Nhóm 8 đa dạng sinh học - tiểu luận PDF

Title Nhóm 8 đa dạng sinh học - tiểu luận
Author Linh Trịnh Thị Diệu
Course moi truong
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 24
File Size 885.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 87
Total Views 552

Summary

KHOA L CH SỊ ỬĐỀ TÀIĐA D NG SINH H CẠ ỌNHÓM 8 Giáo viên hướng dẫn: ThS ĐÀO NGỌC BÍCHMã lớp học phần: 2111GEOGSinh viên thực hiện: Đặng Thị Quỳnh Như - 47.01. Trịnh Thị Diệu Linh - 47.01. Nguyễn Thị Như Huỳnh - 47.01. Trần Nhựt Linh - 47.01. Nguyễn Thị Anh Đào - 47.01. Lê Quốc Khánh - 47.01.M...


Description

KHOA LỊCH SỬ 

ĐỀ TÀI

ĐA DẠNG SINH HỌC 

NHÓM 8 Giáo viên hướng dẫn: ThS ĐÀO NGỌC BÍCH Mã lớp học phần: 2111GEOG100104

Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Quỳnh Như - 47.01.608.104 Trịnh Thị Diệu Linh - 47.01.608.074 Nguyễn Thị Như Huỳnh - 47.01.608.062 Trần Nhựt Linh - 47.01.608.072 Nguyễn Thị Anh Đào - 47.01.608.043 Lê Quốc Khánh - 47.01.608.065

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................3 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................3 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................5 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài...........................................................................................................5 5. Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài................................................................................5

PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC...................................................................6 2.1. Khái niệm và phân loại đa dạng sinh học:..............................................................................6 2.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học:.............................................................................................6 2.1.2. Phân loại đa dạng sinh học:..............................................................................................6 2.2. Giá trị đa dạng sinh học...........................................................................................................7 2.2.1. Giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học..............................................................................7 2.2.2. Giá trị sử dụng trực tiếp của đa dạng sinh học................................................................9 2.3. Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Đa Dạng Sinh Học.........................................................................11 2.3.1. Vai Trò..............................................................................................................................11 2.3.2. Ý nghĩa của đa dạng sinh học..........................................................................................12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC NGÀY NAY..........14 3.1. Suy giảm đa dạng sinh học.....................................................................................................14 3.1.1. Khái niệm:........................................................................................................................14 3.2.1. Liên hệ thực trạng: Nạn phá rừng trên Trái đất hiện nay...........................................14 3.2.2. Liên hệ mở rộng: Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh vật trên thế giới............................16 CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................................................18 4.1. Hậu quả:..................................................................................................................................18 4.2. Giải pháp suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam và trên thế giới......................................18

Phần Kết Luận............................................................................................................................20

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đa dạng sinh học có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà đa dạng sinh học đem lại và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người. Tuy nhiên đa dạng sinh học đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng. Báo cáo IPBES cho thấy, 1 triệu loài động vật và thực vật trong tổng số 8 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Mỗi năm có khoảng 10 triệu ha rừng bị mất kéo theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 420 triệu ha rừng đã bị mất do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm hoặc mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai về khí hậu. Cuối cùng, hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.



Đa dạng sinh học quan trọng với cuộc sống loài người Mặc dù con người đã đạt được những thành tựu vượt bậc về khoa học kỹ thuật trong vài thập kỷ qua, chúng ta vẫn đang hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên để tồn tại bao gồm nguồn nước, nguồn thức ăn, thuốc, năng lượng và nơi trú ngụ. Đa dạng sinh học cung cấp cho con người một môi trường đất màu mỡ để trồng trọt, sự dồi dào về nguồn thực phẩm như trái cây và rau quả. Nó còn là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế và là phương tiện kiếm sống của hàng triệu người trên thế giới. Nó làm sạch không khí, nước và điều hòa khí hậu Trái đất bằng cách hấp thu CO2 và điều hòa lượng mưa. Đa dạng sinh học còn giúp làm dịu đi những tác động gây ra bởi thiên tai như sạt lỡ đất, bão lụt. Trên mặt đất, rừng là hệ sinh thái và là nơi trú ẩn của hầu hết đa dạng sinh học trên cạn của Trái Đất: 80% các loài lưỡng cư, 75% các loài chim và 68% các loài động vật có vú.



