TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN NAY PDF

Title TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN NAY
Author Thiên Lam Văn
Course Luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 26
File Size 615.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 882
Total Views 983

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA DU LỊCHTIỂU LUẬNTÌM HIỂU VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊNQUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC THEO PHÁPLUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN NAYMôn học: Luật Kinh doanhGiảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thuỳ DungLớp: BC3 – 21C1LAWNgười thực hiện: Văn Dương Thiên LamMSSV: 31211028301TP ...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN NAY

Môn học: Luật Kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thuỳ Dung Lớp: BC3 – 21C1LAW51100129 Người thực hiện: Văn Dương Thiên Lam MSSV: 31211028301

TP Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 12 năm 2021 1

2

LỜI NÓI ĐẦU Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả có ảnh hưởng rất lớn đến các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ giúp hạn chế các hành vi không lành mạnh, như sao chép, vi phạm bản quyền… giúp sân chơi của mọi người trở nên “phẳng” và công bằng hơn. Quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ giúp mọi cá nhân, tổ chức nâng cao khả năng sáng tạo và bảo vệ tác phẩm của mình. Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi bài hát, mỗi bản nhạc đều gợi lên nhiều điều mới mẻ, khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và âm vang của con người. Âm nhạc làm phong phú tâm hồn và suy nghĩ của con người thông qua tiếng hát độc đáo. Màu sắc của âm thanh, tạo thành một giai điệu tinh tế, gây sốc cho những người thưởng thức âm nhạc.Trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ngày càng được quan tâm và thực hiện. Điều đó được thể hiện rõ ràng khi hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả nói riêng ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh từ luật đến nghị định, thông tư,…. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc triển khai và thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc cũng như những bất cập của nó trong công tác thực hiện hiện tại, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay” nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn về “đứa con tinh thần” của mình, tránh gặp những vấn đề vi phạm quyền tác giả. Trong quá trình làm việc, do còn hạn chế về mặt kiến thức nên chắc hẳn bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC 1.1 Khái niệm về tác phẩm âm nhạc Tác phẩm âm nhạc có nguồn gốc là một đoạn nhạc, cấu trúc âm nhạc của một đoạn nhạc hay quá trình sáng tạo ra một đoạn nhạc mới. Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường bao gồm ba yếu tố: giai điệu, hòa âm và tiết tấu. Những người tạo ra các đoạn nhạc được gọi là nhà soạn nhạc (hoặc tác giả sáng tác nhạc, nhạc sĩ) “Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.” (Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP). 1.2 Khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.2.1 Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi là bổ sung năm 2009 và 2019 (sau đây sẽ gọi là Luật sở hữu trí tuệ) : “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.” Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hay còn gọi là bản quyền, bản quyền tác giả là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, tác giả tác phẩm âm nhạc được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, gồm các quyền được pháp luật sở hữu trí tuệ công nhận. Quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối giữa các chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các chủ thể mang quyền. 1.2.2 Đặc điểm Về chủ thể Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác giả của tác phẩm âm nhạc. Khi tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới một hình thức nhất định thì chủ thể có những quyền nhất định đối với tác phẩm âm nhạc. Trong trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm có thể là nhạc sĩ, hoặc có trường hợp có thể là người khác khi: được chuyển nhượng quyền tác giả, thuê tác giả sáng tạo tác phẩm theo hợp đồng sáng tạo,…1 Về khách thể

1 Nguồn: https://luathoanganh.vn/tu-van-so-huu-tri-tue/quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-am-nhac-lha99.html

