Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học về vấn đề môi trường thầy Quang PDF

Title Tiểu luận Triết học - Tiểu luận triết học về vấn đề môi trường thầy Quang
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 17
File Size 374.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 81
Total Views 871

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ=====000=====TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐề tài: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁISinh viên thực hiện: Mã SV: Lớp A3, Khối 1 Kinh tế, Khóa Lớp tín chỉ: TRI Giảng v...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Sinh viên thực hiện: Mã SV: Lớp A3, Khối 1 Kinh tế, Khóa Lớp tín chỉ: TRI114 Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Huy Quang

Hà Nội - 12/2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 4 I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến .............................................................. 4 1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật ..................................................... 4 2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ......................................................................... 5 2.1. Khái niệm về m ối liên hệ phổ biến ........................................................................ 5 2.2. Tính chất của m ối liên hệ phổ biến ....................................................................... 5 3. Ý nghĩa của phương pháp luận ............................................................................. 6 II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ............ 7 1. Vấn đề “Tăng trưởng kinh tế” và “Bảo vệ môi trường sinh thái” .................... 7 1.1. Tầm quan trọng và vai trò của “Tăng trưởng kinh tế” ......................................... 7 1.2. Tầm quan trọng và vai trò của “Bảo vệ môi trường sinh thái” ............................ 7 2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ............. 8 2.1. Khái quát mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thai. 8 2.2. Ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế tới môi trường sinh thái.................. 8 a) Ảnh hưởng tích cực .................................................................................................. 9 b) Ảnh hưởng tiêu cực ................................................................................................... 9 2.3. Ảnh hưởng của môi trường sinh thái tới hoạt động phát triển kinh tế ................ 10 III. Thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ........................................................................................................ 11 IV. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường do tác động của phát triển kinh tế .................................................................................................................................... 13 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 17

LỜI MỞ ĐẦU Từ cuộc cách mạng Công nghiệp từ thế kỷ trước, đến thế kỷ này, nền kinh tế toàn cầu càng phát triển mạnh mẽ với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cùng xu hướng toàn cầu hóa, tạo điều kiện cho nhiều quốc gia có những bước nhảy vọt và thành tựu lớn lao, trong đó có Việt Nam. Việc trở thành thành viên của hàng loạt tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, APEC, hay ký kết thành công rất nhiều hiệp định thương mại với các nước khác mang đến rất nhiều những cơ hội tăng trưởng kinh tế tiềm năng. Tuy nhiên, song song với đó, không thể không kể đến những ảnh hưởng tiêu cực đáng báo động đến môi trường. Ví dụ cụ thể về các doanh nghiệp đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, nhưng cũng góp phần không nhỏ gây ra những tổn hại môi trường trầm trọng, như nhà máy Formosa thải hóa chất xuống biển gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ sinh thái, hay sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ với phương tiện vận chuyển, công cụ lao động tiên tiến, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh giúp năng suất nông nghiệp được cải thiện rõ rệt, nhưng đồng thời gây ô nhiễm đất, nguồn nước, và không khí… Như vậy, sự phát triển kinh tế hiện nay, tuy mang lại những kết quả tốt đẹp tới đời sống, lại không hề bền vững vì nó kéo theo sự đi xuống nghiêm trọng của thiên nhiên và môi trường. Từ đây có thể thấy việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và đảm bảo môi trường bền vững là vô cùng cấp thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái”. Tiểu luận này nghiên cứu về mối liên hệ cũng như những ảnh hưởng của việc tăng trưởng kinh tế với môi trường qua việc vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến. Từ đó đưa ra những giải pháp cho một tương lai phát triển bền vững: tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường.

PHẦN NỘI DUNG I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật Nghĩa xuất phát của từ “biện chứng” là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận (Do Xôcrát dùng). Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó và ở trạng thái luôn vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển. Quan điểm biện chứng cho phép chủ thể nhận thức không chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng, không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành, phát triển và sự tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy trạng thái tĩnh của sự vật mà còn thấy cả trạng thái động của nó. Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới và là phương pháp luận tối ưu của mọi khoa học. Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin và các nhà triết học hậu thế phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính thần bí, tư biện của triết học cổ điển Đức, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thc hoàn b nhất. Công lao của Mác và Ph.Ăngghen còn ở chỗ tạo được sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng trong lịch sử phát triển triết học nhân loại, làm cho phép biện chứng trở thành phép biện chng duy vật và chủ nghĩa duy vật trở thành chủ nghĩa duy vật biện chng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn

hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. 2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi. Khi quan niệm về sự liên hệ được mở rộng sang cho cả giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối tượng khách quan thì sẽ có quan niệm về mối liên hệ phổ biến. Quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, chứ không hề tách biệt nhau. Đó là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. 2.2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến Tính khách quan: Các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, do tính thống nhất vật chất của thế giới; không phụ thuộc vào ý thức của con người. Tính phổ biến: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần, yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phàn, những yếu tố khác. Tính đa dạng, phong phú: Trong thế giới có vô vàn mối liên hệ khác nhau (không gian, thời gian, …). Khi nghiên cứu hiện thực khách quan có thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tùy tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay gián tiếp. Trong đó có những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, chủ yếu, bản chất và

tất nhiên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. 3. Ý nghĩa của phương pháp luận Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng chúng ta rút ra được hai phương pháp luận bao gồm: quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc nhận thức, xem xét sự vật hiện tượng cũng như trong các hoạt động thực tiễn cuộc sống. Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau, mang tính khách quan, phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, tránh cách xem xét phiến diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, giữa các mặt trong chính sự vật và trong sự tác động qua lại với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp. Phải biết phân biệt từng mối quan hệ, xác định được vị trí, vai trò của chúng trong sự vận động, tồn tại và phát triển của sự vật. Trên cơ sở đó, trong thực tiễn, khi tác động vào sự vật, chúng ta phải chú ý tới cả những mối liên hệ nội tại và những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác, cũng có các phương pháp tác động phù hợp khác nhau vào sự vật để đạt được hiệu quả cao nhất. Để đạt được lợi ích bền vững, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, chúng ta cần chú trọng các vấn đề khác mà việc phát triển kinh tế có liên hệ và tác động qua lại, trong đó có vấn đề về môi trường. Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú – sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau, các mối liên hệ biểu hiện cũng là khác nhau nên trong hoạt động thực tiễn con người cần tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi ta khi nhận thức và xử lý các tinh huống trong thực tiễn cần chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Để xác định hướng giải quyết đúng đắn, hài hòa cho vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, cần xem xét đến thực trạng và bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước.

II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái 1. Vấn đề “Tăng trưởng kinh tế” và “Bảo vệ môi trường sinh thái” 1.1. Tầm quan trọng và vai trò của “Tăng trưởng kinh tế” Khái niệm Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân hay với những quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Vai trò của Tăng trưởng kinh tế: - Là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư như tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao, v.v.. - Là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được giải quyết có kết quả khi có mức tăng dân số hợp lý. - Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. 1.2. Tầm quan trọng và vai trò của “Bảo vệ môi trường sinh thái” Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Vai trò của “Bảo vệ môi trường sinh thái”: Môi trường sinh thái được hình thành từ các yếu tố, đất, nước, không khí, hệ sinh vật. yếu tố nào cũng quan trọng trong việc duy trì sự sống của các loài trên trái đất này và đặc biệt là duy trì sự sống của con người. . Bảo vệ môi trường sinh thái chính là bảo vệ cuộc sống của chính con người và các sinh vật khác trên trái đất.

2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái 2.1. Khái quát mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái Giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ. Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của hệ sinh thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của con người. Nó là mạng lưới mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, con người với sinh vật khác, giữa mọi sinh vật trên trái đất. Còn tăng trưởng kinh tế là hoạt động nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người. Môi trường sinh thái tồn tại trong tự thiên, tồn tại độc lập khách quan với ý thức con người. Tuy nhiên, sự phát triển của môi trường hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của con người, con người có thể gây nên những tác động tích cực hay tiêu cực tới môi trường. Tăng trưởng kinh tế sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan. Tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái liên hệ với nhau thông qua một thực thể là con người: môi trường sinh thái chịu tác động trực tiếp từ con người, mà cụ thể là những hoạt động con người thực hiện để phát triển kinh tế. Môi trường là nguồn cung cấp tài nguyên cho hoạt động phát triển kinh tế, đồng thời cũng là nơi các hoạt động phát triển kinh tế diễn ra. Các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường, dù ít hay nhiều, đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Những ảnh hưởng tiêu cực này, theo lẽ tự nhiên, tác động trở lại việc tăng trưởng kinh tế của con người cũng như chính con người. 2.2. Ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế tới môi trường sinh thái Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái không độc lập và tách rời nhau. Giữa chúng có một mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại cho nhau, theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.

