Tiểu luận môn khoa học quản lý PDF

Title Tiểu luận môn khoa học quản lý
Author Thu Thủy Nguyễn
Course Khoa học quản lý
Institution Học viện Tài chính
Pages 33
File Size 647.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 222
Total Views 634

Summary

Download Tiểu luận môn khoa học quản lý PDF


Description

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................2 2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3 3. Mục đích......................................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 5. Kết cấu đề tài...............................................................................................3

Tiểu luận Khoa học quản lý

CHƯƠNG 1:........................................................................................................4 LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM CỦA...............................4 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ...................................................................................4 1.1. Khái quát chung về nguyên tắc:................................................................4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên tắc.................................................4 1.1.2. Cơ chế vận dụng..............................................................................11 1.2. Các quy luật cơ bản trong quản lý...........................................................11 1.2.1. Quy luật cung cầu............................................................................11 1.2.2. Quy luật cạnh tranh..........................................................................12 1.2.3. Quy luật giá trị.................................................................................12 1.2.4. Quy luật tâm lý.................................................................................13 CHƯƠNG 2:......................................................................................................14 THỰC TRẠNG HIỆN NAY VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ TẠI................14 CÔNG TY CỐ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)...................................14 2.1. Khái quát chung.......................................................................................14 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cố phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)...14 2.1.2. Hoạt động 5 năm gần đây của Công ty Cố phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)...................................................................................................15 2.2. Đánh giá thực trạng................................................................................17 2.2.1. Thực trạng........................................................................................17 2.2.2. Kết quả đạt được..............................................................................22 2.2.3. Hạn chế............................................................................................23 2.2.4. Nguyên nhân của hạn chế................................................................25

Tiểu luận Khoa học quản lý

CHƯƠNG 3:......................................................................................................26 CÁC GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA..................26 QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)........26 3.1. Nguyên nhân đề ra giải pháp...................................................................26 3.2. Các giải pháp cơ bản................................................................................26 3.2.1. Giải pháp về nguyên liệu.................................................................26 3.3.2. Giải pháp về quản trị chuỗi.............................................................27 KẾT LUẬN........................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................29

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2 LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, gần như tất cả các loại hình tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng các kiến thức về khoa học quản lý để tiến hành, tổ chức thực hiện các mục tiêu trong quá trình hoạt động. Khoa học quản lý góp phần quan trọng đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân, chính trị, văn hóa xã hội... Chính vì vậy, bộ môn khoa học quản lý ra đời là một tất yếu, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý nói chung, quản lý kinh doanh nói riêng như một khoa học, một nghệ thuật và một nghề. Nắm vững các nguyên lý quản lý, quy luật quản lý, các phạm trù các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý sẽ giúp cho người học, người làm lĩnh vực quản lý có những cơ sở lý luận và phương pháp luận để nhận thức một cách đúng đắn các môn khoa học khác. Hơn nữa, vận dụng các nguyên tắc, phương pháp quản lý tại đơn vị mình làm việc, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng được mục tiêu đề ra của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt được những mục đích đã đề ra một cách tối ưu nhất. Vai trò quan trọng của khoa học quản lý ngày càng được khẳng định trong thực tiễn. Ngày nay những nhà hoạt động quản lý mang tính chuyên nghiệp không những trong các tổ chức kinh doanh mà cả các tổ chức phi kinh doanh. Hoạt động quản lý đã trở thành một nghề, có vị vai trò nhất định trong xã hội. Sự phát triển nhanh và rộng khắp các Trường đào tạo quản trị chính khóa cũng như các chương trình huấn luyện các kỹ năng quản lý tại các doanh nghiệp càng khẳng định tính chuyên nghiệp hóa của nghề quản lý. Quản lý vừa là khoa học và vừa là nghệ thuật nên ngoài kiến thức được đào tạo trong nhà trường, để trở thành những nhà quản lý giỏi cần phải biết sử dụng nghệ thuật quản lý. Trong thực tiễn có thể đào tạo được những nhà quản trị chuyên nghiệp hay nói