4

Khách thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác phẩm âm nhạc do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ. Tác phẩm âm nhạc ra đời trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần và giải trí của đông đảo công chúng. Về nội dung Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản (tham khảo Điều 19,20 Luật sở hữu trí tuệ) của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Trong số các quyền nhân thân, quyền đặt tên hoặc bút danh cho tác phẩm âm nhạc là quyền đặc biệt quan trọng của nhạc sĩ. Lĩnh vực âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật và giải trí phổ biến trong đời sống con người, trong đó danh tiếng là quan trọng. Tác phẩm âm nhạc không chỉ là công sức lao động sáng tạo của tác giả, mà còn là uy tín và danh dự của tác giả. Mặt khác, tác phẩm âm nhạc dễ truyền bá, phát tán rộng rãi trong xã hội, dẫn đến việc kiểm soát sự toàn vẹn của tác phẩm cũng như tên tác giả là điều không mấy dễ dàng. 2 1.3 Khái quát về quyền liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.3.1 Khái niệm Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ : “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.” 1.3.2 Đặc điểm Hoạt động của các chủ thể quyền liên quan chính là hành vi sử dụng tác phẩm đã có Đó là người tổ chức sản xuất băng đĩa ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn, tổ chức phát sóng buổi biểu diễn và các chủ thể khác sử dụng tác phẩm. Ví dụ, ca sĩ biểu diễn ca khúc, nhạc công biểu diễn bản nhạc,… Bên cạnh các quyền được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các chủ thể sử dụng tác phẩm còn có các nghĩa vụ đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Đối tượng được bảo hộ khi có tính nguyên gốc Tính chất này của quyền liên quan được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể là kết quả của lao động sáng tạo và mang dấu ấn cá nhân. Ví dụ: các buổi biểu diễn bài hát của ca sĩ và biểu diễn nhạc cụ của nghệ sĩ piano luôn mang tính sáng tạo và mang đậm dấu ấn cá nhân. Tính nguyên gốc của quyền liên quan chỉ được xác định theo các đối tượng của quyền liên quan được tạo ra lần đầu tiên. Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi 2 Nguồn: https://luathoanganh.vn/tu-van-so-huu-tri-tue/quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-am-nhac-lha99.html

5

hình chỉ được xác định cho người tạo ra bản định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc quyền liên quan đối với chương trình phát sóng chỉ xác định cho tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng. Tính nguyên gốc giúp xác định được ai là chủ thể của quyền liên quan và biết được các hành vi xâm phạm quyền liên quan. Nếu không mang tính nguyên gốc tất cả các bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng đều bị coi là sự sao chép và không được thừa nhận các quyền liên quan đến đối tượng đó.3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC 2.1Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc 2.1.1 Khái quát Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra. Trong đó, bao gồm các nội dung về xác lập, công nhận quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc chống lại các hành vi xâm phạm. Các Điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan mà Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập có thể kể đến như: 1. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật 2. Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ 3. Công ước Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh 4. Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng 5. Hiệp định Trips về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 2.1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả Có thể thấy rằng không chỉ nhạc sĩ mới có thể có quyền tác giả đối với tác phẩm của mình mà bất cứ cá nhân, tổ chức sáng tạo sở hữu tác phẩm âm nhạc thì đều sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ. 3 Nguồn:https://brislaw.com/dac-diem-cua-quyen-lien-quan-den-quyen-tac-gia-nhu-the-nao/

6

Ngoài điều kiện về hình thức thể hiện thì điều kiện về chủ thể cũng là một trong những điều kiện được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể trong Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ: 1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này. 2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2.1.3 Điều kiện bảo hộ quyền liên quan Quy định tại Điều 16, Luật sở hữu trí tuệ: 1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn). 2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Luật này. 3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình). 4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng. 2.2Vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc Tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam hiện nay tương đối tràn lan. Không thể phủ nhận nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, nhưng nghệ sĩ đã vay mượn ý tưởng hoặc sao chép tác phẩm của người khác làm của mình. Vấn nạn vi phạm bản quyền của các nghệ sĩ không còn quá xa lạ với mọi người. Nhiều vụ vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc đã bị phanh phui ở Việt Nam trong thời gian qua. Trong thời gian qua, một số tác phẩm âm nhạc bị vi phạm bản quyền như: 2.2.1 Vi phạm quyền sao chép tác phẩm Khoản 2, Điều 21, Nghị định 22/2018/NĐ-CP, Quyền sao chép “là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử”. 7

