Tiểu luận về gia đình việt nam chủ nghĩa xã hội khoa học PDF

Title Tiểu luận về gia đình việt nam chủ nghĩa xã hội khoa học
Author Minh Vũ
Course Corporate Banking
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 23
File Size 498.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 674
Total Views 887

Summary

####### HỌC VIỆN NGÂN HÀNG####### KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊHọc phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học####### ĐỀ TÀI : QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ####### GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM####### TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘIGiảng viên hướng dẫn : Nguyễn Lệ Thu Sinh viên thực ...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Lệ Thu Sinh viên thực hiện

: Vũ Ngọc Bảo Minh

Lớp

: PLT09A-32

Mã sinh viên

: 22A4010195

Hà nội, ngày 08 tháng 06 năm 2020 1

2

MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................3 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................5 NỘI DUNG ................................................................................................................8 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................8 1.1

. Khái niệm gia đình ...................................................................................8

1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội .....................................................................8 1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội ..................................................................8 1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên ...................................................................................9 1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội ...........................................9 1.3. Chức năng cơ bản của gia đình.....................................................................9 1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người ......................................................9 1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con người ........................................10 1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng ...............................................10 1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình ...11 1.4. Cở sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ..........11 1.4.1. Cơ sở kinh tế - xã hội ...........................................................................11 1.4.2. Cơ sở chính trị - xã hội .........................................................................11 1.4.3. Cơ sở văn hóa .......................................................................................12 PHẦN 2: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ................................................................................13 2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay .....................................................13 3

2.1.1. Những thông tin chung .........................................................................13 2.1.2. Quy mô hộ gia đình ..............................................................................13 2.1.3. Mức sống ..............................................................................................14 2.1.4. Một số các t ồn tại (tảo hôn, kết hôn cận huyết,…) ..............................14 2.2. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ......................................................................................................................15 2.2.1. Sự biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình........................................15 2.2.2. Biến đổi các chức năng của gia đình....................................................15 2.2.3. Biến đổi về quan hệ gia đình ................................................................17 PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN .................................18 3.1. Đảm bảo xây dựng gia đình Việt Nam trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa............................................................................................................18 3.2. Liên hệ bản thân..........................................................................................19 KẾT LUẬN ..............................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................22

4

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “…nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình.” Hiến pháp sửa đổi năm 2013 tiếp tục khẳng định gia đình là tế bào của xã hội. Những điều đó đã khẳng định được vai trò không thể thiếu được của gia đình trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Thế nhưng, trong khoảng thời gian gần đây, những vấn đề gây bất ổn tới tính chất an toàn và bền vững của gia đình vẫn chưa hề biến mất, nổi trội nhất là hi ện tượng bạo lực gia đình. "Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam" năm 2010 của Tổng cục Thống kê Việt Nam đã đưa ra một con số đáng buồn rằng, 58% phụ nữ đã kết hôn từng bị bạo lực ít nhất một lần trong cuộc đời. Những con số càng trở nên đáng kinh ngạc hơn khi ta xem xét kết quả thống kê của Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quãng thời gian từ năm 2011 tới 2015: trung bình có tới hơn 31.500 vụ bạo lực gia đình xảy ra hàng năm ở nước ta, với 64 phụ nữ và 10 trẻ em trở thành nạn nhân của hành vi bạo lực hàng ngày. Đi cùng với đó không thể kể tới những vấn nạn như tảo hôn, kết hôn cận huyết. Tất cả những hiện thực trên đặt ra cho chúng ta nhi ệm vụ phải tiếp tục xây dựng nhiều hơn nữa các gia đình văn hóa chất lượng, khắc phục những tệ nạn, tồn tại đang gây ảnh hưởng tới sự phát triển của gia đình Việt Nam, từ đó góp phần vào sự phát triển của quốc gia. Nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 với những dấu hiệu gia tăng bạo lực gia đình, nhiệm vụ này càng trở nên cấn thiết hơn, xứng đáng nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5

Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình và những cơ sở để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa, từ đó đưa ra những giải pháp cho công cuộc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam, cũng như liên hệ thực tế tới bản thân sinh viên. Để phục vụ mục đích nghiên cứu ấy, tiểu luận sẽ đi vào thực trạng của các gia đình Việt Nam, tìm hi ểu các khó khăn, khúc mắc trong việc xây dựng gia đình ở Việt Nam. Đồng thời, tiểu luận cũng sẽ nhìn nhận các chính sách, giải pháp hiện nay của Đảng và Nhà nước, từ đó nhằm đưa ra những giải pháp hợp lý cho vấn đề này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay, giải pháp khắc phục và những nội dung liên quan tới vấn đề này. Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là thực trạng và giải pháp cho công cuộc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của ti ểu luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình. Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận sử dụng phương pháp luận bi ện chứng duy vật, kết hợp cùng với các phương pháp cần thiết khác. 5. Kết cấu của tiểu luận Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh sách các tài liệu tham khảo, tiểu luận bao gồm ba phần: Phần 1: Cơ sở lý thuyết 1.1.

