Tiểu luận Triết học PDF

Title Tiểu luận Triết học
Author Vu Ha Vi QP0906
Course Tiếng Nhật thương mại (TCNH)
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 556.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 318
Total Views 418

Summary

Download Tiểu luận Triết học PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---------------o0o---------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Mã sinh viên : Lớp tín chỉ : Số thứ tự : Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---------------o0o---------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Mã sinh viên : Lớp tín chỉ : Số thứ tự : Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

1

MỤC LỤC Mục lục ………………………………………………………………………….. 2 Lời nói đầu …………………………………………………………………….... 3 I. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên ………………. 4 1. Định nghĩa ………………………………………………………………. 4 a. Tự nhiên là gì? b. Xã hội là gì? 2. Mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và xã hội ……………………………. 4 a. Xã hội dưới hình thức là bộ phận đặc thù của tự nhiên b. Tự nhiên dưới vai trò là nền tảng của xã hội c. Những tác động của xã hội lên tự nhiên d. Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội II. Bảo vệ môi trường để phát triển tại Việt Nam ………………………… 6 1. Thực trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay ……………………........ 7 a. Ô nhiễm không khí b. Ô nhiễm nguồn nước c. Ô nhiễm đất 2. Các yếu tố tác động đến vấn đề môi trường tại Việt Nam …………….. 9 3. Hệ quả của ô nhiễm môi trường ………………………………………… 10 4. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ……………………...…. 11 III. Kết luận …………………………………………………………………. 12 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………….. 14

2

LỜI NÓI ĐẦU Các mối quan hệ diễn ra giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới mà ta đang sống luôn vận hành rất phức tạp. Qua quá trình nghiên cứu sâu sắc các quy luật chung nhất của thế giới, triết học Mác - Lênin đã tìm ra được những mối quan hệ chung nhất giữa xã hội và tự nhiên. Tự nhiên và xã hội luôn chịu sự ràng buộc của các mối quan hệ biện chứng, cơ bản, là nền tảng hình thành nên thế giới. Vì cả hai yếu tố tự nhiên, xã hội đều là quan trọng và tất yếu nên tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai yếu tố này là tìm hiểu cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới. Sự tác động của con người lên tự nhiên và xã hội luôn là điều đáng quan tâm và đến nay còn là vấn đề nhức nhối. Từ thời nguyên thủy, con người đã sống sẵn trong tự nhiên, được tạo hóa ban cho tự nhiên, nơi cung cấp môi trường sống và phát triển cho đến ngày hôm nay. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, khoa học kĩ thuật tiên tiến không ngừng phát triển, chất lượng sống của con người ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng ấy một mặt nâng cao đời sống con người, mặt khác lại gây sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên. Các tác động tiêu cực của đời sống xã hội lên môi trường tự nhiên là sự đánh đổi của con người để lấy về sự phát triển nhất định về mặt kinh tế. Một thập kỷ phát triển nhanh chóng của kỹ thuật công nghiệp cũng dẫn đến sự xuống dốc môi trường đất, nước, không khí,… và hơn cả là gia tăng mức tiêu thụ, phân hóa giàu nghèo ở khắp nơi trên thế giới. Ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên đang là vấn đề nhức nhối mà thế giới đang phải đối mặt, là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Tiểu luận này được viết nhằm trích ra quan điểm của Mác-Lênin và mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội đồng thời trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề môi trường và tác động của nó đối với sự phát triển của nước ta hiện nay. Bên cạnh đó nó cũng được hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội, tạo những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.

3

I. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên 1. Định nghĩa a. Tự nhiên là gì? Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Ở tầm vi mô, tự nhiên là thế giới bao gồm các loài sinh vật và các yếu tố sự sống, là điều kiện cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của xã hội. Ở tầm vĩ mô, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Tự nhiên cung cấp cho con người môi trường sống, nơi cư trú, các điều kiện thiết yếu để con người tồn tại. Ngoài ra, thiên nhiên chứa đựng những vật chất giúp con người tham gia vào hoạt động sản xuất nhằm duy trì sự sống và phát triển, nâng cao nhận thức, vốn hiểu biết của con người. Con người và xã hội loài người là một bộ phận cụ thể của tự nhiên. Con người có nguồn gốc từ tự nhiên và sống trong tự nhiên. Quá trình tiến hóa của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và tuân theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật. Cũng như mọi sinh vật khác, con người sống trong giới tự nhiên bởi con người là một sinh vật của tự nhiên. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.