Đa dạng sinh học quan trọng với sức khỏe của chúng ta “Một hệ sinh thái khỏe mạnh có thể bảo vệ chúng ta khỏi sự xuất hiện và lây lan của các căn bệnh truyền nhiễm từ động vật”, theo chuyên gia về đa dạng sinh học Doreen Robinson tại United Nations Environment programme (UNEP). Trung bình cứ 4 tháng lại xuất hiện một căn bệnh truyền nhiễm mới ở người và 75% trong số đó bắt nguồn từ động vật. Những mầm bệnh từ động vậtcó thể lây sang người khi chúng ta phá hủy môi trường sống và buôn bán trái phép động vật hoang dã. Khi đó, mức độ tiếp xúc với mầm bệnh của chúng ta tăng lên và dẫn đến nguy cơ cao hình thành những đại dịch chết người như Covid-19 hiện nay. Tự nhiên còn là một nguồn cung cấp khổng lồ nhiều loại thuốc được sử dụng trong y học hiện đại. Thực vật, động vật và vi khuẩn cho phép các nhà nghiên cứu y học hiểu về hệ thống sinh lý của con người và phương pháp điều trị bệnh. Hiện nay, hơn 4 tỷ người chủ yếu dựa vào thuốc từ tự nhiên và khoảng 70% thuốc trị ung thư là sản phẩm tự nhiên hoặc tổng hợp từ thiên nhiên. 90% trong tổng số 1.300 loại thuốc ở châu Âu được thu hoạch từ tự nhiên. Tại Hoa Kỳ, ít nhất 118 trong số 150 loại thuốc được kê đơn hàng đầu được dựa trên các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Hơn 80% người dân ở các nước đang phát triển sử dụng thảo dược để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

 Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với nền kinh tế Đa dạng sinh học là nền tảng của một nền kinh tế thịnh vượng. Khoảng 44 nghìn tỷ đô la Mỹ, tức là hơn một nửa GDP toàn cầu, là phụ thuộc ở mức độ trung bình hoặc cao vào tự nhiên. Các ngành xây dựng, nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống là ba ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào tự nhiên. Các ngành công nghiệp này đòi hỏi phải khai thác trực tiếp tài nguyên từ rừng và đại dương hoặc là dựa vào các hệ sinh thái như đất, nước sạch, thụ phấn nhờ động vật và khí hậu để phát triển. Trong số hàng trăm triệu người đang sống trong nghèo đói trên thế giới, hơn 70% phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để kiếm kế sinh nhai, phần lớn dựa vào nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp hoặc các hoạt động dựa trên thiên nhiên khác.

2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài Đa dạng sinh học, bài tiểu luận muốn tìm hiểu: -

Hiểu được khái niệm đa dạng sinh học và những giá trị, vai trò, ý nghĩa đa dạng sinh học. Thấy được thực trạng suy giảm đa dạng sinh học và các hậu quả, tác động tiêu cực

-

đem đến. Tìm ra giải pháp để giải quyết tình trạng suy giảm đa dạng sinh học.

3. Đối tượng nghiên cứu Tiểu luận tập trung nghiên cứu về đa dạng sinh học, suy giảm đa dạng sinh học từ đó tìm ra giải pháp giúp giải quyết sự suy giảm đa dạng sinh học. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Thế giới và Việt Nam. 5. Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 2.1. Khái niệm và phân loại đa dạng sinh học: 2.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học: Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học (ĐDSH). Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF (1989) quan niệm: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. 2.1.2. Phân loại đa dạng sinh học:  ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (HST).  Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm.  Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.  ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các HST nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.  Theo Công ước Đa dạng sinh học thì “"Ða dạng sinh học" có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học. Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST.  ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở

tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau. 2.2. Giá trị đa dạng sinh học 2.2.1. Giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học a. Đa dạng sinh học duy trì sự sống trên trái đất  Các HST là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các HST đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hoá: oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh như cácbon, nitơ. Chúng duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất ở hầu khắp các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai. b. Bảo vệ tài nguyên đất và nước  Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những HST vùng đệm, giảm nhẹ mức độ lũ lụt và hạn hán cũng như duy trì chất lượng nước. Tán cây và các lớp lá rụng dưới đất ngăn cản sức rơi của những giọt mưa làm giảm tác động của mưa lên đất; rễ cây và các vi sinh vật đất làm thông thoáng không khí trong đất và giảm bớt khả năng xảy ra lũ lụt khi có mưa lớn và làm cho dòng chảy chậm lại đến hàng ngày, hàng tuần sau khi mưa.  Việc huỷ hoại thảm thực vật do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp và những hoạt động khác của con người làm tốc độ xói mòn đất và sạt lở đất tăng lên rất nhanh, làm giảm giá trị sử dụng đất đối với con người. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật không thể phục hồi được và rất có thể làm cho đất không thể dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được nữa.  Thêm vào đó tầng đất màu khi bị rửa trôi theo nước sẽ chảy tràn xuống HST thuỷ sinh, có thể gây ra ô nhiễm làm chết các động vật sống trong nước. Phù sa trôi vào sông, suối còn làm đục nước thậm chí gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Việc xói mòn đất cũng gây bồi lấp các hồ chứa nước của các trạm thuỷ điện, làm suy giảm khả năng phát điện hoặc làm cản trở các tàu bè đi lại trên các sông và cảng. Những trận mưa lụt chưa từng thấy ở khắp nơi trên toàn cầu trong thời gian gần đây nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng, khai thác quá mức trên các khu vực rừng đầu nguồn. Điều này đã buộc chính phủ nhiều nước phải ra sắc lệnh hạn chế khai thác gỗ hoặc đóng cửa rừng, nhiều nơi phải phát động phong trào trồng cây gây rừng. Giá trị hạn chế lũ lụt của những vùng đầm lầy nói riêng và các vùng đất ngập nước nói chung cũng hết sức quan trọng.

c. Điều hoà khí hậu  Quần xã thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.Trong khuôn khổ địa phương, cây cối cung cấp bóng mát và khuyếch tán hơi nước làm giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực. Cây cối trong vườn, trong công viên còn có tác dụng chắn gió và hạn chế sự mất nhiệt từ các toà nhà lớn trong điều kiện khí hậu lạnh giá. d. Phân huỷ các chất thải  Các quần xã sinh vật có khả năng phân huỷ các chất gây ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của con người. Các loài nấm và vi khuẩn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những quá trình phân huỷ này. Khi những HST như vậy bị tổn thương hay bị suy thoái thì cần phải thay thế bằng một hệ thống nhân tạo để kiểm soát ô nhiễm với giá tiền đắt gấp nhiều lần với chức năng tương tự.  Khả năng quang hợp của các loài thực vật và các loài tảo lam làm cho năng lượng mặt trời được cố định lại trong những tế bào sống. Năng lượng được tích luỹ trong thực vật được con người thu lượm để sử dụng một cách trực tiếp như khi họ thu lượm củi hoặc cắt cỏ làm thức ăn cho gia súc, hay hái lượm các loài rau, thực phẩm trong thiên nhiên. Những vật liệu có nguồn gốc thực vật cũng là điểm khởi đầu của các chuỗi thức ăn. Việc huỷ hoại thảm thực vật trên một khu vực mà nguyên nhân là do chăn thả động vật nuôi, do khai thác gỗ một cách quá mức hoặc do nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên đã huỷ hoại khả năng tận dụng năng lượng mặt trời để sản xuất của các HST, do vật sẽ dẫn đến việc mất những sản phẩm do thực vật sản sinh nên các quần thể động vật sống trong vùng (kể cả con người) đều phải gánh chịu hậu quả.  Tương tự như vậy, ở các khu vực cửa sông, dải ven biển là nơi thực vật và tảo thường phát triển rất mạnh. Những thực vật và tảo là mắt xích đầu tiên của hàng loạt các chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm, cua. Sự đánh bắt quá mức dẫn đến việc huỷ hoại các vùng cửa sông và vùng duyên hải làm cho nước Mỹ mất đi trên 200 triệu đôla mỗi năm, trong đó chủ yếu là mất đi các loài cá thương mại và mất đi những khu vui chơi, giải trí cùng các dịch vụ đánh bắt cá thể thao. Dù cho các HST đã bị huỷ hoại hoặc suy thoái này đều có thể phục hồi nhưng phải trả với cái giá rất đắt và thường l à không thể phục hồi đầy đủ được các chức năng sinh thái như đã có, còn tính ĐDSH thì không bao giờ có thể khôi phục được.

