Trắc nghiệm chính thức Triết học - Update PDF

Title Trắc nghiệm chính thức Triết học - Update
Author Thư Trần Thị Anh
Course Triết học Mác Lê nin
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 35
File Size 285.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 14
Total Views 80

Summary

1. Sản xuất bao gồm các hình thức: A. Sản xuất vật chất; sản xuất tinh thần và sản xuất của cải B. Sản xuất của cải; sản xuất ra tư liệu sản xuất và sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng C. Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người D. Sản xuất vật chất, sản xuất văn hóa và sản...


Description

1. Sản xuất bao gồm các hình thức: A. Sản xuất vật chất; sản xuất tinh thần và sản xuất của cải B. Sản xuất của cải; sản xuất ra tư liệu sản xuất và sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng C. Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người D. Sản xuất vật chất, sản xuất văn hóa và sản xuất môi trường sinh thái 2. Các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất là: A. Công cụ lao động và đối tượng lao động B. Người lao động và môi trường lao động C. Tư liệu lao động và người lao động D. Tư liệu sản xuất và người lao động 3. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ: A. Mối quan hệ giữa các vật chất và tinh thần sản xuất B. Mối quan hệ giữa con người với con người C. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên D. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với nhau 4. Lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố: A. Tư liệu sản xuất và người lao động B. Tư liệu sản xuất, công cụ lao động và người lao động C. Tư liệu sản xuất, công cụ lao động, người lao động và phương tiện lao động D. Tư liệu sản xuất, công cụ lao động, phương tiện lao động và đối tượng lao động 5. Yếu tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất là: A. Người lao động B. Tư liệu sản xuất C. Công cụ lao động D. Tư liệu lao động 6. Yếu tố mang tính cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất là: A. Người lao động B. Công cụ lao động C. Phương tiện lao động D. Tư liệu lao động 7. Quan hệ sản xuất là: A. Mối quan hệ giữa người với người trong sở hữu tư liệu sản xuất B. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất C. Mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên D. Môi quan hệ giữa người với người trong quản lý nền sản xuất 8. Cấu thành quan hệ sản xuất bao gồm các mặt cơ bản là:

A. Quan hệ về sở hữu công cụ sản xuất; Quan hệ về chi phối quá trình sản xuất; Quan hệ về phân chia địa vị trong sản xuất B. Quan hệ về sở hữu đất đai, tài nguyên; Quan hệ về quản lý kinh tế - xã hội; Quan hệ về phân phối tư liệu sản xuất C. Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất; Quan hệ về tổ chức, quản lý quá trình sản xuất; Quan hệ về phân phối sản phẩm D. Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất; Quan hệ về quản lý tài nguyên, cơ sở vật chất; Quan hệ về phân phối sản phẩm 9. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất (QHSX) phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất (LLSX) là: A. Sự phát triển của LLSX đòi hỏi QHSX phải phù hợp theo; và khi QHSX phù hợp sẽ thúc đẩy LLSX phát triển B. Sự phát triển của QHSX đòi hỏi LLSX phải phù hợp theo; và khi LLSX phù hợp sẽ thúc đẩy QHSX phát triển C. Sự phát triển của LLSX đòi hỏi trình độ kỹ thuật phải phù hợp theo; và khi trình độ kỹ thuật phù hợp sẽ thúc đẩy LLSX phát triển D. Sự phát trển của QHSX đòi hỏi trình độ quản lý phải phù hợp theo; và khi trình độ quản lý phù hợp sẽ thúc đẩy QHSX phát triển 10. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất chủ yếu là do: A. Trình độ phát triển của lực lượng lao động B. Trình độ phát triển của công cụ lao động C. Trình độ phát triển của phương thức sản xuất D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 11. Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành: A. Hình thái kinh tế - xã hội B. Kiến trúc thượng tầng C. Cơ sở hạ tầng D. Phương thức sản xuất 12. Yếu tố nào quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là: A. Vị trí địa lý của mỗi dân tộc B. Điều kiện dân số C. Phương thức sản xuất D. Điều kiện môi trường 13. Hai mặt cơ bản của phương thức sản xuất là: A. Mặt tự nhiên và mặt xã hội B. Mặt vật chất và mặt tinh thần C. Mặt vật chất và mặt ý thức D. Mặt kỹ thuật và mặt xã hội

