TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PDF

Title TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Author K60 Đặng Việt Hà
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 21
File Size 565.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 432
Total Views 685

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ--------  --------TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCBIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀVẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG Ở NƯỚC TASinh viên thực hiện : Đặng Việt Hà Mã sinh viên : 2111110069 Lớp hành chính : Anh 03 – Khối 1 – KTĐN – K Mã học ph...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -------- --------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA Sinh viên thực hiện

:

Đặng Việt Hà

Mã sinh viên

:

2111110069

Lớp hành chính

:

Anh 03 – Khối 1 – KTĐN – K60

Mã học phần

:

TRI114(GD1+2-HK2-2122).2

Giảng viên hướng dẫn

:

ThS. Trần Huy Quang

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -------- --------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA Sinh viên thực hiện

:

Đặng Việt Hà

Số thứ tự

:

21

Lớp hành chính

:

Anh 03 – Khối 1 – KTĐN – K60

Mã học phần

:

TRI114(GD1+2-HK2-2122).2

Giảng viên hướng dẫn

:

ThS. Trần Huy Quang

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

MỤC LỤC Tên mục

Trang

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ....................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................. 4 1.1. Khái niệm cái chung và cái riêng ............................................................. 4 1.1.1. Cái riêng............................................................................................... 4 1.1.2. Cái chung ............................................................................................. 4 1.2. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng ................................... 5 2. VẬN DỤNG BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM...................... 9 2.1. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan ................. 9 2.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường ................................................................ 9 2.1.2. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan ............... 10 2.2. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay ...... 11 2.2.1. Nền kinh tế nước ta mang bản chất của nền kinh tế thị trường thế giới ...................................................................................................................... 11 2.2.2. Một số nét đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 12 2.2.3. Những thắng lợi bước đầu mà nền kinh tế thị trường mang lại ........ 14 2.3. Một số giải pháp để tiếp tục phát triển kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên đặc điểm riêng của quốc gia .......................................................... 15 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 18

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia

KTTT

Kinh tế thị trường

NXB

Nhà xuất bản

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

Tr.

Trang

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

1

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để có được thành tựu về phát triển kinh tế đáng tự hào như hiện nay, Việt Nam đã phải trải rất nhiều thử thách, đặc biệt là giai đoạn khó khăn trong thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập. Chúng ta vừa phải khắc phục hậu quả sau chiến tranh, vừa phải tập trung xây dựng phát triển kinh tế nước nhà. Khi đất nước còn non trẻ, ta đã vội vàng áp dụng nền kinh tế bao cấp lạc hậu làm cho nền kinh tế càng chậm phát triển, trong khi xu hướng chung của nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ là nền kinh tế thị trường và nó đã có những thành tựu đáng kể. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện một bước chuyển đổi lớn là đưa nước ta ra khỏi nền kinh tế bao cấp, đưa nó tiến đến nền kinh tế tập trung và sau đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với việc vận dụng chủ động sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin mà điển hình là mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, Đảng và Nhà nước đã đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời có những bước chuyển mình mạnh mẽ về các mặt. Qua đó giúp kinh tế nước nhà phát triển nhanh chóng, vững chắc và đang dần theo kịp các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường nước ta” làm nội dung để tìm hiểu, phân tích và làm rõ trong tiểu luận này. 2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu Nhằm chỉ ra và hiểu rõ được bản chất của cái chung, cái riêng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Đồng thời phân tích, làm rõ sự vận dụng quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. Tiểu luận có 2 phần chính gồm: Cơ sở lý luận và vận dụng biện chứng giữa cái chung cái riêng vào xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 2

3. Đối tượng nghiên cứu Cái chung, cái riêng theo quan điểm triết học Mác – Lênin và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Sự vận dụng của mối quan hệ này trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong những năm qua.

