Thảo luận Kinh tế học nhóm 5 PDF

Title Thảo luận Kinh tế học nhóm 5
Author Quynh Diem
Course kinh tế vi mô
Institution Trường Đại học Thương mại
Pages 19
File Size 277.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 343
Total Views 577

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGBÀI THẢO LUẬN MÔN : KINH TẾ HỌC DỰA TRÊN CÁC Ý NGHĨA VỀ GDP, HÃY PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CHÍN...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN MÔN : KINH TẾ HỌC DỰA TRÊN CÁC Ý NGHĨA VỀ GDP, HÃY PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG NĂM 2020-2021

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Thanh Huyền Mã lớp học phần: 21750ANST0211 Nhóm thảo luận: Nhóm 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5 1. Trần Phương Thảo 2. Nguyễn Việt Thắng 3. Nguyễn Phương Thu 4. Lê Minh Toàn 5. Nguyễn Thị Diễm Quỳnh 6. Nguyễn Huy Quang

LỜI NÓI ĐẦU

GDP là một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Các chuyên gia dùng chỉ số này để đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và nghiên cứu sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ theo thời gian. Sự phát triển của Viêt6 Nam trong hơn 30 năm qua r;t đáng ghi nhân.6 Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nh;t trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình th;p. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Với đề tài “Dựa trên các ý nghĩa về GDP, hãy phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Phân tích các tác động của Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và phân tích, đánh giá hiệu quả các chính sách mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020-2021”, nhóm chúng em đã chỉ ra ý nghĩa của GDP, dựa vào đó phân tích tăng trưởng kinh tế Việt nam trong những năm gần đây và đánh giá hiệu quả của các chính sách mà chính phủ đã thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020-2021. Bài viết bao gồm 3 chương với nội dung chính: Chương I: Cơ sở lý thuyết Chương II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20162020 Chương III: Tác động của Covid-19 và các chính sách của chính phủ đã thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020-2021. Chương IV: Kết luận

Chương I: Cơ sở lý thuyết 1. Khái niệm GDP là gì?

GDP viết tắt của Gross Domestic Product đó là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa. GDP giá trị thị trường t;t cả các sản phẩm được sản xu;t ra trên một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian (tính trong 1 năm). Các sản phẩm tính luôn cả sản phẩm của công ty nước ngoài và công ty nội địa, t;t cả ngành nghề sản xu;t, dịch vụ, du lịch… Định nghĩa GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người đại diện cho chỉ tiêu thống kê về kinh tế. Nó thể hiện cho kết quả kinh doanh và sản xu;t xét theo bình quân đầu người trong một quốc gia của một năm. GDP bình quân đầu người là một chỉ số đặc trưng của nền kinh tế. Nó được tính bằng cách sử dụng kết quả GDP của nơi đó trong thời điểm tính toán để chia cho tổng số dân của đ;t nước tại cùng khoảng thời gian. GNP là gì? GNP (Gross National Product) là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân đo lường tổng giá trị bằng tiền của t;t cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước làm ra (trong và cả ngoài nước) trong một thời kỳ nh;t định (thường là 1 năm). Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nh;t định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đ;t đai) và đầu tư những tài sản này có năng su;t hơn. 2. Cách sử dụng Cách tính GDP thực tế là đại lượng đo lường toàn bộ giá trị của thị trường. Chính vì vậy nó tổng hợp r;t nhiều sản phẩm với nhau để tạo nên một chỉ tiêu chung liên quan đến giá trị của những hoạt động kinh tế. Thông qua việc chúng ta áp dụng giá trên thị trường. - GDP đại diện cho t;t cả những hàng hóa sản xu;t trong nền kinh tế, được bán hợp pháp trên những thị trường. Nó không biểu thị cho các sản phẩm b;t hợp pháp được bày bán trong những thị trường ngầm. - Những dịch vụ và hàng hóa và dịch vụ bao gồm các sản phẩm hữu hình(quần áo, xe hơi,…) và các dịch vụ vô hình(khám bệnh, cắt tóc,…). - Cách tính GDP thực tế đại diện cho giá trị của các dịch vụ và hàng hóa cuối cùng. Nó không tính giá trị của các loại hàng hóa trung gian. - GDP bao hàm các sản phẩm sản xu;t trong thời điểm hiện tại. Nó không bao gồm các loại hàng hóa sản xu;t trong thời quá khứ.