14. Cơ sở hạ tầng là: A. Toàn bộ đất đai, máy móc, phương tiện để sản xuất B. Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội C. Toàn bộ những thành phần kinh tế của một xã hội D. Toàn bộ điều kiên vật chất và tinh thần của xã hội 15. Kiến trúc thượng tầng là: A. Hệ thống các hình thái ý thức xã hội, cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định B. Hệ thống các hình thái văn hóa xã hội, cùng với các thiết chế tổ chức nhà nước tương ứng, được hình thành theo cơ sở hạ tầng nhất định C. Hệ thống các hình thái tinh thần của xã hội, cùng với các thiết chế pháp quyền tương ứng, được hình thành trên một cơ sở kinh tế nhất định D. Hệ thống các hình thái tồn tại xã hội, cùng với các thiết chế quản lý xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định 16. Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT) thì: A. CSHT quyết định KTTT B. KTTT quyết định CSHT C. Tuỳ thuộc vào thời đại kinh tế cụ thể mà xác định CSHT quyết định KTTT, hay KTTT quyết định CSHT D. Không cái nào quyết định cái nào 17. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng phải thông qua yếu tố: A. Hệ thống pháp luật B. Nhà nước C. Quan điểm, tư tưởng của số đông trong xã hội D. Quan điểm, tư tưởng của giai cấp thống trị 18. Quy luật xã hội giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội là: A. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng B. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội C. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất D. Quy luật đấu tranh giai cấp 19. Về cấu trúc, hình thái kinh tế - xã hội bao gồm những bộ phận: A. Giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản B. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng C. Nhà nước, chính đảng, đoàn thể D. Các quan hệ sản xuất của xã hội

20. Nguồn gốc vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là do: A. Sự tăng lên không ngừng của năng xuất lao động B. Sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất C. Quần chúng nhân dân không ngừng nổi dậy đấu tranh chống các thế lực phản động trong xã hội D. Mâu thuẫn giai - tầng trong xã hội, sự thay đổi của quan hệ sản xuất 21. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử xã hội loài người đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao như thế nào: A. Chủ nghĩa cộng sản - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Tư bản B. Chủ nghĩa cộng sản - Phong kiến – Tư bản – Chủ nghĩa xã hội C. Công xã nguyên thuỷ - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Tư bản D. Công xã nguyên thuỷ - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Chủ nghĩa cộng sản

22. Định nghĩa về giai cấp của Lênin: Giai cấp là: A. Những tập đoàn người khác nhau về địa vị chính trị - xã hội. Nguồn gốc của giai cấp là ở quyền lực thống trị trong xã hội B. Những tập đoàn người khác nhau về địa vị kinh tế - xã hội. Nguồn gốc của giai cấp là ở quan hệ về tư liệu sản xuất và lợi ích kinh tế C. Những tập đoàn người khác nhau về trình độ phát triển về kinh tế và văn hóa. Nguồn gốc của giai cấp là vai trò quản lý xã hội D. Những tập đoàn người khác nhau về điều kiện sinh sống trong xã hội. Nguồn gốc của giai cấp là ở quan hệ về lợi ích kinh tế 23. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện giai cấp là do: A. Từ chế độ chiếm hữu nô lệ và phân công lao động xã hội B. Phân công lao động xã hội và xuất hiện chế độ tư hữu C. Từ chế độ người bóc lột người và phân công lao động xã hội D.Từ chế độ lao động làm thuê và xuất hiện chế độ tư hữu 24. Để xoá bỏ giai cấp trước hết phải xoá bỏ chế độ: A. Chế độ người bóc lột người B. Chế độ tư hữu C. Chế độ tư bản chủ nghĩa D. Chế độ xã hội có phân chia thành đẳng cấp 25. Nguyên nhân cơ bản gây ra mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong xã hội: A. Sự khác nhau về tư tưởng, lối sống B. Sự đối lập về lợi ích cơ bản – lợi ích kinh tế

