Tiểu luận Hôn nhân gia đình - Kết hôn trái pháp luật và quy định PLVN hiện hành PDF

Title Tiểu luận Hôn nhân gia đình - Kết hôn trái pháp luật và quy định PLVN hiện hành
Author Thục Nghi Nguyễn Hoàng
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 28
File Size 569.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 36
Total Views 215

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ &TIỂU LUẬN MÔN:LUẬT HÔN NHÂN VÀGIA ĐÌNH VIỆT NAMTên đề tài:Kết hôn trái pháp luật và quy địnhcủa pháp luật Việt Nam hiện hànhDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT1. HNGĐ: Hôn nhân và Gia đình2. BLDS: Bộ luật Dân sự 20053. BLTTDS: Bộ ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ

&

TIỂU LUẬN

MÔN:

LUẬT HÔN

NHÂN VÀ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Tên đề tài: Kết hôn trái pháp luật và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. HNGĐ: Hôn nhân và Gia đình 2. BLDS: Bộ luật Dân sự 2005 3. BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 4. CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 5. TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP: Thông tư liên tịch số 01/1016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 6. Nxb: Nhà xuất bản 7. TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao 8. VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao 9. BTP: Bộ Tư pháp

2

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết việc nghiên cứu đề tài Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình phát triển của con người. Với mục đích ban đầu nhằm duy trì và phát triển nòi giống, dần dần sự chung sống giữa nam và nữ được pháp luật thừa nhận với ý nghĩa cao cả hơn hết là xây dựng gia đình. Kết hôn là bước khởi đầu để hình thành nên gia đình. Hôn nhân không chỉ mang giá trị trong mối quan hệ tình yêu nam nữ mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Xây dựng gia đình hạnh phúc là kim chỉ nam cho đường lối của Đảng và Nhà nước ta qua bao giai đoạn lịch sử. Bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình vào tháng 10 - 1959: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”1. Tuy nhiên, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, trong đó, quan hệ hôn nhân, việc kết hôn giữa vợ chồng cũng không ngoại lệ. Thực tế đã có nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ gia đình, không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của các bên chủ thể, mà còn tác động đến lối sống và đạo đức xã hội, gây trì trệ cho việc phát triển của nước nhà. Kết hôn trái pháp luật không còn là một vấn đề quá mới mẻ đối với hầu hết mọi người, nhưng luôn là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm và ưu tiên tìm cách giải quyết. Bài tiểu luận của chúng em với tên đề tài “Kết hôn trái pháp luật và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” nhằm tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của kết hôn trái pháp luật ngày nay, hướng xử lý bằng cách hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HNGĐ 2014). Qua đó, giúp mọi người có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về vấn đề kết hôn trái pháp luật, đồng thời đề xuất phương hướng để hoàn thiện quy định của pháp luật, giải pháp nhằm hạn chế và xử lý kịp thời các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, việc kết hôn trái pháp luật đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong toàn xã hội, không chỉ riêng ở Việt Nam mà là trên toàn thế giới. Tính cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc kết hôn trái pháp 1 Hồ Chí Minh toàn tập, 2011.

3

luật như “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Dân sự của Nguyễn Huyền Trang 2. Hay “Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự năm 2016 của Nguyễn Tài Dương 3. Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí chuyên ngành được đăng tải trên các Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát,… đề cập đến việc kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật như “Về giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng thẩm quyền và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn” của tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Lan - trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 2019 được phát hành ngày 10/4/2019… Có thể thấy, vấn đề kết hôn trái pháp luật đã được các tác giả nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đa số dựa trên những quy định của Luật HNGĐ 2000 và chưa cập nhật hết các vấn đề mới về lý luận và thực tiễn. Bài tiểu luận của chúng em sẽ thể hiện được góc nhìn mới, quan điểm mới phù hợp với thực trạng cũng như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành – Luật HNGĐ 2014. 3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nhìn nhận bao quát đề tài dưới nhiều góc độ khác nhau từ lý luận cho đến thực tiễn nhưng sẽ tập trung vào các quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành về việc kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật, chủ yếu là Luật HNGĐ 2014.  Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: - Nhằm làm rõ các vấn đề lý luận kết hôn trái pháp luật trong lĩnh vực HNGĐ; - Làm sáng tỏ khái niệm, các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật, chủ thể có thẩm quyền, căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật; - Đưa ra cách thức xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật HNGĐ 2014; - Nhìn nhận thực trạng kết hôn trái pháp luật ngày nay, từ đó nêu ra những bất cập cũng như kiến nghị phương thức giải quyết hợp lý, có khả năng thi hành, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật, hủy kết hôn trái pháp luật – đặc biệt là các quy định trong Luật HNGĐ 2014. Đồng 2 Tác giả chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận xung quanh quan niệm kết hôn trái pháp luật, những quy định về kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như thực tiễn kết hôn trái pháp luật hiện nay. 3 Luận văn tập trung vào khía cạnh hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật, do được viết sau khi Luật HNGĐ năm 2014 có hiệu lực nên tác giả đã phân tích được một số điểm mới, cũng như bất cập việc áp dụng pháp luật hiện hành, từ đó kiến nghị giải pháp để sửa đổi.

