tắc).

Chỉ thị (directive) là hướng dẫn chi tiết mang tính quy định đối với hành động cụ thể, giúp tạo ra trật tự nội vụ bằng cách phân giao nhiệm vụ, mục tiêu và chức năng cụ thể cho những người đại diện. Khác với các quy tắc ứng xử chung là giúp tạo dựng trật tự tự phát; chỉ thị dựa trên quyền lực và sự lệ thuộc còn quy tắc khái quát khích lệ các thành viên đưa ra nhận định và sáng kiến độc lập trong tổ chức; ngoài ra quy tắc chịu sự ràng buộc của điều lệ tổ chức và dẫn dắt việc sử dụng các nguồn lực, việc phân phối thành quả chung cho các chủ sở hữu đã đóng góp nguồn lực Ưu điểm: + Chỉ thị không có chỗ cho quyết định tự do, tự chịu trách nhiệm. + Chỉ thị theo kiểu thứ bậc có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động và khả năng linh hoạt của tổ chức; đồng thời nó đề cao tầm quan trọng của tính cố kết và sự phối hợp chặt chẽ. Hạn chế: + Chỉ thị có xu hướng đánh giá thấp sự tin tưởng đối với thuộc cấp và khả năng phán xét của họ, đồng thời đòi hỏi nhiều tri thức từ phía người ra chỉ thị. (tức là có thể sẽ tạo sự mâu thuẫn, chênh lệch giữa tri thức của những người lãnh đạo và giới hạn nhận thức từ phía nhân viên cấp dưới) + Các cơ cấu chỉ thị, mệnh lệnh thường đòi hỏi cơ chế kiểm soát, đo lường và giám sát tốn kém + Sự dựa dẫm vào các chỉ thị có thể sẽ làm xói mòn lòng nhiệt huyết và sự sáng tạo của các thành viên Khắc phục: Những vấn đề này có chiều hướng trở nên nặng nề hơn trong một môi trường cạnh tranh phức tạp và hay thay đổi; vì thế nhằm tăng lợi thế cạnh tranh, các tổ chức kinh doanh thường: - Hạ thấp tầm quan trọng của chỉ thị, mệnh lệnh và hệ thống thứ bậc đồng thời phát huy các biện pháp giúp tạo dựng trật tự bên trong. - Chú trọng công tác đào tạo kỹ năng phán xét và cố gắng khích lệ các thành viên bằng cách làm cho họ thấm nhuần “văn hóa kinh doanh” (văn hóa kinh doanh là mục tiêu, quy tắc chung của tổ chức. tức là, thay vì đề cao chỉ thị các tổ chức kinh doanh hiện đại thường sẽ coi trọng hơn những mục tiêu và quy tắc chung của tổ chức vì văn hóa kinh doanh khuyến khích các thành viên đưa ra nhận định và sáng kiến độc lập trong tổ chức sáng tạo chứ ko bị bó buộc như chỉ thị) - Khuyến khích hệ thống thứ bậc theo chiều ngang, sự chung sức (teamwork) và sự tưởng thưởng cho thành tích cạnh tranh nội bộ. (cạnh tranh giữa các phòng ban cùng chức vụ, ...ngang hàng với nhau) Sự góp chung nguồn lực (các quyền tài sản) diễn ra khi chi phí giao dịch thị trường được kỳ vọng là sẽ cao hơn chi phí tổ chức để kết hợp các yếu tố sản xuất. Giống như đã nói ở trên, khi việc sản xuất kinh doanh riêng lẻ tạo ra chi phí giao dịch lớn trong khi việc hợp tác, kết hợp lại với nhau giúo giảm chi phí thì