C. Sự khác nhau về tài sản giữa người giàu và người nghèo D. Sự khác nhau về địa vị trong thang bậc của trật tự xã hội 26. Đấu tranh giai cấp, xét đến cùng, nhằm vào mục đích: A. Phát triển sản xuất B. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp, giành lấy lợi ích kinh tế C. Lật đổ sự áp bức của giai cấp thống trị phản động D. Xóa bỏ chế độ tư hữu, thủ tiêu xã hội có giai cấp 27. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong các xã hội có gia cấp đối kháng: A . Là con đường tiến bộ xã hội. Hình thành chế độ mới, phát triển hơn B . Là phương thức vận động của lịch sử. Hình thành xu hướng phát triển nhân loại C. Là động lực tiến bộ lịch sử. Hình thành xã hội mới, tiến bộ hơn D . Là điều kiện tiến bộ lịch sử. Hình thành nền văn minh nhân loại 28. Cuộc đấu tranh của những người bị áp bức, bị bóc lột, bị trị chống lại kẻ áp bức, bóc lột, thống trị về thực chất là cuộc đấu tranh: A. Giành chính quyền B. Giải phóng nhân loại C. Giai cấp D. Giải phóng dân tộc 29. Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là nhằm giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa các giai cấp: A. Giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột B. Giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị C. Giữa giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản D. Giữa giai cấp bóc lột và giai cấp không cơ bản 30. Đấu tranh giai cấp xảy ra có nguyên nhân sâu xa từ sự xung đột lợi ích trong lĩnh vực: A. Tôn giáo B. Kinh tế C. Chính trị D. Văn hóa – tinh thần 1.Nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của triết học: A. Xã hội phân chia thành giai cấp B. Khi xuất hiện tầng lớp trí thức biết ngạc nhiên, hoài nghi, hụt hẫng C. Tư duy của con người đạt trình độ khái quát cao và xuất hiện tầng lớp trí thức D. Khi con người biết ngạc nhiên, hoài nghi, hụt hẫng 2.Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, thuật ngữ “Triết học” có thể hiểu là: A. Yêu mến sự thông thái

B. Chiêm nghiệm tìm ra chân lý cuộc đời C. Sự truy tìm bản chất của đối tượng D. Là tri thức mang tính lý luận, tính hệ thống và tính chung nhất 3. Đối tượng của triết học là: A. Nghiên cứu những quy luật của khoa học cụ thể B. Nghiên cứu những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy con người C. Nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy D. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, của xã hội và con người 4.Thứ tự xuất hiện các hình thức thế giới quan trong lịch sử: A. Thần thoại - tôn giáo - triết học B. Thần thoại - triết học - tôn giáo C. Tôn giáo - thần thoại - triết học D. Triết học - thần thoại - tôn giáo 5.Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề cơ bản của triết học là: A. Giải thích thế giới B. Cải tạo thế giới C. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại D. Mối quan hệ giữa con người và thế giới 6.Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, câu hỏi lớn thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học là: A. “Con người có thể tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này hay không?” B. “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?” C. “Vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?” D. “Vai trò của con người trong thế giới này là gì?” 7.Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, câu hỏi lớn thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học là: A. “Con người có thể tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này hay không?” B. “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?” C. “Vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?” D. “Vai trò của con người trong thế giới này là gì?” 8.Khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, những triết gia cho rằng vật chất có trước ý thức, vật chất quyết định ý thức, thì thuộc trường phái triết học nào: A. Chủ nghĩa duy vật B. Chủ nghĩa duy tâm C. Trường phái khả tri D. Trường phái bất khả tri

9.Khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, những triết gia cho rằng ý thức có trước vật chất, ý thức quyết định vật chất, thì thuộc trường phái triết học nào: A. Chủ nghĩa duy vật B. Chủ nghĩa duy tâm C. Trường phái khả tri D. Trường phái bất khả tri 10. Khi giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, những triết gia cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới, thì thuộc trường phái triết học nào: A. Chủ nghĩa duy vật B. Chủ nghĩa duy tâm C. Trường phái khả tri D. Trường phái bất khả tri 11. Khi giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, những triết gia cho rằng con người không có khả năng nhận thức được thế giới, thì thuộc trường phái triết học nào: A. Chủ nghĩa duy vật B. Chủ nghĩa duy tâm C. Trường phái khả tri D. Trường phái bất khả tri 12. Tính chất trực quan, cảm tính thể hiện rõ nhất ở hình thức nào của chủ nghĩa duy vật: A. Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng D. Chủ nghĩa duy vật nói chung 13. Hình thức nào của chủ nghĩa duy vật có phương pháp nhìn thế giới như một cổ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản là ở trạng thái biệt lập và tĩnh tại: A. Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng D. Chủ nghĩa duy vật nói chung 14. Hình thức nào của chủ nghĩa duy vật đã không còn đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất, và nó đã xác định rõ vật chất là thực tại khách quan: A. Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

