Thuốc lá PDF

Title Thuốc lá
Author Phan Vy
Course Luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 233.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 182
Total Views 652

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCKHOA TÀI CHÍNH CÔNGšššššTIỂU LUẬNMÔN: LUẬT HÀNH CHÍNHĐề tài: Tính khả thi của xử phạt vi phạm hànhchính trong phòng, chống tác hại của thuốc láGiảng viên hướng dẫn : Viên Thế Giang Sinh viên : Phan Lê Hà Vy Lớp học phần : 21C1LAW Ngành : Tài chính c...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOA TÀI CHÍNH CÔNG 

TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

Đề tài: Tính khả thi của xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá Giảng viên hướng dẫn : Viên Thế Giang Sinh viên

: Phan Lê Hà Vy

Lớp học phần

: 21C1LAW51100701

Ngành

: Tài chính công

Mã sinh viên

: 31201024477

Khóa /Hệ

: K46, Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021

ĐỀ MỤC LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ I. Khái niệm II. Quy tắc đảm bảo tính khả thi. III. Các yếu tố nhằm đảm bảo tính khả thi Chương II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ. I. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được thực hiện theo đúng quy trình của pháp luật. II. Một số quy định cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. Chương III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ. I. Tình trạng hiện hành của các quy định pháp luật điều chỉnh việc xử phạt vi phạm hành chính. II. Thực trạng thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Chương IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XỬ PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TRỞ NÊN KHẢ THI HƠN. KẾT LUẬN

LỜI NÓI ĐẦU Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của mỗi người. Khi một điếu thuốc được đốt cháy ở nhiệt độ cao mà không qua đầu lọc, khói thuốc thoát ra nguy hại gấp 26 lần khói thuốc mà người hút hít phải, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành lên 25-30%, bệnh phổi lên 20-30% và đột quỵ lên 82%. Tiếp xúc với khói thuốc lá mãn tính làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi) và viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ em, làm tăng các triệu chứng hô hấp mãn tính như hen suyễn, hạn chế sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ hút thuốc của dân số Việt Nam rất cao, gần 50% là nam giới, và gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe cho những người hít phải khói thuốc. Hơn 30% tổng số các ca ung thư ở người là do hút thuốc và khoảng 11% nam giới tử vong vì chúng. Theo ước tính của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), các bệnh liên quan đến thuốc lá cướp đi sinh mạng của hơn 40.000 người Việt Nam mỗi năm. Trong khi việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với người hút thuốc lá khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng tuy nhiên tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Trước tác hại của thuốc lá, hành vi cấm hút thuốc lá nơi công cộng đã được quy định trong Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 nhằm thiết lập một môi trường không khói thuốc và giảm tiếp xúc với khói thuốc của cộng đồng. Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, hầu hết các quy định về xử phạt vi phạm hành chính nói chung chưa được thực hiện triệt để. Không có gì lạ khi các vi phạm về thuốc lá không bị trừng phạt ở nhiều khu vực tài phán, do lỗ hổng về trách nhiệm pháp lý, thiếu nguồn lực và các lý do khác. Điều này có nghĩa là những người vi phạm không hoàn toàn bị răn đe để tái phạm cùng một vi phạm. Việc thiếu tính răn đe đối với các hành vi vi phạm hành chính có thể có tác động tiêu cực đến việc giảm thiểu và kiểm soát tác hại của thuốc lá. Cá nhân vi phạm

có thể tin rằng hành vi của họ được cho phép nếu họ bị cảnh cáo nhưng không bị phạt, và họ sẽ tiếp tục bất tuân theo luật pháp trong tương lai. Vì vậy, em xin chọn đề tài “Tính khả thi của xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình nhằm nâng cao tính khả thi; đưa ra các luận cứ để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; tăng cường kiểm soát hút thuốc lá; nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan thực thi pháp luật; nâng cao nhận thức về các yêu cầu của pháp luật giữa các tổ chức, cá nhân, đặc biệt khi kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.

NỘI DUNG Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ I. Khái niệm Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tại Khoản 2 Điều 2 như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.” Đặc biệt, xử lí vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá tập trung vào “1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá. 2. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra. 3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. 4. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.” được quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018. II. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Một văn bản pháp luật có tính khả thi là văn bản có thể áp dụng vào thực tiễn nói chung, trong đó vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá bao gồm các biện pháp thực hiện, cũng như các quy định pháp luật phù hợp thực tế và đảm bảo quyền của mọi người được sống. III. Các yếu tố nhằm đảm bảo tính khả thi 1) Phù hợp với Hiến pháp.

