Tiểu luận triết học Mác Lênin PDF

Title Tiểu luận triết học Mác Lênin
Author Lê Linh
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 14
File Size 352.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 186
Total Views 479

Summary

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNGKHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ.........................TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCPHÉP BIỆN CHỨNG PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCHVIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊTRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HIỆNNAYSinh viên thực hiện : Lê Nguyễn Phƣơng LinhMã sinh viên : 2114330016S...


Description

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ………….o0o………….

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HIỆN NAY Sinh viên thực hiện

: Lê Nguyễn Phƣơng Linh

Mã sinh viên

: 2114330016

Số thứ tự:

: 46

Lớp tín chỉ

: TRI114 K60.6

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 11 năm 2021 1

MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................................................... 2 LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 3 NỘI DUNG .................................................................................................................................................... 4 I. Phép biện chứng về phủ định ................................................................................................................... 4 1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng...................................................................................... 4 1.1. Định nghĩa ........................................................................................................................................ 4 1.2. Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng ............................................................................. 4 2. Quy luật phủ định của phủ định .......................................................................................................... 5 3. Ý nghĩa của phƣơng pháp luận ............................................................................................................ 6 II. Vận dụng phép biện chứng phủ định trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay............................................................................................... 6 1. Giá trị truyền thống của nƣớc ta hiện nay .......................................................................................... 6 1.1. Khái niệm .......................................................................................................................................... 6 1.2. Các giá trị truyền thống c ủa Việt Nam ............................................................................................ 7 2. Vai trò của phủ định biện chứng trong kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay ...................................................................................................... 8 2.1. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay là sự thống nhất của hai quá trình giữ lại và lọc bỏ .............................................................................................................................. 8 2.2. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong bối cảnh hiện nay chính là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trong truyền thống văn hóa ............................... 9 2.3. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay cần phải chống hai khuynh hướng sai lầm: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn đối với truyền thống văn hóa của dân tộc................................................................................................................................. 10 2.4. Kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền với quá trình mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp nhận những giá trị văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới ................... 11 KẾT LUẬN.................................................................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KH ẢO ............................................................................................................................ 14

2

LỜI MỞ ĐẦU

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Mọi quốc gia trên thế giới đều đang có những thay đổi trong những chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao và tất cả các khía cạnh khác của đất nước để tận dụng triệt để, hiệu quả những tác động tích cực của xu hướng này. Để không bị tụt hậu trong bối cảnh ấy cũng như thúc đẩy đất nước ngày một phát triển, Việt Nam đã và đang không ngừng tham gia, hội nhập vào các tổ chức thế giới như WHO, APEC, ASEAN....Các tổ chức ấy là một trong những nhân tố để đất nước chúng ta hội nhập sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa của nhân loại, nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với phương châm đi tắt đón đầu, kéo gần khoảng cách với các nước phát triển, tạo tiền đề cho quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lựa lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu th ế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một mặt, toàn cầu hóa sẽ mang lại thời cơ lớn để phát triển, xây dựng kinh tế xã hội. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nổi trội và đáng quan tâm trong đó là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đi lệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thấy tầm quan trọng cũng như tính thời đại của vấn đề kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sang t ạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”. Cuốn tiểu luận này tập trung vào phân tích phép phủ định biện chứng và ứng dụng thực tiễn của nó trong vấn đề duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua đó, tôi hy vọng có thể đóng góp một phần công sức của mình trong sứ mệnh đưa đất nước tiến vào con đường phát triển, hội nhập quốc tế mà vẫn giữ vững được những giá trị cốt lõi thiêng liêng, những nét rất riêng ở bản sắc dân tộc.

