Tiểu luận triết học PDF

Title Tiểu luận triết học
Author Mai Anh Nguyễn
Course Triết học Mác Lênin
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 16
File Size 393.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 123
Total Views 209

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA L Ý LUẬN CHÍNH TRỊHọc phần: Triết h ọc Mác – LêninĐỀ TÀI : Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liênhệ v ới ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay(Ch ủ đề 09)Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Thu Hiền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mai Anh Lớp : 30 Mã sinh vi ên : 24...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác – Lênin

ĐỀ TÀI: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay (Chủ đề 09)

Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp : Mã sinh viên :

Vũ Thị Thu Hiền Nguyễn Mai Anh 30.TCB 24A4012498

Hà nội, ngày 6 tháng 1 năm 2022

MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1 NỘI DUNG PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm của tồn tại xã hội và ý thức xã hội a) Khái niệm tồn tại xã hội……………………………………………….3 b) Khái niệm ý thức xã hội……………………………………………….3 1.2. Tính độc lập tương đối của ý thức a) Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội……………….4 b) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội...………………………5 c) Ý thức xã hội có tính kế thừa………………………………………….5 d) Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội………………….6 e) Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội…………………………..6

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay a) Ưu điểm………………………………………………………………...7 b) Hạn chế…………………………………………………………………8 2.2. Nguyên nhân a) Nguyên nhân khách quan……………………………………………….9 b) Nguyên nhân chủ quan………………………………………………...10 2.3. Giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay a) Giải pháp chung………………………………………………………..10 b) Liên hệ bản thân……………………………………………………….11

KẾT LUẬN………………………………………………………………….13

1

MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện đại này, mọi thứ đều phát triển một cách nhanh chóng. Những tư tưởng, quan điểm mới được hình thành, song bên cạnh đó, những tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen cũ vẫn được kế thừa và gìn giữ, phát huy. Đó chính là Ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Trên quan điểm đó, trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng đất nước, xây dựng được ý thức xã hội mới là vấn đề cấp thiết. Vì nền tảng tinh thần của xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong nuôi dưỡng, định hướng và tạo môi trường có điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển. Sự nghiệp nước ta hiện nay, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy đời sống tinh thần, mặt khác phải tránh được sự chủ quan duy ý chí, những phong tục lạc hậu và hệ lụy của chúng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tự tìm cho mình những lựa chọn đúng đắn cho con đường đạo đức. Đặc biệt là thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay không có ít người vẫn có những thói quen, ý thức kém văn minh điều đó tạo nên những cộng đồng “kém chất lượng” về mặt ý thức đạo đức. Chính vì lẽ đó, em đã chọn đề tài “Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay” này để có thể nghiên cứu và tìm hiểu về tinh trạng ý thức xã hội hiện nay và là một sinh viên- ý thức xã hội hay ý thức đạo đức là một điều vô cùng cần thiết và cần được trau dồi thường xuyên. Sinh viên cần biết phát huy và nâng cao ý thức của mình trong học tập và công cuộc xây dựng đât nước văn minh, giàu đẹp. Bài luận hướng tới mục tiêu là đưa triết học đến gần hơn với đời sống và ứng dụng nó vào các tình huống thực tế . Qua đề tài này, chúng ta sẽ thấy được rất rõ những điều đang gây nhức nhối trong xã hội mà chúng ta đang sống: Vấn đề về thực trạng ý thức xã hội hiện nay; Ý thức đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay; Mặt thực tiễn (tốt và xấu) của ý thức xã hội đối với đất nước Việt Nam của chúng

2

ta. Để đạt mục đích đó, chủ đề sẽ giải quyết những nội dung sau: Phân tích và làm rõ khái niệm, nội dung của tồn tại xã hội và ý thức xã hội, làm sáng tỏ tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, liên hệ thực tiễn và liên hệ với bản thân. Từ đó đưa ra những phương pháp giúp cải thiện ý thức của sinh viên hiện nay. Ý nghĩa lý luận: Đề tài giúp chúng ta hiểu sâu hơn vè tính độc lập tương đối giữa ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm vận dụng tầm quan trọng của ý thức xã hội vào việc phát triển ý thức của sinh viên Việt Nam.

3

NỘI DUNG Phần 1: Phần lý luận chung về Ý thức xã hội 1.1.

