Tiểu luận Triết học Mác - Lênin PDF

Title Tiểu luận Triết học Mác - Lênin
Author Mai Hồng
Course Triết 1
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 19
File Size 347.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 466
Total Views 513

Summary

Download Tiểu luận Triết học Mác - Lênin PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Họ và tên MSV Lớp Viện GVHD

: : : : :

Đặng Thị Mai Hồng 1192122 Quản trị kinh doanh 61D Quản trị kinh doanh Lê Ngọc Thông

Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

2

Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2019

LỜI GIỚI THIỆU Will Durant – nhà sử học, triết gia người Hoa kỳ từng nói: “Science gives us knowledge, but only philosophy can give us wisdom” – Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ có triết học mới cho chúng ta sự thông thái. Không phải ngẫu nhiên mà từ thời cổ đại, triết học lại được coi là “khoa học của mọi khoa học”, và các triết gia xưa nay đều được coi là các nhà thông thái, hiểu biết, uyên thâm. Điều này khiến cho triết học trở thành một môn khoa học thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn, thôi thúc con người tìm hiểu và say mê nghiên cứu. Tuy ngày nay quan điểm đó không còn đúng đắn bởi triết học vốn là một môn khoa học độc lập, không đồng nhất với bất kỳ khoa học cụ thể nào, nhưng nó vẫn cho chúng ta thấy được tầm quan trọng to lớn của triết học. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội”, để góp phần tìm hiểu và làm rõ hơn về triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại hiện nay. Qua đề tài này, em muốn cảm ơn thầy Lê Ngọc Thông, là người đã giúp em có thêm những hiểu biết về triết học. Những lời giảng của thầy đã giúp em hiểu hơn về triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội, giúp em có thêm niềm yêu thích với môn khoa học này. Trong quá trình làm tiểu luận, mặc dù đã cố gắng hết khả năng nhưng do trình độ còn hạn chế nên vẫn không khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy để giúp cho bài tiểu luận của em được đầu đủ, hoàn thiện hơn và bản thân em cũng có thể củng cố thêm vốn hiểu

2

biết của mình. Em xin trân trọng cảm ơn!

PHẦN A: TRIẾT HỌC I/ Khái niệm, sự ra đời và nguồn gốc của Triết học 1. Triết học là gì Từ xa xưa, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về triết học. Theo người Ấn Độ cổ đại, triết học được coi là “Darshana” – là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, chiêm nghiệm về thế giới và con người, là tri thức. Với người Trung Quốc, triết học xuất phát từ chữ “triết”, là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết của con người. Ở phương Tây, triết học xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, có nguồn gốc từ “Philosophia”, là Philos (yêu mến) + Sophia (thông thái hay hiểu biết), nghĩa là sự yêu mến sự thông thái. Khi đó, triết học được coi là hình thái cao nhất của tri thức, là khoa học của mọi khoa học và các .nhà triết gia được coi là những nhà thông thái, uyên bác. Trải qua quá trình phát triển, có rất nhiều quan điểm về triết học, tuy nhiên chúng vẫn bao hàm những điểm chung, những nội dung cơ bản giống nhau. Vậy khái quát lại, ta có thể hiểu: “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó”. Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. 2. Nguồn gốc và sự ra đời của triết học Triết học có hai nguồn gốc cơ bản là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc nhận thức là ở kho tàng tri thức và tư duy của loài người. Khi con người xuất hiện trên Trái Đất thì thời cũng là lúc ý thức ra đời. Những suy nghĩ ban đầu của con người chỉ là những suy nghĩ đơn giản, nhỏ bé, rời rạc và không thống nhất. Trong quá trình sống, từng bước con người có những kinh nghiệm, những kiến thức về tự nhiên, xã hội, và từ đó những triết lý nhân sinh cũng ra đời. Dần dần, trình độ nhận

