tiểu luận triết học mác lenin PDF

Title tiểu luận triết học mác lenin
Author Trà My Lê
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 422.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 483
Total Views 671

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ---------------*****---------------TIỂU LUẬNPhép bi n ch ng vềề mốối liền h ph biềốn và v n d ng phânệ ứ ệ ổ ậ ụtích mốối liền h gi a tăng tr ng kinh tềố v i b o v mốiệ ữ ưở ớ ả ệtr ng sinh tháiườSinh viên thực hiện : Lê Thị Trà MyMã sinh viên : 21142...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---------------*****---------------

TIỂU LUẬN Phép bi n ch ệ ngứvềề mốối liền h ệph ổbiềốn và vận dụng phân tích mốối liền h ệgi ữa tăng tr ưở ng kinh tềố với bảo vệ mối trường sinh thái Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Trà My

Mã sinh viên

: 2114210079

Lớp hành chính

: Anh 04-Khoa quản trị kinh doanh, Khóa 60

Lớp tín chỉ

: TRI114.9

Giảng viên hướng dẫn

:ThS. Trần Huy Quang

Hà Nội – T6/2021

MỤC LỤC

1 Mục Phâền m ởđâều...........................................................................................................................3 Phâền nội dung........................................................................................................................5 Ι.Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.................................................... 5 1. S ự ra đời c ủa phép biện chứng.............................................................................................5 2. Nguyên lí mốối liên h ệph ổbiêốn ..............................................................................................6

II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.8 2. Mối tr ườ ng đang b hị yủho iạdo các chính sách tăng tr ưở ng kinh têố t ại Vi ệt Nam .............9 3. H uậ qu ảc aủmấốt cấn băằng sinh thái, ố nhiêễm mối tr ường ................................................12 4. Gi i pháp ả đêằ xuấốt khăốc ph ục...............................................................................................13

Kềốt Luận...................................................................................................................................15 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................17

1

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Thế giới thực tại ngày nay là sự cấu thành của vạn vật, trong đó mọi vật đều có những mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại song hành, đồng thời cùng nhau. Triết học từ lâu đã đóng vài trò quan trọng trong sự hình thành tồn tại và phát triển của xã hội loài người mà trong đó phải nhắc đến nguyên lí mối liên hệ phổ biến- một trong những nguyên lí cơ bản và đóng vai trò cốt lõi trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Nguyên lí về mối quan hệ phổ biến đã đưa ra đầy đủ, khái quát nhất về mối liên hệ rằng buộc của các sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta ngày nay. Bên cạnh đó, những tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đè bảo vệ môi trường ngày nay đang nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội. Thế giới của chúng ta đã và đang bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của người dân nhưng mặt khác nó đang gây một sức ép nặng nề lên môi trường sinh thái. Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những kết quả về kinh tế trong giai đoạn trước mắt, đất nước Việt Nam ta phải trả giá là sự hao mòn, suy cạn của các nguồn tài nguyên. Sự phát triển nhanh vượt bậc ở Việt Nam đã dẫn đến sự tình trạng ô nhiễm đất, không khí, nước... vô cùng đáng quan ngại. Môi trường đang suy kiệt, mất dần đi các chức năng của nó. Nhận thấy tính quan trọng và cấp thiết của những vấn đề trên, em xin chọn đề tài: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái” cho bài tiểu luận của mình. 2

2. Đối tượng nghiên cứu - Phép biện chứng mối liên hệ phổ biến - Tăng trưởng kinh tế, vấn đề môi trường sinh thái và mối quan hệ giữa chúng. 3. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề liên quan đến phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến - Vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt đi sâu vào môi trường sinh thái của Việt Nam từ đó tìm ra giải pháp phát triển kinh tế đất nước ta theo hướng lâu dài, ổn định, bền vững. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nắm rõ được nội dung của phép biện chứng mối kiên hệ phổ biến -Đưa ra các giải pháp cho sự phát triển lâu dài của đất nước 5. Kết cấu tiểu luận Nội dung chính của tiểu luận bao gồm 2 phần Phần I : Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến Phần II : Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Phần nội dung Ι.Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 1. Sự ra đời của phép biện chứng 3

