Quyen duoc bao ve danh du nhan pham uy tin va cac che tai xu ly hanh vi xam pham PDF

Title Quyen duoc bao ve danh du nhan pham uy tin va cac che tai xu ly hanh vi xam pham
Course Luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 564.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 99
Total Views 522

Summary

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANHKHOA TÀI CHÍNHMôn học: LUẬT KINH DOANHCHỦ ĐỀ:Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và các chế tài xử lý hành vi xâm phạmGiảng viên: Nguyễn Thị HằngMã lớp học phần: 21C1LAW Lớp: FNC04 – Nhóm 1Thành viên: Họ và Tên MSSV Nguyễn Kiều Oanh 31211025869 Đỗ Nguyễn Đức H...


Description

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

Môn học: LUẬT KINH DOANH CHỦ ĐỀ: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và các chế tài xử lý hành vi xâm phạm Giảng viên: Nguyễn Thị Hằng Mã lớp học phần: 21C1LAW51100161 Lớp: FNC04 – Nhóm 1 Thành viên: Họ và Tên Nguyễn Kiều Oanh Đỗ Nguyễn Đức Huy Hồ Nhật Bình Trương Nguyễn Bảo Ngân Nguyễn Phan Bảo Ngọc Nguyễn Anh Quý

MSSV 31211025869 31211024314 31211023217 31211020942 31211023357 31211023081

1

I. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: 1. Các khái niệm: - Danh dự: sự coi trọng, đánh giá cao của cộng đồng đối với cá nhân. - Nhân phẩm: giá trị làm người của một cá nhân. - Uy tín: sự tín nhiệm, mến phục của mọi người với cá nhân. - Danh dự, nhân phẩm, uy tín: là các yếu tố nhân thân phi tài sản gắn liền với mỗi con người, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của cá nhân, được pháp luật xem là bất khả xâm phạm và bảo vệ. 2. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: Là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trong cả nước và quốc tế: - Theo điều 12 tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948: “Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…” - Theo công ước về các quyền chính trị dân sự năm 1966: “Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín” 2

- Theo điều 70 Hiến pháp năm 1980: “Công dân có quyền tự được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” - Điều 71 Hiến pháp năm 1992 tiếp tục ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. - Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.” - Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ: 1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. VD: Theo đơn khởi kiện ngày 28 tháng 12 năm 2019 và các lời khai tại tòa nguyên đơn bà Trần Thị B trình bày: Ngày 21 tháng 9 năm 2018 bà Tô Thị T vu khống ông Trần Văn H và bà Trần Thị B, bà T chửi ông H bửa xuồng của bà T và cho rằng gia đình ông lấy tiền xương máu của ông M sau khi ông M bị tai nạn giao thông chết (ông M là em ruột của ông H). Sự việc bà T chửi vợ chồng ông H có nhiều người biết. Ông H bà B nhiều lần giải thích cho bà T biết là ông H không có bửa xuồng của bà T và không có lấy tiền xương máu của ông M, các khoảng tiền của ông M do bà Trần Thị Đào (chị ruột của ông M) nhận cụ thể như: tiền ông M gởi cho bạn 10 chỉ vàng (khoảng 34 triệu), tiền mấy ngày lương của ông M làm trước khi chết, nhưng bà T vẫn chửi và nhiều lần xúc phạm đến gia đình bà B. Sự việc quá bức xúc nên ngày 24 tháng 9 năm 2018 ông H, bà B có đơn yêu cầu gởi đến ban hòa giải ấp Tân Lợi yêu cầu giải quyết buộc bà Tô Thị T nhận sai với ông H và bà B. 3

Tại buổi hòa giải ngày 26 tháng 9 năm 2018 bà T không nhận sai mà còn khẳng định ông H bửa xuồng của bà T và ông H lấy tiền xương máu của ông M. Sự việc làm cho mọi người hiểu nhầm, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của gia đình nên ông H, bà B yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời giải quyết buộc bà Tô Thị T bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm với số tiền 13.900.000 đồng.