4

thời, tìm hiểu về thực trạng kết hôn trái pháp luật trong xã hội ngày nay, thông qua đó đề ra các phương hướng và giải pháp mang tính khả thi cao. Phương pháp nghiên cứu: Tập trung sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết cụ thể như phương pháp khái quát, phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. Dựa trên nền tảng và xuất phát điểm là các tri thức lý luận (các quan điểm, lý thuyết), từ đó đi sâu vào bản chất của vấn đề cần nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện, bao quát đối với thực tiễn cuộc sống. 5. Ý nghĩa thực tiễn của và kết cấu đề tài nghiên cứu Qua việc nghiên cứu các vấn đề được đặt ra, bài tiểu luận đã thể hiện một cách chi tiết về việc kết hôn trái pháp luật và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Từ đó nêu ra những bất cập, thiếu sót khi áp dụng pháp luật cho tình huống thực tiễn, nhằm đề xuất phương hướng hoàn thiện Luật HNGĐ góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người trong quy định về hôn nhân, làm giảm tỷ lệ người dân kết hôn trái pháp luật. Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương (không tính Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo): Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về hủy kết hôn trái pháp luật. Chương 3: Thực tiễn giải quyết của pháp luật Việt Nam về xử lý hủy kết hôn trái pháp luật - Phương hướng và giải pháp.

5

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 1.1.1. Khái niệm kết hôn Nhìn từ góc độ xã hội, lịch sử loài người đã chứng minh rằng, khi con người vừa thoát ra khỏi cuộc sống hoang dã của động vật, khái niệm kết hôn chưa được biết đến. Lúc này, quan hệ giữa đàn ông và đàn bà chỉ đơn thuần là quan hệ “tính giao” 4, sự liên kết giữa họ nhằm thỏa mãn những bản năng thuần túy. Thực tế lúc bấy giờ, do điều kiện tự nhiên quyết định, nên con người phải chấp nhận cuộc sống ăn ở chung, chồng chung vợ chạ như Ph.Ănghhen đã viết “Đấy là hình thức quần hôn, một hình thức hôn nhân trong đó cả từng nhóm đàn ông và cả từng nhóm đàn bà đều là sở hữu của nhau. Trong đó ghen tuông khó lòng phát triển 5. Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển của nhân loại, dần dần sự liên kết giữa đàn ông và phụ nữ không chỉ còn là sự ràng buộc đơn thuần mà nó là sự liên kết mang tính xã hội, thể hiện những giá trị văn minh của con người trong mối quan hệ đặc biệt được gọi là "hôn nhân". Dưới góc độ xã hội, kết hôn6 được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng. Đây là sự liên kết đặt biệt nhằm tạo dựng các mối quan hệ gia đình. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản, nhằm tái sản xuất ra con người, là quá trình duy trì và phát triển nòi giống – quá trình cần thiết của nhân loại. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn được xem xét với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý hoặc một chế định pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật. Nếu như về mặt xã hội, lễ cưới là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân thì về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán cũng như truyền thống văn hóa, pháp luật của mỗi quốc gia có những lựa chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệ vợ chồng. Đối với pháp luật Việt Nam, việc xác lập quan hệ vợ chồng phải được Nhà nước thừa nhận mới được coi là hợp pháp. Kết hôn là cánh cửa mở ra cuộc sống hôn nhân, là cơ sở hình thành gia đình, làm phát sinh các quan hệ thiết yếu trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình. 4 Mang tính bầy đàn và bừa bãi, có nghĩa là mọi người đàn bà đều thuộc về mọi người đàn ông và ngược lại, điều này được coi là phù hợp với tập quán lúc bấy giờ. 5 Xem C.Mác – Ph.Ăngghen, tuyển tập 6, Nxb.Sự thật, Hà Nội 1994, tr.62. 6 Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Kết hôn là việc nam, nữ chính thức lấy nhau thành vợ thành chồng" [99, tr. 467].