3

NỘI DUNG I. Phép biện chứng về phủ định 1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng 1.1. Định nghĩa Xuyên xuốt chiều dài lịch sử, các trường phái triết học có những quan ni ệm khác nhau về sự phủ định. Theo quam ni ệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong thế giới vật chất, mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi và được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động và phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định. Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật. Những sự phủ định tạo ra điều kiện làm tiền đề, tạo điều kiện cho quá trình phát triển. Phủ định bi ện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hi ện tượng cũ với sự vật, hi ện tượng mới. Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hi ện tượng cũ. 1.2. Các đặc trƣng cơ bản của phủ định biện chứng Theo quan niệm của các nhà kinh điển, phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa. Thứ nhất, phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. Nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của bản thân sự vật, tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đồng thời mỗi sự vật có một phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào những thuộc tính và cách giải quyết mâu thuẫn của bản thân sự vật. Điều đó cũng có nghĩa phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Vì vậy, phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định. Thứ hai, phủ định biện chứng có tính kế thừa. Phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn vốn có của sự vật, hi ện tượng. Vì thế, cái mới ra đời không phải là một sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn mà là một sự phủ định có tính kế thừa. Sự phủ định ấy không chỉ đơn thuần là thủ tiêu, phá hủy cái cũ mà còn là sự giữ lại và phát triển những nhân tố tích cực đã có. Cái cũ khi mất đi không có nghĩa là mất đi hoàn toàn, mà trong đó vẫn được bảo tồn và gi ữ lại những “hạt nhân hợp lý” để tạo ti ền đề cho sự phát triển tiếp theo. Ngược lại, cái mới phát triển cao hơn không phải từ hư vô, trên mảnh đất trông không, mà là kết quả phát triển hợp quy luật từ những gì hợp lý của cái cũ. 4

Diễn đạt tư tưởng đó, V.I.Lênin viết: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không ph ải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong các phép biện chứng..., mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định” Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong giữa cái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. 2. Quy luật phủ định của phủ định Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá trình vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới khác phủ định... Cứ như vậy sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách vô tận theo “đường xoáy ốc”. V.I.Lênin khẳng định: “Sự phát triển hình như diễn ra những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng”. Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là sự phủ định của phủ định. Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong của chúng quy định. Mỗi l ần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hóa giữ những mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ trở thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó; phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hi ện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ nhưng cũng đã mang không ít nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do phủ định của phủ định) sẽ lại trở về sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào), nhưng về nội dung không phải trở lại chúng giống y như cũ, mà chỉ dường như lặp lại chúng, bởi đã trên cơ sở cao hơn. Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển, vì chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoang thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại tạo ra điểm xuất phát của chu kỳ phát tri ển tiếp theo. Mỗi lần phủ định biện chứng thực hiện xong sẽ mang theo những yếu tố tích cực mới; do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường thẳng, mà theo 5

đường xoáy ốc. Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ăngghen đã viết: “...phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”. 3. Ý nghĩa của phƣơng pháp luận Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính ti ến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi trải qua các mắt xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển. Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn ra quanh co, phức tạp. Theo V.I.Lênin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận” Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hi ện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong xã hội, sự xuất hiện mới gắn với nhận thức và hành động có ý thức của con người. Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ, làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới. II. Vận dụng phép biện chứng phủ định trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 1. Giá trị truyền thống của nƣớc ta hiện nay 1.1. Khái niệm Truyền thống là một khái niệm tương đối trừu tượng. Theo cách hiểu trong Từ điển Hán Việt, truyền thống là truyền từ đời n ọ đến đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Theo Từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận ngày nay. Theo từ điển chính trị vắn tắt, truyền thống là những giá trị được xét trên hai mặt xã hội và văn hóa, được truyền từ đời này sang đời khác, được giữ gìn và biểu hiện trong suốt thời gian dài. Tựu chung l ại, có thể hiểu truyền thống là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có tác dụng to l ớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Là tài sản tinh hoa của thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau. Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị – xã hội. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống. Thế hệ sau có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống do ông cha để lại. Truyền thống là các chuỗi 6

