tiểu luận triết PDF

Title tiểu luận triết
Author thu ngân
Course triết
Institution Học viện Tài chính
Pages 16
File Size 266.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 123
Total Views 183

Summary

H C VIỌ ỆN TÀI CHÍNHVI N ĐÀO T O QUỐỐC TẾỐỆ ẠInstitute of International Finance EducationDUAL DEGREE PROGRAMME- DDPESSAY | TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌCTitle of the essay : BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁIRIÊNG TRONG VẬN DỤNG XÂY DỰNGNỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMCourse name: PHILOSOPHY OF MARXISM AND ...


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH VI N ĐÀO Ệ T O ẠQUỐỐC TẾỐ Institute of International Finance Education DUAL DEGREE PR OGRAMME- DDP

ESSAY | TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Title of the essay :

BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG VẬN DỤNG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Course name:

PHILOSOPHY OF MARXISM AND LENINISM (TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN)

Academic Year (Semester):

2021-2022 (Semester 1)

Student Full Name:

HOÀNG NGÂN THU

IIFE ID:

DDP0602065

Class Code:

TRIET0601

Mentor:

TS. NGUYỄN VĂN SANH

Word count:

6141

Hanoi, October 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................3 I.

LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................................3

II.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI, KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN . .4

1. 2. 3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................................4 PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI...........................................................................................................4 KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN..............................................................................................................4

CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................................................4 I.

KHÁI NIỆM CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG ................................................................................4

1. 2.

KHÁI NIỆM “CÁI RIÊNG”...............................................................................................................4 KHÁI NIỆM “CÁI CHUNG”.............................................................................................................5

II.

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG ..................................... 5

1.

“CÁI CHUNG” TỒN TẠI BÊN TRONG “CÁI RIÊNG”, THÔNG QUA “CÁI RIÊNG” ĐỂ BIỂU HIỆN SỰ TỒN TẠI CỦA MÌNH......................................................................................................................................5 2. “CÁI RIÊNG” TỒN TẠI ĐỘC LẬP, SONG SONG KHÔNG BIỆT LẬP VỚI “CÁI RIÊNG” KHÁC MÀ NẰM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI “CÁI RIÊNG” ĐỂ DẪN TỚI “CÁI CHUNG”......................................................5 3. “CÁI CHUNG” LÀ BỘ PHẬN CỦA “CÁI RIÊNG”, “CÁI RIÊNG” LÀ TOÀN BỘ NHƯNG PHONG PHÚ HƠN

“CÁI CHUNG”.......................................................................................................................................6 4. “CÁI ĐƠN NHẤT” VÀ “CÁI CHUNG” CÓ THỂ CHUYỂN HOÁ CHO NHAU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG...........................................................................................................6 III.

Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...................................................................................7

1. 2.

PHẢI XUẤT PHÁT TỪ CÁI RIÊNG ĐỂ TÌM “CÁI CHUNG”..................................................................7 CẦN NGHIÊN CỨU, CẢI BIẾN “CÁI CHUNG” TRƯỚC KHI ÁP DỤNG “CÁI CHUNG” VÀO TỪNG TRƯỜNG HỢP “CÁI RIÊNG”...................................................................................................................7 3. KHÔNG ĐƯỢC LẢNG TRÁNH GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG KHI GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ RIÊNG..................................................................................................................................................7 4. KHI CẦN THIẾT, CẦN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO “CÁI ĐƠN NHẤT” BIẾN THÀNH CÁI CHUNG VÀ NGƯỢC LẠI 8 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ...............................................................8

1

I.

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ..............................................................................8

1. 2. 3.

KHÁI NIỆM NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG............................................................................................8 TÍNH TẤT YÊU PHẢI XÂY DỰNG NÊN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG....................................................9 MỐI QUAN HỆ “CÁI CHUNG” VÀ CÁI RIÊNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO CƠ CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI................................................................................10

II. THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................................................12 1. 2.

THÀNH TỰU................................................................................................................................12 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP................................................................................................13

KẾT LUẬN .........................................................................................................................................14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................15

2

MỞ ĐẦU I.