Tất cả các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật không phân biệt ngành không được mâu thuẫn hoặc trái với Hiến pháp. 2) Hợp pháp. Cơ quan có thẩm quyền phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với trình tự, quy trình của pháp luật. 3) Quy định rõ trách nhiệm. Luật hình sự, dân sự và thuế là những ví dụ về các lĩnh vực mà luật quy định từng điều rất rõ ràng. Khi các bên tham gia vào một quan hệ pháp luật, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ được quy định rõ ràng trong các luật này và để thực hiện trực tiếp thì sẽ luôn có công cụ để hỗ trợ. 4) Đưa ra các quy định pháp luật cụ thể. Luật càng chi tiết thì càng có nhiều khả năng được thực thi. Một số quy định không có bất kỳ quy trình thực hiện nào. Nếu có tranh chấp pháp lý hoặc xung đột pháp luật nào xảy ra thì tòa án phải phân xử dựa trên văn bản có hiệu lực pháp lý nhất. Kết quả là, nếu các yêu cầu pháp lý không rõ ràng, không có tiêu chuẩn, hoặc có các quy phạm cạnh tranh, thì có thể khó thực hiện luật. Nó có thể dẫn đến bế tắc trong việc giải quyết tranh chấp hoặc kéo dài xung đột mà không có cách giải quyết rõ ràng. 5) Các chế tài là đủ mạnh để ràng buộc. Những hình phạt răn đe và ràng buộc đối với những người vi phạm các quy định của pháp luật là những điều quan trọng giúp luật được thực thi. 6) Phù hợp với thực tiễn. Nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật và các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại thường được sử dụng để đánh giá tính khả thi của nó. Điều đó sẽ giúp

tạo “đòn bẩy” cho tăng trưởng kinh tế nếu phản ánh chính xác, nhanh chóng những thách thức do thực tế đặt ra và đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước. Khi một văn bản không phù hợp với thực tế, không tuân theo các quy luật vận động của xã hội, có những quy định thừa hoặc lạc hậu, văn bản đó có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, làm suy giảm hiệu lực quản lý và thẩm quyền của nhà nước. 7) Giai đoạn thực hiện. Pháp luật quy định phải có bộ máy thực hiện, phối hợp thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện, vi phạm phải xử lý, thực hiện phải có kinh phí, ngân sách phù hợp. Mặt khác, quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các yêu cầu của pháp luật. 8) Chi phí và cơ sở vật chất Để pháp luật được thực thi, cơ sở vật chất và chi phí là những yếu tố rất quan trọng. Chương II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ. I. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được thực hiện theo đúng quy trình của pháp luật. Bao gồm các bước: 1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính Điều 55 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.”

2) Lập biên bản vi phạm hành chính Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính: “1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.” 3) Các vấn đề đặc thù, bao gồm xác minh tình tiết, xác định giá trị của tang vật, giải trình (có thể có hoặc không) 3.1. Xác minh Là thủ tục bắt buộc thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, chỉ xác minh trong trường hợp cần thiết. Thời điểm tiến hành xác minh: trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm; có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt. Về hình thức: bằng văn bản. 3.2. Xác định giá trị của tang vật. Điều 60 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.” 3.3. Giải trình

Theo Điều 61 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012: “1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định.” 4) Ra quyết định xử phạt hành chính (có hoặc không lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính) “1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính. 2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức. 3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức. 4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.”

II. Một số quy định cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. 1) Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018. “Điều 31. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.” Người có thẩm quyền quản lý vi phạm hành chính; Bộ Y Tế; Cảnh sát viên; Bộ Công Thương; Bộ Quốc phòng; Bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra đều được quy định tại Điều 32 về trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá. 2) Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điều 25 Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hạn chế mua bán, cung cấp thuốc lá; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; hoặc hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Điều 26. - Đối với hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên sản phẩm thuốc lá, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ

30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; hoặc các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Điều 27. Chương III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ. I. Tình trạng hiện hành của các quy định pháp luật điều chỉnh việc xử phạt vi phạm hành chính 1) Về địa điểm Theo Điểm a Khoản 1 Điều 11, việc hút thuốc lá hoàn toàn bị cấm trong các cơ sở y tế, nhưng trên thực tế tại các cơ sở y tế đã triển khai các quy định liên quan đến việc cấm hút thuốc nhưng vẫn còn rất nhiều người thản nhiên hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện khi bị nhắc nhở, một số người còn tìm cách di chuyển sang khu vực khác khuất tầm nhìn để tiếp tục hút thuốc, hoặc hút trở lại sau khi những người có chức năng nhiệm vụ rời khỏi khu vực đó. 2) Mua bán thuốc lá Không có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán thuốc lá lậu: “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” được quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Do đó, chỉ cá nhân, tổ chức mới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. “Tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.”. Tuy nhiên, đối tượng bị xử lý hành chính đối với hành vi kinh doanh trái phép thuốc lá điếu quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

