Tiểu luận quản trị học - PDF

Title Tiểu luận quản trị học -
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 24
File Size 720.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 491
Total Views 724

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊTIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌCGiảng viên hướng dẫn: Th Bùi Dương Lâm Họ và tên người trình bàyNguyễn Thị Trà MyMSSV: 31191027028Lớp học phần: 21D1MANKhóa/Hệ: K45, Đại học chính quyTP, Ngày 11 tháng 6 năm 2021PHẦN MỞ ĐẦU...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ 

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Dương Lâm Họ và tên người trình bày Nguyễn Thị Trà My MSSV: 31191027028 Lớp học phần: 21D1MAN50200106 Khóa/Hệ: K45, Đại học chính quy

TP.HCM, Ngày 11 tháng 6 năm 2021

1

PHẦN MỞ ĐẦU Người Châu Phi có câu: “ Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Những việc lớn lao cần thời gian dài để hoàn thành đều cần đến sự hợp tác của nhiều người bởi chẳng có ai hoàn hảo cả, ai cũng có khuyết điểm, nếu bạn ráng ôm hết mọi thứ để tự mình làm thì những yếu điểm của bạn chắc chắn sẽ làm cho kết quả sau cùng bị khuyết lở, sự hoàn thiện của công việc cũng sẽ giảm đi. “Cuộc sống của tôi và những thành tựu mà tôi đạt được ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp của rất nhiều người. Do đó tôi phải sống và làm việc cho xứng đáng với những gì họ đã làm cho tôi” Albert Einstein. Ngay cả một thiên tài như Anh-xtanh cũng cần có sự giúp đỡ của người khác để đạt được thành tựu to lớn, còn chúng ta chưa phải là thiên tài chắc chắn cũng phải cần có sự hỗ trợ mới làm được những việc lớn.Trong cuốn the finishing touch (hoàn thành những chi tiết nhỏ) đã kết luận về tầm quan trọng của làm việc nhóm như sau: “ Không ai là toàn vẹn, chúng ta cần có nhau. Chúng ta cần một người nào đó và một người nào đó cũng cần bạn. Chúng ta không sống cô lập trên đảo hoang để làm việc. Chúng ta phải biết dựa vào nhau và hỗ trợ nhau. Làm việc đội nhóm không chỉ có sự quan trọng đối với mỗi cá nhân, từng nhóm riêng lẻ mà còn với cả một đất nước một dân tộc nói rộng ra là cả thế giới. Năng lực làm việc nhóm được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy phát triển năng lực làm việc nhóm từ trong trường học đã trở thành một xu thế của giáo dục trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên nói chung, trong đó có kỹ năng làm việc nhóm là việc làm cần thiết và đang được chú trọng hiện nay tại các trường cao đẳng, đại học.

2

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 5 1. Một số khái niệm .......................................................................................... 5 2. Các đặc điểm cơ bản của học tập đội nhóm .............................................. 5 3. Vai trò của học tập đội nhóm...................................................................... 6 4. Ưu điểm và hạn chế của làm việc theo đội ................................................ 6 4.1. Ưu điểm................................................................................................... 6 4.2. Hạn chế ................................................................................................... 7 5. Các hình thức của đội trong tổ chức .......................................................... 7 6.Đặc trưng của đội .......................................................................................... 7 6.1. Quy mô của đội ...................................................................................... 7 6.2. Sự đa dạng của đội ................................................................................ 7 6.3. Vai trò của các thành viên .................................................................... 8 6.4 . Vai trò của người lãnh đạo đội ............................................................ 8 6.5. Các giai đoạn phát triển của đội .......................................................... 8 6.5.1. Giai đoạn hình thành.......................................................................... 8 6.5.2. Giai đoạn sóng gió............................................................................... 9 6.5.3. Giai đoạn định chuẩn bị:.................................................................... 9 6.5.4 .Giai đoạn hoàn thiện (thành tựu)...................................................... 9 6.6. Các tiêu chuẩn đánh giá sự trưởng thành của một đội.................... 10 6.7. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả hoạt động của đội .........................10 6.8. Chuẩn mực và sự gắn kết.................................................................... 10 7. Quản trị sự xung đột .................................................................................. 11 7.1. Khái niệm: Có nhiều khái niệm về xung đột tùy theo cách tiếp cận của từng tác giả ........................................................................................... 11 7.2. Quan điểm về xung đột ....................................................................... 11 7.3. Phân loại xung đột ............................................................................... 11 7.4. Quá trình xung đột: gồm 4 giai đoạn ................................................. 11 7.5. Nguyên nhân xung đột ........................................................................ 11 7.6. Phong cách quản trị xung đột............................................................. 11 8. Ý nghĩa của hoạt động đội nhóm .............................................................. 12