Triết học ra đời cũng đánh dấu sự ra đời của phép biện chứng. Khởi nguồn cho phép biện chứng phải nhắc đến các phép biện chứng tự phát thời cổ đại mà lớn nhất, tiêu biểu nhất chính là nền triết học Trung Hoa cổ đại với 103 trường phái triết học lớn nhỏ, tiếp nối là các phép biện chứng thời trung đại, phép biện chứng cổ điển Đức với thời kì đỉnh cao dưới thời nhà triết học Hegel. Tiếp nối, kế thừa và phát huy những quan điểm của Hegel, C.Mác và Lenin đã đưa phép biện chứng lên một chuẩn mực mới, ngày càng hoàn thiện và phát triển để ngày nay phép biện chứng đạt đến trình độ cao nhất là phép biện chứng duy vật. Nghĩa xuất phát của từ “biện chứng” là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận (Do Xôcrát dùng). Quan điểm biện chứng cho phép chủ thể nhận thức được những đặc trưng cơ bản của sự vật, hiênh tượng, mối liên hệ giữa chúng,cho thấy không chỉ là sự hình thành, phát triển, tiêu vong mà còn cả trạng thái tĩnh và trạng thái động của sự vật hiện tượng. Ph.Ăngghen nhận xét, tư duy biện chứng là tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không tuyệt đối hóa những ranh giới nghiêm ngặt. “Nó thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khpng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.” Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Trong ‘Bút ký triết học’, Lenin đã từng nhận xét rằng:” Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ và sự vận động”. Chính vì vậy,phép biện chứng đã trở thành công cụ hữu ích giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới, là phương pháp luận tối ưu của mọi khoa học. 2. Nguyên lí mối liên hệ phổ biến 2.1 Nội dung về nguyên lí mối liên hệ phổ biến a. Nguyên lí: những vấn đề căn bản nhất, cốt yếu nhất của 1 học thuyết, lý luận. Nó có ý nghĩa như các tiền đề trong các khoa học cụ thể, là cái không phải chứng minh mà phải chấp nhận và tuân thủ nghiêm ngặt nó. 4

b. Mối liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lần nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận của mỗi sự vật hiện tượng. c. Mối liên hệ phổ biến: Trước hết mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của mối liên hệ trong tất cả các sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ những mối liên hệ tồn tại ở hâu hết các sự vật hiện tượng như mối liên hệ giữa lượng- chất, giữa khpng định- phủ định, giữa nguyên nhân- kết quả,... 2.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến a. Tính khách quan của mối liên hệ: Mối liên hệ là cái vốn có của bản thân các sự vât, hiện tượng, bắt nguồn từ cơ sở là tính thống nhất vật chất của thế giới. Trong thế giới có vô vàn sự vât, hiện tượng khác nhau nhưng đều là dạng tồn tại cụ thể của vật chất, do vật chất sinh ra và chịu sự tác động của các quy luật khách quan của thế giới vật chất. Các sự vật, hiện tượng không thể tông tại một chách hoàn toàn cô lập, tách rời mà luôn phải nằm trong sự liên hệ, rằng buộc phụ thuộc, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau. b. Tính phổ biến của mối liên hệ: Mối liên hệ có ở tất cả các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên thế giới,có cả trong xã hội và tư duy nên nó tồn tại mang tính phổ biến ở các sự vật và hiện tượng c. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: Các sự vật, hiện tượng khác nhau thì có những mối liên hệ khác nhau. Đồng thời, cùng một sự vật hiện tượng nhưng đặt trong các bối cảnh lịch sử cụ thể khác nhau thì cũng có những mối liên hệ khác nhau. Từ đó tạo ra vô vàn mối liên hệ khác nhau của các sự vật, hiện tượng trên thế giới, tạo ra sự đa dạng và phong phú của các mối liên hệ. 2.3 Ý nghĩa phương pháp luận: 5

- Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó. - Phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại. - Cần xem xét các đối tượng trong mối liên hệ, ràng buộc qua lại với các đối tượng khác và với bối cảnh lịch sử cũng như môi trường xung quanh. II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái 1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái Kinh tế là tất cả các yếu tố liên quan đến sản xuất, điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, lưu thông va buôn bán hàng hóa. Kinh tế là thước đo giá trị phát triển của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là phát triển kinh tế với mục đích cải thiện, nâng cao điều kiện, chất lượng sống của con người. “ Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”. Vì vậy giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế rõ ràng đã có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ. Môi trường là thực thể khách quan, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Môi trường được sinh ra, tồn tại trong thế giới tự nhiên, tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại có mối quan hệ ràng buộc với con người. Các khuynh hướng phát triển của môi trường chịu tác động dưới ảnh hưởng của con người mà có thể trở nên tốt hơn hay xấu đi. Nếu môi trường tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người thì tăng trưởng kinh tế là thực thể tồn tại chủ quan, được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Môi trường chịu sự tác động và chi phối của con người, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người, như vậy, mội trường cũng chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng bị chi phối và ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. 6