Khái niệm của tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

a) Khái niệm tồn tại xã hội Tồn tại xã hội là “khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.” (1.231) Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính: Phương thức sản xuất vật chất : Những kỹ thuật canh tác trồng lúa nước là yếu tố quyết định tạo thành môi trường sống truyền thống của người Việt Nam; Điều kiện tự nhiên môi trường địa lý (hoàn cảnh địa lý) : Điều kiện về khí hậu, sông suối, đất đai,… hình thành nên những đặc trưng riêng của khu vực sống của cộng đồng xã hội; Dân số và mật độ dân số: Các tính chất dân cư, cách tổ chức và xây dựng các mô hình dân cư, cấu trúc dân cư…“Các yếu tố đó tồn tại trong mối thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau, tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quan trọng nhất.”(2) b) Khái niệm của ý thức xã hội Ý thức xã hội là “khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống … của cộng đồng xã hội.”(3) Ví dụ: Những hệ tư tưởng lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ như : Tư tưởng Nho giáo, Tư tưởng Hồ Chí Minh; các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta như: truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học,… Ý thức xã hội mang tính giai cấp và tính đặc trưng dân tộc.

4

Chúng ta cần phải phân biệt được giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân: Ý thức cá nhân là ý thức của riêng mỗi người, là thế giới quan riêng biệt của mỗi cá nhân cụ thể được biểu hiện thông qua: lối suy nghĩ, quan điểm, lập trường… Ý thức cá nhân phản ánh tồn tại xã hội, cũng như ý thức xã hội là sự tổng hợp của nhiều ý thức cá nhân. Vì vậy, hiển nhiên ý thức cá nhân có mang tính xã hội. Ý thức xã hội và ý thức cá nhân có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau và cùng phản ánh tại xã hội tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau cơ bản vì chúng ở những trình độ khác nhau: “Ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng đại diện cho quan điểm chung, phổ biến của một cộng đồng người, của một tập đoàn xã hội hay của một thời đại xã hội nhất định nào đó.Về mặt hình thức thì ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội do tính nhiều mặt, nhiều vẻ và đa dạng của đời sống quy định; chúng phản ánh xã hội theo những cách thức khác nhau.”(1.233) Ý thức xã hội và ý thức cá nhân biểu thị mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Tính độc lập tương đối của ý thức

1.2.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã làm sáng tỏ tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. a) Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Trong một số trường hợp, ý thức xã hội có thể tồn tại trong khoảng thời gian lâu dài khi cơ sở xã hội tạo ra nó đã biến mất hoặc thay đổi căn bản. Nguyên nhân là do : Một là, sự thay đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh chóng và ý thức xã hội không thể phản ánh kịp thời sự biến đổi đó và trở nên lạc hậu. Bên cạnh đó, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội nên nó chỉ xảy ra sau khi có sự biến đổi của ý thức xã hội. Hai là, “Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.”(2). Ba là, trong xã hội tồn tại những giai cấp , họ thường có xu hướng lợi dụng, bảo thủ những tư tưởng lạc hậu nhằm mục đích duy trì quyền lợi của mình, chống lại những lực lượng xã hội tiến bộ mới nên dẫn đến sự không đổi

5

của ý thức xã hội.Ví dụ: Trong cuộc sống văn minh, tiến bộ ngày nay vẫn tồn tại một số những hủ tục, tập tục: trọng nam khinh nữ, tảo hôn... ở một số vùng với những mục đích không tốt đẹp. b) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Triết học Mác- Lênin thừa nhận rằng “ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội” (1.245) Sự thừa nhận này dựa trên những điều kiện nhất định của tư tưởng con người, trong đó quan trọng nhất là tư tưởng khoa học. Những tư tưởng khoa học tiến bộ có thể phản ánh quá khứ, hiện tại và dự báo được tương lai dựa trên những quy luật phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên khả năng này vẫn bị phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ví dụ: Dựa trên những kĩ thuật hiện đại tiên tiến, con người có thể dự báo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu từ đó đưa ra những biện pháp phòng tránh hay giảm thiểu thiệt hại. c) Ý thức xã hội có tính kế thừa. Trong quá trình đi lên của đời sống tinh thần xã hội có thể thấy rằng, những quan điểm lý luận của thời kỳ trước chính là cơ sở, tiền đề của những quan điểm lý luân của thời đại sau. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng phải thừa nhận rằng: “ Ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp”(4.200) Vì ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển trước đó có thể lấy ví dụ về nước Đức trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XIX có nền kinh tế lạc hậu nhưng về triết học đã đứng ở một trình độ cao nhất định. Tuy nhiên đối với những xã hội mang tính giai cấp, tính kế thừa của ý thức xã hội phụ thuộc vào tính giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau sẽ kế thừa những di sản khác nhau của thời kỳ trước để lại. Các giai cấp tiên tiến kế thừa những tư tưởng, lý thuyết tiến bộ của giai đoạn trước để lại. Trái lịa, những giai cấp lỗi thời thường tiếp thu những tư tưởng, quan điểm bảo

