TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC HOÀN CHỈNH PDF

Title TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC HOÀN CHỈNH
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 17
File Size 248.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 105
Total Views 396

Summary

Download TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC HOÀN CHỈNH PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ___________________

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Cao Tiến Nam Mã sinh viên: 2011410063 Lớp tín chỉ: TRI114.8 Số thứ tự: 71 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Trang \

Hà Nội – 03/2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3 1. Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên.....................................................................5 1.1.

Khái niệm xã hội, tự nhiên..........................................................................5

1.1.1.

Tự nhiên..................................................................................................5

1.1.2.

Xã hội......................................................................................................5

1.2.

Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên.........................................................5

1.2.1.

Xã hội – Bộ phận đặc thù của tự nhiên...................................................5

1.2.2.

Tự nhiên – Nền tảng của xã hội..............................................................6

1.2.3.

Tác động của xã hội tới tự nhiên............................................................7

1.2.4.

Những yếu tố tác động tới mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên............7

1.2.5.

Con người với xã hội và tự nhiên............................................................8

2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay................................................9 2.1.

Khái niệm môi trường..................................................................................9

2.2.

Vấn đề môi trường ở Việt Nam....................................................................9

2.3.

Nguyên nhân...............................................................................................11

2.4.

Các giải pháp khả thi...................................................................................13

PHẦN KẾT................................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16

MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài: Thế giới của chúng ta sống hiện nay hình thành từ rất nhiều các mối quan hệ, cả những mối quan hệ vô cơ và những mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp. Trong đó, hai thành phần tự nhiên và xã hội cũng là một trong vô vàn những mối quan hệ ấy. Tự nhiên và xã hội có mối quan hệ biện chứng, cơ bản. Chúng chính là nền tảng cho sự tồn tại của thế giới ngày nay. Bởi vậy một trong số những vấn đề làm cho con người phải tư duy nhiều nhất, có lịch sử lâu dài nhất là mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Kể từ khi ra đời quan điểm về mối quan hệ này đã thay đổi khá nhiều.Trong một thời gian rất dài hai khái niệm này đã được đem đối lập nhau, theo quan điểm đó tự nhiên và xã hội hoàn toàn tách rời nhau, không liên quan đến nhau. Quan điểm này ngày nay vẫn còn tồn tại trong quan điểm nhiều người đã dẫn đến nhiều hành vi phá hủy thiên nhiên mà họ không biết rằng đang phá hủy tương lai chính con em mình. Từ khi mới xuất hiện, con người đã được tạo hóa ban cho tự nhiên, nơi cung cấp môi trường sống và những điều kiện cơ bản nhất để tồn tại và phát triển. Qua quá trình tiến hóa, con người dần trở nên hoàn thiện hơn, ngày càng phát triển hơn. Điều này mang đến cả những tác động tích cực và tiêu cực cho tự nhiên. Cho đến gần đây, những tác động tiêu cực đã dần trở nên phổ biến. Phải kể đến đó là sự tàn phá môi trường sinh thái của con người. Và ở Việt Nam, đây là vấn đề gây nhức nhối và vô cùng cấp thiết, đáng báo động.  Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Nhằm nêu lại quan điểm Triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin về “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam”. Bên cạnh đó hy vọng làm thay đổi nhận thức xã hội nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Xem xét những yếu tố tác động đến môi trường, làm rõ mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, bàn về tác động qua lại giữa chúng, tìm hiểu về thực trạng, nguyên

nhân, hậu quả ô nhiễm môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động xấu với môi trường.  Đối tượng nghiên cứu: Bài tiểu luận tìm hiểu tổng quan về tự nhiên, xã hội, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, sự tác động giữa tự nhiên và xã hội với con người. Qua đó, vận dụng vào để nghiên cứu vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay, rút ra bài học cho bản thân và đưa ra phương hướng để giải quyết vấn đề.  Với đề tài này, tiểu luận sẽ được triển khai thành hai mục chính:  Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, sự tác động qua lại lẫn nhau và của con người đối với tự nhiên và xã hội.  Thực trạng môi trường Việt Nam và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

1. Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên 1.1. Khái niệm xã hội, tự nhiên 1.1.1. Tự nhiên Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Nó là một trong nhữngyếu tố cơ bản và cần thiết nhất cho sự sống, là điều kiện tất yếu và thường xuyên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội. 1.1.2. Xã hội Xã hội là một bộ phận của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Xã hội được hình thành thông qua những hoạt động có ý thức của con người chứ không tự phát như tự nhiên. Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, tự nhiên tự có những quy luật của riêng nó và xã hội cũng có lịch sử phát triển của mình, thể hiện ở sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội. 1.2. Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên 1.2.1. Xã hội – Bộ phận đặc thù của tự nhiên Theo định nghĩa, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khác quan, vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy – là một bộ phận của tự nhiên. Nguồn gốc của con người chính là tự nhiên, tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học, từ tự nhiên mà còn nhờ lao động. Lao động là một hoạt động có mục đích của con người, sử dụng sức lao động và công cụ lao động để tác động vào thế giới tự nhiên tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu phục vụ con người. Qua quá trình lao động, con người dần hoàn thiện cả về vật chất và ý thức. Đó là sự hoàn thiện về cấu tạo cơ thể và hình thành ngôn ngữ. Chính lao động và ngôn ngữ đã khiến bộ não con người phát triển vượt bậc so với những động vật khác, tâm lý động vật đã chuyển thành tâm lý con người. Cùng với

đó là sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi, từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, đó là xã hội. Đây là hình thái vận động cao nhất của vật chất, lấy sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng, “là sự tác động qua lại giữa những con người” và tính đặc thù: nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên. 1.2.2. Tự nhiên – Nền tảng của xã hội Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội. Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội. Tự nhiên là nguồn gốc của xã hội vì xã hội được hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất, lấy nền tảng là các mối quan hệ giữa người với người, mà con người là một bộ phận của tự nhiên, hình thành tự nhiên. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên cung cấp cho con người nơi cư trú, cung cấp các điều kiện sống cần thiết như thức ăn, nước, ánh sáng, không khí,... Đặc biệt, tự nhiên chứa đựng những nguyên vật liệu giúp con người tiến hành và duy trì hoạt động sản xuất nhằm duy trì sự sống và phát triển mọi vật chất, tăng cường ý thức, vốn hiểu biết cho con người. Đặc biệt, con người và xã hội loài người là bộ phận đặc thù của tự nhiên. Nguồn gốc của con người là từ tự nhiên, bộ óc con người là sản phẩm cao nhất của vật chất, con người sống trong tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người Tóm lại, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà lao động cần. Mà chính lao động lại tạo nên con người và xã hội, do đó vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn. tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội, cũng có thể thúc đẩy và kìm hãm xã hội phát triển vì nó là nền tảng của xã hội.

1.2.3. Tác động của xã hội tới tự nhiên Nếu tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt và sản xuất cho xã hội, thì xã hội là bộ phận tiêu thụ, biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả những thành phần khác của chu trình sinh học. Xã hội có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển: từ động, thực vật đến vi sinh vật: từ đất, đá, sỏi, cát đến các loại khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt; từ những nguồn vật chất có hạn và tái tạo được đến những nguồn vật chất như ánh sáng, không khí, nước v.v..Thông qua lao động của con người trong xã hội, tự nhiên được biến đổi và bị biến đổi. Đó chính là sự tác động trở lại của xã hội đối với tự nhiên, và sẽ quyết định hướng phát triển tiếp theo của tự nhiên. 1.2.4. Những yếu tố tác động tới mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và độ nhận thức, vận dụng quy luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người. Quan hệ xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội: Thông qua các hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đã trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản xuất. Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội loài người. Chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo. Ngày nay, khi có khoa học và kĩ thuật phát triển song với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận. Khủng hoảng môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại. Để tồn tại và phát triển con người phải chung sống hòa bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối xử với tự nhiên mà quan trọng nhất là phải

xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn: Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người. Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn. Một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con người đã tạo ra một thế giới hài hỏa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội. Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi. Con người sẽ phải trả giá và chịu diệt vong. Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức quy luật của xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn. Thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, nhận thức đã được nâng lên nhiều vấn đề còn lại là phải hành động cho đúng. Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường duy nhất. 1.2.5. Con người với xã hội và tự nhiên Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội: Con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tạo ra xã hội. Con người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại không thể tách rời xã hội. Con người sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người với người. Vì thế con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn của con người: Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người. Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn. Nếu con người nhận thức tốt và hành động theo quy luật thì sẽ tạo ra một thế giới hài hỏa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội. Ngược

lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sẽ phá hủy tự nhiên và làm phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội. Con người sẽ phải trả giá và chịu diệt vong. Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức quy luật của xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn. 2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay 2.1. Khái niệm môi trường Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã hội. Nó bao gồm sinh quyển, thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và năng lượng mặt trời giúp con người duy trì sự sống. Không chỉ đơn giản là môi trường địa lý, môi trường sống của con người là môi trường tự nhiên – xã hội. Bởi con người là một thực thể sinh học trong đó. 2.2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam Môi trường không còn là một vấn đề mới trong xã hội hiện đại ngày nay, tuy nhiên bàn về môi trường chúng ta không thể không nhắc đến vấn đề gây nhức nhối và luôn luôn nóng bỏng đó là ô nhiễm môi trường sinh thái.  Ô nhiễm không khí Môi trường không khí hiện nay đang bị ô nhiễm. Khu vực ở ven đô, các khu vực dân cư đông đúc... có nồng độ các chất trong không khí cao hơn. Các khí bụi, khí thải từ hoạt động giao thông, sản xuất,... đang ngày càng trở thành vấn đề đáng lưu ý. Tiêu biểu là tình trạng kẹt xe, tắc đường ở các đô thị mỗi ngày, hoạt động khai thác khoáng sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng,..., chế biến lương thực ở Tây Nguyên..., sản xuất xi măng ở khu vực phía Bắc…  Ô nhiễm nguồn nước Đất nước ta có nguồn nước phong phú từ các hệ thống sông, suối dày đặc cùng với các ao, hồ, kênh rạch phân bố trên khắp Việt Nam. Đây là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nhưng cũng là nơi phải tiếp nhận nước thải từ chính các hoạt

động này. Ở nhiều nơi, nguồn nước bị suy giảm chất lượng và xảy ra ô nhiễm cục bộ của các chất hữu cơ, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh. Phần lớn lượng nước thải đến từ sinh hoạt, chiếm khoảng 80% lượng nước sử dụng. Theo số liệu tính toán, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nước thải sinh hoạt nhiều nhất cả nước. Ngoài ra chất thải, hóa chất từ hoạt động sản xuất chưa qua xử lý thải thẳng ra sông, hồ, ao, suối,... làm cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Các con sông như sông Tiền – sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu... đang ngày càng đối mặt với tình trạng ô nhiễm.  Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã và đang làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường do việc mở rộng sản xuất. Trong số 23.500 trang trại chăn nuôi, mới chỉ số khoảng 1.700 cơ sở có hệ thống xử lý chất thải. Mặt khác, các trang trại chưa được đầu tư quy mô lớn nên vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư và không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Theo ước tính, có khoảng 40 – 50% lượng CTR chăn nuôi được xử lý, còn lại thải trực tiếp thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch,... Ở Thái Nguyên, toàn tỉnh có 274 trang trại, gia trại lợn thì khoảng 90% có quy mô dưới 1000 con/năm, 10% còn lại trên 1000 con/năm. Chất thải từ các trang trại này hầy hết được xử lý bằng hệ thống biogas nên chỉ giải quyết được bấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể. Tại Thái Bình, toàn tỉnh có trên 1000 trang trại, 14000 gia trại mỗi ngày thải ra môi trường 477 tấn chất thải.  Ô nhiễm đất Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm: Hydrocacbon dầu,

hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene),… dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất. Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm: Nhiễm phèn, nhiễm mặn, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học, các chất khí độc hại trong không khí… Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng, khai hoang... cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn... trong đất. 2.3. Nguyên nhân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Tất cả đều sai lầm, việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải của riêng một ai mà là của tất cả mọi người. Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay với xu thế hội nhập toàn cầu hóa, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các khu vực càng làm gia tăng sự nguy hại đối với môi trường khi ai ai cũng đặt nặng mục tiêu lợi nhuận trước mắt. Bên cạnh đó là những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để

điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại mô...


Similar Free PDFs