Gần đây, có nhiều tranh cãi về việc "đạo nhạc" ca khúc của các ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng. “Đạo nhạc” vẫn đang là vấn đề với nhiều ý kiến trái chiều về việc ai đúng, ai sai, ai đạo nhạc, đạo nhạc của ai vẫn là một câu chuyện chưa có hồi kết. Trước hết, phải nói rằng, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định cụ thể “đạo nhạc” là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu khái niệm về đạo và đạo nhạc chung trên thế giới. Ở đây tạm đưa ra khái niệm trên Wisegeek và Wikipedia Trên Wisegeek viết: “Đạo nhạc là việc sử dụng âm nhạc hoặc lời ca có bản quyền mà không được sự đồng ý của người giữ bản quyền đó. Đạo là khái niệm pháp lý của việc sao chép tác phẩm sáng tạo của cá nhân và tổ chức khác và đưa ra như thể là nguyên bản”. Trên Wikipedia viết: “Đạo nhạc là việc sử dụng hay bắt chước nhạc của một tác giả khác trong khi lại tỏ ra như thể mình tự sáng tạo một tác phẩm nguyên bản. Đạo nhạc ngày nay xảy ra trong hai trường hợp – đạo ý tưởng âm nhạc (cụ thể là giai điệu hoặc mô típ) hoặc lấy mẫu (lấy một phần của một bản ghi âm để sử dụng lại trong một ca khúc khác)”. Từ cách hiểu thực tiễn nêu trên có thể thấy có hai yêu cầu cơ bản để có thể xem một hành vi được coi là đạo nhạc như sau: Thứ nhất: Sử dụng, sao chép (bắt chước) một phần hay toàn bộ tác phẩm của tác giả khác Thứ hai: Tỏ ra mình tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản Về việc bắt chước toàn bộ hay một phần (điều kiện cần): Âm nhạc bao gồm tổng thể nhiều thứ tạo ra, theo đó cách hiểu chung nhất như trên thì việc lấy bất cứ nét giai điệu nào, hay có bất cứ mô tip nào giống, hay sử dụng bất cứ phần nào của tác phẩm khác có thể bị coi là đạo nhạc. Về việc tỏ ra mình tự sáng tác nguyên bản (điều kiện đủ): Nghĩa là việc sao chép, bắt chước bất cứ phần nào của một tác phẩm sẽ không bị coi là đạo nhạc nếu như không tỏ ra mình là người tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản. Tức là nếu có sử dụng tác phẩm của người khác để tái tạo ra tác phẩm của mình thì phải thể hiện rằng bản thân có sử dụng của người khác, tiếng Anh gọi là ghi “credit” (trong văn học gọi là “trích dẫn”). Và tất nhiên, khi đã trích dẫn thì cần phải được sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc. Một số trường hợp bị “tố” đạo nhạc và sao Vào tháng 5- 2017, một đoạn clip được đăng tải trên mạng đã chỉ ra sự giống nhau giữa “ Ánh nắng của anh” – Đức Phúc ( sáng tác Khắc Hưng) và “I” của nghệ sĩ piano Hàn Quốc – Yiruma. “I” là bản nhạc nằm trong album “First Love” được 8

Yiruma phát hành năm 2001. Ca khúc “Ánh nắng của anh” được khán giả nhận ra có cách triển giai điệu “na ná” bản piano của Yiruma, đồng thời cũng gây ra tranh cãi trong một khoảng thời gian dài. 2.2.2 Vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh Theo Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”. Hoặc hiểu đơn giản, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm đã có, có sáng tạo nhất định về nội dung, về hình thức, về ngôn ngữ… Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ trường hợp chuyển sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Người không phải là chủ sở hữu quyền tác giả khi làm tác phẩm phái sinh khác phải xin phép (nếu tác phẩm chưa được công bố), trả tiền nhuận bút, thù lao… cho chủ sở hữu quyền tác giả gốc. Một số trường hợp vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh Ca sĩ trẻ Phạm Hồng Phước cũng từng hứng chịu không ít gạch đá khi cho ra mắt single “Khi chúng ta già” nhưng không ghi rõ ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ “Khi chúng ta già” của Nguyễn Thị Việt Hà. Sau đó, Hồng Phước đã công khai xin lỗi Việt Hà và người ham mộ vì đã im lặng trong thời gian xảy ra sự cố và đã ghi rõ tên tác giả viết lời ca khúc. 2.2.3 Vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng hay truyền đạt tác phẩm đến công chúng Theo đó, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một trong những quyền tài sản hết sức quan trọng của chủ sở hữu quyền tác giả. Khoản 1, Điều 21, Nghị định 22/2018/NĐ-CP có giải thích rõ hơn cho quyền này như sau: “Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được”. Việc một nghệ sỹ truyền đạt tác phẩm đến công chúng mà chưa hỏi ý kiến của bên chủ sở hữu sẽ được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ. 9