mn có xu hướng hợp tác với nhau, lúc đó sẽ diễn ra khái niệm “sự góp chung nguồn lực” Sự góp chung nguồn lực được thể hiện trong tổ chức kinh tế tư nhân vì các tổ chức này chứa đựng yếu tố tính bền vững qua thời gian: ở đây có sự chung sức lâu dài của các quyền tài sản về nguồn vốn, lao động, bí quyết và đất đai. Ví dụ: Các công ty cổ phần đầu tiên ở Châu Âu thời kỳ Phục hưng được dựng lên trong một khoảng thời gian hữu hạn bởi các thương nhân cùng góp chung vốn và, có thể, cả tri thức lẫn lao động của chính họ. Các quyền tài sản đối với những nguồn lực bổ trợ thì mua trên thị trường; chẳng hạn, thuỷ thủ thì thuê, còn các mặt hàng buôn bán thị mua. Việc đóng góp các nguồn lực dưới sự kiểm soát chung phải dựa trên một bản điều lệ cơ bản (tập hợp những quy tắc khái quát về cách thức tiến hành công việc và thay đổi quy tắc) nhằm ràng buộc từng chủ nguồn lực để hình thành nên tổ chức. II. CHI PHÍ TỔ CHỨC, HỢP ĐỒNG QUAN HỆ VÀ RỦI RO ÁCH TẮC. 2.1. Chi phí tổ chức Khái niệm chi phí tổ chức: là các chi phí nguồn lực nhằm hoach định, thành lập, và điều hành một tổ chức. Gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí tổ chức: điều này xảy ra khi mọi người phối hợp với nhau trong phạm vi tổ chức. Nhìn chung, người thành lập doanh nghiệp phải chịu chi phí cố định khi họ trù tính, thành lập tổ chức và chi phí lặp đi lặp lại khi điều hành tổ chức, thông tin liên lạc với người cộng tác… Chi phí tổ chức và sự lãnh đạo Nghệ thuật lãnh đạo tổ chức liên quan chặt chẽ đến việc duy trì chi phí tổ chức nội bộ ở mức thấp. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với việc: -

Thu nhập thông tin chuẩn xác về mọi khía cạnh trong hoạt động tổ chức. Làm cho thông tin trở nên nhất quán. Tránh mâu thuẫn và bất đồng giữa những người cộng tác và việc giải quyết mâu thuẫn tiềm tàng.

Khi người lãnh đạo trung thành với quy tắc minh bạch trong hành động, tránh quyết định tùy ý, họ sẽ tạo được danh tiếng và sự tin cậy, những người phối hợp với nhau đều nắm được thông tin và mục tiêu chiến lược → giúp tiết kiệm chi phí tìm kiếm thông tin cần thiết. Sự pha trộn giữa các chỉ thị và quy tắc phổ thông ảnh hưởng lớn đến chi phí điều hành tổ chức.

- Các thành viên đa dạng càng được giáo dục, đào tạo khích lệ hơn, các quy tắc chung càng góp phần tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những tổ chức vẫn phụ thuộc nặng nề vào mệnh lệnh tình thế.

- Khi các sản phẩm và dịch vụ phải làm theo yêu cầu đặc thù, việc dựa vào mệnh lệnh và sự giám sát sẽ làm suy yếu nhiệt huyết của những người cộng tác trong việc hoàn thành nhiệm vụ 1 cách tự phát và chia sẻ thông tin với lãnh đạo. 2.2. Tích hợp và out-sourcing Tăng trưởng và mở rộng là hai nhu cầu của mọi công ty, khi thị trường yếu kém, gây ra chi phí giao dịch cao, người ta có thể nhận ra xu hướng tích hợp nhiều hoạt động dưới sự kiểm soát của các tổ chức. Tích hợp được hiểu là sự tổ hợp theo một cách thức nào đấy một số nội dung cần thiết cho việc hình thành, phát triển năng lực. Tích hợp gồm: +) Tích hợp ngang: việc sát nhập hai hoặc nhiều công ty, cùng tham gia vào một hoạt động kinh doanh và mức độ hoạt động như nhau VD: Mua lại Instagram của Facebook +) Tích hợp dọc: giữa hai công ty đang tiến hành kinh doanh cho cùng một sản phẩm nhưng ở các cấp độ khác nhau của quy trình sản xuất. VD: Cty Apple nó kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối từ đầu đến cuối. → Liên kết chuỗi cung ứng theo chiều dọc và ngang là những chiến lược quản lý chuỗi cung ứng được các công ty áp dụng để tận dụng những lợi thế sẵn có

Ngày nay, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đi cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, hợp đồng thuê ngoài (contracting out) thường xuyên trở thành lựa chọn của các doanh nghiệp. 2.3. Thuê ngoài dịch vụ (Outsourcing): Là hình thức sử dụng những nguồn lực bên ngoài để thực hiện công việc mà đáng nhẽ ra nhân viên trong công ty cần đảm nhận. Thuê ngoài là phương án chuyển giao lại công việc cho người cung cấp dịch vụ có chất lượng và chuyên môn cao. Trong một số trường hợp, thuê ngoài còn bao gồm cả việc chuyển những nhân viên trong doanh nghiệp sang công ty làm dịch vụ thuê ngoài. Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài để thực hiện một vài công việc nhất định. Những lý do phổ biến nhất chính là: - Giảm thiểu và quản lý tốt hơn chi phí - Nâng cao chuyên môn chính của công ty - Tân dụng tối đa nguồn lực bên ngoài - Khai thông nguồn lực bên trong cho nhiều mục đích. - Hợp tác với những công ty đứng đầu