6

thủ, không tiến bộ để đảm bảo được lợi ích và quyền lợi của họ. Điển hình trong quá trính quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nhà nước và nhân dân đều hướng tới việc phát huy và kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc tuy nhiên có một số tổ chức, nhóm người có tinh thần phản động lợi dụng những tư tưởng, quan niệm lạc hậu để truyền bá nhằm mục đích trục lợi, khẳng định quyền lực cho chính họ. d) Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội. Ý thức xã hội do nhiều hình thái cấu thành mà mỗi một hình thái lại có những tính chất, vai trò riêng không thể tách rời mà tác động, chịu ảnh hưởng lẫn nhau.Ví dụ, ảnh hưởng của triết học đến các hình thái ý thức xã hội (ý thức chính trị, ý thức pháp quyền,..), ngược lại ý thức pháp quyền, chính trị,.. xét về mặt thế giới quan đều chịu ảnh hưởng của một quan điểm triết học nhất định. Sự tác động ấy là nguyên do khiến cho mỗi hình thái ý thức tồn tại những mặt không phải là kết quả phản ánh một cách trực tiếp của tồn tại xã hội. Trong mỗi giai đoạn của lịch sử sẽ có một hoặc một số hình thái yếu tố xã hội phát triển hàng đầu và ảnh hưởng tới các hình thái yếu tố xã hội khác. Ví dụ, ở các triều đại phong kiến, các tư tưởng Phật giáo, Nho giáo nắm vai trò quan trọng chi phối các ý thức xã hội khác; đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin lại là những nhân tố tác động mạnh mẽ lên ý thức chính trị, pháp quyền… e) Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội chịu sự tác động trở lại của ý thức xã hội theo hai chiều hướng. Xét theo chiều hướng tích cực, nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của tồn tại xã hội thì nó sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển của tồn tại xã hội. Ngược lại, nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tác những quy luật khách quan ấy thì nó sẽ gây ra sự phản tiến bộ đối với sự phát triển của tồn tại xã hội.Ví dụ, nếu chúng ta vẫn giữ những hủ tục như tảo hôn thì nó sẽ gây những tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần, là lực cản cho sự phát triển văn minh, quyền tự do của những người

7

bị bắt ép vào hủ tục ấy, còn nếu ta loại bỏ được nó thì sẽ mở ra những cơ hội mới cho người bị ép vào hủ tục, giúp họ tiến tới cuộc sống tiến bộ, tươi sáng hơn. Phần 2: Thực trạng và các giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay: a) Ưu điểm : Sinh viên Việt Nam ngày nay đã được tiếp cận với sự tiến bộ về kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Chúng ta là những nhân tố quan trọng của nền văn hóa mới văn minh hơn, tiên tiến hơn, năng động hơn. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, họ dần khẳng định cái tôi của mình đến gần với đại chúng, thể hiện những giá trị tinh thần do mình tạo ra, nổi bật là những giá trị đạo đức ngày càng đề cao. Chúng ta biết nhận định những giá trị đạo đức một cách đúng đắn hơn, có chú ý hơn đến những phương pháp giáo dục tư tưởng, có thái độ tích cực hơn trong việc tiếp thu những tư tưởng tiên tiến để hoàn thiện bản thân đồng thời góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Một bộ phận lớn sinh viên đã tự ý thức cho mình một lối sống đúng đắn, biết quan tâm đến mọi người, cuộc sống xung quanh. Họ biết nhìn nhận cuộc sống dưới ống kính đa chiều, kỹ càng, biết chọn lọc và phát huy những điều tốt đẹp và loại trừ những điều tiêu cực, phản tiến bộ. Sinh viên hiện nay thể hiện cái tôi rất rõ ràng, họ dám nghĩ, dám làm, đẩy mạnh tính sáng tạo của họ trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, vươn tới thành công . Họ biết trách nhiệm của mình và sẵn sàng góp phần sức lực của mình trong công cuộc đổi mới đất nước. Nếu như trước đây khi nước ta vẫn chưa giành được độc lập, thế hệ trẻ thể hiện điều này qua lòng yêu nước, ý thức sẵn sàng đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước thì ngày nay họ thể hiện điều đó bằng cách kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống ấy theo một cách rất mới, rất hiện đại. Họ dùng sức mạnh tri thức của mình để cống hiến tạo ra một môi trường tốt đẹp, có đạo đức và lối sống lành mạnh hơn. Điển hình