3

III. THỰC TRẠNG HỌC TẬP ĐỘI NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯƠNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ......................................................................................... 12 1. Thực trạng học tập đội nhóm ................................................................... 12 2. Nguyên nhân dẫn đến học tập đội nhóm kém hiệu quả ......................... 15 IV, CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỘI NHÓM TRONG HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ........... 17 3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả ....................................................................... 18 4. Đội nhóm phải hoạt động dựa trên quy tắc............................................. 19 5. Vai trò, trách nhiệm của từng thành viên ............................................... 19 6. Sự tôn trọng lẫn nhau ................................................................................ 20 7. Năng lực người lãnh đạo (nhóm trưởng) ................................................. 20 8. Cái tôi .......................................................................................................... 22 9. Tạo động lực ............................................................................................... 22 10. Giải quyết xung đột.................................................................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 24

4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Một số khái niệm Đội là một đơn vị được cấu thành t ừ 2 người trở lên, là những người tương tác và phối hợp công việc của mình để hoàn thành một mục tiêu chung được cam kết và họ cùng có trách nhiệm với nhau khi thực hiện. 1.

- Điều kiện hình thành đội: + Đội phải có từ hai người trở lên + Những người trong một đội luôn có quan hệ tương tác với nhau + Các thành viên trong đội cùng chia sẻ một mục tiêu thực hiện chung + Các thành viên cùng cam kết tận tụy và có trách nhi ệm trong việc thực hiện mục tiêu. - Kỹ năng trong học tập đội/nhóm bao gồm: + Lập kế hoạch hoạt động nhóm + Xây dựng quy định hoạt động nhóm + Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý + Thảo luận, trao đổi + Nghiên cứu tài liệu + Chia sẻ trách nhiệm + Lắng nghe một cách chủ động, tích cực + Chia sẻ thông tin, giải quyết xung đột + Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm. Học tập theo đội nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi đối với sinh viên, trong xu thế hội nhập của đất nước vai trò của phương pháp học này càng trở nên thiết yếu trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Học tập theo đội nhóm là hình thức người học cùng nhau hợp tác trong đội nhóm để hoàn thành công việc chung. Học tập theo đội nhóm không đơn thuần là chia người học thành từng đội nhóm để cùng giải quyết một câu hỏi khó mà một người bình thường không thể giải quyết được, mà người học phải cùng nhau hợp tác trong học tập để hoàn thành công việc chung. Học tập đội nhóm của sinh viên là hoạt động lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng của một số sinh viên có chung mục đích học tập, có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau trong học tập. 2. Các đặc điểm cơ bản của học tập đội nhóm 5

T E A M

TOGETHER (Cùng nhau) EVERYONE (Mọi người) ACHIEVES (Đạt được) MORE (Nhiều hơn)

3. Vai trò của học tập đội nhóm Hiện nay ngành giáo dục đang đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học. Học tập đội nhóm trong và ngoài giờ học là hoạt động thiết thực, giúp sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập, giúp họ nắm vững kiến thức, biết lắng nghe và suy nghĩ về những ý kiến, quan điểm khác nhau của mọi người, biết chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra ý kiến và cùng nhau giải quyết những vấn đề chung. Học tập nhóm còn phát huy sức mạnh tập thể công việc được hoàn thành nhanh hơn, tốt hơn, sáng tạo hơn và phong phú hơn, nâng cao khả năng làm việc của từng cá nhân. Những mặt tích cực của học tập theo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó còn mang nhiều tính hình thức và nhiều khi đạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theo cá nhân. Vì vậy tôi thực hiện đề tài " Các giải pháp nhằm nâng cao hi ệu quả hoạt động đội nhóm trong học t ập tại trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh’’ nhằm đem lại cho sinh viên không chỉ trong trường đại học kinh tế TPHCM mà tất cả mọi người nói chung nắm được rõ về học tập đội nhóm cũng như từ đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả làm việc đội nhóm. 4. Ưu điểm và hạn chế của làm việc theo đội 4.1. Ưu điểm - Nhiều nguồn lực hơn để giải quyết vấn đề mà một người không thể làm nổi - Nâng cao được sự sáng tạo, tích cực và sự đổi mới - Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ 6

