Tiểu luận Triết học về môi trường PDF

Title Tiểu luận Triết học về môi trường
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 22
File Size 352.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 310
Total Views 402

Summary

Mụ lụ Lời nói đầu.................................................................................................................... I. Cơ sở lí luận.......................................................................................................... Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên...........


Description

Lời nói đầu……………………………………………………………………………………………………..3 I.

Cơ sở lí luận…………………………………………………………………………………………....5 1. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên…………………………………………………….….5 1.1. Khái niệm……………………………………………………………………………………….5 1.1.1. Tự nhiên…………………………………………………………………………………...5 1.1.2. Xã hội………………………………………………………………………………………..6 1.2. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội………………………………………………….6 1.2.1. Xã hội - Bộ phận đặc thù của tự nhiên……………………………………..….6 1.2.2. Tự nhiên - Nền tảng của xã hội…………………………………………………...7 1.2.3. Tác động qua lại của tự nhiên và xã hội………………………………………..7 2. Môi trường và các vấn đề liên quan……………………………………………………….12 2.1. Môi trường là gì…………………………………………………………………………….13

2.2. Ô nhiễm môi trường……………………………………………………………………...13 2.2.1. Khái niệm………………………………………………………………………………...13 2.2.2. Nguyên nhân…………………………………………………………………………..14 2.2.3. Các dạng ô nhiễm môi trường chính………………………………………...14 2.3. Khái quát về môi trường tài nguyên ở Việt Nam……………………………..16 2.3.1. Tài nguyên đất………………………………………………………………………….16 2.3.2. Tài nguyên nước……………….………………………………………………………16 2.3.3. Tài nguyên khoáng sản……………………………………………………………...16 2.3.4. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học………………………………………….17 II. Áp dụng thực tế……………………………………………………………………………………..17 1. Thực trạng môi trường ở Việt Nam……………………………………………………...17 2. Hành động của Việt Nam…………………………………………………………………….18 2.1. Các phương pháp được thực hiện…………………………………………………..18 2.2. Đánh giá cá nhân…………………………………………………………………………...19 Kết luận………………………………………………………………………………………………………..21 Tham khảo……………………………………………………………………………………………….…..21

2

Thế giới của chúng ta tồn tại và phát triển dựa trên vô số những mối quan hệ vô cơ và hữu cơ phức tạp. Trong đó, hai thành phần có thể nói là trọng yếu nhất để tạo nên sự tồn tại và phát triển ấy là: Tự nhiên và Xã hội . Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là một mối quan hệ biện chứng, cơ bản - cơ bản đến mức nhiều khi người ta không chú ý hoặc nhận ra nó. Tuy nhiên, chính đây lại là nền tảng, cơ sở cho sự hiện tồn của thế giới mà chúng ta đang sống, bởi vì thế giới không chỉ cần đến tự nhiên để cung cấp những điều kiện sống tất yếu, mà để tiến lên các trình độ cao hơn, nó còn cần đến xã hội cùng với những thành phần và quy luật của riêng có. Cho nên, về mặt lý luận, tìm hiểu về sự tác động qua lại giữa tự nhiên với xã hội là tìm hiểu về mối quan hệ quan trọng nhất, căn bản nhất trong tiến trình phát triển của lịch sử thế giới. Khi mới xuất hiện, con người được tạo hóa ban cho những điều kiện nguyên sơ lí tưởng để tiến hành một cuộc “chinh phục” và “khám phá” - đối với tự nhiên và ngay chính bản thân họ. Từ đây, con người đã trải qua biết bao thử thách cũng như bước qua không ít giai đoạn tiến hoá nền tảng để đạt đến được 1 mức độ thành công nhất định như ngày hôm nay. Nhưng, cùng với những thành tựu kì diệu đã đạt được, họ cũng làm biến đổi bộ mặt của tự nhiên một cách ghê gớm, khi mà tính tiêu cực tỏ ra lấn át tính tích cực. Đặc biệt, trong vài thập kỉ trở lại đây, người ta ngày càng thấy rõ mối đe dọa của hiểm họa sinh thái, khi mà song song với sự phát triển không ngừng của công nghiệp, môi trường cũng ngày một bị phá huỷ nghiêm trọng. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đây lại càng là một vấn đề đáng bận tâm. Trong quá trình nỗ lực hoà nhịp cùng sự tiến bộ của thế giới, chúng ta rất dễ mắc phải những sai lầm chủ quan, mà một sai lầm sẽ để lại hậu quả lâu dài và khó lường là chỉ biết khai thác mà không biết bảo tồn môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm không chỉ của riêng ai. Là một sinh viên - thế hệ trẻ của đất nước, ý thức được việc này là vô cùng quan trọng: nắm bắt được tình trạng môi trường để chủ động tham gia vào các hoạt động, hành động bảo tồn, bảo vệ. Hơn nữa lại là sinh viên của ngành kinh tế, việc tìm hiểu về môi trường và việc