 Căn cứ vào Điều 26, Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 592 Bộ luật dân sự; Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí. Tòa án tuyên xử: - Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn bà Trần Thị B. Buộc bị đơn là bà Tô Thị T bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho nguyên đơn số tiền là 4.170.000 đồng (Bốn triệu một trăm bảy chục nghìn đồng). - Không chấp nhận yêu cầu với số tiền 9.730.000 đồng do nguyên đơn không chứng minh được mức độ thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm do bị đơn gây ra. - Về án phí: Nguyên đơn không phải chịu án phí, bị đơn bà Tô Thị T phải chịu án phí dân sự sơ thẩm 300.000 đồng. Trích Bản án 63/2019/DS-ST ngày 26/06/2019 về tranh chấp bồi thường danh dự, nhân phẩm và uy tín bị xâm hại 3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4

VD:

Chị Đ.T.H thuộc diện cách ly y tế bắt buộc phòng dịch COVID-19 tại nhà với thời hạn 21 ngày, tính từ ngày 30/4/2021. Ngày 12/5/2021, chị H. có đi mua đồ tại quán tạp hóa trên địa bàn xóm Thượng, xã Yên Đổ. Tại đây, ông Âu Văn Sự, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng xóm Thượng có nhắc nhở chị về việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Trở về nhà, chị Đ.T.H đã gọi điện thoại; đồng thời đăng tải lên trang Facebook cá nhân của mình với lời lẽ dung tục, xúc phạm danh dự ông Sự. Ngày 29-6, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng với chị Đ.T.H (trú tại xóm Trung, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương) vì hành vi chia sẻ thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân người khác trên mạng xã hội dựa theo Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm các điều kiện về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội và buộc chị H gỡ bỏ và cải chính các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015. Nguồn: baophapluat.vn

5

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. 5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại 3. Mối quan hệ với các quyền nhân thân khác: - Với quyền bí mật đời tư: Khi quyền bí mật đời tư bị xâm phạm thì quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng bị xâm phạm theo. - Với quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình: Khi các mối quan hệ trong gia đình xảy ra mẫu thuẫn dẫn tới thái độ, hành vi, lời nói không đúng mực giữa các thành viên thì cả quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín đều bị xâm phạm. - Với quyền bình đẳng của vợ, chồng: vợ chồng có trách nhiệm tôn trọng, bình đẳng với nhau, từ đó bảo toàn quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. - Với quyền của cá nhân đối với hình ảnh cá nhân: hình ảnh cá nhân là một phần trong danh dự, nhân phẩm, uy tín vì vậy các hành vi xâm hại đến hình ảnh cá nhân chính là xâm hại đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. - Với quyền nhân thân đối với họ và tên: việc dùng tên của người khác nhằm mục đích xấu là hành động xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. 4. Cách xử lý khi quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm uy tín của bản thân bị xâm phạm: Theo khoản 2 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015: “Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” 6

- Đăng thông tin lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì sẽ căn cứ theo Khoản 3, 4; Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 để tiến hành xử lý vi phạm.

II. Chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín. Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn với nhân thân của một người và được pháp luật bảo vệ. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Như vậy mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 1. Về chế tài hành chính Điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…” Điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Điều 101. Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…”

7

VD:

Ngày 27/4/2020 tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông – trật tự Công an huyện Trùng Khánh đang làm nhiệm vụ, kiểm tra phát hiện Hoàng Văn N, trú tại xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh điều khiển xe mô tô vi phạm và xử phạt các lỗi về trật tự an toàn giao thông. Do bị phạt nhiều lỗi và giữ xe nên N cảm thấy bực tức liền dùng điện thoại cá nhân chụp ảnh hai cán bộ của tổ công tác; sau đó tài khoản Facebook cá nhân mang tên “Hoàng Duy N” đăng tải hình ảnh của hai cán bộ chiến sỹ Công an huyện Trùng Khánh đang làm nhiệm vụ, N đã dùng lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bôi nhọ lực lượng Công an; bài viết đã thu hút được nhiều người quan tâm, bình luận, gây dư luận không tốt trong xã hội.  Tại cơ quan Công an, Hoàng Văn N đã nhận thấy hành vi của mình là vi phạm pháp luật, ăn năn hối lỗi về việc đã gây ra và cam kết không tái phạm. Công an huyện Trùng Khánh đã phối hợp với các đơn vị chức năng xử phạt hành chính mức: Bảy triệu năm trăm nghìn đồng đối với Hoàng Văn N dựa vào Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm các điều kiện về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Nguồn: congan.caobang.gov.vn