2

thức của con người phát triển cao lên đến mức có thể khái quát, trừu tượng và hình

thành nên các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy – là cơ sở cho triết học ra đời sau này. Nguồn gốc xã hội của triết học là khi xã hội loài người đạt đến trình độ tương đối cao, lao động trí óc tách rời khỏi lao động chân tay, xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp. Nhóm người lao động trí óc chuyên tâm nghiên cứu và hình thành nên triết học. Triết học xuất hiện vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN (khoảng 2800 -2600 năm trước) tại các trung tâm lớn của nền văn minh nhân loại. Triết học xuất hiện ở cả phương Đông ( Ấn Độ, Trung Quốc) trong thời kỳ chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang phong kiến và ở cả phương Tây (Hy Lạp, Ai Cập), khi xã hội có sự phân công lao động và phân chia giai cấp lần thứ hai, hay nói cách khác là khi lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay. II/ Triết học với tư cách là một khoa học 1. Đối tượng của triết học Từ khi ra đời, triết học đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và ở mỗi giai đoạn triết học cũng có những đối tượng khác nhau. Thời cổ đại, khi chưa có sự phân chia rõ ràng giữa triết học và các ngành khoa học khác, triết học đã được coi là “khoa học của mọi khoa học”, bao gồm toàn bộ tri thức và lí luận của con người. Thời trung cổ, do sự thống trị của Thiên Chúa giáo, triết học chỉ được xem là một bộ phận của thần học, với nhiệm vụ biện minh, lý giải cho sự tồn tại của thần quyền. Ngày nay, khi nhận thức của con người ngày càng phát triển, triết học đã trở thành một môn khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Theo Ph.ăngghen: “Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất về sử sự vận động và phát triển của thế giới; từ tự nhiên, xã hội và cả tư duy”. Như vậy, đối tượng của triết học là những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và cả tư duy. 2. Vấn đề cơ bản của Triết học Khi nghiên cứu một môn khoa học nào đó, chúng ta thường phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Ví dụ như khi nghiên cứu về Kinh tế học, chúng ta phải giải quyết ba vấn đề lớn: Sản xuất cái gì, Sản xuất như thế nào, Sản xuất cho ai. Triết học cũng như mọi ngành khoa học khác, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cơ bản khác nhau.

2

Ph. Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề cơ bản lớn của triết học, đặc biệt là triết học hiện

đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”, giữa ý thức và vật chất, giữa con người với giới tự nhiên. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, cũng là trả lời cho hai câu hỏi lớn. Trả lời cho các câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành nên các trường phái triết học. Vấn đề thứ nhất là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, trả lời cho câu hỏi: giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Đây là một vấn đề rất lớn của triết học, khiến cho con người phải đau đầu tìm kiếm và suy nghĩ giải quyết nó từ xưa tới giờ. Ví dụ, cái ghế và hình ảnh cái ghế trong đầu người thợ mộc cái nào có trước, cái nào có sau? Nếu không có hình ảnh cái ghế thì người thợ mộc có nghĩ ra được hình ảnh cái ghế không? Nhưng nếu không có cái ghế trong ý tưởng của người thợ mộc thì liệu cái ghế có tồn tại? Vậy cái nào quyết định cái nào? Trả lời cho câu hỏi này hình thành hai trường phái lớn khác nhau trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lý (Physiccalsm), cho rằng bản chất thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước quyết định ý thức; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức con người, còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Với chủ nghĩa duy vật, mọi hiện tượng sự vật đều cấu tạo từ vật chất và là sự kết quả của tương tác vật chất, các sự kiện liên quan đều có thể giải thích bằng tự nhiên mà không cần tồn tại bất kỳ giả thuyết nào về siêu nhiên. Chủ nghĩa duy vật ra đời và phát triển từ thời cổ đại đến bây giờ, gắn liền với thực tiễn và sự phát triển của khoa học. Trong lịch sử triết học có 3 hình thức cơ bản là: chủ nghĩa duy vật cổ đại chất phác ngây thơ, chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng (Triết học Mác – Lênin). Qua thực tiễn và khái quát hóa tri thức của nhân loại, chủ nghĩa duy vật đã thể hiện bản thân là hệ thống lí luận trị thức chung nhất gắn với các lực lượng xã hội tiến bộ, định hướng cho các lực lượng này trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Trái lại, chủ nghĩa duy tâm cho rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức, giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại của ý thức; ý thức có trước quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc nhận thức hóa là sự tuyệt đối hóa, thổi phồng mặt tích cực những nhân tố ý thức con người trong nhận