- Đẩy nhanh tốc độ làm việc - Nâng cao năng suất lao động dẫn đến giảm chi phí trên một sản phẩm - Chất lượng của quyết định được cải thiện - Cam kết thực hiện nhiệm vụ lớn hơn - Thông qua hoạt động tập thể giúp lôi kéo và động viên tốt hơn - Kiểm soát và kỷ luật công việc tốt hơn - Thỏa mãn được các nhu cầu đa dạng của cá nhân nhiều hơn - Được rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác - Tăng thêm tinh thần đoàn kết và ý thứ tập thể 4.2. Hạn chế - Phải từ bỏ tính độc lập của cá nhân - Làm xuất hiện sự lười biếng xã hội - Sự khác biệt về tính cách,phong cách làm vi ệc có thể tạo ra xung đột gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động đội - Nếu nhiệm vụ không rõ ràng, các chương trình làm việc mơ hồ, các vấn đề xác định không đúng sẽ làm hoạt động của đội mang lại hiệu quả kém - Nếu các thành viên thi ếu niềm tin,thường xuyên xung đột,thiếu cam kết, thiếu trách nhiệm, không quan tâm tới kết quả sẽ dẫn đến sự rối loạn vận hành của đội - Tổ chức đội không tốt sẽ làm giảm nhiệt tình của các thành viên - Làm việc theo đội thường phải tổ chức nhiều cuộc họp do vậy thường mất nhiều thời gian 5. Các hình thức của đội trong tổ chức -Các đội chức năng -Các đội đa chức năng(đội đặc nhiệm, đội dự án) -Các đội tự quản -Các đội ảo 6.Đặc trưng của đội 6.1. Quy mô của đội cần thỏa mãn hai điểm - Phải xây dựng một đội với quy mô đủ lớn để hợp nhất được các kỹ năng đa dạng của các thành viên nhằm hoàn thành một nhiệm vụ - Phải hình thành một đội đủ nhỏ để các thành viên cảm nhận được sự thân thiết khi trở thành một bộ phận không thể tách rời của đội và giúp cho công tác truyền thông có hiệu quả và hiệu suất cao 6.2. Sự đa dạng của đội - Đa dạng về kỹ năng, chức năng 7

- Đa dạng về cách thức tư duy - Đa dang về tính cách - Đa dạng về giới tính - Đa dạng về sắc tộc, quốc gia…. 6.3. Vai trò của các thành viên * Vai trò chuyên gia để hoàn thành nhiệm vụ: - Đưa ra các ý tưởng về giải pháp giải quyết vấn đề của đội - Đề xuất các ý kiến trong quá trình thảo luận các vấn đề của đội - Giúp đội tìm kiếm thông tin - Tổng kết: tập hợp, phân nhóm các dữ liệu liên quan đến vấn đề và đưa ra các nhận định - Kích hoạt: Thúc đẩy đội thực hiện hành động khi những mối quan tâm có dấu hiệu suy giảm * Vai trò tạo cảm xúc xã hội: - Khuyến khích: khuyến khích các thành viên tích cực trong công việc của đội - Tạo sự hòa đồng: Dàn xếp những bất đồng và xung đột trong đội - Giảm căng thẳng: đưa ra những câu chuyện vui, tìm cách hạn chế sự khuếch tán những cảm xúc bất lợi khi không khí làm việc của đội trở nên căng thẳng - Theo sát: Đồng hành cùng với đội trong thực hiện nhiệm vụ, tôn trọng các ý tưởng của các thành viên khác trong đội - Thỏa hiệp: Sẵn sàng thay đổi ý kiến để duy trì sự hòa đồng của đội 6.4 . Vai trò của người lãnh đạo đội - Là người lãnh đạo đội - Là người điều phối hoạt động của đội - Là một thành viên tích cực của đội - Là một huấn luyện viên nhằm hướng dẫn công việc cho các thành viên khác 6.5. Các giai đoạn phát triển của đội 6.5.1. Giai đoạn hình thành