 Những giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của HST là những mối lợi không đo đếm được và nhiều khi là vô giá. Do những lợi ích này không phải là hàng hoá hay là dịch vụ nên thường không tính đến trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế các nước không bị phụ thuộc. 2.2.2. Giá trị sử dụng trực tiếp của đa dạng sinh học  ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của con người góp phần xoá đói, giảm nghèo… Đây là các giá trị kinh tế trực tiếp được con người trực tiếp thu lượm và sử dụng. Những giá trị này thường được tính toán thông qua việc điều tra, khảo sát những hoạt động của một số nhóm người đại diện tại các điểm khai thác và đối chiếu so sánh với những số liệu được thống kê về xuất nhập khẩu. Những giá trị trực tiếp có thể được tiếp tục chia thành giá trị sử dụng cho tiêu thụ, đối với những sản phẩm hàng hoá được sử dụng ở địa phương và giá trị sử dụng cho sản xuất, cho các sản phẩm bán ra thị trường. a. Giá trị sử dụng cho tiêu thụ  Giá trị sử dụng cho tiêu thụ được đánh giá bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và những loại sản phẩm khác được sử dụng cho gia đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Những người dân sống gần những nguồn tài nguyên thiên nhiên thường có xu hướng khai thác sử dụng chúng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu người dân không có điều kiện để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này bởi nhiều nguyên nhân như do môi trường bị xuống cấp, do nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức hoặc do sự quản lý nghiêm ngặt của các khu bảo tồn các nguồn tài nguyên nhiên nhiên thì chất lượng cuộc sống của họ bị xuống cấp, đến mức họ không thể sống được và buộc phải di chuyển đến nơi khác để khai thác.  Các nguồn tài nguyên ĐDSH có thể được sử dụng trong rất nhiều mặt của cuộc sống như củi đun, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm, nguyên vật liệu,... 80% dân số thế giới vẫn dựa vào những dược phẩm mang tính truyền thống lấy từ các loài động thực vật để sử dụng cho những sơ cứu ban đầu khi họ bị nhiễm bệnh.

 Hiện nay, đã có 119 chất hoá học tinh chế từ 90 loài thực vật có mạch bậc cao được sử dụng trong dược học hiện đại trên toàn thế giới và ngày càng phát hiện thêm nhiều cây con có khả năng cứu loài người khỏi các bệnh tật hiểm nghèo. Nền y học dân tộc dựa chính vào việc sử dụng các cây cỏ, là cơ sở của việc bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho 80% dân các nước đang phát triển. Mặc dù cây cỏ hoang dã đã được sử dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh trên khắp thế giới nhưng mới chỉ có 2% của 270.000 loài thực vật có mạch bậc cao được nghiên cứu một cách đầy đủ, trong đó có nhiều loài có triển vọng. Ước tính việc buôn bán các loại thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ thiên nhiên và từ vi sinh vật trên toàn thế giới thu lợi hàng tỷ đôla Mỹ mỗi năm.  Một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống là nguồn prôtein, có thể lấy được thông qua việc săn bắt các loài động vật. Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá, chủ yếu là các loài hoang dã bị đánh bắt mỗi năm, phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương. Mặc dù hầu hết các nguồn thực ăn của con người hầu hết được đáp ứng bởi các nguồn từ động vật nuôi, thực vật và cá, tuy nhiên, các loài động thực vật hoang dã cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng của con người. Rất nhiều các loài động vật hoang dã được sử dụng làm thức ăn, cung cấp rất nhiều các dưỡng chất cần thiết như protein, chất béo và dầu. Nguồn protein động vật dồi dào nhất là từ các động vật cỡ trung bình cho đến cỡ lớn. Những người đi săn cũng thường săn bắn các loài thú hơn là chim và bò sát.  Điều rất phổ biến ở các nước đang phát triển là cuộc sống bị phụ thuộc vào nhiều vào nguồn tài nguyên. Ngay cả ở một số vùng ở Bắc nước Mỹ, hàng trăm ngàn người cũng có cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như củi để đun nấu, sưởi ấm hay thịt cho bữa ăn hằng ngày

Hình. Củi được dùng đun nấu, sưởi ấm b. Nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi  ĐDSH cung cấp nguồn gen để nâng cao chất lượng vật nuôi cây trồng. Một trong những giá trị của ĐDSH được thể hiện rõ ràng là đa dạng di truyền trong nông nghiệp. Năng suất đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật (hóa chất nông nghiệp và máy móc) và yếu tố di truyền.  Nhiều loại sinh vật hoang dại họ hàng gần gũi ...


Similar Free PDFs