2

thức và thực tiễn. Về nguồn gốc xã hội, chủ nghĩa duy tâm xuất hiện khi có sự phân

công giữa lao động trí óc và lao động chân tay, dẫn tới quan niệm cho rằng nhân tố tinh thần có vai trò quyết định tất cả sự phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy tâm xuất hiện với hai hình thức chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Beccli, Hium,...) và chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen,...). Vấn đề thứ hai của triết học trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? Trong lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau, cũng từ đó hình thành nên hai trường phái lớn trong triết học: khả tri và bất khả tri. Đại đa số các nhà triết học thường theo trường phái khả tri – thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Tuy nhiên, trong khi các nhà duy vật cho rằng sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người thì các nhà duy tâm lại cho rằng sự nhận thức đó là sự nhận thức của tinh thần và tư duy, phủ nhận thế giới khách quan là nguồn gốc của nhận thức. Theo sau đó là trường phái bất khả tri – phủ nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, ví dụ như quan điểm cho rằng không thể chứng minh hay biết được sự tồn tại của Đức Phật. Các nhà triết học tiêu biểu theo trường phái này là Hium, Can-tơ, Beccơly,... Trong lịch sử triết học, luôn luôn có cuộc đấu tranh giữa các trường phái trong triết học. Trong quá trình đó, các trường phái luôn tác động qua lại lẫn nhau, vừa đấu tranh, gạt bỏ vừa kế thừa, bổ sung cho nhau. Chính điều này làm cho triết học không ngừng phát triển, biến đổi, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. 3. Phương pháp nghiên cứu của triết học Triết học là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúp cho con người trong việc nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới. Phương pháp nghiên cứu triết học là phương pháp của tư duy và cũng là phương pháp của nhận thức với toàn thể nhân loại. Trong lịch sử tồn tại hai phương pháp biện chứng và siêu hình, cũng là hai phương pháp đối lập nhau. Biện chứng là phạm trù triết học xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại với ý nghĩa là tranh luận, dùng để chỉ tính chất gắn với sự tồn tại vận động của thế giới. Phép biện chứng là học thuyết, lý luận về tính biện chứng của thế giới thành hệ thống các

2

nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp

luận của nhận thức và thực tiễn. Ph.Ăngghen định nghĩa: “Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng, trong sự vận động của chúng, trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng”. Phương pháp biện chứng phát triển với ba giai đoạn thể hiện qua ba hình thức cơ bản của phép biện chứng: phép biện chứng thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trái ngược với phương pháp biện chứng, phương pháp siêu hình lại có tư duy trái ngược. Phương pháp siêu hình nhận thức sự việc trong trạng thái cô lập, tách rời khỏi các đối tượng khác; nghiên cứu sự vật trong sự tĩnh tại; không thừa nhận xu thế phát triển; tìm nguyên nhân cho sự vận động phát triển từ bên ngoài sự vật. Phương pháp siêu hình xem xét sự vật với một tư duy cứng nhắc, “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh mà quên mất sự vận động của sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Phương pháp siêu hình dẫn đến sự phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Hai phương pháp siêu hình và biện chứng đề là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan. Trong lịch sử triết học, có một số thời điểm tư duy siêu hình chiếm ưu thế. Tuy nhiên, xét trong suốt toàn bộ chiều dài lịch sử thì tư duy biện chứng lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong triết học, trở thành công cụ đặc biệt giúp con người cải tạo và nhận thức thế giới. 4. Hệ thống các nguyên lý, phạm trù và quy luật của Triết học Mỗi một môn khoa học đều có những nguyên lý, phạm trù và quy luật của riêng mình, triết học cũng như vậy. Kể từ khi ra đời, phép biện chứng duy vật đã trở thành một vũ khí lí luận sắc bén nhất cho giai cấp tiến bộ, là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới, trở thành kết tinh tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Vì thế, có thể coi các nguyên lý, phạm trù, quy luật của chủ nghĩa duy vật

2

biện chứng cũng là những nguyên lý, phạm trù, quy luật của triết học.

Phép biện chứng duy vật được xây dựng dựa trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, trong đó hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý cơ bản, khái quát nhất, đóng vai trò là “xương sống” trong triết học, đặc biệt là triết học Mác – Lênin. Mối liên hệ là sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau của sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ có tính phổ biến, tồn tại ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi sự việc. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau trong tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Nó dựa trên khẳng định rằng tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Muốn thực sự hiểu sự vật, hiện tượng thì chúng ta cần phải có cái nhìn bao quát, nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ dựa trên những tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú. Từ đó, tránh những cái nhìn phiến diện, chỉ nhìn vào một sự việc mà đánh giá chung cho toàn bộ, điển hình là câu chuyện “Thầy bói xem voi”. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa về phương pháp luận: tôn trọng quan điểm toàn diện, tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 6 cặp phạm trù: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên. Sự phát triển là sự vận động theo xu hướng tiến lên, từ vận động giản đơn cho đến những vận động phức tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.Triết học Mác – Lênin luôn coi trọng sự phát triển, vì vậy nguyên lý về sự phát triển cũng là một nguyên lý quan trọng của triết học. Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình vận động, phát triển. Nguyên lý về sự phát triển cũng mang tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Nó có ý nghĩa về phương pháp luận: tôn trọng quan điểm phát triển, tránh tự tưởng trì tệ bảo thủ. Nguyên lý về sự phát triển này biểu hiện thông qua 3 quy luật cơ bản: quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu

2

tranh giữa các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định.