Lý do lựa chọn đề tài Trong suốt lịch sử phát triển và hình thành của Việt Nam, chúng ta cũng như bao

nhiêu quốc gia khác gặp rất nhiều những khó khăn trong việc phát triển nền kinh tế. Từ những ngày còn áp dụng chế động Phong kiến, Việt Nam đã sai lầm khi thực thi một nền kinh tế đóng kín; hạn chế giao thương, buôn bán với nước ngoài. Chính vì vậy mà xã hội Việt Nam vào thời kì cuối thế kỉ không thể phát triển, trở nên lạc hậu với thế giới và trở thành mục tiêu xâm lược của thực dân Pháp. Để cuối cùng Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1884. Tuy nhiên đến khi giành được độc lập và bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam lại quá vội vàng muốn phát triển đất nước mà áp dụng hình thức nền kinh tế bao cấp. Điều đó đã làm cho Việt Nam càng chậm phát triển vì xu hướng của thế giới bấy giờ một nền kinh tế thị trường, cởi mở, khác hẳn với một bộ máy kinh tế tự cung tự cấp bảo thủ, khép kín. Nhận thức được những tác hại của cơ chế bao cấp đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đưa ra một quyết định quan trọng nhằm chuyển đổi nền kinh tế của nước ta từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội- chủ nghĩa. Qua đó giúp nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển vững mạnh và theo kịp các cường quốc khác trên thế giới. Vào những ngày đầu chuyển đổi, Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, bằng việc vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tiêu biểu là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, Đảng và Nhà nước đã thành công đưa nền kinh tế nước nhà thoát khỏi khủng hoảng và tiến vào công cuộc xây dựng một nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển vững chắc và nhanh chóng hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài: Biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam để nghiên cứu trong tiểu luận. Qua đề tài này, em muốn phân tích, làm rõ những ứng dụng của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam và những lợi ích. Từ

3

đó, em sẽ nêu lên quan điểm, suy nghĩ cá nhân và giúp mọi người có cách nhìn rõ ràng và chi tiết hơn về đường lối phát triển của đất nước.

II.

Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp triển khai, kết cấu của tiểu luận 1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và

cái riêng, ý nghĩa của phương pháp biện chứng. Từ đó, thấy được hiệu quả của việc áp dụng mối quan hệ biện chứng vào trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Qua đó, ta có thể nhìn ra được những thành tựu và khó khăn mà nền kinh tế đất nước đang mắc phải. 2. Phương pháp triển khai Thứ nhất, nêu lên định nghĩa về “cái chung”, “cái riêng” và mối quan hệ biện chứng của chúng. Thứ hai, nêu lên đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam so với thế giới. Thứ ba, nêu lên những thành tựu, khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và đề xuất những giải pháp. 3. Kết cấu của tiểu luận Tiểu luận gồm hai phần: Phần “cơ sở lý luận” và phần “mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong hoạt động xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”

CƠ SỞ LÝ LUẬN I.

Khái niệm cái riêng và cái chung 1. Khái niệm “cái riêng” “Cái riêng” là một phạm trù Triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng hay

một quá trình sản xuất riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Ví dụ như con người với tất cả những yếu tố cấu thành như cơ thể, tính cách,.. là một cái riêng; một ngôi nhà với những thành phần như tường, cửa, mái- những thứ để tạo nên một ngôi là hoàn chỉnhlà một “cái riêng”;… Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng giữa “cái riêng” và “cái đơn nhất”. “Cái đơn nhất” là một phạm trù Triết học dùng để chỉ những đặc điểm, thuộc tính chỉ có ở kết cấu