8

2. Về chế tài dân sự Điều 592, bộ luật dân sự 2015. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c. Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. 3. Về chế tài hình sự Những hành vi xúc phạm người khác mang tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015. Điều 155, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017). Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm a. Phạm tội 02 lần trở lên; b. Đối với 02 người trở lên; c. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 9

d. Đối với người đang thi hành công vụ; e. Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; f. Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b. Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. VD:

Hộ gia đình ông Phan Nhật V và bà Bùi Thị H, đều trú tại xóm Đ, T, V, Nam Định có diện tích đất ở liền kề nhau. Từ những năm 1990 hai hộ đã xảy tranh chấp đất đai nên dẫn tới mâu thuẫn kéo dài. Hai bên thường xuyên xảy ra việc cãi chửi, ném chất bẩn sang nhà nhau. Những năm gần đây, mâu thuẫn 10

này ngày càng gay gắt, mặc dù đã được chính quyền địa phương và cơ sở nhiều lần hòa giải nhưng không thành. Vào sáng ngày 24-5-2019 giữa ông V và bà H lại xảy ra cãi chửi nhau, ném và hất chất bẩn lên người nhau. Các con bà H dùng gạch đập phá một số tài sản của gia đình ông V như: chậu cây cảnh, mái ngói, mái bờ rô xi măng. Hành vi của các bên đã bị cấp có thẩm quyền lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật. (Xử phạt theo vi phạm hành chính). Ngày 27-5-2019 ông V điều khiển xe đạp đi qua nhà Phan Thị D ở xóm H để ra chợ G mua đồ ăn sáng thì giữa D và ông V lại xảy ra cãi vã, chửi nhau. Các con bà H là D và H tiếp tục dùng tay, chân tát, đá ông V nhiều nhát và ném chất bẩn vào người ông. Hậu quả: Ông V được anh T và một số người đưa đi sơ cứu ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định với các thương tích: đau đầu, sưng nề gò má phải, nhìn mờ mắt phải, đau khuỷu tay phải, đau và sưng nề nhẹ cẳng chân trái. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên thiệt hại là: 0%. Về trách nhiệm dân sự: HĐXX căn cứ vào Điều 48 Bộ luật hình sự và các Điều 584, 585, 586, 587, 590, 592, 593 của Bộ luật dân sự và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và biên bản xác minh tại xã T, huyện V, tỉnh Nam Định; chấp nhận: Chi phí điều trị, chi phí thuê taxi chở người bị hại đi bệnh viện; chấp nhận một phần chi phí người phục vụ và tiền tổn thất về tinh thần và danh dự, nhân phẩm, uy tín. Không chấp nhận chi phí bồi dưỡng phục hồi sức khỏe vì đối với thương tích của ông V không cần thiết phải bồi dưỡng phục hồi sức khỏe. Như vậy buộc các bị cáo D, H phải bồi thường cho ông Phan Nhật V tổng số tiền 16.263.000đ. (Trong đó tiền về Tổn thất về tinh thần và danh dự, nhân phẩm, uy tín: 11.920.000 đồng) - Về trách nhiệm hình sự: Căn cứ khoản 1 Điều 155; Điểm b, i khoản 1 Điều 51; khoản 2 Điều 51; điểm i khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 36; Điều 58 của Bộ luật hình sự:

 Xử phạt Phan Thị D từ 21 đến 24 tháng cải tạo không giam giữ.  Xử phạt Phan Thị H từ 18 đến 21 tháng cải tạo không giam giữ.  Miễn khấu trừ một phần thu nhập cho cả hai bị cáo. Nguồn: thuvienphapluat.vn 11

Điều 156; Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017): Tội vu khống. 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a. Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b. Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a. b. c. d. e. f. g. h.

Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với 02 người trở lên; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; Đối với người đang thi hành công vụ; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 31% đến 60%; Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a. Vì động cơ đê hèn; b. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 61% trở lên; c. Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

12

VD: Bản án số 75/2017/HS-PT ngày 12/12/2017 của TAND tỉnh Lạng Sơn về tội “Vu khống”

Chiều ngày 15/7/2017, lợi dụng việc Nguyễn Văn H1 đến nơi ở của bị cáo đạp làm hỏng bộ khuy và chốt cánh cửa buồng ngủ, bị cáo Hoàng Văn K đã cùng Hoàng Văn T cùng nhau đập phá tài sản, dựng hiện trường giả để vu khống cho nhóm người đi cùng Nguyễn Thị N và Nguyễn Văn H1 đã đập phá nhà và lấy tiền. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Tuyên bố bị cáo Hoàng Văn K phạm tội “Vu khống”. Xử phạt bị cáo Hoàng Văn K 12 tháng tù giam áp dụng điểm c, khoản 2 Điều 122; điểm h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; các Điều 20, 33, 45, 53 Bộ luật hình sự năm 1999; NQ 41/2017/QH14; điểm c khoản 2 Điều 156 của Bộ luật hình sự năm 2015. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Tại phiên tòa phúc thẩm, tuy bị cáo xin được giảm nhẹ hình phạt, nhưng không đưa ra được tình tiết giảm nhẹ nào mới mà cấp sơ thẩm chưa áp dụng hoặc chưa có điều kiện để áp dụng cho bị cáo. Vì vậy, cũng như ý kiến của vị công tố cần xử giữ nguyên bản án sơ thẩm; do vậy, Hội đồng xét xử nhận thấy không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo.

13

Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Xử phạt bị cáo Hoàng Văn K 12 tháng tù giam về tội "Vu khống" áp dụng điểm c, khoản 2 Điều 122; điểm h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; các Điều 20, 33, 45, 53 Bộ luật hình sự năm 1999; NQ 41/2017/QH14; điểm c khoản 2 Điều 156 của Bộ luật hình sự năm 2015. Nguồn: congbobanan.toaan.gov.vn Câu hỏi cho phần game áp dụng kiến thức Câu 1: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ? (Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) a) b) c) d)

03 tháng đến 05 năm 03 tháng đến 02 năm 05 tháng đến 03 năm 05 tháng đến 02 năm

Câu 2: Người phạm tội vu khống làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ? (Điều 156 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) a) b) c) d)

03 năm đến 07 năm 03 năm đến 10 năm 05 năm đến 10 năm 07 năm đến 10 năm

Câu 3: Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của? (Điều 34 Bộ luật dân sự 2015) a) b) c) d)

Con thành niên Ông, bà Vợ, chồng a), c) đều đúng

Câu 4: Có bao nhiêu loại chế tài xử lý hành vi xâm phạm Quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín? Kể tên? a) b) c) d)

3 loại 2 loại 5 loại 4 loại 14

-Kể tên: chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hành chính. Câu 5: Điền vào chỗ trống: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ … cho nhau”? (Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình) a) b) c) d)

Danh dự, uy tín, nhân phẩm Nhân phẩm, danh dự, uy tín Uy tín, nhân phẩm, danh dự Danh dự, nhân phẩm, uy tín

Câu 6: Ông A có lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm chị B. Chị B kể cho bà H chuyện chị B bị ông A xúc phạm. Bà H rất tức giận nên đã sử dụng mạng xã hội để làm nhục ông A, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm ông A. Đâu là hình phạt đúng dành cho ông A và bà H? (Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) (Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP...


Similar Free PDFs