TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC- Lênin PDF

Title TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC- Lênin
Author Công Huy
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 23
File Size 325.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 445
Total Views 497

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ~~~~~~~~~*~~~~~~~~~TIỂU LUẬN MÔNTRIẾT HỌC MÁC-LÊNINQUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUANHỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀOCÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.Họ và tên sinh viên: Giáp Huу Công Lớp: TRI114. Mã sinh viên: 211...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ ~~~~~~~~~*~~~~~~~~~

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. Họ và tên sinh viên: Giáp Huу Công Lớp: TRI114.6 Mã sinh viên: 2114120002 Số báo danh: 14 Giảng viên giảng dạу: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm Hà Nội năm 2022

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................ 03 NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC............................................................................ 05 1.1.Cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng về phạm trù vật chất......................05 1.1.1. Định nghĩa về vật chất...................................................................... 05 1.1.2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất.................................. 06 1.2.Cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng về phạm trù ý thức ……………… 08 1.2.1. Nguồn gốc của ý thức......................................................................... 08 1.2.1.1. Nguồn gốc tự nhiên.................................................................. 08 1.2.1.2. Nguồn gốc xã hội..................................................................... 09 1.2.2. Bản chất cúa ý thức…....................................................................... 11 1.2.3. Kết cấu của ý thức.............................................................................. 12 1.3.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức..................................... 14 1.3.1. Vật chất quyết định ý thức................................................................ 14 1.3.2. Ý thức tác động trở lại vật chất….................................................... 15 1.3.3. Ý nghĩa của phương pháp luận....................................................... 16 CHƯƠNG II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA NGÀY HÔM NAY………………………………………………… 18 2.1 Thời kì trước khi đổi mới…………………………………………………… 18 2.2 Thời kì sau đổi mới…………………………………………………………. 20 11/05/2022

Trang 2

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

KẾT LUẬN.......................................................................................................... 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 23

LỜI NÓI ĐẦU Sống trong thời kì toàn cầu hóa, mỗi chúng ta đều có những cách nhìn nhận, những quan điểm riêng của mình về thế giới và vai trò, sự tồn tại của con người trong thế giới ấy. Và những quan điểm ấy được gọi là thế giới quan. Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu thế giới quan của tất cả mọi người đều đúng đắn? Thế giới quan của mỗi người là do bản thân họ quyết định nhưng nó lại bị chi phối bởi Triết học, mà cụ thể ngày nay là hệ thống triết học Mác- Lênin. Quả thật, trong xã hội ngày nay, triết học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh chức năng của một “nhà lãnh đạo” giúp con người nhìn nhận một cách đúng đắn về thế giới quan, triết học còn giúp con người có được khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, giúp con người dễ dàng hơn trong việc tìm ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề mà con người có thể gặp phải trong thời kì mới. Quả đúng như danh xưng, “khoa học của các khoa học”, những vấn đề triết học về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức luôn là cơ sở, là phương pháp cho các hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội ngày nay. Bằng việc vận dụng quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng nể như: tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, … đã có những chuyển biến tích cực, chúng ta còn có chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, … Quả thật, đây là những dấu hiệu đáng mừng, và đây cũng chính là nguồn động lực to lớn thôi thúc em, một công dân của nước Việt Nam dân chủ công hòa, tiếp tục đào sâu, nghiên cứu về triết học, cụ thể

11/05/2022

Trang 3

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

đó là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức, và vận dụng mối quan hệ này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận bao gồm 2 chương: Chương I: Cơ sở lу luận về quy luật biện chứng về vật chất và ý thức. Chương II: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta ngày này Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể nào tránh khỏi những thiếu sót, vì vâỵ, em hi vọng, cô có thể đóng góp ý kiến để bài tiểu luận có thể hoàn thiện và đạt kết quả tốt nhất. Em xin trân thành càm ơn!

11/05/2022

Trang 4

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. 1.1.Cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng về phạm trù vật chất. 1.1.1. Định nghĩa về vật chất. Vật chất được xem là một phạm trù triết học tương đối phức tạp. Mà nói như Ph. Ăngghen: “vật chất với tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm tính”. Từ ý kiến của Ph. Ăngghen ta có thể hiểu như sau, tức là, con người cân phân biệt được vật chất và tính cách là một phạm trù của triết học, nó được coi là một sự sáng tạo trong khối óc, tư duy của con người trong quá trình phản ánh lại hiện thực với các sự vât và hiện tượng của thế giới vật chất. Kế thừa từ tư tưởng tiến bộ của Ph. Ăngghen, Lênin đã nâng lên thành một khái niệm hết sức bao quát, trong đó Lênin có nhắc đến những nội dung cơ bản sau đây: Một là, vật chất là phạm trù triết học. Nói về vật chất, con người sẽ nghĩ đơn giản đó chính là những vật dụng, tài sản,… của con người mà con người có thể cầm, nắm, sờ, nắn, cảm nhận bằng các giác quan như thị giác, thính giác, cảm giác,… Tuy nhiên, trong định nghĩa về phạm trù vật chất của Lênin, vật chất không đơn giản như vậy mà vật chất chính là kết quả được kết tinh từ quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa những tính chất, thuộc tính cùng những mối quan hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái gì là chúng 11/05/2022

