Quản trị rủi ro cho dự án sản xuất ô tô Vinfast của tập đoàn Vingroup PDF

Title Quản trị rủi ro cho dự án sản xuất ô tô Vinfast của tập đoàn Vingroup
Author Bùi Thu Hà
Course Financial Risk Management
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 33
File Size 613.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 38
Total Views 569

Summary

Warning: TT: undefined function: 32TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---***---TIỂU LUẬNQUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾĐỀ TÀI: Quản trị rủi ro cho dự án sản xuất ô tô VinFastcủa tập đoàn VingroupGiảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Đoan TrangNhóm: 7 1. Bùi Thu Hà - ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---***---

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Quản trị rủi ro cho dự án sản xuất ô tô VinFast của tập đoàn Vingroup Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Đoan Trang Nhóm: 7 1. Bùi Thu Hà - 1611110146 2. Thân Thị Quỳnh - 1611110505 3. Nguyễn Thị Ánh - 1611110065 4. Nguyễn Thị Minh Tâm - 1611110516 5. Hoàng Ngọc Phương -1611110465 6. Nguyễn Thị Yến Thu - 1611110557

Hà Nội, tháng 12 năm 2018

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CHUNG ............................................................ 2 1.1.

Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh ....................................................... 2

1.1.1.

Định nghĩa ............................................................................................. 2

1.1.2.

Nguyên nhân của rủi ro ........................................................................ 2

1.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong kinh doanh ......................... 3

1.2.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế .................................................. 4

1.2.1.

Quy trình quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế .......................... 4

1.2.2.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh quốc tế ........... 4

CHƯƠNG 2.GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ CÁC BƯỚC QUẢN TRỊ RỦI RO… .......................................................................................................... 5 2.1.

Giới thiệu về Tập đoàn Vingroup .............................................................. 5

2.1.1.

Khái quát tập đoàn Vingroup .............................................................. 5

2.1.2.

Tầm nhìn và sứ mệnh ........................................................................... 6

2.2.

Giới thiệu dự án sản xuất xe ô tô VinFast ................................................. 6

2.2.1.

Giới thiệu chung .................................................................................... 6

2.2.2.

Bước đi của Vinfast............................................................................... 7

2.2.3.

Các dòng sản phẩm ............................................................................... 8

2.2.4.

Đánh giá ................................................................................................. 8

2.3.

Phân tích các bước quản trị rủi ro ............................................................. 9

2.3.1.

Nhận diện rủi ro .................................................................................... 9

2.3.2.

Đo lường rủi ro .................................................................................... 16

2.3.3.

Kiểm soát rủi ro .................................................................................. 18

2.3.4.

Tài trợ và xử lí rủi ro .......................................................................... 21

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................. 22 3.1.

Đánh giá ...................................................................................................... 22

3.1.1.

Ý tưởng kinh doanh ............................................................................ 22

3.1.2.

Về thương hiệu .................................................................................... 23

3.1.3.

Thị trường............................................................................................ 24

3.1.4. 3.2.

Tài chính .............................................................................................. 24

Đề xuất thêm giải pháp ............................................................................. 25

3.2.1.

Doanh nghiệp....................................................................................... 25

3.2.2.

Nhà nước .............................................................................................. 27

KẾT LUẬN ............................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 29

