PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG PDF

Title PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG
Author Nguyễn Hằng
Course Xã hội học pháp luật
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 519 KB
File Type PDF
Total Downloads 641
Total Views 744

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHMôn: PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNGKIỂM TRA GIỮA KỲNHÓMLớp Cao học Luật khóa 35Chuyên ngành: Luật Kinh tếGiảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Văn VõDANH SÁCH NHÓM MÔI TRƯỜNGSTT MSHV Họ và tênGhi chú1 21350710096 Nguyễn Thị Kim HằngNhóm trưởng: 0969532985,k...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Môn: PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG

KIỂM TRA GIỮA KỲ

NHÓM Lớp Cao học Luật khóa 35 Chuyên ngành: Luật Kinh tế Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Văn Võ

DANH SÁCH NHÓM MÔI TRƯỜNG ST T

Ghi chú MSHV

Họ và tên Nhóm trưởng: 0969532985,

1 2 3

21350710096 Nguyễn Thị Kim Hằng 21350720140 Phạm Huy Hoàng 21350720137 Trần Ngân Giang

4 5 6

21350710097 Lê Thị Thu Hiền 21350710122 Lê Thị Thanh Thảo 21350720134 Nguyễn Thị Ngân Bình

[email protected]

Đề kiểm tra: Câu 1: Làm rõ những điểm hạn chế của Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính cho kì cam kết thứ nhất và thứ hai và những điểm tiến bộ của thoả thuận Paris về cắt giảm khí nhà kính cho kì cam kết thứ ba. Câu 2: Năm 2022, Công ty A có nhu cầu xuất khẩu lô hang gỗ dán sang EU. Lô hang này được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là gỗ khai thác từ rừng sản xuất là rừng trồng mà công ty A mua của các hộ gia đình, cá nhân. Anh chị cho biết:  Để xuất khẩu sang EU, lô hàng trên của công ty A có thuộc đối tượng phải có Giấy phép ELEGT hay không? Tại sao?  Để được cấp Giấy phép FLEGT, lô hàng cần phải có các loại hồ sơ, giấy tờ nào?

BÀI LÀM I.

Câu 1: Làm rõ những điểm hạn chế của Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính cho kì cam kết thứ nhất và thứ hai và những điểm tiến bộ của thoả thuận Paris về cắt giảm khí nhà kính cho kì cam kết thứ ba.

1. Những điểm hạn chế của Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính cho kì cam kết thứ nhất Vào tháng 12 năm 1990, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã ra đời và được đưa vào thảo luận trong Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janero 1992. Đến thời điểm 1992, Công ước khung này mới chính thức ra đời với 154 quốc gia phê chuẩn và ngày 21 tháng 3 năm 1994, Công ước khung có hiệu lực. Với mục tiêu triển khai thực hiện công ước khung, tại Hội nghị các bên lần thứ 3 tổ chức vào tháng 12 năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã được đưa ra. Sau nhiều cuộc hội nghị và qua nhiều lần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đến năm 2005 Nghị định thư Kyoto mới chính thức có hiệu lực sau khi được liên bang Nga phê chuẩn. Thời điểm này, Nghị định thư Kyoto đang có nhiều vướng mắc trong giải quyết phát thải khí nhà kính liên quan đến chuyển đổi sử dụng đất. Nghị định thư có tiềm năng lớn để thu được lợi ích gấp ba từ nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho tới sự thích ứng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, những cơ chế này hiện nay còn nhiều hạn chế.



Chặt phá rừng không xuất hiện trong Nghị định thư Kyoto, ngoài một điều khoản rất hạn chế về về hỗ trợ trồng rừng thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM). Nghị định thư không cho phép các nước đang phát triển đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải từ việc hạn chế chặt phá rừng, hạn chế cơ hội chuyển giao tài chính cacbon. Nó cũng không xác lập được cơ chế tài chính nào để nhờ đó các nước phát triển có thể tạo động cơ khuyến khích không chặt phá rừng.



Nghị định thư Kyoto là không công bằng do chỉ những nước phát triển phải giảm lượng khí thải, trong khi đó một số quốc gia có nền kinh tế đang phát triển rất nhanh và cũng là một trong số các đối tượng đang gia tăng lượng khí thải vào môi trường như Trung Quốc, Ấn độ, Braxin là những nước thải ra đến 23,2% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lại không chịu trách nhiệm gì để bào chữa cho hành động của mình. Thực hiện Nghị định thư Kyoto có thể buộc các nước phát triển phải hy sinh quá nhiều, nhất là các chỉ tiêu trong phát triển kinh tế. Đứng đầu cho quan điểm này là Mỹ.