Trang 5

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

nhất, vô hạn, vô tận, không sinh ra cũng không mất đi. Do đó, không thể nào đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Hai là, vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan. Tại sao vật chất lại dùng để chỉ thực tại khách quan? Đây có lẽ sẽ là câu hỏi mà nhiều người đặt ra và muốn làm rõ. Thực chất, sự tồn tài của vật chất chính là nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc và ý thức. Có thể nói, vật chất tồn tại khách quan so với hiện thức, hay nói cách khác, “tồn tại khách quan” chính là một thuộc tính cơ bản của vật chất. Và đây cũng chính là cơ sở, tiêu chuẩn để chúng ta có thể so sánh và phân biệt được cái gì là vật chất hay cái gì không phải là vật chất. Và một lập luận nữa chứng minh chi sự tồn tại khách quan của vật chất trong hiện thực là dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại. Ba là, vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại lệ thuộc vào cảm giác. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là vật chất dù tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các giác quan của con người hay ý thức của con người thì đó chính là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh. Tóm lại, qua phát biểu của Lênin, bằng việc chỉ ra những thuộc tính khách quan, con người chúng ta đã có được cơ sở để phân biệt được phạm trù vật chất với tư cách là một phạm trù của triết học, khoa học chuyên ngành. Và cũng chính từ đó, chúng ta khắc phục được những hạn chế trong quan niệm cũ và cung cấp những căn cứ khoa học để xác định được vật chất. Bên cạnh đó, con người cũng có thể giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học là: vật chất hay ý thức là thứ có trước? Qua nhận định của Lênin, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định được vật chất có trước, ý thức là cái có sau và vật chất thì quyết định ý thức. Chính kết quả này đã góp phần đặt nền móng để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội của con người sau này. 11/05/2022

Trang 6

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

1.1.2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất. Nói về vật chất, Ph. Ăngghen từng quan niệm: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất”, -tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất – thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra tring vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến tư duy”. Nói cách khác, vận động chính là phương thức tồn tại của vật chất. Như vậy, vật chất và vận động không thể nào tách rời nhau, ngược lại chúng có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, bởi lẽ vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà chúng ta có thể xác định được đó là vật chất. Bất kì sự vật hiện tượng xuất hiện xung quanh cuộc sống của chúng ta, dù là vật thể vô cùng lớn như các ngôi sao, thiên hà, … hay vật thể vô cùng nhỏ như các hạt nhân nguyên tử, dù tồn tại vô sinh hay hữu sinh cũng đều vận động và biến đối không ngừng. Và từ những thành tựu khoa học đó, Ph. Ăngghen đã tiến hành phân loại vận động và kết quả là chúng ta có năm hình thức cơ bản như sau: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học và vận động xã hội. Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Vậy không gian và thời gian là gì? Chúng ta đều biết, mọi dạng vật chất cụ thể đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một khoảng tính nhất định và tồn tại trong một mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại ấy, người ta gọi là không gian. Còn nói về thời gian, nói một cách dễ hiểu thì những hình thức tồn tại mà ở trong đó, sự tồn tại của vật chất được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp hay chuyển hóa, … thì đó được gọi là thời gian. Và cũng chính từ định nghĩa từ thời gian và không gian chúng ta biết được không có vật chất nào tồn tại

11/05/2022

Trang 7

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

bên ngoài không gian và thời gian cùng như không có thời gian và không gian nào tồn tại bên ngoài vật chất. Như vậy, muốn quan sát sự vận động của vật chất thì chúng ta phải xem xét nó trên hai phương diện cả không gian và thời gian. Do đó, những hình thức tồn tại của vật chất cũng mang trong mình những tính chất chung như tính chất của vật chất, đó là tính khách quan, tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn. Ngoài ra, con người còn nghiên cứu và chứng minh được không gian có thuộc tính ba chiều còn thời gian chỉ có một chiều. Tuy nhiên, cả hai thuộc tính ấy đều biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động xung quanh xã hội loài người. 1.2.Cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng về phạm trù ý thức. 1.2.1. Nguồn gốc của ý thức. 1.1.1.1. Nguồn gốc tự nhiên. Bên cạnh vật chất, ý thức chính là một nhân tố không thể thiếu. Vậy ý thức là gì? Nói như chủ nghĩa duy vật Macxit: “Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người”. Và cũng chính từ định nghĩa này chúng ta biết được nguồn gốc của ý thức được sản sinh ra chính bởi bộ óc của con người. Bộ óc con người có thể nói đó chính là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất. Nó có khả năng truyền dẫn, thu nhận và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới xung quanh. Ví dụ, nếu con người muốn nhấc bàn tay của mình lên thì bộ não sẽ ngay lập tức phát ra xung thần kinh truyền đến tay để nhấc bàn tay lên. Có thể nói, trong thế giới của những khối cơ, dây thần kinh, tế bào, … bộ não đóng vai trò là một vị vua điều khiển và chi phối mọi hoạt động của thế giới ấy. Và cũng chính bởi cương vị quan trọng ấy mà chúng ta không thể nào tách ý thức ra khỏi bộ não của con người. Bởi chính vì có bộ não phát triển hơn sản sinh ra ý thức loài người mới là loài cao cấp nhất và ngự trị muôn loài cho đến ngày nay. 11/05/2022

