tiểu luận triết học Mac Lênin PDF

Title tiểu luận triết học Mac Lênin
Author Khánh Duy Tô
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 9
File Size 299.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 385
Total Views 666

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINĐỀ TÀI: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện củaphép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống của bản...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống của bản thân Anh (Chị). Họ và tên:

Tô Khánh Duy

Mã số sinh viên:

31211572195

Lớp:

IB001

Mã lớp học phần:

22D9PHI5100231

Vĩnh Long, ngày 25 tháng 3 năm 2022

MỤC LỤC Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1

B. NỘI DUNG

2

Phần 1: Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật

2

1.1: Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện

2

1.2: Nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện

3

Phần 2: Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào trong hoạt động nhận thức



thực tiễn cuộc sống của bản thân

4

C. KẾT LUẬN

5

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

0

A. PHẦN MỞ ĐẦU Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. “Triết học tìm kiếm các quy luật của thế giới nói chung phổ biến nhất, chi phối chuyển động tổng thể và hoạt động tổng thể. Bản chất con người trong cuộc sống khi đó được biểu hiện một cách có hệ thống dưới hình thức hợp lý. Ngay từ khi mới ra đời, triết học đã được coi là hình thức tri thức cao nhất, tức là khoa học của tất cả các khoa học. Triết học là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại – vấn đề cơ bản. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới.” “Phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng được C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở thừa kế có phê phán đối với phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức. Phép biện chứng duy vật “ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” (Ph.Ăngghen); là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện; là thế giới quan và phương phát luận chung nhất của mọi hoạt động của con người.” Quan điểm toàn diện chính là một trong 3 nguyên tắc phương pháp luận cơ bản và rất quan trọng của phép biện chứng duy vật. Trong các hoạt động nhận thức và cả hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải tôn trong nguyên tắc toàn diện này. Với thái độ là một sinh viên và áp dụng nguyên tắc toàn diện, tôi coi vấn đề nghiên cứu của mình như một đối tượng cụ thể và đặt chúng trong một thể thống nhất gồm các mặt, các bộ phận, các yếu tố, phẩm chất và các mối quan hệ của tổng thể. Các nguyên tắc tổng thể của hoạt động nhận thức phải nhận thức chúng trong sự thống 1

nhất hữu cơ bên trong của chúng. Nguyên tắc toàn diện trong thực tiễn cần xem xét mối quan hệ của đối tượng với các đối tượng khác và với môi trường xung quanh; tránh để bản thân bị thu hút vào những cái nhìn phiến diện, phiến diện hoặc phân tán.

B. NỘI DUNG Phần 1: Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật: “Biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhât của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Chức năng này thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, để đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thức tiễn của minh.” “Phép biện chứng duy vật là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2 nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển), 6 cặp phạm trù cơ bản (cái riêng – cái chung, nguyên nhân – kết quả, tất nhiên – ngẫu nhiên, nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực) và 3 quy luật phổ biến (quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập).”

1.1: Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: Cơ sở lý luận của nguyên lý tổng hợp là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, là một trong hai nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nguyên tắc này cho rằng, các sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối quan hệ, các mặt của chúng không tồn 2

tại độc lập mà kết hợp, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, quyết định đời sống của sự vật, xu hướng tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Bản thân các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến mang tính đa dạng, muôn màu muôn vẻ, mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và phức tạp, nhân quả, giữa bản chất và tự nhiên, vật chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, tất nhiên và tình cờ. Mối quan hệ này không chỉ xảy ra trong sự vật hiện tượng mà còn tồn tại giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Thêm vào đó là mối quan hệ về mặt thời gian, hiện tại và tương lai của các sự vật hiện tượng. Vì thế, muốn tìm hiểu một cách khách quan các sự vật hiện tượng thì chúng ta không thể bỏ qua các mối quan hệ xung quanh cũng như ẩn sâu bên trong của mỗi một sự vật hiện tượng được xem xét, tìm hiểu.

1.2: Nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện: “Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được xây dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ và sự phát triển của tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.” “Nội dung chính của quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.”