3

nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường lại càng thiết yếu, vì các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất chính là một trong những bộ phận làm tổn hại nhiều nhất đến tự nhiên và môi trường. Vì vậy, trong tài liệu này, tôi xin trình bày những điểm cơ bản về: Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

4

Nộ dun I.

Cơ sở lý luận

Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đã được con người xem là một mối quan tâm tìm tòi từ rất sớm, cho đến hiện nay quan niệm về vấn đề này đã được hoàn thiện hơn bao giờ hết. 1. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên 1.1. Khái niệm 1.1.1. Tự nhiên ● Tự nhiên theo nghĩa rộng Là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Với nghĩa này thì con người, xã hội loài người là một bộ phận, hơn nữa là bộ phận đặc thù của thế giới tự nhiên. Xét về mặt tiến hoá, con người có nguồn gốc tự nhiên, là con đẻ của tự nhiên, là sản phẩm cao nhất trong quá trình tiến hoá của thế giới vật chất. Sự ra đời của con người không chỉ là kết quả của các qui luật sinh học mà quan trọng hơn cả là kết quả của quá trình lao động. Trong chính quá trình đó, con người khai thác và cải biến tự nhiên, cùng với đó làm biến đổi chính bản thân mình. Quá trình lao động với nhu cầu trao đổi, hợp tác đã làm xuất hiện ngôn ngữ. Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của loài vật thành bộ não loài người, từ tâm lý động vật sang ý thức con người. Con người được hình thành từ lao động và ngôn ngữ, qúa trình đó gắn liền với việc hình thành mối quan hệ giữa con người với con người. Quá trình chuyển biến từ động vật thành con người cũng là quá trình chúng ta chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hoạt động theo bản năng thành một cộng đồng mới khác hẳn về chất. Ta gọi đó là xã hội.

5

Như vậy, con người là hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên và xã hội ● Tự nhiên theo nghĩa hẹp Gồm toàn bộ thế giới vật chất không kể lĩnh vực xã hội. Khi nghiên cứu quan hệ tự nhiên - xã hội ở đây là tự nhiên theo nghĩa hẹp, đặc biệt là môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên gồm: + Điều kiện địa lý tự nhiên: đất đai, rừng núi, sông ngòi, khí hậu,... + Của cải tự nhiên: tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, thuỷ hải sản,... + Nguồn năng lượng trong tự nhiên: sức gió, sức nước, ánh nắng mặt trời,.. 1.1.2. Xã hội Xã hội là một hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Xã hội là tổng hoà của các mối quan hệ, sự tác động lẫn nhau giữa người và người. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình con người làm nên lịch sử, hình thành nên xã hội. Vì vậy, xã hội không thể là cái gì khác mà chính là bộ phận đặc thù được tách ra một cách hợp quy luật tự nhiên, là hình thái tổ chức cao nhất của vật chất trong quá trình vận động tiến hoá lâu dài và phức tạp. 1.2. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 1.2.1. Xã hội - Bộ phận đặc thù của tự nhiên Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Tính đặc thù của xã hội được thể hiện: khác với phần còn lại của tự nhiên (chỉ có nhân tố vô thức tác động lẫn nhau), xã hội bao gồm nhân tố hoạt động có ý thức là con người. Hành động của con người 6