BẢNG KÊ KHAI CÔNG VIỆC

STT

1

2

3

4

5

6

Họ Tên

Bùi Thu Hà

Thân Thị Quỳnh

Nguyễn Thị Ánh

Nguyễn Thị Minh Tâm

Hoàng Ngọc Phương

Nguyễn Thị Yến Thu

MSV

1611110146

1611110505

1611110065

1611110516

1611110465

1611110557

Chức vụ

Trưởng nhóm

Công việc

Phân công công việc, Chương 2. Nhận diện và đo lường rủi ro

Thành

Chương 1

viên

Làm slide

Thành

Chương 2. Giới thiệu

viên

tập đoàn và dự án

Thành

Chương 2. Kiểm soát,

viên

tài trợ xử lí rủi ro

Thành

Chương 3. Đề xuất

viên

thêm giải pháp

Thành

Chương 3. Đánh giá

viên

dự án

LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng tăng lên cùng với xu hướng ô tô hóa đang phổ cập, việc người dân có mong muốn sở hữu một chiếc ô tô của riêng mình là không có điều gì khó hiểu. Tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu sở hữu ô tô ngày càng cao khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng cho ngành ô tô. Ở một mặt khác, sau nhiều năm nỗ lực, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản. Vì vậy, Bộ Công Thương mới đây thừa nhận mục tiêu phát triển ngành ô tô Việt Nam đã thất bại, giá bán vẫn cao gấp đôi so với các nước trong khu vực; tỉ lệ nội địa hóa cũng không đạt yêu cầu đề ra. Với những lý do trên, mới đây thôi, tập đoàn Vingroup đã quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô với thương hiệu Vinfast nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, tham vọng từng bước giành thế tự chủ và chủ động về công nghiệp ôtô. Có thể nói, Việc Vingroup ra mắt thương hiệu Vinfast chính là “Hợp ý Đảng, chiều lòng dân”, đem lại những lợi thế không nhỏ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ hội thì luôn đi cùng những rủi ro, hơn nữa do đây là lần đầu tiên sản xuất ô tô nên khiến cho những rủi ro càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu Vingroup không có những chiến lược, biện pháp quản trị rủi ro hợp lý sẽ có thể gây đến những hậu quả nghiêm trọng, tệ hơn là làm thất bại dự án này. Bởi vậy nhóm quyết định chọn đề tài: “Quản trị rủi ro cho dự án sản xuất ô tô VinFast của tập đoàn Vingroup” nhằm tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro cho dự án này của tập đoàn Vingroup. Bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót nên nhóm mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn.

1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CHUNG 1.1. Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh 1.1.1. Định nghĩa Rủi ro là tập hợp tất cả những yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường được, liên quan đến những vấn đề trong kinh doanh ảnh hưởng tới lợi ích của dự án kinh doanh Rủi ro là một phần không thể thiếu trong kinh doanh, do vậy việc thấu hiểu rủi ro là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành một dự án kinh doanh nào đó 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro a) Nguyên nhân khách quan: Là những nguyên nhân không phát sinh từ hành động trực tiếp của con người gây ra rủi ro, tổn thất cho tổ chức cá nhân. Nguyên nhân khách quan có thể chia thành các nhóm sau: 

Nguyên nhân từ hiện tượng tự nhiên, ngẫu nhiên bất lợi: đó là những hiện

tượng diễn ra theo quy luật tự nhiên như mưa, gió, bão, ... 

Nguyên nhân từ hiện tượng tự nhiên bất lợi do con người gây ra: đó là những

hiện tượng xảy ra do hậu quả phá hủy môi trường của con người. b) Nguyên nhân chủ quan 

Do chính sách kinh tế vĩ mô sai lầm, hệ thống luật pháp, chính trị không ổn

định, pháp chế không nghiêm, ... 

Do sự sai lầm trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh, điều này thường gây

ra những hậu quả nặng nề kéo dài. 

Do những sai lầm trong việc lựa chọn chính sách quản lý tổ chức, sai lầm trong

lựa chọn phương thức kinh doanh, mặt hàng, thị trường, đối tác, ... 

Do trình độ năng lực của nhân sự trong công ty chưa đáp ứng được yêu cầu.



Do tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức của mọi thành viên trong công ty

không tuân theo quy tắc chuẩn mực chung. 

Do những mối quan hệ xung quanh.

Nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều là nguồn gây ra những tổn thất, rủi ro, là mối hiểm họa đối với mỗi doanh nghiệp. Nguyên nhân khách quan thường rất khó loại bỏ trong khi nguyên nhân chủ quan tuy phức tạp nhưng lại có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau. Thực tế nhóm nguyên nhân chủ quan chiếm nhiều

2

hơn cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng trong kinh doanh. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro được hiểu là những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng rủi ro, nguy cơ rủi ro. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng theo hai hướng làm gia tăng hay giảm bớt nguy cơ rủi ro. Có thể chia thành các nhóm nhân tố sau a) Thái độ của con người đối với rủi ro: Việc một người ưa thích rủi ro, chán ghét rủi ro hay bàng quan với rủi ro quyết định đến hành động của người đó đối với rủi ro. b) Hành vi của con người với rủi ro: Là yếu tố có tính quyết định trực tiếp đối với rủi ro, hành vi đó có thể là có ý thức hoặc vô thức. c) Nhóm nhân tố tác động đến rủi ro thuộc môi trường kinh doanh 

Môi trường chính trị: rủi ro chính trị có tính chất nghiêm trọng vì là nguyên

nhân của nhiều rủi ro khác và có thể gây ra “chuỗi rủi ro”. 

Môi trường pháp lý: là những quy phạm, quy tắc, quy định về hành vi hoạt

động của tổ chức kinh doanh trên một lãnh thổ. 