3

Ví dụ, hiện nay để Việt Nam thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nước ta cần xem xét và áp dụng nguyên tắc toàn diện. Cụ thể một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta như nguồn nhân lực, các thế mạnh tự nhiên, thế mạnh kinh tế xã hội; đối ngoại, an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó mặt khác, chúng ta cũng cần phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại. Cần tránh rơi vào quan điểm phiến diện, một chiều, hoặc xem dàn trải, dễ rơi vào ngụy biện và chủ nghĩa triết trung. Với câu truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về những điểm cần tránh mắc phải trong nguyên tắc toàn diện. “Nhân buổi ê hàng , năm ông thầy bói ngồi chuyện ngẫu với nhau. Thầy nào cũng phân nàn hình thù con voi như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo; -

Tưởng con voi như thế nào, hóa ra sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo: -

Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo: -

Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sơ chân cãi: -

Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

4

-

Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm thầy. thầy nào cũng cho mình là đúng , không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.” Năm ông thầy bói đanh giá một sự vật ở đây là một con voi cụ thể, mà ở đây mỗi ông chỉ nắm được một bộ phận mà thôi, nhìn ở một góc cạnh thôi nhưng lại đồng nhất là đi đến bản chất của con voi là như vậy đi đến sự đồng nhất của con voi là như vậy. Và cuối cùng không ai chịu ai dẫn đến đánh nhau. Câu chuyện chế giễu cách xem và phân về voi của năm ông thầy bói, truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” khuyên ta muốn hiểu biết về sự vật phải xem xét chúng một cách toàn diện. Qua câu chuyện ta thấy phiến diện là sai chỉ nhìn một góc độ, một khía cạnh mà đã vội vã đi đến kết luận thì sẽ dẫn đến sai lầm khuyết điểm.

Phần 2: Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống của bản thân: Là một sinh viên thì việc vận dụng quan điểm toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình học tập và phát triển của mỗi chúng ta. Nó góp phần chỉ đạo, định hướng hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và hoàn thiện bản thân. Nhưng ta phải biết cách vận dụng nó như thế nào là tốt nhất là đối với chúng ta trong từng không gian cụ thể. Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào thực tiễn cuộc sống thì ta thấy triết học không phải là cái gì đó xa vời cuộc sống này. Hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống cũng như là trong học tập chúng ta vận dụng quan điểm toàn diện rất nhiều. Chẳng hạn, khi chúng ta đánh giá về một con người chúng ta cần đánh giá các mặt, các mối liên hệ, các mối quan hệ của họ. Khi xem xét các mặt, các mối quan hệ của họ đặt trong các mối liên hệ cụ thể thì chúng ta mới có thể rút ra được kết luận, người đó là người như thế nào. Còn nếu khi chúng ta đánh giá một người nào đó, chúng ta chỉ nhìn vào một mặt hoặc vài mặt, nhìn vào một mối liên hệ hoặc vài mối liên hệ mà chúng ta 5

đã vội vã đi đến kết luận thì rõ ràng chúng ta đã rơi vào quan điểm sai lầm, đó là quan điểm phiến diện trong đánh giá. Học là việc vô cùng quan trọng đối với sinh viên có thể phát triển và hoàn thiện bản thân. Nhưng học như thế nào có thể đạt được kết quả như mong đợi thì không phải là một chuyện đơn giản. Bằng cách áp dụng nguyên tắc toàn diện trong học tập là việc rất cần thiết để ta đặt việc học tập vào mối liên hệ khác nhau. Ta có thể rút ra mối quan hệ giữa những điều ta học được để tạo nên một hệ thống kiến thức cần cho quá trình học tập. Qua câu “học đi đôi với hành” ta thấy phải nhìn nhận việc học qua nhiều mặt, việc học lí thuyết đơn thuần phải cần thêm được rèn luyện thêm nhiều về mặt thực hành.

C. KẾT LUẬN Nguyên tắc tổng hợp coi các mối liên hệ đồng bộ, không cục bộ, phiến diện; trong thực tiễn phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau để làm thay đổi mọi mặt, các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Nhưng ở mọi bước, mọi khâu phải nắm đúng trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết dứt điểm, tránh để tình trạng phiến diện. Các nguyên tắc dự báo tổng hợp về vận động và phát triển; tránh trì trệ, bảo.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] BỘ MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN – 2020

[2] Mr Halo. (2020). Nội dung và cách thực hiện quan điểm toàn diện? cho ví dụ minh họa. Quantri123. https://www.quantri123.com/noi-dung-va-cach-thuc-hien-quan-diemtoan-dien-chovi-du-minh-hoa/ 6

[3] Luật Sư Nguyễn Văn Dương. (2021). Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng quan điểm toàn diện. Luatduonggia. https://luatduonggia.vn/quan-diem-toan-dien-cuachu-nghia-mac-le-nin-va-vandung-quan-diem-toan-dien-de-danh-giaco-che-kinh-te-ke-hoach-hoa-tap-trung/ [4] Giáo trinh Triết học Mác-Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia. [5] Ngữ văn 6 tập 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Phép biện chứng duy vật là gì? Nội dung. (2022). Lytuong.

https://lytuong.net/phep-bien-chung-duy-vat/

7...


Similar Free PDFs