Tiểu luận Triết học PDF

Title Tiểu luận Triết học
Author K59 Nguyen Ha Anh
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 12
File Size 347 KB
File Type PDF
Total Downloads 694
Total Views 947

Summary

####### TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG####### KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ####### ~~~~~~~~~*~~~~~~~~~TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐề tài: BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở NƢỚC TASinh viên thực hiện Mã sinh viên Lớp hành chính GV hƣớng dẫn####### :####### :##...


Description

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ~~~~~~~~~*~~~~~~~~~

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài: BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở NƢỚC TA

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hà Anh

Mã sinh viên

: 2014120008

Lớp hành chính

: Anh 03 - Thƣơng mại quốc tế - Khóa 59

GV hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................... 4 1.

Khái niệm cái riêng và cái chung ................................................................. 4 1.1. Cái chung .................................................................................................... 4 1.2. Cái riêng ..................................................................................................... 4

2.

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng ................................. 4

II. VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM ............................... 5 1.

Khái niệm kinh tế thị trường......................................................................... 5

2.

Tính tất yếu phải tiến lên kinh tế thị trường ở Việt Nam ............................ 5

3.

Nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ... 7

4. Thành tựu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .................................................................................................................. 8 5. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................................................................................................................... 8 5.1. Tạo lập, duy trì, phát triển tự do hóa kinh tế .............................................. 8 5.2. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, một điều kiện cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................................................... 9 5.3. Tạo dựng hành lang và cơ chế đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường ..................................................................... 9 5.4. Tạo lập bộ máy nhà nước vững mạnh ...................................................... 10 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 12

2

LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực đã gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng nền kinh tế. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói đất nước ta trải qua hàng nghìn năm phong kiến lạc hậu, sau đó phải đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Khi nước ta còn quá non trẻ ta đã vội vàng áp dụng nền kinh tế bao cấp làm cho nền kinh tế càng chậm phát triển, trong khi xu hướng chung của nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ là kinh tế thị trường và đã đạt được những bước phát triển lớn. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện một bước chuyển đổi lớn đưa nước ta ra khỏi nền kinh tế bao cấp, đến nền kinh tế tập trung và sau đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó giúp nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, vững chắc và theo kịp các quốc gia khác. Bước đầu tiến lên nền kinh tế thị trường, nước ta đã gặp phải rất nhiều khó khăn mà tiêu biểu là cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên với việc vận dụng chủ động sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin mà điển hình là mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, Đảng và Nhà nước đã đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển vững chắc và nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy em quyết định chọn đề tài tiểu luận: Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường nước ta. Qua đề tài này em muốn phân tích, làm rõ sự vận dụng quan hệ bi ện chứng giữa cái chung và cái riêng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và những lợi ích, từ đó thể hiện sự đồng tình của bản thân em cũng như giúp cho mọi nguời hiểu rõ về đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của đất nước.

3

PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.

Khái niệm cái riêng và cái chung

1.1.

Cái chung

Cái chung: là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,… lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Trong tập thể sin h viên trường đại học Ngoại Thương thì thuộc tính sinh viên là cái chung của tất cả thành viên trong tập thể. Cái chung thường chứa đựng tính quy luật, sự lặp lại. Ví dụ: quy luật cung – cầu, quy luật giá tr ị thặng dư,… là đặc điểm chung của mọi nền kinh tế thị trường buộc phải tuân theo. 1.2.

Cái riêng

Cái riêng: là một ph ạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Ví dụ: Cái riêng trong lịch sử xã hội là một sự kiện riêng lẻ nào đó, ví dụ như cuộc Cách mạng tháng Tám của Việt Nam. Cần phân biệt cái riêng và cái đơn nhất. Cái đơn nhất là cái chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hi ện tượng nào khác, trong khi cái riêng tồn tại một số đặc điểm chung nào đó. Ví dụ: Chiều cao, cân nặng, vóc dáng của một người là cái đơn nhất. 2.

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

Triết học duy vật biện chứng cho rằng hai phạm trù cái chung và cái riêng có mối liên hệ biện chứng mật thiết với nhau, và cả hai đều tồn tại một cách khách quan. Cái chung t ồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn t ại. Không có cái chung tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng. Ví dụ quy luật bóc lột giá tr ị thặng dư của nhà tư bản là một cái chung, nhưng quy luật đó được thể hiện ra ngoài dưới những biểu hiện khác nhau của nhà tư bản (cái riêng). Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại độc lập. Ví dụ: Nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung – cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, đó là cái chung. Như vậy sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm cái chung. Cái chung là bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng, cái riêng là toàn bộ nhưng phong phú hơn cái chung. Cái riêng phong phú hơn cái chung là vì ngoài đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, và lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Có thể khái quát công thức như sau: Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất 4