1

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

cách khác, quản lý là một nghề nghiệp và có thể truyền dạy kiến thức mà người học có thể tiếp thu. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý là một chức năng lao động của xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Quản lý nếu hiểu đơn giản đó là hoạt động điều phối của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu của quản lý. Ngay từ thời nguyên thủy xã hội loài người khi có hoạt động nhóm tổ chức sản xuất săn bắn hái lượm con người đã phải phối hợp phân công công việc để cùng thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu duy trì và phát triển sự sống do vậy cần có sự quản lý. Ngày nay xã hội con người càng phát triển thì đòi hỏi về sự phối hợp điều hòa các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng cao từ đó yêu cầu về nghiên cứu khoa học quản lý càng được quan tâm nhiều hơn. Khoa học quản lý được chú trọng tất cả các hoạt động kinh tế , xã hội , các chương trình dự án, các hoạt động tổ chức. Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là một trong các doanh nghiệp lớn trên thị trường Việt Nam và được Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor's (S&P's) đưa vào danh sách 100 doanh nghiệp lớn nhất ASEAN về vốn hóa. Công ty đã có vị thế thống trị trên thị trường sữa Việt Nam với độ nhận diện thương hiệu cao và lợi nhuận ổn định 5 năm qua. Việc quản lý phải tuân theo những quy luật, việc nhận thức và vận dụng các quy luật quản lý sẽ giúp đưa ra các nguyên tắc trong quản lý. Để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong quản lý, trên cơ sở những nguyên tắc này để xây dựng nên nhận thức và hành động

2

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

của người quản lý là cơ sở để xây dựng các phương pháp quản lý nhằm đạt tới mục tiêu của quản lý. Để hiểu sâu hơn về các nguyên tắc trong quản lý và vận dụng các nguyên tắc này trong hoạt động quản lý, em lựa chọn đề tài “Đặc điểm của quản lý tại Công ty Cố phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong quá trình hội nhập quốc tế” là tiểu luận môn Khoa học quản lý của mình. Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề không thể tránh khỏi hạn chế , thiếu sót. Vì vậy, em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Qua đây, cho phép em gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa đã giảng dạy và hướng dẫn em trong quá trình học tập. 2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sự dụng một số phương pháp cụ thể trong đó chủ yếu là phương pháp luận nghiên cứu và tổng hợp, lịch sử và logic, thu thập thông tin, quan sát, thống kê so sánh và phân tích. 3. Mục đích Nghiên cứu tìm hiểu về các nguyên tác cơ bản trong khoa học quản lý, từ đó vận dụng các nguyên tắc này vào các hoạt động quản lý trong Công ty Cố phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong quá trình hội nhập quốc tế. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - Thời gian: 5 năm 5. Kết cấu đề tài Ngoài Phần mở đầu ra, đề tài chia làm 3 chương:

3

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

- Chương 1: Lý luận chung liên quan đến đặc điểm của hoạt động quản lý - Chương 2: Thực trạng hiện nay về đặc điểm của quản lý tại Công ty Cố phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - Chương 3: Các giải pháp cho những vấn đề về đặc điểm của quản lý tại Công ty Cố phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ 1.1. Khái quát chung về nguyên tắc: 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên tắc 1.1.1.1. Khái niệm Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế, từ những năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể nêu ra một số cách tiếp cận sau: a. Tiếp cận kiểu kinh nghiệm Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm, mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể. Những người theo cách tiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp tương tự.