Thêm vào đó, việc Nghị định thư không đưa các quốc gia đang phát triển vào danh sách các quốc gia cần cắt giảm lượng khí thải đồng thời đưa ra các cơ chế JI, CDM và IET đã tạo ra cơ chế cho phép các quốc gia thuộc phụ lục I gia tăng lượng khí thải của mình bằng việc mua quyền phát khí thải. Như vậy, về cơ bản, tổng lượng khí thải vẫn chưa được giảm đáng kể, trong khi chi phí để đầu tư vào công trình CDM là không nhỏ. Việc công nhận quyền phát khí nhà kính vô hình chung đa tạo ra một “tính ì” trong nỗ lực tạo ra một bước tiến trong việc giảm lượng khí thải ra môi trường. Điều này khiến cho những đóng góp của Nghị định thư không đủ cho vấn đề cắt giảm lượng khí thải cần thiết cho mục tiêu mà nó đề ra là giảm tổng lượng phát khí nhà kính tỷ lệ trung bình 5.2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên (2008-2012) theo mức cắt giảm cụ thể của mỗi nước, trong đó, các nước cộng đồng châu Âu (Eu) là 8%; Hoa Kỳ 7%; Nhật Bản 6% và kiểm soát các khí nhà kính như CO2, CH4, N@O, HFCs và SF6.



Một số chuyên gia quan tâm đến vấn đề gia tăng nhiệt độ toàn cầu cho rằng Nghị định thư Kyoto sẽ có tác động tiêu cực đến sự gia tăng của các nền dân chủ trên thế giới do tác động của nó trong tiến độ chuyển giao thành quả công nghiệp cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Các chuyên gia kinh tế môi trường cho rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động duy trì mục tiêu Nghị định thư Kyoto là vượt xa hiệu quả của nó mang lại. Để thực hiện những cam kết và trách nhiệm khi tham gia Nghị định thư, các bên tham gia phải đổi mới công nghệ trong nền công nghiệp và chính sách về môi trường, trong cơ cấu kinh tế và sự hợp tác quốc tế. Các chuyên gia kinh tế dự đoán các đối tác này phải chi số tiền lớn đến 350 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với tổng số viện trợ phát triển hàng năm trên thế giới và nếu vậy thì đương nhiên khả năng tài chính đầu tư cho các dự án kinh tế xã hội lớn khác sẽ bị hạn chế một cáchd đáng kể.



Đồng thời kết quả của Nghị định thư Kyoto mang lại được chỉ ra rằng chỉ có một lượng nhỏ khí thải được cắt giảm thông qua cam kết. Điều này cho thấy, việc các Quốc gia phê chuẩn Nghị định thư chỉ mang tính hình thức. Các quốc gia không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình như đã cam kết trong Nghị định thư.



Việt Nam không nằm trong số những nước buộc phải cắt giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, nhưng để góp phần chống biến đổi khí hậu cùng với các nước khác trên thế giới thì Việt Nam cũng đã tiến hành những chính sách, biện pháp nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này cũng gây ra khó khăn cho nền công nghiệp đang phát triển của Việt Nam vì khí gây hiệu ứng nhà kính phần lớn là CO2. Do đó, muốn cắt giảm loại khí gây ô nhiễm môi trường này, Việt Nam cần đầu tư để cải tiến công nghệ sản xuất và máy móc hiện đại để giảm thiểu tác hại gây ô nhiễm môi trường.

2. Những điểm hạn chế của Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính cho kì cam kết thứ hai. Sau khi kết thúc giai đoạn thứ nhất vào năm 2012, Nghị định thư Kyoto được thông qua cho giai đoạn cam kết thứ hai, bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2020. Văn kiện sửa đổi Doha được ký tại Qatar năm 2012 đã gia hạn Nghị định thư Kyoto nhưng chưa có hiệu lực do chưa đủ số thành viên phê chuẩn. Các nhà ngoại giao và chuyên gia khí hậu toàn cầu cũng nỗ lực tìm kiếm một hiệp ước khí hậu mới, toàn diện, ràng buộc về mặt pháp lý, đòi hỏi các quốc gia phát thải khí nhà kính, bao gồm cả các nước thải CO2 lớn không tuân thủ Nghị định thư Kyoto như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, … cũng phải giảm phát thải. 