Công thức trên không hoàn toàn đúng một cách tuyệt đối, nhưng trong một chừng mực nào đó thì nó có thể nói được một cách chính xác mối quan hệ biện bao trùm giữa cái chung và cái riêng. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ vậy vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện trong cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung nhưng về sau nữa khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy, sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời và thay thế cái cũ. Ngược lại, sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận: Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung nhằm phát tri ển nên kinh tế thị trường ở Việt Nam một cách vững chắc, theo kịp các quốc gia khác, đồng thời cung cấp cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

II. VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 1.

Khái niệm kinh tế thị trường

Theo góc độ vĩ mô, thị trường là phạm trù kinh tế tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa, và lưu thông hàng hóa. Ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đấy có thị trường. Theo David Begg “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của người công nhân về vi ệc làm bao lâu, cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh của giá cả”. Ta cũng có thể định nghĩa thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, nơi cung gặp cầu. Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ kinh tế, sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận,... đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối. Đó là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, với những đặc trưng cơ bản như: phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hóa sở hữu, phân phối do cung – cầu,… 2.

Tính tất yếu phải tiến lên kinh tế thị trường ở Việt Nam

Xét về hoàn cảnh lịch sử, xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế phong ki ến. Ngoài ra, nước ta còn phải trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước khốc liệt mà ở đó, cơ sở vật chất vốn đã ít ỏi còn bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, nước ta ti ếp tục xây dựng nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung dựa trên hình thức sở hữu chung tư liệu sản xuất. Trong thời gian đầu, với sự nỗ lức của nhân dân ta cùng với sự giúp đỡ của các nước XHCN mà mô hình kinh tế phát huy được tính ưu việt của nó. Song, sau ngày giải phóng miền Nam, bức tranh nền kinh tế Việt Nam tồn tại cùng lúc ba gam màu: kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế tập trung và kinh tế hàng hóa. Do sự không hài hòa giữa các nền kinh tế và sự chủ quan cứng nhắc 5

không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lý mà chúng ta không tạo được động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời trong lúc này, chúng ta còn bị cắt giảm viện trợ từ các nước XHCN. Tất cả nguyên nhân đó khiến cho nền kinh tế nước ta trong những năm cuối thập kỷ 80 rơi vào khủng hoảng trầm trọng đời sống nhân dân bị giảm sút, một số nơi còn bị nạn đói đe dọa. Nguyên nhân của sự suy thoái này bắt nguồn từ những sai lầm cơ bản như:  Ta đã thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trên một quy mô lớn trong điều kiện chưa cho phép, khiến cho một số bộ phận tài sản vô chủ và không sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn đang khan hiếm của đất nước khi dân số ngày một gia tăng với tỉ lệ khá cao.  Thực hiện việc phân phối theo hình thức bình quân vừa phân phối theo hình thức gián tiếp trong khi tổng sản phẩm quốc dân thấp đã làm mất động lực phát triển.  Việc quản lý kinh tế của nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chính, mệnh lệnh theo kiểu thời chiến không thích hợp với yêu cầu tự do lựa chọn của người sản xuất và người tiêu dùng đã không kích thích sự sáng tạo của người lao động. Chính vì vi ệc quá tập trung vào bên ngoài cái riêng, đó là mục tiêu phát tri ển, xây dựng mà quên đi cái riêng là sở hữu tư nhân và cá nhân. Điều đó trái với quy luật phát triển và quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế. Đồng thời trước sự thay đổi của tình hình kinh tế thế giới là các nước tư bản chủ nghĩa đã sớm chuyển sang nền kinh tế thị trường và đã đạt được những bước tăng trưởng mạnh. Đó là những yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải thay đổi phương hướng nhằm cải thiện nền kinh tế trong nước. Nói cách khác đó là những điều kiện tiên quyết yêu cầu cái chung phải trở thành cái đơn nhất và cái đơn nhất trở thành cái chung. Cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung phải trở thành nền kinh tế thị trường hội nhập thế giới. Nếu chúng ta không ti ến hành các bước chuyển đổi trên, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế như:  Nếu vẫn giữ nguyên cơ chế cũ thì không thể có đủ sản phẩm tiêu dùng chứ chưa nói đến tích lũy vốn để mở rộng sản xuất.  Do đặc trưng của nề kinh tế tập trung rất cứng nhắc nên nó chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn ngắn và chỉ có tác dụng phát triển kinh tế theo chiều rộng. Nền kinh tế nước ta tồn tại quá dài nên nó không những không có tác dụng đáng kể mà còn gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất. Chính vì vậy mà từ đại hội Đảng VI, chúng ta đã có quyết định về việc chuyển sang kinh tế thị trường, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên việc chuyển đổi tiếp thu cần là bản chất chứ không chỉ dừng lại ở hình thức, cần phải giữ được cái đơn nhất cần thiết của nền kinh tế đất nước, từ đó còn phải xây dựng một nền kinh tế mới về chất, thể hiện sự phát triển, phủ định biện chứng đối với n ền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trước những yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước ta quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chuyển đổi này mặc dù đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế trong nước nhưng đó là một bước phát triển tất yếu cần thiết đúng theo quy luật biện chứng giữa cái chung và cái riêng. 6

3.

Nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Đảng và Nhà nước đã vận dụng chủ động, sáng tạo các mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào việc quản lý nền kinh tế nước ta để đạt được nhi ều thành tựu. Học tập, tiếp thu nền kinh tế thị trường của các nước tư bản nhưng không làm mất đi cái đơn nhất là bản chất xã hội chủ nghĩa. Điều này đã giúp chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thể hiện qua các mặt:  Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối nhằm thực hi ện dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh.  Về sở hữu sẽ phát triển theo nhiều hình thức khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu một cách vững chắc, tránh nóng vội xây dựng ồ ạt, mà không tính đến hiệu quả như trước đây.  Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lước, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của toàn bộ nhân dân.  Về phân phối, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối. “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hi ệu quả kinh tế đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.” Cơ chế phân phối này vừa tạo động lực kích thích chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội.  Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát tri ển văn hóa, giáo dục, xây dựng n ền văn hóa Việt Nam tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn lực của đất nước. Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trình độ tư duy, vận dụng của Đảng ta về quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là mô hình kinh tế tổng quan của nước ta trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa.

7

Thành tựu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

4.

Xét về lĩnh vực con người, người Việt Nam đã thể hi ện sự năng động, tinh tế, nhạy cảm (đặc biệt là với thị trường) hơn hẳn so với những năm 80. Xét về lĩnh vực kinh tế nhờ chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường theo đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh (con người, tự nhiên, xã hội, điều kiện lịch sử) của Việt Nam mà nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể:  So với năm 1993, tổng sản phẩm trong nước năm 1994 tăng 8,5%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 13%, sản xuất nông nghiệp tăng 4%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20,8%, l ạm phát được kiềm chế. Bước đầu thu hút được vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 10 tỷ USD. Nền kinh tế đã bắt đầu có tích lũy nội bộ. Xuất khẩu và nhập khẩu dần lấy lại thế cân bằng.  Sản xuất nông nghiệp phát triển từ chố thiếu lương thực triền miên đến nay đã đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới.  Ước tính chỉ số GNP của Việt Nam tăng đáng kể sau vài năm đổi mới: 1971 4.97 101

Chỉ tiêu Thu nhập quốc dân (tỷ USD) Trên đầu người

1983 5.14 94

1986 5.78 101

1996 12.46 175

Công tác xã hội cũng ngày được coi trọng. Ta đã và đang kiểm soát được phần nào những khuyết tật xã hội do kinh tế thị trường mang lại, bù đắp những mất mát cho gia đình cách mạng, thực hiện một số phúc lợi xã hội, tiến hành xây dựng chế độ XHCN trên phương diện xã hội. Trong “bầu trời u ám” kinh tế thế giới năm 2020, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào. Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thiên tai gây hậu quả nặng nề thì đây là thành công lớn của Việt Nam. Lý gi ải nguyên nhân dẫn đến thành công này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có nguyên nhân quan tr ọng từ mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mô hình này tỏ rõ hiệu quả về khả năng tự chủ, tự cường, phản ứng chính sách và phản ứng thị trường đồng bộ. Có thể nói nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã là cơ sở để Việt Nam hoàn thành mục tiêu “kép”, vừa phòng, chống dịch thành công, vừa tập trung nguồn lực phát triển kinh tế. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5.

5.1.

Tạo lập, duy trì, phát triển tự do hóa kinh tế

Đây là một điều kiện có tầm quan trọng đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tự do hóa kinh tế là một điều ki ện tất yếu để sản sinh và nuôi dưỡng tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ, rất cần thiết cho các chủ doanh nghiệp với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ. Tương ứng với điều kiện này, các giải pháp cần có là: 8

 Tiếp tục thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách n ền kinh tế đa dạng hóa về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.  Có những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn: Thực hiện chiến lược mở cửa và hội nhập, hợp tác và phối hợp chính sách quốc tế; nỗ lực gia tăng việc thực hiện cải cách thể chế ngoại thương; áp dụng nhi ều công cụ biện pháp khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu, như giảm thuế xuất khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu…  Chú trọng xây dựng năng lực thể chế và chuyên môn song song với việc đào tạo cán bộ có trình độ về kinh tế thị trường, pháp luật kinh doanh quốc tế,... với cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là việc xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là những tiền đề quan trọng. 5.2.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, một điều kiện cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được gọi là định hình kh...


Similar Free PDFs