4

vật chất này và không thể lập lại ở kết cấu vật chất khác. Ví dụ như với con người cái đơn nhất chính là dấu vân tay; Hà Nội là thủ đô của Việt Nam thì đó là “cái đơn nhất”;… 2. Khái niệm “cái chung” “Cái chung” là một phạm trù Triết học dùng để chỉ những đặc điểm, thuộc tính không chỉ có ở kết cấu vật chất này mà còn được lặp lại ở kết cấu vật chất khác.Ví dụ: bún và phở đều có cái chung là được làm từ gạo; Hải Phòng và Đà Nẵng có cái chung là đều là những thành phố của Việt Nam;… “Cái chung” thường bao gồm những quy luật, sự lặp lại. Ví dụ như quy luật giá trị thặng dư, quy luật cung- cầu có cái chung là đều là những đặc điểm mà mọi nền kinh tế trên thế giới đều phải tuân theo.

II.

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng Triết học duy vật biện chứng cho rằng cả hai cặp phạm trù “cái chung” và “cái

riêng” đều có mối quan hệ biện chứng thân thiết với nhau và cả hai đều cùng tồn tại một cách khách quan. 1. “Cái chung” tồn tại bên trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng” để biểu hiện sự tồn tại của mình Điều này có nghĩa là không có một “cái chung” nào tồn tại ở độc lập ở bên ngoài “cái riêng”. Ví dụ: Trong nền kinh tế, quy luật bóc lột giá trị thặng dư là một đặc điểm chung của các nhà tư bản. Thế nhưng quy luật đó không được thể hiện ra bên ngoài theo một cách giống nhau mà nó xuất hiện dưới những biểu hiện khác nhau của mỗi nhà tư bản;… Như vậy, có thể đi đến kết luận rằng rõ ràng “cái chung” không tồn tại ngoài “cái riêng” mà bắt buộc phải thông qua “cái riêng”. 2. “Cái riêng” tồn tại độc lập, song song không biệt lập với “cái riêng” khác mà nằm trong mối quan hệ với “cái riêng” để dẫn tới “cái chung” Điều này có nghĩa là không một “cái riêng” nào tồn tại một cách tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với “cái chung”. Ví dụ: mỗi con người là một “cái riêng”, nhưng con người không bao giờ có thể tách rời với mối quan hệ với xã hội và tự nhiên xung quanh (cái chung). Không có một cá nhân nào không chịu ảnh hưởng bởi những tác động sinh học và những quy luật của môi trường bên ngoài; hay như trong nền kinh tế, quy luật 5

cung- cầu và quy luật quan hệ sản xuất là những cái riêng nhưng chúng không bao giờ rời xa khỏi nền kinh tế (cái chung);… Như vậy, có thể thấy được rằng bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới khách quan đều có mối quan hệ chặt chẽ với “cái chung”, không thể tách rời. 3. “Cái chung” là bộ phận của “cái riêng”, “cái riêng” là toàn bộ nhưng phong phú hơn “cái chung” Nói “cái riêng” phong phú hơn “cái chung” là bởi vì ngoài những đặc điểm chung thì “cái riêng” còn bao gồm cả “cái đơn nhất”. Còn “cái chung” lại sâu sắc, ổn định hơn “cái riêng” vì chúng phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, lặp lại ở nhiều “cái riêng” cùng loại. Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam là một cái riêng. Giống như nhiều nền kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có những đặc điểm: giao thương với các nước trên thế giới, được cấu thành bởi nhiều thành phần kinh tế khác nhau,…Nhưng nền kinh tế Việt Nam cũng có những “cái đơn nhất”: cơ chế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa, đi theo những mục đích và hướng dẫn chỉ đạo của Đảng và Nhà nước;… Chính vì vậy, qua đây, có thể rút ra được một quy luật giữa “cái chung” và “cái riêng” đó là “cái riêng” bằng với “cái chung” cộng với “cái đơn nhất”. Đó cũng chính là mối quan hệ bao trùm giữa “cái chung” và “cái riêng”. 4. “Cái đơn nhất” và “cái chung” có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Trong hiện thực cuộc sống, cái mới bao giờ cũng xuất hiện với tư cách là một “cái đơn nhất”. Về sau trải qua quãng thời gian phát triển, cái mới dần hoàn thiện và thay thế cái cũ, trở thành đặc điểm, thuộc tính, “cái chung”. Nhưng khi xã hội phát triển, “cái chung” trở nên lỗi thời thì sẽ bắt đầu bị đào thải và không còn được áp dụng, trở thành “cái đơn nhất”. Ví dụ: nền kinh tế tồn tại chỉ huy đã tồn tại ở miền Bắc Việt Nam từ trước năm 1975, dưới chế độ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đó chính là cái đơn nhất. Đến đầu 1976 tới cuối 1986, nền kinh tế bao cấp học tập theo cơ chế của Liên Xô trở thành nền kinh tế của cả nước, trở thành “cái chung”. Nhưng sau đó, do sự lạc hậu của cách làm