Các liveshow âm nhạc sử dụng bài hát có đăng kí bản quyền mà không được sự cho phép của tác giả chính là một trường hợp vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng phổ biến nhất. Tính đến tháng 7/2019, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết: “Nếu chỉ tính riêng các chương trìng quy mô lớn mà đơn vị này phát hiện được, số lượng chương trình biểu diễn có xảy ra hành vi xâm phạm quyền tác giả lên tới hàng trăm. Trong đó, có những đơn vị tổ chức những chương trình lớn xong xoá tên và thành lập công ty mới. Hành vi xâm phạm quyền tác giả là cố ý, mặc dù Trung tâm đã gửi cảnh báo, gửi đề nghị đến các đơn vị tổ chức biểu diễn”. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị đều cố tình né tránh việc thực hiện các quy định về quyền tác giả nên dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả bị xâm phạm, không được tôn trọng, gây bức xúc cho các tác giả sáng tác âm nhạc. Một số trường hợp vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng hay truyền đạt tác phẩm đến công chúng 1. Tại một sự kiện ở TP HCM, Thu Phương đã hát ca khúc “Nắm lấy tay anh”. Ca khúc này được nhạc sĩ Tú Dưa viết để tặng độc quyền cho ca sĩ Tuấn Hưng. Việc Thu Phương sử dụng ca khúc không xin phép khiến Tuấn Hưng bức xúc và gây ra một cuộc khẩu chiến giữa 2 ca sĩ trên mạng xã hội. 2. Ca khúc "Tonight" được sử dụng trong đêm chung khảo phía Nam “Hoa hậu Việt Nam 2016” được ca sĩ Thanh Duy mua bản quyền sáng tác từ Thăng Long và Đại Nhân. Tuy nhiên, ca khúc này lại được BTC sử dụng để biểu diễn khi chưa được sự cho phép của tác giả và Thanh Duy. 2.4 Xử phạt vi phạm và một số trường hợp vi phạm 2.4.1 Xử phạt các trường hợp vi phạm Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lý vi phạm hành chính: Theo Điều 18, Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với quyền tác giả và quyền liên quan thì hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị: “1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

10

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm”. Trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự: Quy định tại tại Điều 225, Bộ luật hình sự 2015 về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: Theo đó, hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình nhằm thu lợi bất chính tùy bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.4 2.4.2 Một số trường hợp vi phạm nổi bật Ca sĩ Noo Phước Thịnh và MV “Chạm khẽ tim anh một chút thôi” Lý do Noo Phước Thịnh bị kiện là do trong video ca nhạc (MV) của nam ca sĩ trẻ phát hành có phân cảnh quay sử dụng đoạn nhạc nền ngắn lấy từ ca khúc của nhạc sĩ nước ngoài mà chưa xin phép. Sau khi nhận được thông báo từ đơn vị giữ bản quyền ca khúc, MV của Noo Phước Thịnh đã được gỡ khỏi kênh Youtube chỉnh sửa, thay thế phần nhạc vi phạm và giới thiệu lại, song nhiều kênh nhạc trực tuyến khác vẫn đang phát bản MV cũ. Vì thế, nhóm làm MV vẫn phải đối diện đơn kiện với số tiền đòi bồi thường 850 triệu đồng, đi kèm yêu cầu xóa vĩnh viễn MV vi phạm khỏi tất cả các phương tiện lưu trữ mà công chúng có thể tiếp cận và phải khai xin lỗi tác giả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ca sĩ Mỹ Tâm và MV “Anh thì không” “Anh thì không” là một ca khúc nhạc Pháp được nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng viết lời Việt. Đây là một tác phẩm nổi tiếng đã được rất nhiều ca sĩ biểu diễn như Thanh Lan, Ý Lan, Duy Quang, Ngọc Lan, Kiều Nga, Minh Tuyết, Lưu Bích,…và tất cả các ca sĩ này đều xin phép và gửi ông tiền bản quyền, tuy chỉ là số tiền mang tính chất tượng trưng nhằm bày tỏ sự tôn trọng tác giả. Mỹ Tâm đã lấy ca khúc lời Việt của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng để thực hiện MV trong dịp Tết, MV gây sốt trên mạng xã hội và đạt được gần 3 t...


Similar Free PDFs