3

PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm cái chung và cái riêng 1.1.1. Cái riêng Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định trong thế giới khách quan. Với tư cách là một sự vật, cái riêng không lặp lại. Ví dụ: Cái riêng trong lịch sử xã hội là một sự kiện lịch sử đơn lẻ nào đó, ví dụ như cuộc Cách mạng tháng Tám của Việt Nam. Mặc dù sự vật, hiện tượng có thể bao gồm những sự vật hiện tượng nhỏ hẹp nhưng nó vẫn được gọi là cái riêng nếu có tính không lặp lại, tính chất đó được gọi là cái đơn nhất. Cái đơn nhất là những cái chỉ tồn tại ở một sự vật hiện tượng nhất định nào đó mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng khác; trong khi giữa các cái riêng lại tồn tại một số đặc điểm chung nào đó. Ví dụ: Chiều cao, cân nặng, vóc dáng của một người là cái đơn nhất. Ngoài ra trong cái riêng còn tồn tại cái đặc thù. Cái đặc thù là phạm trù triết học có thể hiểu như là hình thức biểu hiện phổ biến của cái riêng. Phép biện chứng duy vật khẳng định sự tồn tại khách quan của cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất. Trong tính hiện thực của nó, chúng không tồn tại tách rời mà là ba mặt cấu thành một chỉnh thể, thống nhất của sự vật, hiện tượng hay quá trình (cái riêng). 1.1.2. Cái chung Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác nữa. Ví dụ: Các loại quả cam, chanh quýt thường có vị chua thì vị chua được gọi là 4

cái chung; hay đặc điểm tiêu giảm lá thành gai là một cái chung phổ biến của nhiều loài cây ở sa mạc. Từ đó, có thể thấy được cái chung thường chứa đựng tính quy luật, sự lặp lại. Ví dụ: Quy luật cung – cầu, quy luật giá trị thặng dư,... là đặc điểm chung của mọi nền kinh tế thị trường. Trong cái chung có cái phổ biến. Cái phổ biến là phạm trù triết học chỉ những cái chung nhất, những đặc điểm, thuộc tính lặp lại ở hầu hết các sự vậy, hiện tượng. Ví dụ: Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng,... là những cái phổ biến của thế giới sống. 1.2. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng Trong lịch sử triết học, có những quan điểm khác nhau về sự tồn tại và mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”. - Thuyết duy thực cho rằng, “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. “Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng” mà còn sinh ra “cái riêng”. Nhà duy thực tiêu biểu cho thuyết này, Platon cho rằng, cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời. Thí dụ, bên cạnh cái cây riêng lẻ, có ý niệm cái cây nói chung; bên cạnh cái nhà riêng lẻ, có ý niệm cái nhà nói chung,… Cái cây, cái nhà là những cái riêng lẻ, có ra đời, tồn tại nhưng chỉ tạm thời và sẽ mất đi, những ý niệm cái cây, ý niệm ngôi nhà, nói chung thì tồn tại mãi mãi; còn cái cây, cái nhà riêng lẻ do ý niệm cái cây, cái nhà nói chung sinh ra. - Thuyết duy danh lại cho rằng chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi và không thực sự tồn tại. “Các nhà duy danh cho rằng, cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan. Chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực. Cái chung chỉ tồn tại trong tư duy con người“ [1, 104]. Theo quan điểm này thì các khái niệm con người, nghệ thuật, lịch sử, biện chứng,... đều chỉ là những tên gọi vô nghĩa, không có giá trị thực trong cuộc sống. Thậm chí đến cả những khái 5