có định hướng và theo đuổi những mục tiêu nhất định, hoạt động đó không chỉ tái sản xuất chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên. 1.2.2. Tự nhiên - Nền tảng của xã hội Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người. Cố nhiên, đó là vai trò không gì thay thế được và không bao giờ mất đi dù cho xã hội phát triển đến mức độ nào đi chăng nữa. Bởi lẽ, con người sống và tồn tại thì luôn cần đến những yếu tố thiết yếu như nước, ánh sáng, không khí,... cho đến những điều kiện cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội như nguyên vật liệu, khoáng sản,... Tất cả những thứ đó đều do tự nhiên cung cấp. Tự nhiên là điều kiện tiên quyết, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Ngày nay, với trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại, con người đã có thể sản xuất, chế tạo ra những vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên, song suy đến cùng, những thành phần tạo nên chúng đều xuất phát từ tự nhiên. Vì vậy, Mác kết luận: Công nhân sẽ không thể sáng tạo ra cái gì hết nếu không có giới tự nhiên, thế giới hữu hình bên ngoài. 1.2.3. Tác động qua lại của tự nhiên và xã hội Lần theo quá trình hình thành và phát triển của triết học Mac-Lenin. chúng ta có thể nhận thấy những tư tưởng về sự gắn kết đặc biệt giữa con người và tự nhiên được hình thành từ rất sớm. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Bộ tư bản và trong nhiều thư từ cũng như những nhận xét của Mác đã trực tiếp hay gián tiếp phân tích sâu thêm vấn đề này. Đặc biệt ngay trong Bản thảo kinh tế triết học 1844 Mác đã cho rằng giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Ông coi xã hội là giai đoạn cao nhất trong sự phát triển thống nhất giữa lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội. Mọi hoạt động lịch sử đều phát triển từ cơ sở tự nhiên và từ những thay đổi do hoạt động của con người tạo ra. Không thể có lịch sử bên ngoài tự nhiên. Chính vì lẽ đó, có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, đó là lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Hai mặt đó không độc lập, tách rời nhau mà có quan hệ chặt chẽ, qui định lẫn nhau. Chừng nào con

7

người còn tồn tại thì chừng ấy lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên còn tác động không ngừng qua lại lẫn nhau. Chính trong sự tác động liên tục ấy, con người và tự nhiên thể hiện vai trò khác nhau, bổ sung cho nhau. Trước hết, nói về tự nhiên, trong mối quan hệ với con người, tự nhiên vừa là nhà ở, là nơi làm việc, là bãi chứa chất thải khổng lồ của xã hội,... Nói cách khác, tự nhiên đó là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là tiền đề, yêu cầu của sự tồn tại và phát triển xã hội. Vì lẽ ấy, tự nhiên có thể tác động thuận lợi, tạo cơ sở thúc đấy hoặc làm cản trở sản xuất, kéo nhịp độ phát triển của xã hội chậm lại. Nếu trong quá khứ con người sống phần lớn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thì dần dần trong quá trình sản xuất xã hội, thông qua lao động, con người dần biết cách biến đổi tự nhiên, điều khiển những quá trình tự nhiên trong phạm vi bước đầu còn nhỏ hẹp và hạn chế. Mặc dù vậy, con người vẫn tạo được cho mình những điều kiện tổn tại, những trạng thái hay môi trường phù hợp với mình. Đó là chỗ khác nhau giữa con người và tất cả những động vật khác. Hoạt động của con người nhằm chinh phục tự nhiên ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào “các thế lực không kiểm soát được” và càng tăng quyền hành của con người trước tự nhiên. Đó phải coi là một dấu hiệu của sự tiến bộ, của sự phát triển của xã hội và bản thân mỗi người. Nhờ vậy mà loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn, có đủ khả năng tự đề ra và đạt được những mục đích ngày càng cao hơn. Đồng thời, con người làm việc đó không phải một cách mù quáng, một cách ngẫu nhiên mà trái lại, đó là một hoạt động có tính toán trước, có kế hoạch định hướng. Loài vật phá sạch thực vật trong vùng nào đó mà không hiểu gì việc làm của chúng cả, còn con người khai phá như thế là để dùng dải đất đã dọn sạch gieo ngũ cốc hoặc trồng cây, trồng nho. Con người đã biết trước rằng, mùa đến các giống cây ấy sẽ đem lại một mùa thu hoạch biết bao nhiêu lần hơn số hạt giống mà họ đã gieo. Rõ ràng, việc nắm các qui luật tự nhiên, sự phát triển của nhu cầu ngày càng kích thích thêm những hoạt động định hướng của con người nhằm chinh phục, chế ngự các thế lực, các hiện tượng tự nhiên bắt chúng phục vụ mình.