6

này, Đảng và Nhà nước đã quyết định thay đổi nền kinh tế. Từ đó, chế độ bao cấp bị loại bỏ và quay trở lại làm “cái đơn nhất”.

III.

Ý nghĩa của phương pháp luận 1. Phải xuất phát từ cái riêng để tìm “cái chung” Bởi vì “cái chung” chỉ tồn tại và thông qua “cái riêng”, nên chỉ có thể tìm hiểu,

nghiên cứu về “cái chung” ở bên trong “cái riêng” chứ không thể bên ngoài, tách biệt “cái riêng”. Chính vì vậy, để hiểu về “cái chung”, phải bắt đầu từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý chí chủ quan của con người. 2. Cần nghiên cứu, cải biến “cái chung” trước khi áp dụng “cái chung” vào từng trường hợp “cái riêng” “Cái chung” tồn tại như là một bộ phận của “cái riêng”, bộ phận ấy có sự tác động qua lại với những “cái chung” khác của “cái riêng” mà không gia nhập vào “cái chung”. Chính vì vậy, bất cứ “cái chung” nào tồn tại trong “cái riêng” cũng đều dưới dạng đã bị cải biến. Điều này có nghĩa là sẽ luôn có những sự khác biệt nhất định giữa “cái chung” nằm trong “cái riêng” này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” kia. Tuy nhiên, sự khác biệt đó cũng rất nhỏ, không đủ làm thay đổi bản chất của “cái chung”. Do đó, để có thể áp dụng “cái chung” vào “cái riêng” thì cần phải cải biến và thay đổi. Nếu không thì “cái chung” rất dễ bị rơi vào sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh. Ngược lại, nếu xem thường “cái chung”, tuyệt đối hoá “cái đơn nhất”, thì lại rơi vào sai lầm của việc bảo tồn cái vốn có mà không chịu tiếp thu, lắng nghe bên ngoài. Ví dụ: chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới McDonald đều có một thực đơn với một số món là chính cho tất cả những chi nhánh. Nhưng đối với từng thị trường riêng biệt, họ lại thêm vào những món ăn khác nhau để phù hợp với sở thích và thói quen của mỗi quốc gia. Chính vì sự chủ động thay đổi cái chung này, McDonald đã trở thành một trong những chuỗi đồ ăn nhanh thành công nhất thế giới. 3. Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết những vấn đề riêng Vì “cái riêng” luôn gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn tại mối liên hệ bên ngoài dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng một cách hiệu 7

quả, thì không thể bỏ qua được việc giải quyết nhưng vấn đề chung. Nếu ta không giải quyết những vấn đề chung, thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm. Nếu bắt tay vào nghiên cứu những vấn đề riêng trước thì những vấn đề chung sẽ không có định hướng mạch lạc. 4. Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành cái chung và ngược lại Trong quá trình phát triển của sự vật, với những điều kiện nhất định thì “cái đơn nhất” có thể phát triển và biến thành “cái chung” và ngược lại. Nên trong cuộc sống, ta cần phải cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để “cái đơn nhất” chuyển hoá được thành cái chung, nếu điều này có lợi. Ngược lại, phải tìm cách khiến cho những “cái chung” tiêu biến, trở thành cái đơn nhất, nếu như điều này không còn phù hợp. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung” nhằm phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam một cách vững chắc, theo đuổi kịp các quốc gia khác, đồng thời cung cấp cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM I.

Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 1. Khái niệm nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều

loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Theo Xmit (Adam Smith), với lí thuyết bàn tay vô hình thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường và gần như không có sự can thiệp của Nhà nước. Như vậy, có thể nói, nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế- xã hội mà ở đó các hoạt động kinh tế đều do quy luật của thị trường điều tiết và chi phối, với các đặc

8

điểm nổi bật như: phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường, tự do kinh doang, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hoá sở hữu, phân phối do cung- cầu,… 2. Tính tất yêu phải xây dựng nên nền kinh tế thị trường Đặt trên phương diện lịch sử, Việt Nam ta bắt nguồn từ nền kinh tế phong kiến lạc hậu, cũ kĩ. Ngoài ra, nước ta còn phải chịu ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chính vì những lý do kể trên mà nền kinh tế cũng như những cơ sở vật chất vốn ít ỏi của Việt Nam lại càng bị phá hoại nặng nề. Ngay sau chiến tranh, Việt Nam đã xây dựng nền kinh tế bao cấp, ké hoạch hoá tập trung dựa trên hình thức công cộng về sở hữu tư liệu sản xuất. Trong thời gian đầu, với sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa, mô hình kế hoạch hoá đã thể hiện được tính ưu việt của nó. Nền kinh tế kế hoạch hoá lúc này đã tỏ ra rất phù hợp với Việt Nam, trở thành một động lực vững chắc cho tiền tuyến. Đến sau khi hoàn thành giải phóng miền Nam, nền kinh tế của nước ta tồn tại ba thái cực: kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế tập trung và kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên do sự không hài hoà giữa các nền kinh tế, sự chủ quan cứng nhắc, không cân nhắc sự phù hợp của cơ chế Việt Nam đã không tạo được động lưc cho nền kinh tế phát triển mà lại gây ra lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Vào lúc này, những nước Xã hội chủ nghĩa cũng cắt giảm viện trợ. Chính vì tất cả những lý do đó mà vào khoảng thời gian những năm 80 của thế kỉ trước, nước ta lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân sa sút. Nguyễn nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến một số lý do. Ta đã thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất trên quy mô lớn trong điều kiện đất nước chưa cho phép. Điều này đã dẫn tới một bộ phận tài sản vô chủ và không sử dụng đúng nguồn lực vốn đang khan hiếm của đất nước khi dân số đang gia tăng với tốc độ nhanh. Trong khi tổng sản phẩm quốc dân thấp, ta vừa phân phối theo hình thức bình quân vừa phân phối theo hình thức gián tiếp, dẫn tới làm mất động lực phát triển. Nhà nước quản lý kinh tế nhưng lại sử dụng các khung thời gian, mệnh lệnh theo kiểu thời chiến, không phù hợp với yêu cầu tự do lựa chọn của người sản xuất. Và bởi vì là nền kinh tế do Nhà nước chi phối nên ngườ tiêu dùng không kích thích được sự sáng tạo của người lao động.

9

Do quá tập trung vào bên ngoài “cái riêng”, đó là mục tiêu phát triển, xây dựng mà quên đi “cái riêng” là sở hữa cá nhân và tư nhân. Điều đó là trái với mối quan hệ biện chứng giữa “cái chung” và “cái riêng” và quy luật của sự phát tr...


Similar Free PDFs