a) Ảnh hưởng tích cực Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nên nền tảng của cải, vật chất để mỗi quốc gia đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường. Tác động này được biểu hiện cụ thể qua các phương diện: - Thúc đẩy tập trung các chính sách bảo vệ môi trường: Một phần của cải tăng lên từ sự tăng trưởng kinh tế được nhà nước sử dụng cho mục đích bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế giúp tăng nguồn của cải, tiền bạc. Do đó, lượng vốn dùng cho chính sách bảo vệ môi trường cũng tăng lên. - Phát triển khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường: Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy tiến bộ khoa học, dẫn đến sự ra đời của các loại máy móc, thiết bị mới thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm và cả những máy lọc xử lí rác thải, khí thải. Việc phát minh và đưa vào sử dụng các máy móc và thiết bị mới để hạn chế đến mức cao nhất tác hại đến môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường. - Góp phần nâng cao ý thức người dân: Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cao cho sự phát triển xã hội, trong đó ý thức người dân về vấn đề môi trường dần được cải thiện. Thông qua giáo dục, tuyên truyền được tài trợ từ Chính phủ, tình trạng đốt nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên dần hạn chế và chấm dứt. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan đường phố, khu vực công cộng,… cũng được nâng cao b) Ảnh hưởng tiêu cực Việt Nam là một nước đang phát triển theo chiều hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng phát triển thì nhu cầu khai thác các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ngày căng gia tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải.

Phát triển kinh tế luôn đi kèm với ô nhiễm môi trường dù nhiều hay ít. Khi kinh tế phát triển, các nhà máy sẽ mọc lên như nấm, đi kèm với đó là khí thải, bụi bặm cũng sẽ sản sinh thêm. Với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, nếu không có các biện pháp cần thiết để hạn chế và phòng tránh ô nhiễm môi trường thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe người dân của nước ta trong thời gian dài sau này. Ô nhiễm sông ngòi: Sông ngòi không chỉ ở thành phố mà cả vùng nông thôn cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng giờ đổ xuống, làm ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khỏe của cộng đồng. Bãi rác công nghệ và chất thải: Nhiều dự án luyện, cán thép lớn, ti tan, bauxite nhôm Tây Nguyên vàgần 5.500 công-ten-nơ và 1.323 kiện hàng chủ yếu chứa phế liệu đang nằm tại các cảng biển… có nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao, tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi của nước ta hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm. Tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Ô nhiễm từ khai thác khoáng sản: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1 - 2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường chính ngạch. 2.3. Ảnh hưởng của môi trường sinh thái tới hoạt động phát triển kinh tế

Việc bảo vệ môi trường được thực hiện tốt sẽ đảm bảo một môi trường sống và làm việc trong lành, lành mạnh.Một môi trường trong lành, ít khói bụi, ô nhiễm mang đến cảm giác thoải mái, tỉnh táo hơn cho mọi người, giảm thiểu rủi ro về bệnh dịch. Sức khỏe tốt sẽ giúp cho công việc được hoàn thành tốt, mau chóng hơn. Bảo vệ môi trường gắn liền với vấn đề bảo vệ tài nguyên. Tài nguyên thiên nhiên nếu được quản lí khai thác có hiệu quả, đúng mức, được giữ gìn và bảo vệ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế lâu dài của một quốc gia. Môi trường ô nhiễm gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường sống của các loài động vật, thực vật khác. Ví dụ ô nhiễm không khí dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, không chỉ gây chi phí chữa trị tốn kém mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động. Hay ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nuôi trồng thủy hải sản, có những hệ lụy lâu dài cần rất nhiều thời gian và tiền bạc để khắc phục. Ô nhiễm đất khiến các cây trồng bị nhiễm những chất độc hại, đất bị bạc màu, khiến năng suất nông nghiệp giảm sút và sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Tất cả những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế lên môi trường đều tác động trở lại đời sống kinh tế, xã hội của con người. III. Thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải chưa đúng yêu cầu, chưa đạt chuẩn. Ví dụ Formosa Hà Tĩnh bị phát hiện thải ra hơn 3 triệu tấn phế phẩm mỗi năm và có nhiều sai phạm trong buôn bán các chất thải này làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nước biển đổi màu, sủi bọt bất thường, cá chết hàng loạt và đặc biệt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Sự việc này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng,

trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân. Theo báo cáo năm 2016 của Ngân hàng thế giới, Việt Nam với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, đứng thứ 85/163 nước xếp hạng. Việt Nam ở mức thấp hơn các nước khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, bụi bặm cùng các chất thải rắn có nguy cơ gây hại ngày càng cao. Sự gia tăng trong ống xả khí thải...


Similar Free PDFs