niệm như vật chất, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm... họ cũng cho là không có nghĩa. Vì vậy mà theo phái duy danh thì không có ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, đồng thời cũng không cần có sự đấu tranh, phân biệt giữa hai chủ nghĩa này. Tuy nhiên, cả hai thuyết trên đều sai lầm ở chỗ khẳng định sự tồn tại của cái riêng hoặc cái chung một cách độc lập, đã tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, hoặc là tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại, mà không nhận ra mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Khắc phục sai lầm này, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cả cái riêng và cái chung đều tồn tại thực tế, không hề biệt lâp, tách rời nhau, ngược lại chúng còn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: • Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Chẳng hạn không có cái cây nói chung tồn tại bên ngoài cây cam, cây đào hay cây mận cụ thể. Nhưng cây cam, cây đào, cây mận nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hóa, dị hóa để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở hầu hết những cây riêng lẻ và được phản ánh trong khái niệm “cây”. Đó chính là biểu hiện của cái chung tồn tại thực sự, nhưng đồng thời không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng. • Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập hay không có liên hệ với cái chung. Ta xét một ví dụ: mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không có cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó chính là những cái chung trong mỗi con người hay là biểu hiện cụ thể của cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. • Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ 6

phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung thì cái riêng có cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái riêng phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ ổn định nhất, tất nhiên là lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy, cái chung là gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. Có thể khái quát bằng công thức: Cái riêng = Cái chung + Cái đơn nhất Công thức trên không hoàn toàn đúng một cách tuyệt đối, nhưng trong một chừng mực nào đó thì nó có thể nói được một cách chính xác mối quan hệ bao trùm giữa cái chung và cái riêng. Cái chung chỉ giữ phần bản chất hình thành nên chiều sâu của sự vật còn cái riêng là toàn bộ vì nó là một thực thể sống động. Trong cái riêng luôn tồn tại cái chung và cái đơn nhất, nhờ thế mà giữa những cái riêng vừa có sự tách biệt, vừa có thể làm cho vật “xích lại” bởi cái chung, vừa có thể làm cho vật “tách xa” nhờ cái đơn nhất. Cũng nhờ sự tương tác này mà cái riêng có thể được phát hiện. Về điểm này Lênin nói: “…Cái riêng chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với cái chung”. Ví dụ, nguyên tử của mọi nguyên tố đều khác nhau, đều là cái “riêng”, chúng có trọng lượng nguyên tử, có hóa trị, có điện tích hạt nhân, cấu tạo vỏ nguyên tử riêng của mình,… Nhưng tất cả những nguyên tử đều có cái chung; trong mọi nguyên tử đều có hạt nhân, vỏ điện tử, đều có những hạt nguyên tố; hạt nhân của mọi nguyên tử đều có thể bị phá vỡ. Chính nhờ có những đặc tính chung của mọi nguyên tử mà khoa học mới có khả năng biến nguyên tử của một nguyên tố này thành nguyên tử của một nguyên tố khác. Nguyên tử, cũng như bất cứ hiện tượng nào khác trong thế giới khách quan, sự thống nhất giữa cái khác nhau và giống nhau, cái đơn nhất và cái phổ biến. • Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không còn phù 7

hợp với điều kiện mới thì nó bị mất dần đi và lại trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cũ, cái cũ lỗi thời bị phủ định. Ví dụ, một chương trình cứu trợ lương thực ra đời vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX có tên là “Ngân hàng lương thực” hoạt động rất hiệu quả tại Hoa Kỳ, khi mới ra đời nó là hiện tượng đơn nhất, nhưng hiện nay, khi chương trình này đã phổ biến rộng rãi tại các quốc gia khác như Brazil, Canada,… thì nó đã trở thành cái chung; hoặc một ví dụ khác; ngày trước, làng nghề dân tộc vốn phổ biến rộng rãi trên mọi miền đất nước thì nó trở thành cái chung; nhưng hiện nay, trên cả nước có lẽ chỉ còn duy nhất làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là còn giữ được nghề làm đàn dân tộc, và nó trở thành cái đơn nhất. Tuy nhiên, giữa các phạm trù này cũng có sự giao thoa, ranh giới phân biệt chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào hệ quy chiếu mà ta đang xét đến. Ví dụ, quy luật giá trị thặng dư là một cái chung trong nền kinh tế thị trường, nhưng nó trở thành cái đơn nhất khi xét giữa các nền kinh tế khác vì tính chất đặc trưng, chỉ tồn tại ở nền kinh tế thị trường của quy luật này. Trong một số trường hợp ta đồng nhất cái riêng với cái chung, khẳng định cái riêng là cái chung. Ví dụ, như những câu sau: “hoa hồng là hoa”, “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là kinh tế thị trường”…Những trường hợp đó thể hiện mâu thuẫn giữa cái riêng và cái chung. Quan hệ bao trùm của cái riêng đối với cái chung đã trở thành quan hệ ngang bằng. Tuy nhiên những định nghĩa như trên chỉ nhằm mục đích tách sự vật ra khỏi những phạm vi không thuộc sự vật ấy, chứ không dùng để chỉ toàn bộ đặc tính của sự vật. • Ý nghĩa phương pháp luận: − Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm kiếm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, 8