VD: Ngành công nghiệp oto càng ngày càng sử dụng nhiều nhà thầu phụ nhằm phát triển và sản xuất các loại linh kiện xe hơi chuyên môn hóa, còn nó thì tập trung khâu lắp ráp.→Việc chuyển sang dựa vào sự phối hợp trên thị trường khiến cho các thể chế đáng tin cậy và mức chi phí giao dịch thấp trở nên quan trọng. Chúng hình thành nên nguồn vốn xã hội, loại nguồn vốn có khả năng khiến cho một nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn trên trường quốc tế so với nền kinh tế mà ở đó

2.4. Hợp đồng quan hệ rõ ràng và hợp đồng quan hệ ngầm định Hợp đồng quan hệ: dùng để chỉ quan hệ mua bán trao đổi tài sản giữa các chủ thể với nhau. Hợp đồng quan hệ ngầm định là sự hiểu biết lẫn nhau về sự chi và nhận giữa các thành viên của một tổ chức hay một nhóm. Hợp đồng quan hệ ngầm định giúp: -

Thiết lập những thể chế làm nên “văn hóa công ty” hay “tinh thần đồng đội” Duy trì chi phí thông tin và phối hợp nội bộ ở mức thấp, đồng thời đảm bảo một phạm vi tự do ra quyết định độc lập chi những ai hành xử trong khuôn khổ quy tắc đó.

Tạo ra động lực và thúc đẩy sức sáng tạo, chuyển đổi mục tiêu từ thái độ phục tùng, chấp nhận sang ứng xử táo bạo, sáng tạo. Hợp đồng quan hệ rõ ràng và hợp đồng quan hệ ngầm định chỉ xác lập khả năng tiên đoán ở một mức độ nhất định, chúng bao hàm những điều khoản giúp xử lý những tình huống khả dĩ theo một cách thức phổ thông và không cụ thể.

III. QUYỀN SỞ HỮU VÀ SỰ KIỂM SOÁT: VẤN ĐỀ THÂN CHỦ- ĐẠI DIỆN TRONG KINH DOANH Tiêu chuẩn định hình của mọi tổ chức kinh tế là đáp án của câu hỏi: “Ai là người thụ hưởng lợi nhuận?”, “Ai là người gánh chịu thua lỗ?”. Chúng ta gọi những người mà câu hỏi trên đề cập đến là thân chủ. Hiện nay, có rất nhiều vấn đề nảy sinh khi các thân chủ tổ chức không trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động, mà ủy thác công việc quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày cho các giám đôc điều hành. 3.1. Chủ nghĩa cơ hội người đại diện Nguy cơ hiện hữu trong tình thế này là người đại diện có thể hành xử theo kiểu cơ hội vì lợi ích bản thân mà sao nhãng lợi ích của thân chủ. Biểu hiện thường thấy của chủ nghĩa cơ hội người đại diện là thái độ “tạm vừa lòng”: điều chỉnh các chuẩn mực thành tích theo những kết quả thấp kém hơn trong quá khứ, thay vì cố gắng hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đã định hay mạo hiểm với hành vi sáng tạo- táo bạo nhằm vượt qua trở ngại.

Vấn đề thân chủ- đại diện được nghiên cứu trong công ty cổ phần, khi các thân chủ không trực tiếp tham gia nhiệm vụ điều hành tổ chức. Các giám đốc điều hành có xu hướng nắm thông tin đầy đủ hơn nên có hành xử vụ lợi bản thân.

Nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản là ngăn ngừa chủ nghĩa cơ hội, bằng cách thu thập thông tin đầy đủ về hoạt động của những người cộng tác. Vấn đề thân chủ-đại diện: gót chân Achilles của chủ nghĩa tư bản? Một số nhà phân tích dõi theo sự tăng trưởng và lan rộng của mô hình tập đoàn hiện đại từng coi vấn đề thân chủ- đại diện là gót chân Achilles của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Câu chuyện gót chân Achilles: Achilles là con trai của Peleus- một chiến binh mạnh mẽ với Thetis- nữ thần biển cả. Chàng sở hữu một sức mạnh phi thường do là một á thần nhưng không thể bất tử như người mẹ của mình. Khi mới hạ sinh, nữ thần Thetis nhận được một lời tiên tri rằng con trai của bà sẽ qua đời trong một trận chiến, nên bà đã cầm gót chân nhúng thân t...


Similar Free PDFs