Tiến trình thực hiện Nghị định thư Kyoto không hề suôn sẻ. Bất chấp nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên kể từ đó, ngoài Mỹ, các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Nga cũng từ chối thực hiện giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto (từ năm 2013-2020). Canada tuyên bố rút khỏi Nghị định thư năm 2011. Và thực tế là rất nhiều nước phát triển sau đó đã phớt lờ các cam kết giảm khí thải nhà kính của mình. Đặc biệt, mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước phát triển liên quan tới mục tiêu cắt giảm khí thải cũng gia tăng.



Các nước đang phát triển muốn thúc đẩy nền kinh tế, tiếp tục sử dụng những nguồn năng lượng truyền thống gây ô nhiễm nhưng chi phí thấp, cho rằng các nước công nghiệp tiên tiến đã xả rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hàng trăm năm qua, là bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng biến đổi khí hậu, cụ thể là các nước này phải chi tiền cứu khí hậu Trái Đất. Trong khi đó, các nước giàu vẫn lo ngại nguy cơ kinh tế suy yếu, đồng thời chỉ trích Nghị định thư Kyoto đã bỏ sót vài nước là nguồn xả khí thải nhiều nhất thế giới. Đó cũng là lý do các hội nghị từ COP-11 năm 2005, thời điểm Nghị định

Kyoto có hiệu lực và các nước bắt đầu thảo luận việc gia hạn thỏa thuận này sau năm 2012, đến Hội nghị COP-17 năm 2011, đều không thu được kết quả mong muốn. Đỉnh điểm là COP-15 ở Copenhagen (Đan Mạch) năm 2009, các nước đã không thể nhất trí gia hạn cho thỏa thuận này. Năm 2015, tại COP-21 ở Paris (Pháp) cả các nhà lãnh đạo trên thế giới đã nhất trí thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để thay thế Nghị định thư Kyoto hết hạn năm 2020. Quá trình tồn tại đầy gian nan của Nghị định thư Kyoto khiến văn kiện này bị đánh giá là “thỏa thuận trên giấy”. Thực tế này cho thấy từ quyết tâm đến hành động là khoảng cách khá xa mà cản trở chính luôn là vấn đề lợi ích. 3. Những điểm tiến bộ của thoả thuận Paris về cắt giảm khí nhà kính cho kì cam kết thứ ba. Vào năm 2016, Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu chính thức có hiệu lực. Thể hiện cam kết quốc tế sâu rộng nhằm giảm đáng kể lượng khí thải carbon, thỏa thuận này là một bước ngoặt trong lịch sử về quan hệ của con người với khí hậu Trái Đất. Mục tiêu của thỏa thuận là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 20C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp bằng cách cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon, đồng thời hướng đến mục tiêu giữa cho mức tăng không quá 1,50C. Các đảo quốc nhỏ đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu 1,50C vì họ là nhóm nước có nguy cơ cao nhất trước bất kỳ thay đổi nào trong mực nước biển. Trong khi một số người cho rằng quá khó để đạt được hai mục tiêu này bởi nhiệt độ toàn cầu năm 2016 đã cao hơn hơn 1,30C so với mức tiền công nghiệp, nhiều người khác lại cho rằng thỏa thuận chưa đủ sâu và việc cho phép mỗi quốc gia tự đặt ra mục tiêu của riêng mình khiến các quy định trở nên vô dụng. Dù vậy, Hiệp định Paris vẫn là một thỏa thuận mang tính lịch sử khi các quốc gia phát thải lớn nhất thế giới – Trung Quốc, Mỹ, Khu vực Kinh tế Châu Âu và Ấn Độ – đều đồng ý đặt ra các mục tiêu mới để cắt giảm lượng khí thải. Sau khi được Liên minh châu Âu phê chuẩn vào ngày 5/10, Hiệp định Paris đã có đủ chữ ký để chính thức có hiệu lực kể từ ngày 04/11. Mọi người trên thế giới ca ngợi thỏa thuận này là một chiến thắng chưa từng có về vấn đề môi trường, cũng như là một chiến thắng đối với các nhà lãnh đạo đã tham gia ký kết nó. Thời điểm Hiệp định có hiệu lực, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi nhận thức, thói quen, lối sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng gắn với xây dựng văn hóa các-bon thấp, hài hoà với môi trường; góp phần giải quyết các mối đe dọa an ninh toàn cầu, khu vực và quốc gia là hệ quả của những căng thẳng, thậm chí là xung đột do biến đổi khí hậu gây ra. Các quốc gia trên thế giới có cơ sở pháp lý toàn cầu để xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật hướng tới mô hình phát triển các-bon thấp trên phạm vi toàn cầu, cũng như tăng cường liên kết khu vực, hợp tác giữa các quốc gia để đạt được kỳ vọng cao là giữ mức tăng nhiệt độ trung bình vào cuối thế kỷ này dưới 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp hướng tới mục tiêu giới hạn mức tăng ở 1 5oC

