THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY PDF

Title THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Author Anh Tuan
Course Quốc Phòng
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 437.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 27
Total Views 433

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG---o0o---TIỂU LUẬNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG ÔNHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH HIỆN NAYHỌC PHẦN: 2021MILI270226 – CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ ANNINHThành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2021TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM T...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ---o0o---

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270226 – CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ---o0o---

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270226 – CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Họ và tên: Nguyễn Đức Tuấn Anh Mã số sinh viên: 46.01.101.006 Lớp học phần: 2021MILI270226 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2020

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2 1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 2

2.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ..................................... 3 1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về môi trường ................................................................................. 3 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường ........................................................................ 4 1.2. Phân loại ô nhiễm môi trường ................................................................................. 4 1.3. Ô nhiễm môi trường đất........................................................................................... 4 1.3.1. Ô nhiễm môi trường nước ................................................................................ 4 1.3.2. Ô nhiễm môi trường không khí ........................................................................ 5 1.3.3. Các loại ô nhiễm khác ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ..................................................................................................................... 7 2.1. Ô nhiễm nguồn nước ............................................................................................... 7 2.2. Ô nhiễm không khí .................................................................................................. 9 2.3. Ô nhiễm tiếng ồn ................................................................................................... 10 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ..................................................................................................... 13 3.1. Hạn chế số lượng dân số ở thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 13 3.2. Nâng cao ý thức của người dân ............................................................................. 13 3.3. Nâng cao mức sống của người dân ........................................................................ 14 3.4. Giảm thiểu lượng xe cơ giới lưu thông.................................................................. 14 3.5. Siết chặt kiểm tra chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp – khu chế xuất .............................................................................................................................................. 15 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 17

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỉ 21, Việt Nam đang từng bước phát triển thành nước hiện đại hóa- công nghiệp hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà ở được hình thành trong thành phố. Người dân tập trung ở khu đô thị, khu công nghiệp để sinh sống. Trong giai đoạn đó, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiêm trầm trọng và chưa ai nhận rõ điều này. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong xã hội hiện nay. Vấn đề này càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa- hiện đại hóa không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Vì thế việc điều tra sự ô nhiễm được đề ra là bức thiết để hiểu rõ mức độ ô nhiễm của môi trường đề đề ra giải pháp hợp lí, giúp nước ta phát triển vững mạnh và có một môi trường sống tốt cho người dân. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế xã hội lớn của Việt Nam, lượng dân cư trên địa bàn và những vùng lân cận tập trung sinh sống và làm việc với mật độ cao. Đi kèm theo đó là một áp lực lớn về sự ô nhiễm môi trường sống do đô thị hóa, công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Các cấp lãnh đạo cần có một sự quản lý chặc chẽ và các chương trình, chính sách phù hợp nhằm cải tạo môi trường sống cho dân cư tại địa bàn, cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân thành phố và làm mất mỹ quan đô thị. Là một người công dân đang sinh sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh, thiết nghĩ bản thân sinh viên thực hiện đề tài cũng nên có một động thái nhằm phần nào giúp đỡ cải thiện môi trường sống xung quanh mình. Vì vậy đề tài: “Thực trạng và giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tại thành phố hồ chí minh hiện nay” đã được sinh viên thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một nguồn thông tin tổng hợp, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, từ đó góp phần tác động vào ý thức của mọi người cũng như đưa ra giải pháp khắc phục cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Ô nhiễm môi trường tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1

4. Phương pháp nghiên cứu - Quan sát trực tiếp có ghi nhận. - Kế thừa và hồi cứu. - Phân tích và tổng hợp.

2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trườ ng của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

3

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo. 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ô nhiễm môi trường là sự biến đối của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật. 1.2. Phân loại ô nhiễm môi trường 1.3. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả do các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. 1.3.1. Ô nhiễm môi trường nước Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

4

Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển, Đại dương mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước. Trong những năm gần đây, có hiện tượng gọi là sa mạc hóa biển do ô nhiễm mà ra. Chúng ta cần khắc phục điều này thật nhanh chóng để bảo vệ hệ sinh thái biển. 1.3.2. Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO2), nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60

5

°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.[5] 1.3.3. Các loại ô nhiễm khác Ô nhiễm phóng xạ là do các hoạt động của con người như khai thác, xử lý vật liệu phóng xạ, xử lý và lưu trữ chất thải phóng xạ... gây ra. Làm gia tăng mức độ bức xạ tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể (gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn thậm chí là ung thư da, ung thư xương...) Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp. Ô nhiễm điện từ trường là do các loại sóng hay bức xạ từ trường như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. Các loại bức xạ này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây tác động đến việc phát triển các khối u, ung thư trong não, Ô nhiễm ánh sáng là do hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật.