2

PHẦN B: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I/ Vai trò thế giới quan và phương pháp luận Trong đời sống xã hội, triết học có rất nhiều vai trò như giáo dục, thẩm mỹ, đánh giá, nhận thức, nhưng quan trọng và sâu sắc nhất vẫn là vai trò thế giới quan và vai trò phương pháp luận, cũng là hai vai trò cơ bản nhất của triết học. 1. Vai trò thế giới quan a) Thế giới quan Trong cuộc sống con người, thế giới quan đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm, quan điểm của con người về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp thông qua các nhu cầu, lợi ích, lý tưởng mang tính cá nhân hoặc xã hội. Thế giới quan được hình thành từ trong quá trình sống của con người, và quay ngược trở lại, nó cũng là một trong những nhân tố định hướng cho hoạt động sống của con người. Vì vậy, ta có thể ví thế giới quan như một chiếc la bàn định hướng cho cuộc sống của mỗi người, đóng vai trò chi phối, chỉ dẫn tư duy và hành động của mỗi cá nhân. Thông qua thế giới quan, con người nhìn nhận được thế giới xung quanh và bản thân mình, từ đó xác định được mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn được cách thức để đạt được mục đích đó. Vai trò thế giới quan của Triết học Triết học ra đời với tư cách là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới quan, là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do khoa học mang lại. Triết học giúp ta trang bị và hoàn thiện thế giới quan, và trên cơ sở đó giúp trang bị và hoàn

2

thiện nhân sinh quan – là yếu tố cơ bản để hình thành và phát triển tính cách của mỗi

ngươgi. Nếu thế giới quan khoa học, đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy nhân sinh quan tích cực phát triển, góp phần vào sự phát triển của xã hội. 2. Vai trò phương pháp luận a) Phương pháp luận Phương pháp là những nguyên tắc, cách thức thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhân thức và thực tiễn. Xét theo phạm vi tác dụng, phương pháp luận có thể chia thành nhiều cấp độ khác nhau như phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất. Theo quan niệm chung hiện nay: “Phương pháp luận riêng chỉ áp dụng cho một môn khoa học nhất định; phương pháp luận chung áp dụng cho một số bộ môn khoa học; phương pháp luận chung nhất áp dụng cho tất cả các ngành khoa học”. b) Vai trò phương pháp luận của triết học Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất, nghiên cứu những quy luật chung nhất của con người, triết học cũng có chức năng phương pháp luận chung nhất – là phương pháp luận được dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định phương pháp luận chung, phương pháp luận ngành và các hoạt động khác của con người. Mỗi quan điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận phương pháp. Chức năng phương pháp luận của triết học được thể hiện ở chỗ nó chỉ ra phương pháp xem xét, nhận thức và cải tạo thế giới, quyết định thành bại trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nghiên cứu triết học giúp ta có được phương pháp luận chung nhất, trở nên năng động sáng tạo trong mọi hoạt động, phù hợp với xu thế phát triển chung. Chính vì vậy, triết học trở thành một công cu đắc lực trong hoạt động chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người trong những lực lượng xã hội tiến bộ. 3. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học đối với các ngành khoa

2

học cụ thể và đối với tư duy lý luận

Khoa học có tác động to lớn đối với sự phát triển của triết học và ngược lại, triết học cũng có vai trò rất quan trọng đối với các ngành khoa học cụ thể. Lịch sử cho thấy những nhà khoa học lỗi lạc ở thế kỷ XX đều ủng hộ hoặc theo một trường phái triết học nào đó. Những thành tựu mà các ngành khoa học cụ thể đạt được đã buộc nó phải chuyến sang lĩnh vực lý luận – lĩnh vực triết học, buộc nó phải vận dụng tư duy lý luận của triết học. Giống như G.Hêghen đã từng nói: “Dù có cố gắng suy luận m...


Similar Free PDFs