Thêm vào đó, những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới ngày nay hoàn toàn cho phép loài người phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Mặt khác, thỏa thuận Paris đã tạo ra những định chế mới cho phép đa dạng hóa nguồn lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nước phát triển cam kết mạnh mẽ sẽ tài trợ 100 tỷ đô la Mỹ/năm bắt đầu từ năm 2020 cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cộng đồng trên toàn thế giới được tạo điều kiện tối đa để tham gia trực tiếp vào hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, chung tay bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta. Đặc biệt, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào khả năng to lớn tăng cường sức chống chịu trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tạo cơ chế để các bên đề xuất kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như các yêu cầu về nguồn lực để thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu. Với Việt Nam, đây là thời điểm để chúng ta thay đổi mô hình tăng trưởng nhằm đạt được sự phát triển nhanh và bền vững. Chúng ta có cơ hội để tranh thủ nguồn lực (cả nội lực và ngoại lực) để hướng tới một nền kinh tế các-bon thấp. Việt Nam đã tham gia Thoả thuận Paris với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững và phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Với việc thông qua Thoả thuận Paris, các cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam trở nên mang tính bắt buộc. Theo đó, trong NDC, Việt Nam cam kết với nguồn lực quốc gia đến năm 2030 giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm cơ sở, tập trung vào 4 lĩnh vực chính bao gồm năng lượng, chất thải, nông nghiệp, LULUCF, và có thể giảm tới 25% nếu có sự hỗ trợ từ quốc tế. Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu cũng cho phép các bên hợp tác thực hiện các NDC đối với việc giảm phát thải khí nhà kính thông các cơ chế nêu tại Điều 6. Trong giai đoạn sau 2020, khi Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu bước vào giai đoạn thực hiện, cơ chế JCM sẽ trở thành một trong những phương thức hợp tác song phương đầu tiên. Đồng thời, cơ chế JCM cũng sẽ phải có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với các quy định thuộc Thoả thuận Paris. Chính vì vậy, việc đánh giá mối liên hệ giữa cơ chế JCM và các cơ chế thuộc Điều 6 của Thoả thuận Paris sẽ phục vụ việc đánh giá tiềm năng thực hiện Cơ chế JCM tại Việt Nam trong tương lại.

II.

Câu 2: Năm 2022, Công ty A có nhu cầu xuất khẩu lô hang gỗ dán sang EU. Lô hang này được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là gỗ khai thác từ rừng sản xuất là rừng trồng mà công ty A mua của các hộ gia đình, cá nhân.

1. Để xuất khẩu sang EU, lô hàng trên của công ty A có thuộc đối tượng phải có Giấy phép ELEGT hay không? Tại sao? Trả lời:

Lô hàng của Công ty A thuộc đối tượng phải có giấy phép FLEGT. Bởi lẽ, nhằm đảm bảo việc xuất khẩu sang EU hợp pháp, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chống tình trạng phá rừng tự nhiên, bảo đảm phát triển bền vững. Bên cạnh đó, gỗ dán là sản phẩm gỗ thuộc Phụ luc I Hiệp định VPA/FLEGT, bao gồm tất cả những sản phẩm theo quy định của EU về thiết lập cơ chế cấp phép FLEGT, đây là yêu cầu tối thiểu đối với các Hiệp định VPA/FLEGT, là gỗ tròn, gỗ xẻ, thanh tà vẹt đường sắt, gỗ dán và ván lạng. Ngoài ra, Hiệp định VPA/FLEGT với Việt Nam còn bao gồm các sản phẩm gỗ khác như dăm gỗ, hạt gỗ, gỗ làm ván và sàn nhà, ván dăm, ván sợi bằng gỗ và đồ nội thất bằng gỗ. Hiệp định VPA/FLEGT không bao gồm các sản phẩm làm từ mây, tre. Cơ sở pháp lý: -