8

Như vậy, từ chỗ lợi dụng tự nhiên bên ngoài, dựa vào tự nhiên một cách thụ động con người đã tiến đến chỗ biến đổi cải tạo nó một cách chủ động, có phương pháp, tuân theo những qui luật vốn có của nó. Từ chỗ bị các lực lượng tự nhiên chi phối, con người dần dần thống trị lại tự nhiên, từ chỗ thuần túy bóc lột tự nhiên, con người biết “từ bỏ” phương thức kinh tế “tước đoạt” theo kiểu loài vật, biết cách làm giàu cho tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho những mục đích lớn hơn của mình. Thắng lợi đó của con người phải được coi là thẳng lợi hết sức vĩ đại, thắng lợi của nền văn minh nhân loại. Đó cũng là chỗ khác nhau, chỗ phân biệt giữa con người và động vật. Quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng được hình thành thông qua lao động sản xuất, thông qua hoạt động cải biến tự nhiên mà con người tạo cho mình những điều kiện sinh hoạt mới. Rõ ràng bản thân con người đối diện với thực thể tự nhiên với tư cách là một lực lượng tự nhiên. Tức là, ở đây, con người chiếm hữu thực thể tự nhiên dưới một hình thức có ích cho đời sống của bản thân mình. Để làm điều này, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể họ: đầu, tay, chân,... tác động vào tự nhiên. Lúc này con người đã phát triển những tiềm lực đang ngái ngủ ở trong bản tính và bắt sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng quyền lực của mình. Điều đó cho thấy, chính lao động đã nâng con người lên cao hơn giới động vật, cùng với đó nâng lên cao hơn giới tự nhiên; đồng thời liên kết chặt hơn với tự nhiên. Sống trong cộng đồng xã hội, con người tất yếu có quan hệ, trao đổi hoạt động với nhau, nhất là trong sản xuất. Con người và xã hội không thể tách rời tự nhiên mà chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào tự nhiên và làm biến đổi tự nhiên. Không có tự nhiên và xã hội thì con người không tiến hành sản xuất được và chính sản xuất lại là điều kiện quyết định để biến đổi tự nhiên và xã hội. Trong sản xuất, con người và tự nhiên biểu hiện sự gắn bó khăng khít, tác động không ngừng với nhau. Điều này lí giải hệ thống con người - tự nhiên là một hệ thống động học thống nhất cần phải được đảm bảo ở trạng thái cân bằng. Đây là hệ thống hoạt động theo nguyên tắc liên hệ ngược chứ không phải chỉ có liên hệ một chiều thuận. Nghĩa là, không phải chỉ có con người tác động, cải biến tự nhiên mà tự nhiên cũng tác động ngược trở lại một cách mạnh mẽ đến con người. Đáng chú ý là sự tác động ngược trở lại này lại 9

“không lường trước được”, thậm chí có thể phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên mà con người đã đạt được. Phải nhận thấy rằng, quyền hành và sự thống trị của con người đối với tự nhiên không phải lớn như người ta đã hình dung trong những thế kỷ trước, càng không phải là tuyệt đối. Nhất là khi con người với khoa học trong tay đã trở thành một lực lượng có sức mạnh biến đổi tự nhiên ngày càng lớn hơn gấp nhiếu lần. Chẳng hạn một quả bom nguyên tử có thể hủy diệt trong nháy mắt tất cả những gì cần cho sự sống, kể cả sự sống của con người. ● Các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên -

Trình độ phát triển của xã hội:

Sự phát triển của lịch sử xã hội không thể tách rời các yếu tố tự nhiên, bởi vì chi có trong mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau, con người mới làm nên lịch sử của mình. Bởi vậy, khi nghiên cứu lịch sử cần phải xét đến cả hai mặt: lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên. "Có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau". Tính chất của mổi quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được quy định bởi phương thức sản xuất, trước hết là lực lượng sản xuất và phù hợp với nó là quan hệ sản xuât, quan hệ xã hội nói chung. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được thực hiện thông qua lực lượng sản xuất, hay lực lượng sản xuất là biểu hiện sự chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất luôn vận động, biển đối, và trong bản thân nó đã từng diễn ra những cuộc cách mạng to lớn, quyết định các bước chuyển vĩ đại về chất của xã hội loài người từ mông muội, dã man, sang văn minh, với các nền văn minh kế tiếp nhau: nông nghiệp, công nghiệp và trí tuệ. C.Mác nhận định sự phát triển đó là sự kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, mà mỗi hình thái là một bậc cao hơn trong sự 10