Khái niệm gia đình

1.2.

Vị trí của gia đình trong xã hội 6

1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội 1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên 1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội 1.3.

Chức năng cơ bản của gia đình 1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người 1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục 1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng 1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

1.4.

Cở sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.4.1. Cơ sở kinh tế - xã hội 1.4.2. Cơ sở chính trị - xã hội 1.4.3. Cơ sở văn hóa 1.4.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ

Phần 2: Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2.1.

Thực trạng gia đình Việt Nam hi ện nay

2.2 .

Những khó khăn trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

Phần 3: Các giải pháp 3.1.

Những giải pháp đã và đang được đưa ra để giải quyết vấn đề xây dựng

gia đình Việt Nam hiện nay 3.2.

Những gi ải pháp kiến nghị

7

NỘI DUNG PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 . Khái niệm gia đình C.Mác và Ph.Ăng ghen, khi đề cập tới gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba nhằm tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát tri ển lịch sử: hàng ngày tái t ạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.” Với nghĩa đó, gia đình là một xã hội thu nhỏ: gia đình sản sinh ra các cá thể người, gắn kết các cá thể người thành xã hội. Cở sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Hiện nay, quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhân bằng thủ tục pháp lý) cũng được thừa nhận. Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nghiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý. Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội. Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội 1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã 8

hội. Gia đình và trình độ phát triển của gia đình có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngược lại, những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. Quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạnh xã hội chủ nghĩa. 1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên Gia đình là môi trường t ốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực của mỗi cá nhân, góp phần giúp cá nhân đó trở thành một công dân tốt cho xã hội. 1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân tham gia vào, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người, là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội. Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân. Có những vấn đề quản lý mà xã hội phải thông qua hoạt động gia đình để tác động đến cá nhân. Thông qua lăng kính gia đình, các thông tin, hiện tượng của xã hội sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách,… 1.3. Chức năng cơ bản của gia đình 1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người

9

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, chức năng này còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội. Tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích. Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp. 1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con người Ngay từ khi sinh ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người thân trong gia đình. Vì thế, gia đình góp phần rất lớn trong sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của con người, để lại những ảnh hưởng lâu dài và toàn diện trong cuộc đời mỗi người. Giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã hội, vậy nên cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược lại. 1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Đây là chức năng cơ bản của gia đình. Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình, đồng thời đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội.

10

1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên. Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người. Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Ngoài những chức năng đã kể trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị,… 1.4. Cở sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.4.1. Cơ sở kinh tế - xã hội Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới – xã hội chủ nghĩa. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất để từng bước xoá bỏ những tập quán hôn nhân lỗi thời chịu ảnh hưởng nặng nề của các giai cấp thống trị trong xã hội cũ, xoá bỏ cơ sở kinh tế của tình trạng bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực tiếp. 1.4.2. Cơ sở chính trị - xã hội Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa. 11

Luật hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện đã thực sự là cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, xây dựng gia đình bình đẳng, dân chủ, bảo đảm cuộc sống gia đình, hạnh phúc và bền vững. 1.4.3. Cơ sở văn hóa Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần cũng không ngừng biến đổi cùng với đời sống chính trị, kinh tế. Phát triển khoa học - công nghệ luôn được coi là quốc sách hàng đầu, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội, điều kiện phát huy đầy đủ khả năng mỗi công dân, mỗi gia đình. Cùng với phát triển khoa học - công nghệ, một hệ thống chiến lược và chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí cũng được nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm loại bỏ những phong tục tập quán, lối sống lạc hậu từ xã hội cũ.