8

Đây là giai đoạn các thành viên bắt đầu gia nhập nhóm. Giai đoạn này có một số đặc điểm sau: - Định hướng nhiệm vụ ban đầu của đội và trắc nghiệm giữa các cá nhân - Mọi người bắt đầu đồng nhất với các thành viên khác trong đội - Các thành viên bắt đầu làm quen với nhau, thiết lập các quan hệ, khám phá các hành vi được chấp nhận, tìm hiểu người khác về sự cảm nhận của họ về nhiệm vụ của đội như thế nào 6.5.2. Giai đoạn sóng gió Đây là thời kỳ cảm xúc cao và là giai đoạn khó nhất để vượt qua một cách thành công. Giai đoạn này thường có một số đặc điểm sau: - Căng thẳng giữa nhiệm vụ và sự quan tâm của các cá nhân nổi lên - Mâu thuẫn giữa các cá nhân và các đội nhỏ bắt đầu nổ ra - Các liên minh hay các đội nhỏ được hình thành theo nhân cách hay mức độ quan tâm của các cá nhân - Xung đột xảy ra khi các cá nhân áp đặt ưu tiên của họ lên người khác - Các thay đổi của giai đoạn này chỉ xảy ra khi: - Chương trình làm việc được xây dựng rõ ràng - Các thành viên hiểu biết phong cách của nhau - Mọi người bắt quan tâm giải quyết những trở ngại ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu - Mọi người nỗ lực để thực hiện mục tiêu nhóm và thỏa mãn nhu cầu của cá nhân 6.5.3. Giai đoạn định chuẩn bị: Giai đoạn định chuẩn là giai đoạn hợp nhất xung quanh chương trình nhiệm vụ và sự vận hành. Giai đoạn này có một số đặc điểm sau: - Các thành viên bắt đầu phối hợp gắn bó và vận hành trên những quy tắc ứng xử chung - Mọi người bắt đầu chấp nhận sự lãnh đạo của đội và thể hiện những vai trò hữu ích của mình trong hoạt động đội - Sự hòa hợp được nhấn mạnh những quan điểm thiểu số có thể không được khuyến khích 6.5.4 .Giai đoạn hoàn thiện (thành tựu) 9

- Đây là giai đoạn đội có sự trưởng thành cao - Đội vận hành với cấu trúc rõ ràng và ổn định - Các thành viên được động viên bởi các mục tiêu của đội - Những thách thức của giai đoạn này là tiếp tục cải thiện sự vận hành và các quan hệ thiết yếu - Chấm dứt hoạt động 6.6. Các tiêu chuẩn đánh giá sự trưởng thành của một đội - Sự tin tưởng giữa các thành viên - Cơ chế phản hồi - Truyền đạt cởi mở - Phương pháp đi đến quyết định - Chia sẻ sự lãnh đạo - Sự chấp nhận các mục tiêu - Đánh giá cao sự đa dạng - Sự gắn kết các thành viên - Hỗ trợ nhau - Các chuẩn mực thành quả 6.7. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả hoạt động của đội: - Sản lượng đầu ra - Sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân - Năng lực thích ứng và học tập của đội 6.8. Chuẩn mực và sự gắn kết - Chuẩn mực đội: Đó là những “quy tắc” hay “tiêu chuẩn”phi chính thức được hình thành bởi các thành viên, Nó có tác dụng hướng dẫn hành vi của đội. - Sự gắn kết: Sự gắn kết là mức độ mà mọi thành viên bị thu hút bởi đội và được động viên để được là một thành viên của đội 6.9. Tư duy nhóm: là sự hội tụ tư duy quanh một tiêu chuẩn mà mọi người trong nhóm cùng tin là đúng đắn tuy nhiên sự hội tụ tư duy đó được lèo lái bởi áp lực tâm lý nhiều hơn là bởi tính khách quan.