không chỉ bao gồm cá nhân, tổ chức mà còn bao gồm các đối tượng khác.“2. Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.” 3) Thẩm quyền xử phạt vi phạm Những người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018. Trên thực tế, lực lượng có thẩm quyền xử phạt như đã mô tả ở trên, vẫn còn ít để kiểm tra, xác định và xử lý triệt để tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng. 4) Khó áp dụng các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá vào thực tiễn. - Nhiều trở ngại cản trở việc áp dụng nguyên tắc “mọi vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay”. Bước đầu tiên để đảm bảo ngăn chặn vi phạm kịp thời là đình chỉ các hành vi vi phạm. Có thể thấy, lực lượng chủ yếu xác định hành vi vi phạm hiện chỉ giới hạn ở các chiến sĩ công an và kiểm soát viên thị trường nhưng lại không có thẩm quyền thu tiền phạt vượt quá 500.000 đồng. Trong khi đó, tiền phạt đối với nhiều tội danh liên quan đến thuốc lá có thể từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Nếu hành vi này được quan sát thấy, chiến sĩ công an hoặc kiểm soát viên thị trường có thể chỉ cần ghi lại hành vi đó trước khi chuyển lên cấp trên để ra quyết định kỷ luật. Các khoản tiền phạt bổ sung và các bước khắc phục hậu quả, chẳng hạn như tịch thu tang vật vi phạm và buộc thu hồi sản phẩm, sẽ không có hiệu lực cho đến khi bản án xử phạt được công bố. Điều này cho thấy những

hành vi này có khả năng tồn tại lâu dài. Ở một mức độ nào đó, việc lập biên bản của cán bộ công an, kiểm soát viên thị trường có thể trở thành “lá bùa hộ mệnh” cho người vi phạm, bởi nếu họ đưa biên bản này ra, họ sẽ không bị xử phạt nữa. - Trong thực tế, nguyên tắc “người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính” là khó áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.”. Các cơ quan nhà nước không thể xử phạt trừ khi họ chứng minh được cá nhân hoặc tập thể có lỗi. Việc bị bắt quả tang và có chứng cứ để khởi tố hành vi hút thuốc trong khu vực cấm là điều tối quan trọng. Mặt khác, mọi người chỉ hút 1-2 phút là xong một điếu, hoặc thậm chí chỉ đơn thuần châm lửa và hút 1-2 hơi trước khi bỏ hoặc ném điếu thuốc xuống đất khi phát hiện lực lượng chức năng. Việc cơ quan chức năng chứng minh hành vi vi phạm trong những trường hợp như vậy là vô cùng khó khăn. Khi điều này xảy ra, lực lượng chức năng thường có hai lựa chọn: một là tiếp tục xử phạt và lo lắng vì có thể bị tố cáo, khởi kiện, hai là “phớt lờ” và không bị khiếu nại, trở thành người bị kiện trong vụ án hành chính. Dễ thấy tại sao đa số sẽ chọn hành vi thứ hai khi cơ quan có thẩm quyền thi hành án nhưng việc xác lập hành vi vi phạm rất phức tạp và khó khăn. Các hành vi vi phạm liên quan đến thuốc lá vẫn tồn tại bất chấp các lệnh trừng phạt của nhà nước. - Nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định rằng “trường hợp hành vi vi phạm liên quan đến thuốc lá thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện” cũng còn bất cập. Trên thực tế, nếu những vi phạm đơn giản như sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ và vận chuyển thuốc lá, các cơ quan sẽ “chạy đua” để bắt kịp, đảm nhận vai trò là người tiếp nhận đầu tiên và thực hiện việc xử phạt.

Ngược lại, họ né tránh, đùn đẩy nhau trong những việc phức tạp, khó, nhạy cảm “xử phạt người chưa đủ 18 tuổi sử dụng thuốc lá”, “xử lý kỷ luật người bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi”. Do có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt nên nếu một cơ quan này không phạt thì vẫn có cơ quan khác xử phạt, dẫn đến hệ thống công việc bị “đẩy” lung tung. Tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến thuốc lá khá đáng lo ngại do việc né tránh này. 5) Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá chưa đầy đủ, dẫn đến một số hạn chế trong thực tế. Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 bao gồm: “Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.”, tuy nhiên có tới 3 nghị định khác nhau quy định hình phạt đối với hành vi vi phạm. Việc quảng cáo thuốc lá sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trưng bày thuốc lá tại điểm bán hàng.” theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; hành vi “Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.” quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 29 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, chế tài xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Theo nghiên cứu, việc thiết kế các chế tài như vậy là không hợp lý về mặt thủ tục lập pháp, khiến người dân khó hiểu các quy định của ph...


Similar Free PDFs