4

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

b. Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc được hoàn thành thông qua con người, và do đó, việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các mối liên hệ giữa người với người. c. Tiếp cận theo lý thuyết quyết định Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết định trong quản lý dựa trên quan điểm cho rằng, người quản lý là người đưa ra các quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý. d. Tiếp cận toán học Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét công việc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mô hình toán học. Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý như xây dựng tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một quá trình lôgich, thì nó có thể biểu thị được theo các ký hiệu và các mô hình toán học. Vì vậy, việc ứng dụng toán học vào quản lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất. e. Tiếp cận theo các vai trò quản lý Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành. Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà thực tế các nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò) quản lý là gì... 5

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như: - Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người khác. - Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự trong cùng một tổ chức. - Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích của tổ chức. - Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó... Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp...) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý). Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng địch của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

6

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

Sơ đồ: Lôgich của khái niệm quản lý Với khái niệm trên, quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau: - Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể có quan hệ gián tiếp với chủ thể quản lý. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần - Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể quản lý đưa ra các tác động quản lý. - Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế, đòi hỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. - Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, hoặc một cơ quan quản lý còn đối tượng quản lý có thể là con người (một hoặc nhiều người) giới vô sinh hoặc sinh vật. 7

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

- Khách thể là các yếu tố tạo nên môi trường của hệ thống. 1.1.1.2. Đặc điểm 1.1.1.2.1. Quản lý là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lý Để có thể tiến hành có hiệu quả hoạt động quản lý, chủ thể quản lý (Các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ quản lý) phải có quyền uy nhất định. Quyền uy của chủ thể quản lý bao gồm: - Quyền uy về tổ chức hành chính. - Quyền uy về kinh tế. - Quyền uy về trí tuệ. - Quyền uy về đạo đức. Một cơ quan quản lý mạnh , một nhà quản lý giỏi phải hội đủ cả bốn yếu tố quyền uy nêu trên. 1.1.1.2.2. Quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý Các quyết định quản lý bao giờ cũng được xây dựng và ban hành bởi những tập thể và cá nhân những người quản lý cụ thể. Trong khi đó , đối tượng quản lý (nền kinh tế, doanh nghiệp) tồn tại và vận động theo những quy luật khách quan, vì vậy, hiệu quả của các quyết định quản lý tuỳ thuộc vào năng lực nhận thức vận dụng các quy luật khách quan vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của chủ thể quản lý. Từ đây đặt ra yêu cầu phải lựa chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực tham gia quản lý ở tầm vĩ mô và tầm vĩ mô. 1.1.1.2.3. Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều 8

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

có mối liên hệ ngược Quản lý được tiến hành nhờ có thông tin. Thông tin chính là các tín hiệu mới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động quản lý (tức là cho cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý). Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng quản lý thì phải đưa ra các thông tin (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định...), đó chính là thông tin điều khiển. Đối tượng quản lý muốn định hướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để tính toán và tự điều khiển mình (nhằm thực khi mệnh lệnh của chủ thể quản lý). Vì vậy, quá trình quản lý là một quá trình thông tin. Đối với chủ thể quản lý, sau khi đã đưa ra các quyết dịnh cùng các đảm bảo vật chất cho đối tượng quản lý thực hiện, thì họ phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các quyết định của đối tượng quản lý thông qua các thông tin phản hồi (được gọi là các mối liên hệ ngược) của quản lý. Quá trình quản lý thường bị đổ vỡ vì các luồng thông tin phản hồi bị ách tắc (bị bóp méo, bị cắt xén, bị ngăn chặn). 1.1.1.2.4. Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề a. Quản lý là một khoa học Nói quản lý là một khoa học và quản lý có đối tượng nghiên cứu riêng là các mối quan hệ quản lý. Quan hệ quản lý là quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong toàn bộ nền kinh tế cũng như từng lĩnh vực riêng biệt. Các quan hệ quản lý Thang tính chất kinh tế, chính trị, tâm lý, xã hội , tổ chức, hành chính...