b. Xã hội là gì? Xã hội là một bộ phận của tự nhiên, là hình thức vận động cao nhất của vật chất. Theo quan điểm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin, hình thái vận động này lấy mối quan hệ gắn bó, ràng buộc của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. ‘’Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của những cá nhân đối với nhau’’- theo quan điểm của Mác. Bởi thế, xã hội tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các cá thể. Phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và bản năng tác động qua lại lẫn nhau còn trong xã hội, nhân tố hoạt động của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. 2. Mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và xã hội a. Xã hội dưới hình thức là bộ phận đặc thù của tự nhiên Theo định nghĩa, tự nhiên là thế giới vật chất tồn tại khách quan, suy ra con người và xã hội loài người cũng là một phần của thế giới vật chất ấy, là một bộ phận của tự nhiên. Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật. Con người là sinh vật của tự nhiên, ngay cả bộ óc con người cũng là sản phẩm cao nhất của vật chất. Tự nhiên chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. 4

Trong khi đó, xã hội hiện nay được xem là quá trình giáo dục con người, đi kèm với việc hình thành các mối quan hệ giữa con người với con người, cộng đồng con người từ bầy đàn trở thành một cộng đồng khác nhau về chất. Đây cũng là quá trình chuyển vận động sinh học thành vận động xã hội. Xã hội là hình thức vận động cao nhất của vật chất dựa trên mối quan hệ giữa người với người và tác động qua lại giữa người với người. Xã hội có đặc thù là phần còn lại của tự nhiên chỉ có các yếu tố vô thức và bản năng tương tác với nhau, trong khi trong xã hội con người, động vật và động vật bậc cao là nhân tố tích cực tái tạo thế giới tự nhiên. b. Tự nhiên dưới vai trò là nền tảng xã hội Tự nhiên và xã hội là mối quan hệ biện chứng hai chiều. Chiều thứ nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người. Tự nhiên quan trọng với xã hội, vừa là nguồn gốc, vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội được hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất trong tự nhiên. Tự nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mác, con người nếu không có giới tự nhiên sẽ không thể hoạt động sản xuất bởi giới tự nhiên bao hàm vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, tác động và cho ra đời sản phẩm. Tóm lại, tự nhiên cho xã hội mọi thứ để tồn tại và phát triển, mọi thứ mà lao động con người cần. Chính lao động tạo ra con người và xã hội, do đó vai trò của tự nhiên là vô cùng to lớn, mới được coi là nền tảng của xã hội. Tự nhiên chi phối hoạt động của xã hội bởi nó là nền tảng của xã hội. Con người vừa mang trong mình bản tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội nên con người chính là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. c. Những tác động của xã hội lên tự nhiên Tự nhiên và xã hội liên hệ với nhau bằng mối quan hệ khăng khít, tự nhiên tác động đến xã hội bao nhiêu thì xã hội cũng tác động lại tự nhiên bấy nhiêu. Xã hội được khẳng định là một bộ phận của tự nhiên nên mỗi thay đổi của xã hội cũng đồng nghĩa với thay đổi của tự nhiên. Bên cạnh đó, xã hội còn tương tác mạnh mẽ với phần còn lại của tự nhiên thông qua các hoạt động thực tiễn, trước hết là quá trình sản xuất. Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên bằng hoạt động của chính mình. Tự nhiên cung cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và hoạt động sản xuất. Con người cũng làm biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ bởi con người hoạt động xã hội vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng đa dạng như khai thác, đánh bắt hải sản