- GDP xét theo phạm vi về lãnh thổ kinh tế. Ở mỗi quốc gia, lãnh thổ kinh tế thường được mặc định là những đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh-sản xu;t. Họ làm việc dưới hình thức là cá nhân, tổ chức hoặc một hộ gia đình thường trú. - GDP sẽ phản ánh về giá trị của sản phẩm trong khung thời gian cụ thể, chủ yếu là một quý hoặc một năm. 3. Phương pháp tính a) Tính tổng chi tiêu (Phương pháp chi tiêu) Phương pháp này tính tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng cộng t;t cả số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia sử dụng để mua sẵm và sử dụng dịch vụ. Như vậy ta có thể nhanh chóng tính tổng sản phẩm quốc gia bằng cách tính tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của mỗi gia đình cuối cùng hàng năm. GDP=C+G+I+NX Trong đó:     b)

C là tiêu dùng của hộ gia đình G là tiêu dùng của chính phủ I là tổng đầu tư NX: cán cân thương mại Phương pháp chi phí (PP thu nhập)

Phương pháp thu nhập tổng sản phẩm quốc nội GDP bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương ,tiền lãi ,lợi nhuận ,tiền thuê sinh ra trong nền kinh tế nội địa. Cũng như tổng chi phí sản xu;t các sản phẩm cuối cùng của nền kinh tế quốc gia. GDP=W+R+i+Pr+Ti+De Trong đó các chỉ số:       c)

W là tiền lương R là tiền cho thuê tài sản i là tiền lãi Pr là lợi nhuận Ti là thuế gián thu ròng De là phần hao mòn (kh;u hao) tài sản cố định Phương pháp giá trị gia tăng

- Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), như vậy giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP - VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp – Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xu;t. - Giá trị gia tăng của một ngành (GO) GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n) Trong đó:  VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành  n là số lượng doanh nghiệp trong ngành - Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m) Trong đó:  GOj là giá trị gia tăng của ngành j  m là số ngành trong nền kinh tế 4. Ý nghĩa của GDP a) Ý nghĩa chỉ số GDP là gì? - Để thành lập các chiến lược phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn chúng ta phải dựa trên cơ sở, dữ liệu từ việc phân tích, tính toán GDP. - Chỉ số GDP là thước đo để đánh giá tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, đồng thời thể hiện sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ theo thời gian. - Nếu chỉ GDP có d;u hiệu suy giảm thì sẽ có tác động x;u đến nền kinh tế của quốc gia đó; như nguy cơ suy thoái, lạm phát, th;t nghiệp, m;t giá đồng tiền... Các tác động x;u đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng su;t sản xu;t kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân. - Thông qua GDP đầu người, ta biết được mức thu nhập tương đối cũng như ch;t lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia. b) Những hạn chế của chỉ số GDP là gì? - GDP không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xu;t (tự cung, tự c;p, không kiểm soát được ch;t lượng của hàng hóa). - GDP bỏ qua ch;t lượng môi trường (tiếng ồn, khói bụi, giao thông…) và thời gian nghỉ ngơi chưa được tính đến. Cụ thể như, trong quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia, vẫn còn tồn tại nhiều v;n đề xoay quanh chỉ số GDP. Ví dụ như GDP không thể tính được các chi phí về tổn hại tới môi trường,

cũng không đo lường được mức độ hạnh phúc của xã hội, những lần trao đổi hàng hóa không được ghi lại, không được đánh thuế và cũng có mặt trong báo cáo hồ sơ của quốc gia, ngoài ra còn cả những dịch vụ chưa thanh toán đều chưa được tính. - GDP cũng chưa tính được nền kinh tế đen, nơi mà t;t cả các quốc gia đều tồn tại. Mặc dù chúng ta có công thức tính riêng, nhưng đằng sau đó vẫn tồn đọng những mặt tối chưa được giải quyết triệt để. Kết luận: GDP là một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Các chuyên gia dùng chỉ số này để đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và nghiên cứu sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ theo thời gian. Khi GPD giảm, nền kinh tế sẽ x;u đi, dẫn đến suy thoái, lạm phát, th;t nghiệp, m;t giá đồng tiền…, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty, doanh nghiệp và đời sống của người dân. Do đó, mỗi quốc gia đều cần duy trì chỉ số GDP tăng theo thời gian. Như vậy, hiểu một cách đơn giản, GDP là tổng số tiền mà mỗi quốc gia thu được thông qua tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Một quốc gia muốn phát triển phải có GDP cao và tăng dần. c) Ý nghĩa GNP - GNP cho biết quy mô thu nhập và mức sống của công dân một quốc gia. Theo đó, khi nghiên cứu tiến hành nghiên cứu GNP tính theo giá cố định, các nhà kinh tế sẽ biết được tình hình gia tăng thu nhập và cải thiện mức sống của người dân của một nước trong một khoảng thời gian xác định. - GNP chính là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của một đ;t nước, chỉ số này được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian xác định. Hay nói cách khác GNP chính là chỉ số đo lường “sức khỏe kinh tế” của một quốc gia. - Nếu tốc độ tăng GNP thực tế th;p hơn tốc độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. Cho nên khi phân tích và so sánh về mức sống, người ta thường dùng chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người. Chỉ tiêu này được tính bằng cách l;y GNP tính theo chi phí nhân tố trừ đi quỹ kh;u hao (D), sau đó chia cho dân số. d) Hạn chế của GNP - Đối với những người khởi nghiêp, 6 kết quả sản xu;t của một người mang hai quốc tịch có thể vô tình được tính vào GNP bởi hai quốc gia khác nhau. Ví