6

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kết hôn, tại khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ 2014, các nhà làm luật đã quy định về khái niệm kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Đồng thời điều kiện kết hôn như thế nào, trình tự thủ tục kết hôn ra sao, pháp luật nước ta cũng đã có những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo hộ. 1.1.2. Điều kiện kết hôn theo pháp luật Điều kiện kết hôn là những đòi hỏi về mặt pháp lý đối với hai bên nam, nữ và chỉ khi thỏa mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn. Luật HNGĐ 2014 quy định việc kết hôn phải tuân theo các điều kiện tại khoản 1 Điều 8 của Luật này 7. Theo đó:  Về độ tuổi: Pháp luật nước ta chỉ quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và tuổi được tính theo tuổi tròn dựa vào ngày, tháng, năm sinh.  Về sự tự nguyện: Sự tự nguyện ở đây được hiểu là mong muốn gắn bó, cùng chung sống với nhau để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của hai người. Nam, nữ tự quyết đối với việc kết hôn một cách chủ quan theo ý muốn của họ và không bị tác động bởi bất kỳ ai. Tính tự nguyện sẽ được thể hiện thông qua việc nam, nữ cùng trực tiếp ký chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  Về năng lực hành vi dân sự: Theo quy định thì người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự và điều kiện để bị coi là một người mất năng lực hành vi dân sự sẽ căn cứ theo khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 8. Quy định này nhằm đảm bảo tính tự nguyện, bảo vệ sự lành mạnh, chất lượng nòi giống, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng – con cái.  Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn: Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014.

7 Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014. “1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”. 8 Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015. “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự".

7

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 1.2.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật Từ khái niệm và những điều kiện kết hôn đã phân tích như trên, thì khi đăng ký kết hôn nếu hai bên nam nữ thỏa mãn đủ theo các điều kiện được pháp luật quy định về độ tuổi, về sự tự nguyện, về năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp cấm kết hôn, thì hôn nhân đó được xem là hợp pháp, có giá trị pháp lý. Nếu vi phạm điều kiện kết hôn thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật. Quyền kết hôn là quyền của mỗi người, nhưng khi kết hôn thì họ phải tuân thủ theo sự điều chỉnh của pháp luật, phải tuân thủ các điều kiện mà Nhà nước đặt ra, như C.Mác khẳng định tại Bản dự luật về ly hôn: “Không ai bị buộc phải kết hôn nhưng ai cũng buộc phải tuân theo Luật Hôn nhân một khi người đó kết hôn. Người kết hôn không sáng tạo ra hôn nhân, cũng như người bơi lội không sáng tạo, không phát minh ra tự nhiên và những quy luật về nước và trọng lực. Vì thế, hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hôn mà trái lại sự tùy tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân”9. Như thế, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được pháp luật quy định và được điều chỉnh bởi Luật HNGĐ, hiện nay là Luật HNGĐ 2014. Theo khoản 6 Điều 2 Luật này quy định: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật này”. Có thể hiểu, kết hôn trái pháp luật là hình thức kết hôn không được pháp luật thừa nhận, dù việc kết hôn này được cơ quan hộ tịch cấp Giấy chứng nhận kết hôn nhưng việc kết hôn không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai chủ thể do vi phạm điều kiện kết hôn theo luật định. Và để xác định xem đâu là kết hôn trái pháp luật thì cần phải đáp ứng đủ hai tiêu chí:  Thứ nhất, việc kết hôn đảm bảo điều kiện hình thức (tức là có tiến hành đăng ký kết hôn);  Thứ hai, việc kết hôn vi phạm điều kiện nội dung (tức điều kiện kết hôn). Kết hôn trái pháp luật là một hành vi vi phạm pháp luật, do quan hệ hôn nhân không được Nhà nước công nhận nên việc kết hôn trái pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên chủ thể. Bên cạnh đó, hành vi kết hôn trái pháp luật còn tác động tiêu cực đến trật tự xã hội, làm lệch lạc suy nghĩ của giới trẻ, gia tăng tỷ lệ phạm tội, tệ nạn xã hội. Ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động cũng như các chính sách quản lý của Đảng và Nhà nước ta, khiến cho các cơ quan khó có thể nắm bắt chính xác số liệu, vấn đề về hộ tịch, khai sinh, các vấn đề khác để giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Việc để hiện tượng kết hôn trái pháp luật ngày càng phổ biến

9 C.Mác – Ph.Ăngghen (1998), “Bản dự luật về ly hôn”, Các Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, (tập 1), Nxb Sự thật, Hà Nội.