10

7. Quản trị sự xung đột 7.1. Khái niệm: Có nhiều khái niệm về xung đột tùy theo cách tiếp cận của từng tác giả 7.2. Quan điểm về xung đột - Quan điểm truyền thống - Quan điểm về xung đột - Quan điểm quan hệ tương tác 7.3. Phân loại xung đột - Xung đột nhiệm vụ (xung đột chức năng) - Xung đột Quan hệ ( xung đột phi chức năng) 7.4. Quá trình xung đột: gồm 4 giai đoạn - Xuất hiện nguyên nhân - Nhận thức và cá nhân hóa - Xuất hiện hành vi ứng xử - Các kết quả xảy ra. ( Kết quả chức năng hoặc phi chức năng ) 7.5. Nguyên nhân xung đột - Do sự mơ hồ về vai trò: không rõ ràng về công việc dẫn đến sự chồng chéo trong quá trình thực hiện giữa các các cá nhân - Do sự khan hiếm nguồn lực - Do sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiệm vụ - Khi mục tiêu mang tính cạnh tranh - Do có sự khác biệt về cấu trúc: bố trí nhân sự và công việc không phù hợp - Do những xung đột trước đây chưa được giải quyết triệt để làm bùng phát trở lại…. - Do truyền đạt thông tin: Truyền đạt thông tin sai, thiếu, nhiễu; Hàng rào ngôn ngữ không tương thích - Đặc điểm của nhóm: Quy mô, văn hóa, mức độ rõ ràng trong các tiêu chuẩn nhiệm vụ, các phương pháp quản lý, hệ thống chế độ khen thưởng - Sự khác biệt của các cá nhân: Quan điểm thói quen, phong cách, sở thích 7.6. Phong cách quản trị xung đột 11

- Cạnh tranh hay thống trị áp đặt quyền lực - Hợp tác hay giải quyết vấn đề - Né tránh hay rút lui - Thích nghi hay dàn hòa (Nhượng bộ) - Thỏa hiệp - Đàm phán 8. Ý nghĩa của hoạt động đội nhóm Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thành tựu lớn lao thu được liên quan đến sự nỗ lực chung của cả tập thể chứ không phải là một kết quả của một cá nhân tạo lập. Hầu hết sự học tập của chúng ta đều có gốc ở sự thành công thu được thông qua hoạt động đội nhóm. Cùng với những người khác, chúng ta có thể làm nhiều hơn và thu được nhiều hơn mức chúng ta làm một mình Theo John C Maxwell : “ 1 là con số quá nhỏ để làm nên điều vĩ đại”. Học tập đội nhóm là một quan điểm học tập rất phổ biến ở các nước đang phát triển và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Học tập theo đội nhóm là một định hướng giáo dục mà trong đó sinh viên cùng làm việc trong những đội nhóm nhỏ gồm nhiều sinh viên khác nhau và được xây dựng một cách cẩn trọng. Quan điểm học tập này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của sinh viên vào quá trình học t ập, đồng thời yêu cầu sinh viên phải làm việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung. Trong quá trình làm vi ệc chung, mỗi cá nhân sinh viên tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong đội nhóm nghĩa là thúc đẩy sự ảnh hưởng tích cực lẫn nhau trong tập thể sinh viên. II. THỰC TRẠNG HỌC TẬP ĐỘI NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯƠNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 1. Thực trạng học tập đội nhóm Tiến hành khảo sát điều tra bằng bảng câu hỏi đối với 100 sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM để thấy được thực trạng học tập đội nhóm của sinh viên hiện nay: * Mức độ bắt buộc: Hầu hết các sinh viên tham gia học tập đội nhóm là dựa trên tinh thần tự nguyện theo khảo sát cho thấy có 74% sinh viên tham gia học tập đội nhóm trên tinh thần tình nguyện và 26% bị bắt buộc phải tham gia. Nhi ều người thường quan niệm rằng: “làm việc theo đội nhóm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ học tập” được giảng viên giao cho và phần lớn chỉ mang tính hình thức, không chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng phục vụ cho công vi ệc sau này. Sinh viên thường làm việc nhóm khi được thầy cô yêu cầu và việc thành lập nhóm cũng thực hiện theo sự ngẫu nhiên, không có sự lựa chọn các thành viên theo khả năng và đòi hỏi của công việc. 12

* Quy định đội nhóm: hầu hết các đội nhóm được lập dựa trên các quy định, quy tắc. Theo khảo sát có 54% sinh viên tham gia vào đội nhóm có đè ra quy định khi làm việc còn có đến 46% tham gia đội nhóm không có quy định đây là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc đội nhóm * Mức độ phân công công vi ệc trong đội nhóm Bảng 1. Mức độ phân công công việc trong đội nhóm của sinh viên trưởng ĐH Kinh tế TPHCM STT

Phân công công việc trong đội nhóm

Số lượng

Tỷ lệ

(sinh viên)

(%)

1

Tập trung vào cá nhân xuất sắc nhất

5

5

2

Mỗi người một việc rồi tập hợp lại

39

39

3

Trải đều cho các thành viên cùng làm

56

56

Nguồn : Khảo sát thực trạng học tập đ...


Similar Free PDFs