Môi trường kinh tế: là những nhân tố như tài chính, tiền tệ, cung cầu, cạnh

tranh, lạm phát, sự biến động của chu kỳ kinh doanh, ... d) Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên e) Nhóm nhân tố thuộc điều kiện công nghệ kỹ thuật: Đôi khi việc khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh chóng làm doanh nghiệp không thể theo kịp dẫn đến lạc hậu về công nghệ, hoặc không thể chuyển đổi từ việc sản xuất thử sang sản xuất hàng loạt. f) Nhóm nhân tố thuộc môi trường xã hội: Liên quan đến các vấn đề về tôn giáo, văn hóa, tập quán, các mối quan hệ trong xã hội, … Nếu kinh doanh mà thiếu những kiến thức về xã hội thì có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Tóm lại: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong kinh doanh quốc tế rất quan trọng bởi tính đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát của nó. Nhận thức đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong kinh doanh giúp các doanh nghiệp khuếch trương những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực đối với kinh doanh. Phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo khoa học là cơ sở để đưa ra những biện pháp hạn chế

3

rủi ro, cải thiện môi trường kinh doanh. 1.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế 1.2.1. Quy trình quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế - Bước 1: Nhận diện và phân tích rủi ro - Bước 2: Đo lường rủi ro - Bước 3: Đề xuất biện pháp kiểm soát rủi ro - Bước 4: Tài trợ và xử lý rủi ro 1.2.2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh quốc tế 

Đối với rủi ro về tài chính doanh nghiệp nên lập những kế hoạch dự báo về

lãi suất, tỷ giá, luồng tiền vào và ra, khả năng thanh khoản của dòng tiền để có cái nhìn tổng quát về tài chính của công ty và đưa ra những quyết định hợp lý khi cần thiết. 

Đối với rủi ro về công nghệ, kỹ thuật doanh nghiệp nên thường xuyên cải

tiến công nghệ để tránh bị thụt lùi so với thế giới. 

Đối với rủi ro về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán doanh nghiệp nên có

những nghiên cứu kỹ lưỡng ngay từ khi tiến hành lập dự án. 

Đối với rủi ro về pháp lý doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ lưỡng những quy

định luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. 

Đối với rủi ro về chính trị doanh nghiệp nên xem xét môi trường chính trị

trước khi quyết định kinh doanh ở thị trường đó.

4

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ CÁC BƯỚC QUẢN TRỊ RỦI RO 2.1. Giới thiệu về Tập đoàn Vingroup 2.1.1. Khái quát tập đoàn Vingroup Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty Cổ Phần Vincom và Công ty Cổ Phần Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup. Hiện nay Vingroup t ập trung phát triển với 8 lĩnh vực cốt lõi gồm  Bất động sản: Vincom hiện sở hữu hàng loạt các dự án, tổ hợp bất động sản lớn như Vincom Center Bà Triệu, Landmark 81, Times City, Royal City, Vincom Mega Mall, …  Du lịch- Giải trí: Vinpearl đang sở hữu những tổ hợp dự án và du lịch hàng đầu Việt Nam như Vinpearl Nha Trang (Vinpearl Resort Nha Trang, Vinpearl Land, Vinpearl Luxury Nha Trang, Vinpearl Gofl Club), …  Chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe: Vincharm Spa Bà Triệu, Vincharm Spa Nha Trang, Vincharm Spa Đà Nẵng, …  Dịch vụ y tế chất lượng cao: Gồm bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec tại khu đô thị Times City Hà Nội  Hệ thống siêu thị bán lẻ Vinmart: hệ thống bán lẻ đã sở hữu s ố lượng lên tới 65 siêu thị VinMart và khoảng 1.000 cửa hàng VinMart+, phủ rộng gần 30 tỉnh thành trên cả nước  Giáo dục: Vingroup hiện tại đã sở hữu hệ thống Giáo dục Vinschool liên cấp từ Mầm non đến Trung học phổ thông và đang triển khai dự án Trường Đại học VinUni  Công nghiệp nặng: Vinfast là thương hiệu ô tô-xe máy điện của tập đoàn Vingroup  Nông nghiệp: VinEco-sản phẩm nông nghiệp sạch. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. 5

2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh a) Tầm nhìn Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư- phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới, xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế. b) Sứ mệnh Vingroup đặt ra sứ mệnh: “VÌ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN CHO NGƯỜI VIỆT” Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm- dịch vụ cao cấp với chất lượng quốc tế và am hiểu bản sắc địa phương, mang tính độc đáo và sáng tạo cao. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm- dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng. Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển, cam kết trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông, luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững. Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả các nhân viên. Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc. 2.2. Giới thiệu dự án sản xuất xe ô tô VinFast 2.2.1. Giới thiệu chung VinFast là thương hiệu ô tô - xe máy điện của Vingroup, và là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi th ứ 7 của Tập đoàn. Sự ra đờ i của VinFast không ch ỉ góp phần "viết nên giấc mơ xe hơi của người Việt" mà còn m ở ra kỉ nguyên phát triển dựa trên công nghệ và tri thức cho Vingroup, đồng thời tham gia thúc đẩy ngành công nghiệp cơ giới tại Việt Nam.

