Tìm hiểu về chính thể cộng hòa tổng thống (Nguyên) PDF

Title Tìm hiểu về chính thể cộng hòa tổng thống (Nguyên)
Author Đinh Trần Xuân Nguyên
Course Razvoj I Diferencijacija Limfocita T
Institution Sveučilište u Zagrebu
Pages 4
File Size 135.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 6
Total Views 125

Summary

Download Tìm hiểu về chính thể cộng hòa tổng thống (Nguyên) PDF


Description

Tìm hiểu về chính thể cộng hòa tổng thống I. Giới thiệu khái quát về chính thể - Chính thể là một vấn đề quan trọng bậc nhất của mỗi một hiến văn. Hiến pháp có nhiệm vụ phải quy định chính thể của Nhà nước mình thông qua ĐẦU TIÊN là cách thức thành lập các cơ quan Nhà nước ở trung ương (vd như nguyên thủ quốc gia) TIẾP ĐẾN quan hệ giữa chúng với nhau VÀ MỘT YẾU TỐ CŨNG QUAN TRỌNG LÀ mức độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực Nhà nước - Trong lịch sử phát triển của việc tổ chức quyền lực Nhà nước, có hai hình thức cơ bản xác định chính thể của Nhà nước : đó là chính thể quân chủ ( như nhóm trước đã trình bày ) và chính thể cộng hoà. - Nếu như trong chính thể quân chủ, nguyên thủ quốc gia đươc thành lập bằng con đường truyền ngôi thế tập (thường được gọi là Vua, Nữ Hoàng, Thiên Hoàng…), thì trong chính thể cộng hoà nguyên thủ quốc gia được thành lập bằng con đường bầu cử mà ra, có thể do dân hoặc cơ quan đại diện của dân bầu ra - nhân dân ít nhiều có quyền lợi, và được tham gia vào công cuộc quản lý Nhà nước (công việc chính trị) và thường được gọi là Tổng thống, Chủ tịch nước… - Chính thể cộng hoà phức tạp hơn so với chế độ chính trị quân chủ. Sự phức tạp do quyền lực nhà nước do nhiều người thực hiện gây nên. Chính vì phải đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về nhân dân nên phải có văn bản quy định. Đó là Hiến pháp. - Mô thức tổ chức Nhà nước theo chính thể cộng hoà thường chia làm hai loại: Cộng hoà đại nghị và Cộng hoà tổng thống. - Tổng thống cộng hoà là một loại mô hình chính thể Nhà nước mà ở đó hành pháp và lập pháp không chịu trách nhiệm lẫn nhau. Lập pháp cũng do dân bầu và hành pháp cũng do dân bầu. - Với cách thức tổ chức này, Nguyên thủ quốc gia không những là người đứng đầu Nhà nước mà còn đứng đầu hành pháp. Trên thực tế quyền lực của tổng thống (Nguyên thủ quốc gia) hầu như một ông Vua, nhưng không do thế tập truyền ngôi mà do bầu cử Chính thể của Mỹ là điển hình cho loại hình chính thể này