Trang 8

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

Quả thật, chính não bộ là cơ quan chi phối và hình thành nên ý thức. Nhưng trong quá trình vận động và phát triển không ngừng, dưới sự tác động của hiện thực khách quan, bộ óc bị chịu ảnh hưởng và đó là mầm mống để hình thành nên quá trình phản ánh. Như chúng ta đã biết, phản ánh chính là sự tái tạo lại những đặc điểm, tích chất của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Và quá trình phản ánh được chia thành năm cấp độ khác nhau từ thấp đến cao như: phản ánh vật lý, phản ánh hóa học, phản ánh sinh hóc, phản ánh tâm lí và phản ánh năng động sáng tạo- hình thức phản ánh cao nhất. 1.2.1.1. Nguồn gốc xã hội. Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam- Hồ Chí Minh từng nói: “Lao động là vinh quang”. Và câu nói ấy cũng chính là lời khẳng định chắc nịch về tầm quan trọng của lao động đối với xã hội loài người. Nói về lao động thì lao động chính là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên nhằm thay đổi thế giới tự nhiên sao cho phù hợp với nhu cầu và phục vụ con người trong quá trình sinh tồn tại và phát triển. Để buộc các sự vật và hiện tượng bộc lộ các thuộc tính và quy luật vật động của nó, con người phải không ngừng lao động, và vô tình trong quá trình lao động ấy, con người ta mới biết được, nhận thức và hiểu được về sự vật và hiện tượng ấy. Và cũng chính nhờ lao động, con người dần dần tiến hóa, từ loài có bốn chi, con người đã biết đi bằng hai chân, sự chuyển hóa ấy đã giúp con người có thể dễ dàng, thuận lợi trong săn bắt, hái lượm, trọng lao động và sản xuất để từ đó thu được nhiều của cải vật chất hơn nữa. Chính nhờ sự phát triển của nhận thức khi tiếp xúc và chi phối sự vật hiện tượng, mà con người ngày càng học hỏi được nhiều điều hơn từ thiên nhiên, con người không chỉ biết ăn hoa quả, rau cỏ nhờ hái lượm mà con người con 11/05/2022

Trang 9

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

biết săn bắn và ăn thịt động vật, không chỉ ăn sống mà họ còn biết nướng chín để ăn. Tìm ra lửa cũng chính là một thành tựu tạo ra bước đột phá lớn trong xã hội loài người và thành tựu ấy cũng chính là do lao động mà nó được tìm thấy và hình thành. Một thành tựu nữa mà lao động mang lại cho con người, đó chính là công cụ lao động. Sáng tạo ra công cụ lao động như là một con đường tắt giúp con người có những bước nhảy vọt trong sự phát triển. Nhờ có công cụ lao động, số lượng của cải của con người ngày càng tăng cao, và chính vì lẽ đó, một số người có quyền lực trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm làm của riêng. Chế độ tư hữu xuất hiện, kèm theo đó là chế độ giàu nghèo cùng những mâu thuẫn không thể giải quyết được chính là thời kì mà nhà nước xuất hiện. Cuối cùng, cũng chính nhờ có lao động mà con người hoàn thiện các giác quan của mình hơn, nhất là khối óc. Chúng ta có thể thấy, từ xa xưa thời kì nguyên thủy con người vẫn “ăn lông ở lỗ” đến ngày nay thời kì hiện đại, con người đã tìm ra, sáng tạo và phát minh ra rất nhiều thứ có ý nghĩa vô cùng to lớn, tất cả đều được ghi chép lại và ngày nay được chuyển thành dữ liệu cho hậu thế đời sau có thể công nhận, tiếp thu, duy trì và phát huy. Tri thức vô hạn ấy đã chứng minh sự hoàn thiện của khối óc của con người. Mặt khác, ngôn ngữ cũng chính là phương tiện khiến cho con người ngày càng hoàn thiện ý thức, tư duy, trí tuệ của con người. Lấy lao động làm gốc, ngôn ngữ ra đời chính là kết quả của mong muốn, cụ thể là nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin. Sự ra đời của ngôn ngữ - “cái vỏ” vật chất của tư duy đã giúp con người có thể thể thiện được ý thức và góp phần phản ánh một cách khái quát, gián tiếp về sự vât, hiện tượng. Không chỉ vậy, ngôn ngữ còn là phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin hiểu quả. Chưa dừng lại ở đó, với sự hỗ trợ đắc lặc từ ngôn ngữ, con người có thêm khả năng giao tiếp, trao đổi, biết cách khái quát, tổng kết, kèm theo đó là khả năng đúc kêt thực tiễn và cũng 11/05/2022