6

Được viết tắt bởi các t ừ: "Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong" - VinFast mang hàm nghĩa tự tôn dân tộc, đáp ứng niềm mong mỏi sở hữu một thương hiệu ô tô Việt trong nhiều thập kỉ của ngườ i dân Việt Nam. Mục tiêu của VinFast là tr ở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á vớ i công suất thiết k ế của tổ hợ p sản xuất ô tô lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025. Sản phẩm chủ l ực của VinFast là ô tô động cơ đốt trong, ô tô s ử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện v ới môi trườ ng. 2.2.2. Bước đi của VinFast Với sự đồng hành của những tên tuổi hàng đầu thế giới trong chuỗi giá trị của mình, VinFast tự tin sẽ cho ra đời những chiếc xe với “Bản sắc Việt - Thiết kế Ý - Kĩ thuật Đức - Tiêu chuẩn Quốc tế” Tháng 11/2017, VinFast đồng loạt kí kết với các đối tác hàng đầu thế giới về ô tô như hợp tác với Siemens về công nghệ xây dựng doanh nghiệp, nhà máy số theo tiêu chuẩn công nghiệp 4.0, với Bosch trong lĩnh vực sản xuất ô tô - xe máy điện và linh phụ kiện, với Hiệp hội các Phòng thương mại và Công nghiệp Đức (AHK) tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo. VinFast cũng đã mời các nhân sự cấp cao trong lĩnh vực ô tô toàn cầu về làm việc, khởi đầu là chuyên gia Võ Quang Huệ về làm Phó Tổng giám đốc Vingroup phụ trách dự án VinFast và ông James B. DeLuca – cựu Phó Chủ tịch General Motors về làm Tổng Giám đốc Nhà máy sản xuất ô tô VinFast. Tháng 1/2018, VinFast chính thức kí hợp đồng mua lại quyền sở hữu trí tuệ từ BMW, qua đó hoàn thiện chuỗi giá trị do VinFast đứng đầu cùng những tên tuổi hàng đầu thế giới như: Pininfarina (thiết kế), BMW (công nghệ, kĩ thuật, phương pháp sản xuất), Magna Steyr và AVL (tư vấn kĩ thuật và sản xuất ô tô); Siemens (thiết kế, quản lí và vận hành nhà máy), Bosch (linh kiện và công nghệ ô tô) ... Tháng 3/2018, VinFast tiếp tục công bố 36 mẫu thiết kế ôtô dòng xe điện và xe động cơ đốt trong cỡ nhỏ tiêu chuẩn quốc tế. Ngày 28/06/2018, VinFast và General Motors (GM) đã ký kết một thoả thuận hợp tác chiến lược. Theo đó, VinFast sẽ tiếp nhận hệ thống đại lý uỷ quyền hiện tại của thương hiệu Chevrolet và trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Chevrolet tại thị trường Việt Nam.

7

Đồng thời, VinFast nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội phục vụ cho việc triển khai những hoạt động sản xuất dòng xe ô tô cỡ nhỏ được VinFast mua bản quyền từ GM. Dây chuyền sản xuất mới dự kiến sẽ khánh thành vào nửa đầu năm 2019, bổ sung năng lực sản xuất cho VinFast bên cạnh nhà máy tại Hải Phòng. Những sự kiện này khẳng định mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á của VinFast, với các sản phẩm toàn diện ở dòng xe động cơ đốt trong (phân khúc Sedan, SUV, hatchback) và xe điện. Tiếp đó, VinFast ký kết một loạt biên bản ghi nhớ: Thành lập nhà máy liên doanh dập và hàn các chi tiết thân vỏ xe cùng Công ty AAPICO Hitech (Thái Lan); hợp tác với Công ty LG Chem (Tập đoàn LG – Hàn Quốc), Lear... sản xuất các dòng pin tiêu chuẩn quốc tế, được sử dụng cho xe điện của VinFast và các sản phẩm khác, hướng tới hoàn thiện hệ sinh thái cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Đặc biệt, một lợi thế cạnh tranh khó sao chép của VinFast đến từ hệ sinh thái của Vingroup. Hệ thống gần 60 trung tâm thương mại hiện tại của Vincom (và sẽ là 200 trung tâm thương mại vào năm 2021) phủ khắp toàn quốc sẽ được sử dụng để giới thiệu sản phẩm và hình ảnh của công ty. Đồng thời, VinFast cũng nhận được sự tin tưởng từ gần 5 triệu khách hàng quen thuộc của Vingroup, những người đã sử dụng và yêu thích các sản phẩm khác của Tập đoàn. Với chiến lược n...


Similar Free PDFs