5

hay chặt phá rừng, thải ra rác thải ra tự nhiên... Thực tế xã hội luôn tác động vào tự nhiên. Với sức mạnh của khoa học công nghệ hiện nay lại thêm một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vấn đề là trong quá trình tác động này con người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không sẽ đe dọa đến sự cân bằng của tự nhiên và xã hội. Theo Mác, xã hội loài người gắn bó với tự nhiên nhờ các dòng vật chất, năng lượng, thông tin, nhờ sự kết hợp giữa lao động và thiên nhiên. Thông qua lao động của con người trong xã hội, tự nhiên được biến đối và bị biến đổi. Đó là sự tác động qua lại của xã hội và tự nhiên, và sẽ quyết định hướng phát triển tiếp theo của tự nhiên. Tuy nhiên, tự nhiên và xã hội vẫn là hệ thống vừa đối lập vừa thống nhất. d. Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và độ nhận thức, vận dụng quy luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua các hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản xuất. Sự ra đời của phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội loài người. Phương thức sản xuất quy định mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Trong quan hệ xã hội với tự nhiên còn phụ thuộc vào các quan hệ sản xuất, chế độ xã hội, tính chất của những điều kiện chính trị, kinh tế xã hội mà trong đó con người sống và hoạt động. Để điều khiển được lực lượng tự nhiên cần phải điều khiển được lực lượng xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức cũng như khả năng vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên do nhận thức về giá trị của môi trường sinh thái cũng như hiểu biết về phát triển bền vững, con người đã đang đánh đổi môi trường lấy sự phát triển trong khoa học, công nghệ và kinh tế. Có thể nói nếu thực trạng này không chấm dứt hoặc giảm bớt, chính xã hội loài người sẽ sớm bị đẩy đến bờ vực của suy vong. Việc nhận thức được các quy luật của xã hội đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn là điều vô cùng quan trọng. II. Bảo vệ môi trường để phát triển ở Việt Nam Môi trường là một thành phần của yếu tố tự nhiên và đồng thời là yếu tố vật chất nhân tạo từ xã hội, bao quanh con người, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống sản xuất, đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường bao gồm sinh quyển, khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và năng lượng mặt trời, là nơi sinh sống, hoạt động của con người và các sinh vật khác, là cơ sở để xã hội tồn tại. 6

1. Thực trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay Như đã nói, vấn đề môi trường chưa bao giờ là vấn đề ngừng gây nhức nhối trong xã hội bởi môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng theo sự phát triển kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, kéo theo đó là nhiều hệ lụy gây ra cho đời sống của chính xã hội loài người. Đặc biệt là ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường đã lên đến mức đáng báo động, thực trạng môi trường xuống cấp gây ảnh hưởng to lớn đến hệ sinh thái và chất lượng đời sống nhân dân. a. Ô nhiễm không khí Không khí là môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ở Việt Nam. Ở các khu vực ven đô, các khu vực dân cư đông đúc, càng có nhiều sự hoạt động của con người càng làm tăng nồng độ các chất trong không khí, gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của người dân. Bất kì hoạt động nào của con người cũng có thể gây tác động đến bầu không khí, từ di chuyển trên các phương tiện giao thông, tham gia nhà máy sản xuất, hút thuốc lá,… là các vấn đề thường nhật. Ở các khu đô thị sầm uất, tình trạng kẹt xe, tắc đường, hoạt động khai thác, chế biến khiến cho hàm lượng khói bụi cao nhất được đo vào khoảng 1,5-3km với hàm lượng TSP vượt nhiều so với quy chuẩn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, làng nghề tập trung chủ yếu ở miền Bắc, nhiều nhất ở khu vực đồng bằng sông Hồng, rồi tiếp đến là khu vực Nam và Trung Bộ. Điều đó cho thấy các khu vực nêu trên càng phải chịu tác động mạnh mẽ của vấn đề ô nhiễm không khí.

7

Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản không hợp lý cũng khiến tài nguyên cạn kiệt, khan hiếm dần, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái ở Việt Nam. Rừng và đa dạng sinh học rừng ở Việt Nam phong phú, nhưng con người thay vì phủ xanh đồi trọc lại chặt phá, đốt rừng để phục vụ lợi ích cá nhân khiến diện tích rừng bị thu hẹp, diện tích đồi trọc nhiều nơi còn rất lớn, tác động không nhỏ đến chất lượng không khí ở Việt Nam. b. Ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm môi trường nước ở nước ta đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bị nhiễm các chất độc hại như nước thải, rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý, các loại thuốc hóa học và chất thải công nghiệp,… Nước có thể bị ô nhiễm từ môi trường tự nhiên, khi sự phân hủy xác chết động vật ngấm vào lòng đất và ăn sâu vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm. Các hiện tượng thiên nhiên cũng có thể làm nước mất đi sự trong sạch, thậm chí là trên diện tích lớn.