thành tựu mà con người ghi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện. Tuy nhiên, truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực bao gồm những yếu tố, ưu việt, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt tiêu cực là hi ện thân của sức ỳ, của sự bảo thủ, lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Giá trị là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội; là một phạm trù triết học, xã hội học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thoả mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người. Chính vì vậy, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những mặt tốt đẹp, mặt tích cực, là cái đặc trưng cho bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, không phải cái gì tốt cũng được gọi là giá trị truyền thống, mà nó còn phải có tính phổ biễn, cơ bản, có ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội. Như vậy giá trị truyền thống là tập hợp những nhân tố tích cực, phổ bi ến về tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán lối sống, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lâu bền, có khả năng lưu truyền trong không gian và thời gian, là những gì mà con người cần giữ gìn và phát triển. Việc phân biệt các loại giá trị là rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho chúng ta có được một cái nhìn khách quan, biện chứng, tránh được sự tuỳ tiện, chủ quan, cực đoan khi xem xét các giá trị, đề phòng cả hai khuynh hướng đã từng xảy ra, hoặc là phủ nhận sạch trơn mọi truyền thống và giá trị truyền thống, hoặc là lưu truyền thiếu phê phán, tán dương quá đáng những truyền thống ít giá trị hay không còn giá trị, thậm chí có hại hoặc cản trở sự phát triển. 1.2. Các giá trị truyền thống của Việt Nam Việt Nam tự hào là một quốc gia giàu giá trị truyền thống, gồm nhiều những thói quen, lối sống, tinh thần tích cực được hình thành từ xa xưa. Đáng quý, đáng trân trọng nhất phải kể đến truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Đó chính là vũ khí mạnh mẽ nhất, góp phần làm nên những chiễn thắng vang dội trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Bên cạnh đó tinh thần đoàn kết cũng là một giá trị truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt. Đó là những chuyến xe tiếp tế mùa thiên tai, mùa dịch bệnh; là tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đáng quý và đáng trân trọng. Không những vậy, người dân Việt Nam còn được biết đến với sự cần cù, chịu thương chịu khó, với lòng hiếu khách nồng nhiệt,... Những giá trị truyền thống ấy được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, được nâng niu trong mỗi trang sử huy hoàng, được kết tạo thấm đẫm trong tâm hồn mỗi người dân, đã tạo nên cốt cách của con người Việt Nam. Các giá trị văn hoá truyền thống không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử, mà còn có tầm quan trọng trong hiện tại và tương lai. Vì thế, việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống được đặt ra như một tất yếu mang tính khách quan và cấp thiết, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, khi nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 7

2. Vai trò của phủ định biện chứng trong kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Kế thừa biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang chúng; loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới. Kế thừa biện chứng đảm bảo mối dây liên hệ thông suốt, bền chặt giữa đối tượng mới với đối tượng cũ, giữa nó với quá khứ của chính nó. Trong trường hợp này những yếu tố còn tỏ ra phù hợp với đối tượng mới từ đối tượng cũ nhưng vẫn cần phải chịu sự cải tạo mạnh mẽ cho phù hợp với bản chất mà đối tượng mới đang tạo lập và những yếu tố mới mà đối tượng mới đang ra sức xây dựng, bổ sung, là nội dung của khâu trung gian, của cái trung giới (Hegel), của bước chuyển, của sự quá độ từ cũ sang mới. Trong cái trung giới chứa đựng cả những yếu tố cũ, lỗi thời đang dần mất đi, và những yếu tố mới đang xuất hiện, đang trưởng thành và sẽ dần được khẳng định. Giá trị của sự kế thừa biện chứng chịu sự quy định bởi vai trò của yếu tố phù hợp được kế thừa; do vậy, việc giữ lại yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định làm cho sự vật, hiện tượng mới có chất giàu hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn. Thấm nhuần tư tưởng đó, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những di sản quý báu của dân tộc và nhân loại. Trong đó, truyền thống văn hóa của dân tộc được Đảng ta kế thừa và phát huy triệt để, góp phần trực tiếp nâng truyền thống văn hóa của dân tộc và các giá trị của nó lên một tầm cao mới, với một chất lượng mới. Những thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới đã chứng minh sự đúng đắn trong quan điểm của Đảng ta nhằm khai thác, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc vào xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương năm khóa VIII, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định: “...


Similar Free PDFs