D. Chủ nghĩa duy vật nói chung 15. Theo triết học Mác-Lênin, nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập và tĩnh tại là đặc trưng của phương pháp nhận thức nào: A. Phương pháp trực quan, cảm tính B. Phương pháp siêu hình C. Phương pháp biện chứng D. Phương pháp suy đoán lý tính 16. Theo triết học Mác-Lênin, nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó và nhìn nhận nó ở trạng thái luôn vận động biến đổi là đặc trưng của phương pháp nhận thức nào: A. Phương pháp trực quan, cảm tính B. Phương pháp siêu hình C. Phương pháp biện chứng D. Phương pháp suy đoán lý tính 17. Học thuyết của Mác ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết nào: A. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh và Phong trào khai sáng Pháp B. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp C. Triết học Hy Lạp, Kinh tế học Anh và Phong trào khai sáng Pháp D. Triết học Hy Lạp, Chủ nghĩa duy vật Anh và Phong trào khai sáng Pháp 18. Những phát minh khoa học có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng: A. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá và thuyết tương đối B. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tương đối C. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tương đối và thuyết nguyên tử D. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá và thuyết tế bào 19. Thế giới quan và phương pháp luận mà triết học Mác – Lênin trang bị cho con người mang tính chất cơ bản gì: A. Tính sáng tạo và tiến bộ B. Tính cách mạng và khoa học C. Tính kế thừa và cụ thể D. Tính lịch sử và tính đảng 20. Các phạm trù: vật chất, ý thức, vận động, bản chất, hiện tượng là những phạm trù của khoa học nào: A. Triết học B. Sinh học C. Hoá học D. Vật lý

21. Chân lý luôn có tính: A. Trừu tượng, chung chung B. Cụ thể C. Tuyệt đối D. Chủ quan 22. Thực tiễn đóng vai trò gì với nhận thức: A. Định hướng, quyết định B. Quan trọng, chỉ đường C. Cơ sở, động lực, mục đích D. Sáng tạo, xây dựng 23. Tính chất nào của chân lý thể hiện chân lý tồn tại độc lập với ý muốn của con người: A. Tính tương đối B. Tính tuyệt đối C. Tính khách quan D. Tính cụ thể 24. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin là: A. Quan điểm toàn diện B. Quan điểm khách quan C. Quan điểm lịch sử - cụ thể D. Quan điểm phát triển 25. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học Mác – Lênin là: A. Quan điểm toàn diện B. Quan điểm khách quan C. Quan điểm thống nhất lý luận với thực tiễn D. Quan điểm phát triển 26. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học Mác – Lênin là: A. Quan điểm thống nhất lý luận với thực tiễn B. Quan điểm khách quan C. Quan điểm lịch sử - cụ thể D. Quan điểm phát triển 27. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ Nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác – Lênin là: A. Quan điểm toàn diện B. Quan điểm khách quan