Theo UNICEF cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng top 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Indonesia có lượng rác thải đổ ra sông, biển nhiều nhất hiện nay. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp lớn nhỏ, các thành phố, đô thị, hàng tấn nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp vào đường ống, rác thải sinh hoạt bị vứt lung tung gây tắc nghẽn sông ngòi, đường ống thoát nước,… hay những con sông đen kịt, bốc mùi vì rác thải. Ở nông thôn, các chất thải sinh hoạt và các chất hóa học nông nghiệp cũng bị thải trực tiếp vào nguồn nước sông ngòi, dẫn đến hệ thống các sông hồ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

8

Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm. c. Ô nhiễm đất Ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng thu hẹp đất nông nghiệp, tăng quy hoạch các khu công nghiệp và xây dựng, đảm bảo tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng việc thực hiện ở nhiều nơi còn lề mề, quy hoạch bừa bãi, lại có rất nhiều dự án treo, gây lãng phí tài nguyên đất, nhất là đất màu mỡ. Môi trường đất không những không được khai thác, sử dụng hợp lý mà còn bị ô nhiễm trầm trọng với việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, tích tụ rác thải trong lòng đất.

Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đông mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đô thị Nam Thăng Long, Làng nghề dệt vải Hà Đông,… Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Ví dụ, ở Hóc Môn, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần. Trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt tới 100 – 150 lít. Các khu công nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra hơn 600 nghìn mét khối nước thải. 2. Các yếu tố tác động đến vấn đề môi trường tại Việt Nam

9

Yếu tố đầu tiên và cũng là cốt yếu phải kể đến chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của con người trong việc bảo vệ môi trường. Từng cá nhân cho rằng những hành động nhỏ của mình không đủ để tác động tiêu cực đến môi trường. Một số khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của các cơ quan lãnh đạo, của chính quyền, thuộc quyền xử lý của chính quyền, không phải của mỗi công dân. Tệ hơn là những quan điểm cho rằng một khi môi trường đã bị ô nhiễm thì mọi cố gắng gìn giữ, bảo vệ để cải thiện tình hình đều là vô nghĩa. Tất cả những quan điểm trên đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm đối với môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, và khi môi trường bị ô nhiễm cũng chính con người phải hứng chịu hậu quả, vậy nên ai cũng phải có ý thức góp phần bảo vệ môi trường. Một yếu tố khác gây ô nhiễm môi trường là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức. Hình thức tư nhân luôn đặt mục tiêu tối đa hóa sản xuất để thu được triệt để giá trị thặng dư, do đó không ít doanh nghiệp đã vi phạm quá trình khai thác, góp phần làm ô nhiễm môi trường không nhỏ. Với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm gia tăng nguy cơ gây hại đến môi trường do thứ được đặt lên hàng đầu là lợi ích doanh nghiệp, lợi ích cá nhân chứ không phải là môi trường. Bên cạnh đó không thể không nói đến những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Việc đưa các vấn đề môi trường vào trong quá trình lập kế hoạch phát triển quốc gia nói chung và phát triển kinh tế nói riêng được coi là một trong những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về môi trường. Vì vậy ta cần sớm đưa bảo vệ môi trường thành một ngành kinh tế, thành mục tiêu, chính sách điều tiết hoạt động phát triển. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và bền vững. Ngoài ra, các cấp chính quyền còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao. Cuối cùng, có thể nói công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường ở nước ta còn chưa thực sự mạnh mẽ, có sức lan tỏa. Người dân ý thức và hiểu biết về các vấn đề môi trường còn nông cạn, qua loa dẫn đến chưa phát huy được tính tự giác, trách nhiệm tham gia gìn giữ, bảo vệ môi trường. 3. Hệ quả của ô nhiễm môi trường Môi trường ở Việt Nam bị tàn phá nặng nề về mọi phương diện, việc này tác động không nhỏ đến sự tồn tại bền vững của xã hội. Môi trường ô nhiễm tác động làm biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, thời tiết thất thường, khắc nghiệt với nhiều thiên tai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người.

10

Bằng chứng là trong những nghiên cứu của nhiều năm gần đây, trẻ em sống ở khu vực ô nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn nhiều hơn so với các khu vực khác. Người dân sống ở khu vực thành phố đông dân, nhiều rác thải và khói bụi giao thông,… có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp nhiều hơn nông thôn nhiều lần. Không dừng lại ở những tác động xấu đến đường hô hấp, hậu quả của ô nhiễm môi trường cũng làm tăng nguy cơ ung thư cho con người. Theo nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về Ung thư (thuộc Tổ chức Y tế thế giới WHO) đã tìm thấy những tài liệu chứng minh rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư b...


Similar Free PDFs