từ những sự vật hiện tượng đơn lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng. − Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tạo ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn, nếu không hiểu biết những nguyên lý chung, sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mù quáng, thiếu thực tế. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng nên khi áp dụng cái chung phải tùy theo cái riêng cụ thể để vận dụng những nguyên lý cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả một cách đúng đắn, thực tế. Ví dụ, khi áp dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ hoàn cảnh xã hội ở mỗi quốc gia để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp. − Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, những điều kiện nhất định để “cái đơn nhất” trở thành “ cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất” chưa thực sự là điều kiện rõ ràng và hiệu quả. Nên trong hoạt động thực tiễn, có thể cần và phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành cái “ đơn nhất”. Trên cơ sở nguyên lý về mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung, vận dụng mối quan hệ biện chứng đó vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam một cách vững chắc, theo kịp các quốc gia khác đồng thời cung cấp cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng XHCN. 2. VẬN DỤNG BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan 2.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường Theo góc độ vĩ mô, thị trường là phạm trù kinh tế tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa, và lưu thông hàng hóa. Ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đấy có thị trường. Theo David Begg, “Thị trường là sự biểu hiện 9

thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh của giá cả”. Ta cũng có thể định nghĩa thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, nơi cung gặp cầu. Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ kinh tế, sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận,... đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối. Đó là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, với những đặc trưng cơ bản như: phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hóa sở hữu, phân phối do cung – cầu,… 2.1.2. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan Sau chiến tranh, do sự không hài hòa giữa các nền kinh tế và sự chủ quan cứng nhắc không tính tới sự phù hợp của cơ chế quản lý mà chúng ta đã không tạo ra được động lực thúc đầy nền kinh tế phát triển. Việc quản lý kinh tế của nhà nước lại là việc sử dụng các công cụ hành chính, mệnh lệnh theo kiểu thời chiến, không còn phù hợp với hoàn cảnh xã hội thời điểm đó, đặc biệt là kìm hãm sức sáng tạo của người lao động. Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường, CNTB đã đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Với tinh thần tích cực tiếp thu, sửa đổi, sau khi nhận ra những sai lầm trong định hướng phát triển kinh tế, tại Đại hội VI của Đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Đây là sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lý luận cũng như thực tế. Đảng ta đã chỉ rõ rằng nền kinh tế thị trường có sự phù hợp với thực tế nước ta, phù hợp với các quy luật kinh tế và với xu thế của thời đại: Nếu không có thay đổi cơ cấu kinh tế, vẫn giữ nguyên cơ chế cũ thì không thể 10

nào có đủ sản phẩm để tiêu dùng, và càng không thể có của cải để tích lũy vốn, mở rộng sản xuất. Do đặc trưng nền kinh tế tập trung là rất cứng nhắc nên nó chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn ngắn hạn. Nền kinh tế chỉ huy ở nước ta tồn tại quá dài nên nó không những không còn tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Xu hướng chung phát triển kinh tế của thế giới là sự phát triển kinh tế của môi nước không thể tách rời sự ph...


Similar Free PDFs