12

PHẦN 2: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay 2.1.1. Những thông tin chung Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 cả nước có 26.870.079 hộ gia đình, tăng 4,4 triệu hộ so với năm 2009. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 69,2%; dân số có tình trạng “ly hôn” hoặc “ly thân” chiếm 2,1%; dân số góa vợ/chồng chiếm 6,2%. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa từng kết hôn ở khu vực thành thị (26,8%) cao hơn khu vực nông thôn(20,1%). Nữ giới có xu hướng kết hôn sớm và phổ biến hơn nam: Tỉ lệ dân số nam t ừ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn thấp hơn so với nữ, tương ứng là 73,4% và 81,5%. 2.1.2. Quy mô hộ gia đình Theo kết quả Tổng điều tra dân số trên, quy mô hộ bình quân phổ biến trên cả nước là từ 2-4 người/hộ, chiếm 65,5% tổng số hộ. Đáng chú ý, tỷ lệ hộ chỉ có 1 người (hộ độc thân) tăng so với năm 2009 (năm 2009: 7,2%; năm 2019: 10,9%) trong khi tỷ lệ hộ có từ 5 người trở lên có xu hướng giảm (năm 2009: 28,9%; năm 2019: 23,6%). Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ hộ độc thân cao nhất, tương ứng là 13,0% và 12,8%. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ hộ từ 5 người trở lên cao nhất cả nước, tương ứng là 30,0% và 27,5%. Đây là hai vùng tập

13

trung nhiều đồng bào người dân tộc thiểu số, có tập quán sinh sống theo gia đình nhiều thế hệ và có mức sinh cao. 2.1.3. Mức sống Theo kết quả Tổng điều tra dân số trên phạm vi toàn quốc, đời sống các hộ gia đình đã nâng cao rõ rệt. 99,4% hộ sử dụng điện lưới thắp sáng, tăng 3,3 điểm phần trăm so với năm 2009. 97,4% hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Tiện nghi sinh hoạt của hộ dân cư đã được cải thiện với 91,9% hộ có sử dụng ti vi; 91,7% hộ có sử dụng điện thoại (cố định, di động) hoặc máy tính bảng; 30,7% hộ có sử dụng máy vi tính (bao gồm máy để bàn, laptop). Các thiết bị phục vụ sinh hoạt cơ bản khác (tủ lạnh, máy giặt,…) cũng được phần lớn hộ dân cư sử dụng và tăng đáng kể so với năm 2009. Đa số các hộ dân sử dụng phương tiện giao thông cá nhân có động cơ (mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện và ô tô) cho mục đích sinh hoạt của hộ (88%). Tỷ lệ hộ sử dụng phương tiện này ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 91,8% và 85,9%). Tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi cũng đã có sự cải thiện rõ rệt trong 10 năm qua, với kết quả rõ ràng nhất là ở bậc trung học phổ thông. 2.1.4. Một số các tồn tại (tảo hôn, kết hôn cận huyết,…) Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy tỷ lệ tảo hôn chung của 53 dân tộc thiểu số là 26,6%, trong đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn. Kết hôn cận huyết tuy đã giảm những vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại ở một số dân tộc trong vùng dân tộc thiểu số, phổ biến là kết hôn giữa con cô với

14

con cậu, con dì với con chú bác. Kết quả điều tra tiếp tục cho thấy: tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống của 53 dân tộc thiểu số là 0,65%. Theo "Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam” do Tổng cục Thống kê Việt Nam thực hiện năm 2010, 58% phụ nữ đã kết hôn từng bị bạo lực ít nhất một lần trong cuộc đời. 32% số phụ nữ từng kết hôn đã chịu bạo lực thể xác trong đời; khoảng 5% phụ nữ từng có thai cho biết, họ đã bị chồng đánh đập trong thời gian mang thai. Tỷ lệ bạo lực tinh thần còn ở mức cao hơn, 54% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực tinh thần. Tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi vào sáu tháng đầu năm 2019 cũng tăng lên đáng kể, theo Ông Nguyễn Bách Phái - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng. 2.2. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Những thống kê, quan sát đã chỉ ra rất rõ sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2.2.1. Sự biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình Như Tổng điều tra dân số 2019 đã chỉ ra, quy mô gia đình có xu hướng ngày càng thu nhỏ hơn so với trước kia. Cấu trúc gia đình truyền thống (đa thế hệ) đang dần được thay thế bằng cấu trúc gia đình hạt nhân (hai thế hệ). Sự biến đổi này đã giúp thu nhập của gia đình có thể đáp ứng đầy đủ hơn về cả mặt đời sống vật chất lẫn tinh thần, bởi sự giảm xuống trong số lượng thành viên. 2.2.2. Biến đổi các chức năng của gia đình - Chức năng tái sản xuất ra con người:

15

Mỗi gia đình hiện nay thường chỉ có một hoặc hai con, thay vì xu hướng đẻ nhiều con như trước kia. Nhờ sự phát tri ển trong tư tưởng, trong bình đẳng giới cũng nh...


Similar Free PDFs