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Hiệp định VPA/FLEGT1 quy định: “Cơ chế cấp phép FLEGT áp dụng đối với các

sản phẩm gỗ thuộc Phụ lục I” -

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục I - Danh mục hàng hóa: Mã các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ được cấp

phép FLEGT trong khuôn khổ hiệp định VPA/FLEGT thì “Gỗ dán, tấm gỗ dán ván lạng và các loại gỗ ghép tương tự (Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây)” có mã HS 4412 là mặt hàng gỗ được cấp giấy phép FLEGT. 2. Để được cấp Giấy phép FLEGT, lô hàng cần phải có các loại hồ sơ, giấy tờ nào? Trả lời: Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 30/10/2020) có quy định như sau: 1 “1. Các Bên thiết lập cơ chế cấp phép liên quan đến Thực thi pháp luật lâm nghiệp, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (sau đây được gọi là “cơ chế cấp phép FLEGT”). Thông qua giấy phép FLEGT, cơ chế này thiết lập các thủ tục và yêu cầu để xác minh và chứng nhận các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Liên minh được sản xuất hợp pháp. Theo Quy chế của Hội đồng Châu Âu (EC) số 2173/2005 và theo Hiệp định này, Liên minh phải chấp nhận các lô hàng nhập khẩu vào Liên minh từ Việt Nam chỉ trong trường hợp các lô hàng có giấy phép FLEGT. 2. Cơ chế cấp phép FLEGT áp dụng đối với các sản phẩm gỗ thuộc Phụ lục I. 3. Mỗi Bên thống nhất thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để thực hiện cơ chế cấp phép FLEGT.”

Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. a/ Đối tượng: Đối tượng cấp giấy phép FLEGT: Gỗ hợp pháp thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất vào thị trường EU, trừ trường hợp gỗ thuộc đối tượng phải cấp giấy phép CITES hoặc lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu. Công ty A xuất khẩu lo hàng gỗ dán sang EU => Thuộc đối tượng quy định theo Nghị định này. b/ Hồ sơ xin cấp phép FLEGT: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép FLEGT được quy định tại khoản 3 điều 16 Nghị định 102/2020, phụ thuộc vào nhóm doanh nghiệp. - Bản chính đề nghị cấp giấy phép FLEGT theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu đối với lô hàng gỗ của doanh nghiệp Nhóm I; ban chính bảng kê gỗ xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với lô hàng gỗ của chủ gỗ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; - Bản sao hợp đồng mua bán hoặc tương đương; - Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có); - Tài liệu bổ sung khác nhằm cung cấp bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp của lô hàng gỗ xuất khẩu (nếu có). - Cơ quan cấp giấy phép FLEGT: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. c/ Cách thức gửi hồ sơ: Công ty A gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).

** Lưu ý, theo quy định tại Điều 20, Trong trường hợp công ty A gửi hồ sơ hồ sơ qua môi trường mạng không phải nộp hồ sơ bằng bản giấy. Hồ sơ nộp qua môi trường mạng được chụp từ bản chính, trừ trường hợp có chữ ký số. d/ Thủ tục cấp phép FLEGT Thủ tục cấp phép FLEGT được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Công ty A gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới Cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. -Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thư điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. -Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ và cấp giấy phép FLEGT. Trường hợp không cấp phép, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ.

-Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về nguồn gốc gỗ hợp pháp của lô hàng đề nghị cấp giấy phép FLEGT, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản cho chủ gỗ, cơ quan xác minh và các cơ quan có liên quan khác, trong đó nêu rõ thời gian xác minh. Cơ quan cấp phép chủ trì, phối hợp với cơ quan xác minh và các cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính hợp pháp của lô hàng gỗ. Thời hạn xác minh không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. -Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, Cơ quan cấp phép cấp giấy phép FLEGT trong trường hợp lô hàng gỗ xuất khẩu đủ điều kiện cấp phép hoặc thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy phép cho chủ gỗ; -Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT đã cấp trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép đồng thời gửi bản chụp giấy phép FLEGT đã cấp cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU. Trường hợp làm thủ tục xuất khẩu lô hàng gỗ là hàng mẫu vì mục đích thương mại thì ...


Similar Free PDFs