phát triển của xã hội. Mỗi nền văn minh, mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều được đặc trưng bởi một trình độ phát triển của công cụ sản xuất nhất định; chẳng hạn, nền văn minh nông nghiệp được đặc trưng bởi công cụ sản xuất bằng kim loại thủ công, nền văn minh công nghiệp - công cụ sản xuât bằng máy móc - cơ khí, nền văn minh trí tuệ sẽ là công nghệ trí tuệ. Điều đó nói lên rằng, sự phát triên của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ sản xuất là nhân tố năng động và cốt lõi quyết định trình độ phát triển của xã hội, nó quy định nội dung của sự phát triển của phương thức sản xuất. Tuy nhiên, xã hội đổi xử với tự nhiên ra sao là tùy thuộc vào bản chất chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất. C.Mac viết: "Những quan hệ nhất định đó với tự nhiên, là do hình thức của xã hội quyết định ", nghĩa là tính chất của mối quan hệ lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên trước hết phụ thuộc vào quan hệ sản xuất, vào chế độ xã hội, vào tính chất của những điều kiện chính trị và kinh tế - xã hội mà trong đó con người sống và hoạt động. Muốn điều khiển được những lực lượng tự nhiên cần phải điều khiển được các lực lượng xã hội. Do vậy, để loại trừ tận gốc nguyên nhân phá hoại tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường thì phải loại bỏ chế độ người bóc lột người dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, phải “hoàn toàn đảo lộn toàn bộ phương thức sản xuất đã có ... và cả chế độ hiện tại ... nữa” (tức chế độ tư bản chủ nghĩa) như Ph. Angghen đã nói. Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển lâu dài, bằng sự kết hợp giữa sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với quá trình công nghiệp hoá, đã tập trung vơ vét, khai thác đến mức tối đa không chỉ sức lao động của con người, mà cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất cho sự phát triến kinh tế, là nguyên nhân cơ bản của những mâu thuẫn giữa con người với con người và giữa con người với giới tự nhiên. Việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa để thiết lập nên một hình thái xã hội mới hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng chính là tiến đến giải quyêt mâu thuẫn gay gắt giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Chủ nghĩa cộng sản là “sự giải quyết hiện thực mâu thuẩn giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người”. Chỉ có dưới chủ nghĩa cộng sản, con người mới được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, mới được hành động tự do, theo cái nghĩa là con người sẽ có đầy đủ những điều kiện xã hội và những tri thức cần thiết để nằm bắt các quy luật của tự nhiên, lẫn những quy luật xã hội và biết tự giác sống và tuân theo 11

những quy luật đó. Vì vậy, tiến đến chủ nghĩa cộng sản chính là tiến đến xây dựng mối quan hệ- công bằng, bình đẳng thật sự giữa con người với con người và mối quan hệ hài hòa thật sự giữa con người với giới tự nhiên. -

Trình độ nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội:

Bằng hoạt động thực tiễn, con người và xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự biến đổi và phát triển của tự nhiên. Bằng hoạt động sản xuất, xã hội đã tham gia vào chu trình trao đối vật chất, năng lượng và thông tin với tự nhiên. Song "mắt khâu xã hội" trong chu trình đó đã không phù hợp với tính chất cơ bản của sinh quyển - tính tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự làm sạch, tự bảo vệ. Cuộc khủng hoảng sinh thái đang diễn ra ở một số nơi trên hành tỉnh chúng ta là hậu quả của những hành động thiều suy nghĩ và "bóc lột" quá đáng tự nhiên của con người, đặc biệt là dưới chủ nghĩa tư bản. Những hành động đó không chi hủy hoại các sinh vật, mà còn làm tổn hại đến khả năng tự điều chinh của các hệ thống tự nhiên hay hệ thống tự điều chỉnh của sinh quyển. Bởi vậy, tự nhiên đang trả thù chúng ta, đang chống lại chính con người, điều mà cách đây hơn 100 năm Ph. Ăngghen đã từng cảnh báo. Tóm lại, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, xã hội ngày càng có vai trò quan trọng. Quy luật xã hội cho thấy, phải tìm cách sống hài hòa với tự nhiên, phải điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đó là cách giải quyết đúng đẳn cho các vẫn để sinh thái toàn cầu hiện nay. Chúng ta có nguốn gốc từ tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác". Như vậy, để điều khiển được tự nhiên, trước hết, con người cần phải nhận thức được rằng mình là một bộ phận không thế tách rời của tự nhiên,...


Similar Free PDFs