dụ một công dân Hoa Kỳ chuyển đến Canada và bắt đầu sản xu;t các sản phẩm y tế, thì công việc sản xu;t của công dân này sẽ được tính g;p đôi khi GNP toàn cầu được ước tính. - Nếu chỉ sử dụng GNP sẽ khiến việc so sánh nền kinh tế của các quốc gia khác nhau trở nên khó khăn bởi hiện nay có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên quy mô toàn cầu, mạng lưới thương mại quốc tế phức tạp hơn. Cho nên nhiều quốc gia tính toán giá trị kinh tế bằng cách sử dụng GDP - tổng sản phẩm quốc nội. - GNP vẫn bỏ sót một số sản phẩm như sản phẩm được sản xu;t và bán trong nền kinh tế ngầm hay sản phẩm tự cung, tự c;p như rau, củ, quả trong vườn.

Chương II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt nam giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2016-2020, kinh tế Việt Nam có nhiều dấu ấn nổi bật. Riêng năm vừa qua, dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương, đạt mức 2,91%, tuy không đạt mục tiêu đề ra nhưng vẫn thuộc nhóm cao nhất thế giới. I.Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%. Mức này cao hơn hẳn mức trung bình của 5 năm 2011-2015 là 5,91%. - Theo Ngân hàng Thế giới, với mức tăng trưởng kinh tế bình quân này, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nh;t. - Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 2,91%, thuộc hàng cao nh;t thế giới. Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương năm 2020. - GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.750 USD. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỷ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. II.Về cơ cấu kinh tế 1. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP - Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đến năm 2020 đã đóng góp 85% vào nền kinh tế, cao hơn mức 82,61% của giai đoạn 2011-2015, đạt mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

- Tỷ trọng hàng hóa xu;t khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xu;t khẩu hàng hoá tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị xu;t khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm 2016 lên 77,7% năm 2020 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu - Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ c;u xu;t, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn. - Xu;t khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỷ USD (2015 ) lên khoảng 267 tỷ USD (2020), tăng bình quân 10,5%/năm giai đoạn 2016-2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. 3. Tỉ lệ hộ nghèo - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 2020 được triển khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nh;t. - Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn 3,75% cuối năm 2019 và giảm còn dưới 3% vào cuối năm 2020, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm trên 1,4%/năm. 4. Tốc độ đô thị hóa - Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, tỷ lệ đô thị hoá đạt mục tiêu đặt ra, ước đến năm 2020 đạt 39,3% và bước đầu gắn kết với công nghiệp hoá, hiện đại hoá III. Chất lượng tăng trưởng kinh tế 1. Thành tựu Thứ nhất, duy trì được trạng thái TTKT tương đối ổn định - Trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động và dịch bệnh, tình hình trong nước có nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP tương đối ổn định. Cùng với việc duy trì tốc độ TTKT khá ổn định là việc kiềm chế được tỷ lệ lạm phát xuống mức hợp lý. Thứ hai, phương thức TTKT đã đổi mới theo hướng chú trọng hơn vào chất lượng tăng trưởng, thể hiện ở: - Giai đoạn qua đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2020.