8

như các chương trình thiện nguyện, các công tác xã hội đang được lan rộng bởi những cá nhân, tập thể để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hay đặc biệt trong đại dịch COVID này, hình ảnh sinh viên tình nguyện áo xanh luôn có mặt trên mọi chiến tuyến sẵn sàng hỗ trợ người dân khi cần thiết. Tất cả tạo nên hình ảnh người sinh viên Việt Nam thế hệ mới đầy năng động, nhiệt huyết , có ý thức đạo đức tốt đẹp, biết cách làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho cuộc đời, là một lý tưởng sống đáng để chúng ta tiếp tục giữ gìn và phát huy. b) Hạn chế : Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại một số những mặt tối trong đạo đức của sinh viên hiện nay. Hiện nay, có không ít những thanh thiếu niên có những suy nghĩ và lối sống tiêu cực. Họ không áp dụng được những tri thức lý luận về ý thức để thúc đẩy động lực kiến tạo nên những nhận thức và hành động, không chú ý đến việc tu dưỡng đạo đức, ý thức đúng đắn. Hay họ có quan niệm coi trọng giá trị vật chất mà bỏ qua những điều tốt đẹp mà giá trị đạo đức mang lại. Họ có thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm với chính bản thân mình, cao hơn là gia đình và xã hội. Họ đánh rơi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thậm chí có lối sống buông thả, phá vỡ những chuẩn mực đạo đức và có khuynh hướng chống đối xã hội, lười lao động. Bằng chứng là những hình ảnh bạo lực, hành hung đang tràn lan trên mạng xã hội. Họ sử dụng những ngôn từ mang tính xúc phạm, có những hành vi gây tổn hại đến người khác đặc biệt là hiện trạng bạo lực học đường . Khiến chúng ta không ngờ tới chính là đáng lẽ những hành động đó phải bị lên án một cách mạnh mẽ nhưng có không ít bộ phận sinh viên-là những thành phần tri thức của xã hội lại cổ vũ, tung hô cho những điều tiêu cực như vậy. Hay đơn giản hơn trong cuộc sống hàng ngày, họ không có ý thức lao động, lười làm việc, thiếu sự chính kiến, chỉ vì những lợi ích của bản thân mà gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Ví dụ điển hình là sinh viên có hành động gian lận trong giờ thi, giờ kiểm tra; nếu không gian lận được sẽ hình thành nên những ý định đổ lỗi cho bạn bè, thầy cô, có những suy nghĩ phiến diện ích kỷ. Để