Để phát triển kinh tế thì cần có những nguồn lực tài nguyên cũng như tiềm lực kinh tế xã hội. Việt Nam là quốc gia có “ Rừng vàng biển bạc”, vì vậy nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam được đánh giá là đa dạng, phong phú, là nguồn lực lớn để phát triển kinh tế. Nhà nước ta đã nhận ra và có những chính sách, đường lối tăng trưởng kinh tế từ nguồn lực trên, góp phần đưa nước ta từ một nước lạc hậu đói kém hậu chiến tranh thành một nước đang trên đà phát triển, cải thiện và nâng cao mức sông của người dân. Có thể nói, những nguồn lực từ môi trường sinh thái là một phần quan trọng trong công cuộc phát triển, tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay chưa thật sự được chú trọng. Tài nguyên thiên nhiên là phong phú nhưng không phải vô tận, nếu khai thác, sử dụng bừa bài, không hợp lí sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo môi trường thì một ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do môi trường bị suy thoái. Lúc đó con người phải gánh chịu hậu quả do chính con người gây ra. Một sản phẩm do con người tạo ra lại phá huỷ cái mà con người chịu tác động trực tiếp vì con người không thể sống mà không chịu sự tác động của môi trường. Ngược lại nếu tăng trưởng kinh tế được gắn liền, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái thì nó không chỉ góp phần tạo nên một nền kinh tế bền vững mà còn cải thiện, không ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Phải chăng con người đang đánh đổi môi trường để lấy một nền kinh tế tăng trưởng? Phải chăng con người đang tự hủy hoại môi trường sống của chính mình? Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bà Phạm Thị Ngọc Trâm đã khpng đinh: “con người là chủ thể tích cực trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên”, mà ở đây, cụ thể chính là mối liên hệ giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. 2. Môi trường đang bị hủy hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 7

Môi trường và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ mật thiết rõ ràng. Song việc phát triển không đồng đều, chỉ chú trọng, tập trung khai thác mà không cải tạo, phát triển của các chính sách hiện nay đã đang và sẽ tiếp tục làm môii trường mất đi chức năng vốn có của nó. a. Trong nông nghiệp Từ những ngày đầu dựng nước thời vua Hùng, nước ta xuất phát là một nước thuần nông, trong đó trồng trọt và chăn nuôi giữ vị trí, vai trò cốt cán trong nền kinh tế quốc gia. Với diện tích ¾ là đồi núi, có các bãi bồi, vùng phù sa màu mỡ thích hợp để chăn nuôi gia súc, trồng trọt, bên cạnh đó là nguồn lợi thủy hải sản phong phú đa dạng từ sông ngòi, kênh rạch, biển Đông,..thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Đảng và nhà nước đã nhận ra những tiềm năng tự nhiên để có những chính sách, chủ trương phát triển đem đến những tín hiệu tích cực như: Trong giai đoạn từ 1986-2017, tăng trưởng nông nghiệp ở mức 3,5%/ năm, năng suất lúa gạo gấp đôi Thái Lan và 1,5 lần Ấn Độ, đứng đầu Đông Nam Á. Năng suất cá tra đạt 209 tấn/ ha, cá ao nuôi 300-400 tấn/ ha, cao nhất thế giới. Năng suất tôm sú ở mức 209 tấn/ ha, năng suất tôm thẻ trắng cao hơn nhiều nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan,... Tuy nhiên, đi đôi với sự tăng trưởng là khả năng gây ô nhiễm môi trường. Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên và việc khai thác bừa bãi, quá mức các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta trong tương lai. Ngoài ra, các ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi vì muốn nâng cao số lượng hàng hóa cũng gây ô nhiễm môi trường bởi sự bất hợp lí trong canh tác, chăn nuôi. Để tăng sản lượng các loại rau, củ, quả… người nông dân thường phun các loại chất kích thích, phân bón, thuốc trừ sâu… Trình độ nhận thức của người dân còn thấp, thêm vào đó vai trò của các hợp tác xã chưa phát huy hết khả năng, năng lực của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến các kiến thức chăn nuôi, trồng trọt đến người dân. Trên khắp các bờ ruộng, vỏ thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật,.. vứt tràn lan. Bên 8