II. Đặc điểm 1. Nguyên thủ quốc gia (Tổng thống) - Vai trò của Tổng thống rất lớn: vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ. Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống - Cách thức bầu cử: +) Do nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc do các đại cử tri bầu ra. +) Có nhiệm kỳ nhất định, được tổ chức theo những thời gian đã được định rõ (4 năm một lần tái đắc cử)  Ví dụ nước Mỹ: Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi cả thế giới phải căng mình chống đại dịch Covid-19 mà Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đại dịch làm cuộc đua vào Nhà Trắng trở nên khó lường đến phút chót. Cách thức ứng phó Covid-19 và đưa nước Mỹ vượt qua khủng hoảng là bài toán lớn nhất đặt ra trong cuộc bầu cử lần này. Các ứng viên phải thay đổi chiến thuật tranh cử do không thể tổ chức mít tinh rầm rộ để trực tiếp gặp cử tri. Đại dịch cũng tác động trực tiếp đến ứng viên khi ông Trump bất ngờ mắc Covid-19. Bầu cử qua thư được ưu tiên thay thế bỏ phiếu trực tiếp. Ông Trump sẽ lãnh đạo nước Mỹ thêm nhiệm kỳ 4 năm nữa để tiếp tục ghi dấu ấn là tổng thống khó đoán nhất, hay ông Biden sẽ tiếp quản Nhà Trắng để trở thành nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất (78 tuổi ) khi nhậm chức trong lịch sử Mỹ? Cùng chờ kết quả vào đầu tháng 11 nhaaa :v - Quyền lực của Tổng thống rất lớn: là người lập ra Chính phủ, kiểm tra giám sát các hoạt động của Chính phủ, có thể giải tán Chính phủ; là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền phủ quyết một phần hoặc các đạo luật mà Nghị viện đưa ra và trên thực tế, quyền này thường xuyên sử dụng 2. Chính phủ: - Do Tổng thống thành lập, không có chức danh Thủ tướng Chính phủ. - Độc lập với Nghị viện ( vì đều do cử tri bầu ra ). Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không phải chịu trách nhiệm với Nghị viện.

- Các thành viên Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống và thực tế họ là những người giúp việc cho Tổng thống. 3. Nghị viện: Nghị viện không có quyền bầu ra Tổng thống và Chính phủ, không có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm và giải tán Chính phủ. - Nghị viện không kiểm soát các hoạt động của Chính phủ nhưng lại có quyền khởi tố, xét xử các thành viên tổng thống và các thành viên chính phủ theo thủ tục “đàn hạch”. Giải nghĩa: +) Đàn hạch được dùng đến để chính thức truy tố một viên chức dân sự nào của chính phủ vì những hành động phạm pháp thực hiện trong khi đang tại chức. Sau cùng là việc truất phế một viên chức bị kết án. VD: Theo điều khoản 2 Hiến pháp Hoa Kỳ (đoạn 4) có nói rằng "Tổng thống, Phó tổng thống, và các viên chức dân sự khác của Hoa Kỳ sẽ bị truất phế dựa trên sự luận tội vì bị kết án là phản quốc, hối lộ hay các tội nặng nhẹ khác." - Tổng thống không có quyền giải thể Nghị viện trước thời hạn và đồng thời Nghị viện cũng không có quyền lật đổ chính phủ. III. Những người ủng hộ thường hay cho rằng hệ thống tổng thống có bốn điều lợi cơ bản như sau: 1. Ủy nhiệm trực tiếp: Một vị thủ tướng thường được đa số các đại biểu của dân chúng bầu ra trong khi một vị tổng thống thường thường được dân chúng bầu lên trực tiếp. Những người ủng hộ tổng thống chế cho rằng một vị lãnh đạo được dân chúng bầu lên thì dân chủ hơn một vị lãnh đạo được một bộ phận lập pháp bầu lên cho dù chính bộ phận lập pháp này cũng được bầu lên để cai trị. 2. Phân lập quyền lực — một hệ thống tổng thống sẽ làm cho chức vụ tổng thống và quốc hội thành hai cơ cấu song song. Những người ủng hộ cho rằng sự giàn xếp như thế sẽ cho phép mỗi một cơ cấu đều có thể theo dõi và kiểm soát cơ cấu kia, ngăn ngừa sự lạm quyền

3. Nhanh chóng và dứt khoát — một số người cho rằng một vị tổng thống với quyền lực lớn thường thường có thể thực thi nhanh chóng những thay đổi. Tuy nhiên một số người khác cho rằng phân lập quyền lực làm chậm lại hệ thống. 4. Ổn định — một tổng thống, với nhiệm kỳ nhất định rõ rằng, có thể tạo ra sự ổn định hơn là một vị thủ tướng, là người có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào...


Similar Free PDFs