9

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

Quản lý có phương pháp luận nghiên cứu riêng và chung, đó là quan điểm triết học Mác- Lênin, quan điểm hệ thống và các phương pháp cụ thể: phân tích, toán kinh tế, xã hội học... Tính khoa học của quản lý thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn. Chỉ có nắm vững khoa học thì người quản lý mới có đầy đủ bản lĩnh, vững vàng trong mọi tình huống, nhất là trong điều kiện đầy biến động và phức tạp của nền kinh tế thị trường. Gọi là một khoa học còn là kết quả của hoạt động nhận thức đòi hỏi phải có một quá trình , phải tổng kết rút ra bài học và không ngừng hoàn thiện . Khoa học là những lý luận quản lý đã được hệ thống hoá. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả nhà quản lý phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ của mình. b. Quản lý là một nghệ thuật Hoạt động quản lý là một lĩnh vực thực hành, giống như mọi lĩnh vực thực hành khác (dù là y học, soạn nhạc, kỹ thuật công trình...) đều là nghệ thuật. Đó là “bí quyết hành nghề”. Nó phụ thuộc vào từng nhà quản lý, vào tài năng, kinh nghiệm của họ. Nghệ thuật quản lý cách giải quyết công việc trong điều kiện thực tại của tình huống mà lý luận quản lý và sách vở không chỉ ra hết được. Nghệ thuật quản lý bao gồm nghệ thuật sử dụng phương pháp, công cụ quản lý, nghệ thuật dùng người, nghệ thuật giao tiếp ứng xử, nghệ thuật sử dụng các mưu kế, kinh nghiệm của người xưa... Nghệ thuật do kinh nghiệm tích luỹ được và do sự mẫn cảm, tài năng của từng nhà quản lý. Thực tiễn cho thấy, nếu nhà quản lý chỉ đơn thuần nắm vững lý thuyết quản lý mà không nhanh nhạy xử lý các tình huống bằng tài nghệ của mình thì sẽ dẫn đến giáo điều, bảo thủ, bỏ lỡ thời cơ không đạt được hiệu quả cao trong công việc. Ngược lại, nếu chỉ có nghệ thuật bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà thiếu căn cứ khoa học và cơ sở 10

Tiểu luận Khoa học quản lý

23-Ngô Bình Minh – CQ56/41.1-LT2

thông tin thì mặc dù trong một số tình huống có thể giải quyết nhanh chóng công việc, nhưng về cơ bản và lâu dài kết quả sẽ thiếu vững chắc và sẽ bó tay khi có những vấn đề cần giải quyết vượt ra khỏi tầm kinh nghiệm. Như vậy, trong quản lý cũng như các lĩnh vực thực hành khác, khoa học và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khoa học càng tiến bộ thì nghệ thuật càng hoàn thiện. Có thể nói rằng, cho tới nay ngành khoa học làm cơ sở cho công tác quản lý còn khá sơ sài trong khi tình huống trong thực tế phải xử lý cực kỳ phức tạp buộc người quản lý phải vận dụng nhiều hơn tài năng, kinh nghiệm. Thực trạng này đòi hỏi các thà khoa học phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý để không ngừng nâng cao tính khoa học của quản lý. Mặt khác, các nhà quản lý cần học tập và vận dụng kiến thức quản lý để hoàn thiện hoạt động quản lý của mình, phải chú ý đúc rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại, rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống trong quản lý. c. Quản lý là một nghề (Nghề quản lý) Đặc điểm này đòi hỏi các nhà quản lý phải có tri thức qua tự học, tự tích lũy và qua các quá trình được đào tạo ở các cấp độ khác nhau, hoặc ít nhất họ phải có các chuyên gia về quản lý làm trợ lý cho họ. Đồng thời nhà quản lý phải có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp. 1.1.2. Cơ chế vận dụng Cơ chế vận dụng quy luật gồm 4 khâu: - Nhận thức các quy luật: Có 2 cách để nhận thức quy luật: +

Nhận biết bằng kinh nghiệm

+

...


Similar Free PDFs