Trang 10

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

chính vì sự xuất hiện của ngôn ngữ mà con người có thể duy trì, bảo tồn, phát huy những tri thức thu thập được, truyền đạt được kinh nghiệm và tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được, lao động và ngôn ngữ chính là hai yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn và kích thích mạnh mẻ vào não bộ khiến não bộ của một con vật tiến hóa thành não bộ của một con người, biến những phản ứng tâm lí động vật thông thường thành ý thức. Nếu nói nguồn gốc tự nhiên chính là điều kiện cần thì chính nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức xuất hiện, thiếu một trong hai nhân tố này thì đồng nghĩa với việc sẽ không có sự xuất hiện của ý thức. Tóm lại, con vật không có ý thức, ý thức là sản phẩm đặc trưng của bộ não con người và cũng chính ý thức là “chiếc vương miện” rực rỡ biểu chưng cho sự thống trị thế giới của loài người. 1.2.2. Bản chất của ý thức. Nếu như nói về nguồn gốc, ý thức xuất phát từ hai nhân tố tự nhiên và xã hội thì khi nói về bản chất, ý thực lại là phương tiện phản ánh sự năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Vậy con người đã năng động và sáng tạo như thế nào? Là một cá thể sống có ý thức, con người năng động trong việc lựa chọn và định hướng đối tượng nhận thức tùy thuộc vào chủ thể nhận thức. Còn về phương diện sáng tạo, con người biết thu thập, tích lũy và phát triển, từ những tri thức đã có sẵn trong thông qua quá trình lao động, con người đã biết tạo ra những tri thức mới thông qau câc giải thuyết khoa học và rút ra những kết luận mới một cách khái quát và gián tiếp về đối tượng. Sự thật là, con người có thể tạo ra những hình ảnh và biểu tượng khồn có thực trong xã hội. Có thể nói, bản chất của ý thức có được là do có sự thống nhất của 3 giai đoạn:

11/05/2022

Trang 11

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002

 Giai đoạn 1: Sự thống nhất giữa chủ thể và đối tượng nhận thức, chủ thể nhận thức lựa chọn, định hướng đối tượng nhận thức.  Giai đoạn 2: Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng vật chất khúc xạ.  Giai đoạn 3: Sự hiện thực hóa mô hình trong tư duy thông qua hoạt động của con người. Có nhận định cho rằng: “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Đây là một nhận định hoàn toàn đúng, bởi lẽ ý thức chính là hình ảnh mô phỏng, tái tạo lại của thế giới khách quan với những quy định về nội dung và hình thức nhưng nó không bao giờ y nguyên với cái khách quan ngoài thế giới kia mà nó bị biến tấu, cải tạo lại thông qua lăng kính chủ quan của con người hay còn gọi là ý thức. Thật vậy, ý thức chính là một hiện tượng xã hội và mang bản chất của xã hội. Ý thức chính là được nảy sinh từ quá trinh lao động, hoạt động. Mà chúng ta cũng biết rằng, đó không thể nào là một hoạt động đơn lẻ mà đó là quá trình lao động không ngững nghỉ của một nhóm người, của một cộng đồng và của một xã hội. Như vậy, người ta gọi lao động chính là hoạt động xã hội. 1.2.3. Kết cấu của ý thức. Ý thức được coi là một phạm trù rất bao quát cũng rất phức tạp. Nó bao hàm rất nhiều yếu tố, và chúng ta hoàn toàn có thể chia nó thành các phần như tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí. 

Về phương diện tri thức, đầu tiên chúng ta cần phài hiểu được tri thức

là gì? Tri thức hiểu theo một cách đơn giản chính là sự hiểu biết của con người về thế giới sống xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể chia tri thức thành hai loại tri thức cảm tính và tri thức lí tính. Thứ nhất, tri thức cảm tính là sự nhận biết những sự vật, hiện tượng ở vẻ bề ngoài. Còn tri thức lí tính thì là sự hiểu 11/05/2022

Trang 12

Giáp Huy Công

Lớp: TRI 114.6

MSSV: 2114120002


Similar Free PDFs