cạnh đó, một bộ phận người dân trên các vùng trùn du, miền núi vẫn còn hiện tượng phá rừng làm nương, rẫy cũng là vấn đề gây nguy hiểm cấp bách đến môi trường. b. Trong công nghiệp Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986 Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế chỉ huy, tập chung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong gần hai thập kỷ qua thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung bình hơn 7%/năm. Đặc biệt trong công nghiệp, tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát điểm chỉ có 0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn 1991-2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 17%/năm. Tỷ trọng công nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm 2000. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá trong những năm qua một mặt là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng mặt khác nó đã ít nhiều bộc lộ những mặt trái của nó mà nếu không có biện pháp bảo vệ cụ thể thì trong tương lai không xa chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại. Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết ở Việt Nam hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm. Trong khi đó, hầu hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, phần lớn chất thải rắn được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân. Ô nhiễm trên biển Đông diễn biến phức tạp 9

và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét nhận chìm vật liệu nạo vét. Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, nổi lên là ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta. Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các cơ sở doanh nghiệp thường thải ra một lượng nước thải khá lớn. Đặc biệt là khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lí nước thải. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp nếu có tiến hành xử lí thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thpng ra nguồn nước mặt. Khí thải của các cơ sở doanh nghiệp sản xuất cũng là vấn đề cần bàn tới. Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu do các ngành nhiệt điện, công ngiệp hoá chất gây nên.Tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m3, gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép. Nồng độ các chất khí độc hại khác như CO2, NO2, SO2… trong không khí xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng phát triển thì nhu cầu khai thác các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất ngày càng tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát triển và môi trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng môi trường. Nạn khai thác gỗ trái phép gây ra sự suy nghiêm trọng độ che phủ của rừng. 3. Hậu quả của mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường -Việc khai thác các nguồn tài nguyên một cách ồ ạt, không có kiếm soát dẫn đến tình trạng khai thác lậu, trái phép gây sạt lỡ, ô nhiễm môi trường tại các điểm khai thác 10

-Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm, là nguyên nhân gây chết hàng loạt cho các sinh vật dưới nước như tôm, cá,.. ảnh hưởng đến sức khỏe người dân -Việc sử dụng các loại hoá chất và sau đó vứt ngay các loại vỏ, bao đựng trên ruộng trước tiên gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nguồn đất, sau là gây nguy hiểm cho những người sử dụng các loại rau, củ, quả đó. Sử dụng hoá chất không được phép trước tiên là gây ô nhiễm nguồn nước, không tiêu thụ được hàng hoá, sau cùng là gây ra thoái hoá đất- một sự mất mát lớn. Môi trường nông thôn cũng đang kêu cứu. Sự lạm dụng và khó kiểm soát của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đang không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất, nước mà còn gây chết cho các loài sinh vật khác. Kết hợp với việc khai thác nguồn tài nguyên rừng, thủy hải sản quá mức mà không có các chính sách cải tạo có thể làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên quý giá trong tương lai. -“Nếu chúng ta bắn vào thiên nhiên một phát đạn, thì thiên nhiên sẽ bắn trả lại ta bằng đại bác”. Thực tế cho thấy, đi kèm với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả do chính chúng ta gây ra. Trong vòng 7 năm trở lại đây, các thảm hoạ tự nhiên như bão xoáy, lụt lội, hạn hán…ngày càng tăng nhanh cả về tần suất lẫn cường độ như hạn hán ở miền Trung, bão lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, cháy rừng ở U Minh… đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, thâm hụt vào ngân sách quốc gia hàng trăm tỷ đồng - một con số không nhỏ đối với một quốc gia còn nghèo như Việt Nam. Ngoài ra, đi đôi với sự suy giảm môi trường, các bệnh về thời tiết cũng gia tăng, thiệt hại người do các bệnh về đường nước tăng như sốt rét, tiêu chảy... Các bệnh liên quan đến đường ruột bệnh giun, bệnh sán máng, giun trong máu… các bệnh về hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi… Cuộc sống của con người đang bị đe dọa. 4. Giải pháp đề xu...


Similar Free PDFs