8

trong quần chúng nhân dân sẽ làm suy thoái giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống tốt đẹp của mỗi con người, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. 1.2.2. Các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật, điều này xuất phát từ các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia, từng hoàn cảnh riêng biệt. Trong đó, tiêu biểu là do ảnh hưởng kinh tế - xã hội, văn hóa và con người.  Về kinh tế - xã hội Từ trước đến nay, kinh tế luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với đường hướng phát triển của một quốc gia. Nền kinh tế ngày càng phát triển là một điểm đáng mừng đối với các quốc gia, tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến lối sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội tạo ra những thay đổi đáng kể về quan niệm tình yêu và hôn nhân. Hôn nhân vốn dĩ là điều rất thiêng liêng cao cả, đề cao vai trò, trách nhiệm của người trong cuộc trước, nhưng lại dần bị chuyển hóa thành những thỏa thuận, hợp đồng với mục đích kinh tế mà coi nhẹ mục đích xây dựng gia đình, như việc kết hôn “giả” để được xuất cảnh, đi xuất khẩu lao động, nhập tịch nước ngoài. Trớ trêu thay, kết hôn giả lại gây ra hậu quả thật. Nhiều người “tiền mất tật mang”, phải bỏ học, vay nợ cả nghìn USD để đưa cho môi giới nhằm lo thủ tục kết hôn với người nước ngoài, nhưng khi đến nơi lại không thể ly hôn với người bảo lãnh vì người bảo lãnh đã “cao bay xa chạy”, không ít người sau nhiều tháng sống chui trên đất khách quê người thì bị trục xuất về nước. Bên cạnh đó, phát triển quá mức của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến lối sống, thay đổi quan điểm về tình yêu và hôn nhân của một số thanh niên. Cần nên hiểu rằng, đi cùng với tăng trưởng kinh tế là yêu cầu về tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế mà đời sống tinh thần, đạo đức xuống cấp sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước.  Về văn hóa truyền thống, ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu Đất nước Việt Nam từ xưa đến nay nổi tiếng với nền tinh hoa văn hóa truyền thống có từ ngàn đời, 54 dân tộc anh em với 54 màu sắc, nét văn hóa đặc trưng riêng biệt. Ngoài những phong tục tập quán tốt đẹp góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội thì vẫn còn tồn tại một số hủ tục, nét văn hóa lạc hậu gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, cản trở hiệu quả thi hành pháp luật. Chẳng hạn tục “cướp vợ” 10 của chàng trai H’Mông trên Tây Bắc. Tuy nhiên, ngày nay phong tục này đã bị biến dạng. Vì muốn có thêm người làm, bất chấp con mình còn ít tuổi, nhiều gia đình đã tổ chức “cướp” con gái nhà người khác làm vợ cho con mình một cách đầy bạo lực, không màng đến ý nguyện của người con gái. Một cô gái đã bị bắt đi thì khó lòng mà trở về nhà cha mẹ theo tục 10 Với tập tục này, thì vào mùa xuân chàng trai Mông sẽ đến chợ, nếu bắt gặp cô gái mà mình cảm thấy “ưng bụng” thì sẽ rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình. Nếu hai người hợp ý, chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà sống thử, sau đó sang nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thống.

9

lệ của người H’Mông. Ngoài ra còn các hủ tục khác như tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết… Đây đều là những cuộc hôn nhân trái pháp luật, là phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, trở thành vật cản, gánh nặng truyền đời đối với cộng đồng người, nhất là các dân tộc thiểu số. Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa. Các hủ tục vẫn có thể thay đổi nếu những người đang sống tại nơi tồn tại những hủ tục được giáo dục tốt11.  Về con người - khả năng hiểu biết và trình độ nhận thức

Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ kết hôn trái pháp luật là sự hiểu biết, khả năng nhận thức và tư duy của mỗi người. Tuy tác hại của việc kết hôn trái pháp luật đã được tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng, nhưng việc mang pháp luật đến gần hơn với mọi người vẫn còn bị hạn chế ở nhiều vùng miền, nhất là ở những vùng cao, vùng xa hẻo lánh, thiếu thốn nhiều điều kiện, người dân có trình độ thấp, khó lòng tiếp xúc với các phương tiện thông tin chính thống, không được phổ cập kiến thức về pháp luật đầy đủ và kịp thời. Ở các vùng này, việc kết hôn hầu hết đều theo phong tục, tập quán tổ tiên truyền lại mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật, có nhiều người dân chỉ làm đám cưới ở bản làng mà không tiến hành đăng ký kết hôn. Không chỉ ở vùng thôn quê xa xôi, mà cũng có rất nhiều người ở vùng thành thị có tư tưởng lệch lạc, vi phạm chuẩn mực, đạo đức xã hội, chẳng hạn như việc ngoại tình. Ở Việt Nam, ngoại tình là vấn đề đáng bị lên án trong xã hội nhưng một số đàn ông Việt Nam vẫn cho đó là bình thường, bởi vớ...


Similar Free PDFs