6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1. Ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố H ồ Chí Minh hiện nay được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Không chỉ các dòng kênh trong nội thành bị ô nhiễm, các dòng sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho cả thành phố hiện cũng đang trong tình trạng đáng báo động. Hiện nay mỗi ngày thành phố có 600.000m3 nước thải (vài năm trước số liệu này là 200.000m3) nhưng chỉ có khoảng 60% lượng nước này được xử lý sơ bộ vào hệ thống chung, nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng. Trong số 7 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước thải sinh hoạt của thành phố vẫn còn nhiều kênh hở và cửa xả quá cũ, thậm chí bị hư hại nặng và năng lực thoát chỉ đạt 50% nhu cầu. Hơn thế nữa, trên nhiều đoạn kênh rạch còn có khoảng 18.000 hộ dân làm nhà lấn chiếm ra kênh rạch và xả rác xuống kênh khiến dòng chảy vốn nhỏ lại càng ách tắc. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự ngập úng cục bộ ở 90 điểm rải rác trong các khu dân cư ở quận 6, Bình Chánh, Bình Thạnh… Trong khu vực nội thành, không chỉ những dòng kênh như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa - Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm nay, hiện nay ngay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi... - những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu trước đây nay cũng trở nên ô nhiễm trầm trọng. Theo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh, trong hệ thống 72 tuyến kênh trên địa bàn huyện đến nay không còn bất cứ dòng kênh nào mà không bị ô nhiễm nặng. Hậu quả này cũng dễ hiểu khi có đến hơn 1.000 cơ sở sản xuất trong vài năm qua, hàng ngày đua nhau xả thải xuống hệ thống kênh này. Theo một kết quả kiểm tra mới đây của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh, chỉ có vẻn vẹn 22 trong số gần 1.000 cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải. 70% chiều dài của các tuyến kênh trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng, trong đó, tuyến kênh An Hạ - Thầy Cai được xếp vào nhóm ô nhiễm gia tăng nhanh nhất, chủ yếu là hoá chất dệt nhuộm, hóa chất phục vụ ngành cao su, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng... Ngoài ra, cũng theo Ban Kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố, trong tổng số 130 bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng ở thành phố, chỉ 48 có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, còn lại là các bệnh viện có không đạt tiêu chuẩn xử lý nước thải hoặc hoàn toàn không xử lý nước thải. Không chỉ vậy, một nguyên nhân lớn nữa là với 8 triệu dân sinh sống nhưng thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có cơ sở xử lý phân hầm cầu chính thức nào. Hiện nay, cả

7

thành phố chỉ có bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) là có khả năng tiếp nhận khoảng 200m3 phân hầm cầu/ngày. Con số còn lại - không ít hơn số đó - chắc chắn sẽ được các đơn vị thu gom nhỏ lẻ lén lút đem đổ trực tiếp xuống lòng kênh rạch hoặc hệ thống thoát nước của thành phố, gây ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các dòng kênh mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Sài Gòn nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang bị đầu độc. Lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh thành: Đak Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước. Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị... được các nhà khoa học xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói chung và sông Sài Gòn nói riêng. Số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố nhưng con số thực tế có thể là 250.000m3/ngày đêm. Trong tương lai, dự báo sông Sài Gòn sẽ tiếp nhận 71,3% lượng nước thải sinh hoạt, lớn nhất trong toàn vùng. Theo một công trình nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương - thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 11 khu công nghiệp (khu công nghiệp) xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1.200m3/ngày và nhiều nhất là 5.600m3 nước thải/ngày. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn 45.000m3/ngày. Trong đó các ngành độc hại như sản xuất giấy thải ra 7.700m3; dệt nhuộm 4.200m3 và chế biến mủ cao su 9.600m3/ngày. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi mỗi ngày thải ra hơn 24.500m3 nước thải... Trong các khu công nghiệp này, có nhiều nhà máy cũng thải ra một hàm lượng lớn chất amoni (N/NH4), các chất hữu cơ và vi sinh, có chất hàm lượng vượt đến 40-50 lần tiêu chuẩn quy định. Một nguyên nhân làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp – khu chế xuất này chậm được khắc phục là do các quy định chưa hợp lý của thành phố như: các khu công nghiệp phải lấp đầy 50% diện tích đất thì mới phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Do vậy, nhiều khu công nghiệp hoạt động đã vài năm nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải và Sở Tài nguyên – ...


Similar Free PDFs