- Cán cân xu;t, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Thứ ba, hiệu quả TTKT có xu hướng tăng lên, thể hiện ở: - Hiệu quả sử dụng vốn tăng lên: Cơ c;u đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của khu vực Nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ c;u lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nh;t là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. - Năng su;t lao động tăng lên: Đến năm 2020 năng su;t lao động tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 20112015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2020, mức đóng góp của TFP đạt tới gần 46%, cao g;p rưỡi giai đoạn trước. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm: Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyên6 nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tô 6c thiểu số được tăng cường. Đời sống người dân không ngừng được cải thiên; 6 tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cân6 các dịch vụ xã hô 6i cơ bản. 2. Một số hạn chế Thứ nhất, TTKT còn phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). - Nền kinh tế tăng trưởng dựa quá nhiều vào FDI có nghĩa là tăng trưởng “hộ” các nước khác vì lợi nhuận của khu vực FDI được mang trở lại đ;t nước họ. Ví dụ năm 2017, trong hơn 220 tỷ USD GDP thì có tới hơn 60 tỷ USD do Samsung “đóng góp” từ điện thoại di động và các thiết bị điện tử. Phải th;y 60 tỷ USD này thuộc sở hữu của Samsung, không phải của Việt Nam và họ sẽ mang về nước Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, NSLĐ thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực.

- Hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã tăng lên so với giai đoạn 20011-2015. Tuy nhiên, nếu so với một số nước ở cùng thời kỳ tăng trưởng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam còn th;p. - NSLĐ của Việt Nam lệch so với nhiều nước trong khu vực là do tỷ lệ th;t nghiệp hữu hình và trá hình của Việt Nam khá cao; trình độ công nghệ th;p, trung bình là chủ yếu và lao động Việt Nam chỉ đảm nhận công đoạn sản xu;t có giá trị gia tăng th;p. Thứ ba, khả năng duy trì TTKT trong tương lai còn thấp - Trước hết, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ của Việt Nam r;t lạc hậu. Hiện phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, nh;t là doanh nghiệp dân doanh đang sử dụng công nghệ tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới - Ngoài ra, ch;t lượng lao động của Việt Nam th;p. Đến cuối năm 2019, chỉ có khoảng 22,9% lao động cả nước đã qua đào tạo có bằng c;p, chứng chỉ. 3. Đề xuất năng cao chất lượng TTKT của Việt Nam trong thời gian tới - Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam đã và đang duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, song do nguồn lực tăng trưởng cũ đang tới hạn, trong khi nguồn lực tăng trưởng mới chưa đảm bảo, điều đó sẽ làm tăng nguy cơ rơi vào thu nhập trung bình. Để nâng cao ch;t lượng TTKT, Chính phủ cần xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cụ thể cần: Tăng cường quản trị công cho hệ thống đổi mới sáng tạo; Tăng cường nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo; Tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp: đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo; Nâng cao đóng góp của các trường đại học và cơ sở nghiên cứu nhà nước. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Công nghệ mới cùng với nguồn nhân lực phù hợp có khả năng sử dụng, kiểm soát và sáng tạo công nghệ mới là yếu tố quyết định tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để Việt Nam đột phá, vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình. Để thực hiện điều này, Chính phủ cần:  Tăng cường thực sự hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục về công nghệ, khoa học; thực hiện hệ thống giáo dục kép kết hợp nhà trường và doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách nhà trường và doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa xưởng và trường

 Gắn kết việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế  Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài và nâng cao ch;t lượng nguồn nhân lực phải gắn với phát triển xã hội học tập  Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển và nâng cao ch;t lượng nguồn nhân lực. - Chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước Để đảm bảo TTKT ổn định, vững chắc, không phụ thuộc vào khu vực FDI, Chính phủ cần chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước, cụ thể là:  Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển  Đặc biệt quan tâm xây dựng chương trình hành động, tạo điều kiện về đ;t đai, vốn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân  Đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực ch;t lượng cao đáp ứng nhu cầu về số lượng và ch;t lượng cho phát triển kinh tế tư nhân. - Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  Hoàn thiện pháp luật về kinh tế, đặc biệt là pháp luật liên quan đến sở hữu, doanh nghiệp, thị trường, lao động, khoa học và công nghệ, đầu tư  Hoàn thiện các chính sách về kinh tế như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách việc làm...  Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, từ c;p Chính phủ đến ủy ban nhân dân các c;p.

Chương III: Tác động của Covid-19 và các chính sách của chính phủ đã thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020-2021 I. Tác động của Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế Chín tháng năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đợt dịch kéo dài từ tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP)

cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nh;t kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam. GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn r;t th;p trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp và xây dựng, Khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 5,02% và 9,28%. Mặc dù GDP quý III/2021 giảm sâu nhưng tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP vẫn đạt 1,42% so với cùng kỳ năm trước. - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng th;p (+1,04%) trong quý III/2021 do ảnh hưởng giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xu;t, thu hoạch, tiêu thụ nông sản. Đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ở đồng bằn...


Similar Free PDFs