9

chứng minh điều này , Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thực hiện cuộc khảo sát với hơn 600 sinh viên và kết quả khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cụ thể là: “37% sinh viên có thái độ học tùy hứng, 16% lười biếng, trên 15% học một cách thục động và 8% học đối phó. Cùng với đó là gần 65% đi học muộn, nghỉ học không lí do chiếm gần 50%” (5). Thiếu ý thức đạo đức là nguyên nhân chính diễn ra sự sa đọa của sinh viên vào những tệ nạn xã hội, chạy theo những thói hư ảo, gây sung sướng nhất thời rồi để lại những hậu quả nặng nề không chỉ cho chính họ mà còn là người thân, bạn bè. Họ sẽ có lối sống ỷ lại, là gánh nặng của gia đình và xã hội. Nặng hơn là gây ra những hành động vi phạm pháp luật, rơi vào con đường tội lỗi. Đó là những hiện trạng thực tế mà chúng ta phải đối mặt. 2.2. Nguyên nhân a) Nguyên nhân khách quan : Chúng ta đang sống trong qua trình có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin kết hợp với sự ảnh hưởng của sự toàn cầu hóa, sự trao đổi phát triển kinh tế thúc đẩy thị trường trở nên sôi nổi hơn. Thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên trí thức đã và đang chịu những ảnh hưởng cả về mặt tiêu cực và tích cực từ quá trình này. Cuộc sống ngày càng tiên tiến thì nhu cầu về chất lượng đời sống là một vấn đề cấp thiết mà mỗi người đều hướng đến. Nó có thể là động lực giúp ta cố gắng nâng cao bản thân, phát huy thế mạnh của mình để cạnh tranh lành mạnh qua khả năng và vốn tri thức của mình. Nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi khi con người ta quá chú trọng vào giá trị hào nhoáng mà vật chất mang đến dẫn đến lối sống xa hoa, hình thức mà quên đi những giá trị cao cả mà đạo đức mang lại. Hay chính những làn văn hóa du nhập vào nước ta đã làm bão hòa những giá trị văn hóa truyền thống trong ý thức của những bạn sinh viên trẻ. Nó tạo ra thách thức trong việc phân biệt giữa thần tượng và giữ gìn những bản sắc tốt đẹp của dân tộc.

10

Một nhân tố quan trọng không thể không kể đến là đến gia đình. Gia đình luôn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta, là nơi dạy cho ta những bài học đầu tiên về đạo đức. Tuy nhiên, do sức ép cuộc sống mang lại có không ít những đứa trẻ phải lớn lên trong sự thiếu quan tâm trong việc giáo dục đạo đức một cách đúng đắn. Khi những đứa trẻ ấy lớn lên trở thành sinh viên, trở thành tương lai của đất nước thì sự khiếm khuyết ấy là một nguyên nhân tiềm tàng gây ra sự bất ổn định trong ý thức cũng gây ra lối sống tiêu cực ở sinh viên. b) Nguyên nhân chủ quan : Nguyên nhân trực tiếp là đến từ bản thân của mỗi sinh viên. Một sinh viên có ý thức làm đẹp tư tưởng, hướng đến những giá trị tinh thần tốt đẹp, không ngừng nỗ lực nâng ca nguồn tri thức thông qua học tập và làm việc thì sẽ tư tạo nên một cá nhân hoàn thiện, có thể thích ứng được với sự phát triển không ngừng của thế giới. Ngược lại, nếu sinh viên không có chí tiến thủ, bị động với hoàn cảnh, không có chính kiến hay sống ‘tự do’ sai cách thì sẽ dễ tạo ra những sai lầm và những sai lầm ấy có thể sẽ phải trả bằng những cái giá rất đắt. 2.3. Giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay. a) Giải pháp chung : Để có thể nâng cao ý thức đạo đức ở thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay cần phải có sự đong góp của rất nhiều yếu tố: xã hội, nhà trường, gia đình,.. Tất cả phải cùng thay đổi để hướng sinh viên đến những chuẩn mực đạo đức đúng đắn. Đầu tiên, Ý thức đạo đức cần được phổ biến và đề cao hơn về vai trò, vị trí trong toàn xã hội nói chung và thế hệ sinh viên trẻ nói riêng. Cần chú trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục nhằm mục đích xây dựng đời sống ý thức, giá trị đạo đức đúng đắn, lành mạnh và trong sáng cho sinh viên. Sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử để đưa những giá trị tinh thần tốt đẹp đến gần hơn với sinh viên. Biểu dương những các nhân, tập thể có ý thức tốt trong việc tu dưỡng đạo đức, phê phán, lên án những hiện trạng ý thức lệch lạc không phù hợp với thuần

11

phong mỹ tục để kịp thời loại bỏ. Thông điệp tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cùng với đó, Nhà trường cần tạo điều kiện để đạo đức sinh viên được phát triển một cách toàn diện nhất. Cần kết hợp công tác dạy và học nhằm nâng cao công tác giáo dục ý thức xã hội. Tạo ra những môi trường, hoạt động giúp sinh viên có thể khẳng định cái tôi lành mạnh, rèn luyện thể chất cũng như tinh th...


Similar Free PDFs