C. Quan điểm lịch sử - cụ thể D. Quan điểm phát triển 28. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ Quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn trong triết học Mác – Lênin là: A. Quan điểm thống nhất lý luận với thực tiễn B. Quan điểm khách quan C. Quan điểm lịch sử - cụ thể D. Quan điểm phát triển 29. Nhận thức lý tính khác với nhận thức cảm tính ở chỗ: A. Nhận thức lý tính phản ánh được mối liên hệ bản chất; phản ánh sự vật hiện tượng kém sâu sắc hơn nhận thức cảm tính B. Nhận thức lý tính không ẩn chứa nguy cơ xa rời hiện thực, luôn phản ánh chính xác nhất. C. Nhận thức lý tính phản ánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn diện. D. Nhận thức lý tính phản ánh cụ thể, rõ ràng, trực tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn diện. 30. “Bước nhảy” là khái niệm dùng để chỉ: A. Mối quan hệ giữa chất và lượng B. Sự thay đổi từ chất cũ sang chất mới C. Thời điểm diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng D. Sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong cùng một sự vật, hiện tượng 31. “Phán đoán” là giai đoạn của cấp độ nhận thức nào: A. Nhận thức cảm tính B. Nhận thức lý tính C. Nhận thức kinh nghiệm D. Nhận thức trực quan 32. “Tri giác” là giai đoạn của cấp độ nhận thức nào: A. Nhận thức cảm tính B. Nhận thức lý tính C. Là giai đoạn chuyển tiếp từ cảm tính sang lý tính D. Cấp độ cao nhất của sự nhận thức 33. Tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý là: A. Lý thuyết khoa học B. Tri thức của con người C. Thực tiễn D. Lý luận xã hội 34. Sự hiểu biết của con người phù hợp với hiện thực khách quan gọi là:

A. Tri thức B. Vật chất C. Chân lý D. Lý luận 35. Ph.Ăngghen chỉ rõ, các sự vật, hiện tượng dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất đó là: A. Tính toàn diện B. Tính chủ quan C. Tính vật chất D. Tính lịch sử 36. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ … được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Điền từ thích hợp vào dấu “…”: A. Thực tại chủ quan B. Thực tại khách quan C. Quy luật ràng buộc D. Cảm nhận thông thường 37. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động gì của con người: A. Hoạt động tập trung trí tuệ B. Hoạt động thực tiễn C. Hoạt động thực nghiệm khoa học D. Hoạt động cải tạo xã hội 38. Trong các hình thức của hoạt động thực tiễn, hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn là: A. Hoạt động đấu tranh giai cấp B. Hoạt động sản xuất vật chất C. Hoạt động thực nghiệm khoa học D. Hoạt động cải tạo xã hội 39. Nhận thức cảm tính bao gồm những hình thức nào: A. Cảm giác, tri giác, biểu tượng B. Cảm giác, phán đoán, suy lý C. Tri giác, biểu tượng, phán đoán D. Cảm giác, tri giác, suy lý 40. Nhận thức lý tính bao gồm những hình thức nào: A.Cảm giác, tri giác, biểu tượng B. Khái niệm, phán đoán, suy lý C. Tri giác, biểu tượng, phán đoán D. Cảm giác, tri giác, suy lý

41. Điền vào chỗ trống cho đúng định nghĩa sau: “Nhận thức là … thế giới khách quan vào trong đầu óc con người một cách năng động sáng tạo trên cơ sở thực tiễn”: A. Quá trình phản ánh B. Sự phản ánh C. Sự ghi chép D. Sự tác động của 42. Yếu tố của ý thức thể hiện thái độ của con người đối với đối tượng gọi là: A. Tri thức B. Tình cảm C. Ý chí D. Tiềm thức 43. Yếu tố giữ vai trò là cơ sở của ý thức là: A. Tri thức B. Tình cảm C. Ý chí D. Tiềm thức 44. Yếu tố của ý thức thể hiện nguồn động lực bên trong thôi thúc con người vượt qua khó khăn, thử thách gọi là: A. Tri thức B. Tình cảm C. Ý chí D. Tiềm thức 45. Đâu không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức B. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức C. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí D. Thực tiễn là sự định hướng của nhận thức 46. Dựa vào nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội cái gì là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới tự nhiên: A. Sự hiểu biết B. Ý thức C. Xúc cảm D. Vật chất 47. Quy luật nào của phép biện chứng duy vật chỉ ra nguyên nhân, động lực phát triển của thế giới vật chất: A. Quy luật phủ định cái phủ định B. Quy luật nhân quả

C. Quy luật lượng-chất D. Quy luật mâu thuẫn 48. Quy luật nào của phép biện chứng duy vật chỉ ra cách thức phát triển của thế giới vật chất: A. Quy luật phủ định cái phủ định B. Quy luật nhân quả C. Quy luật lượng-chất D. Quy luật mâu thuẫn 49. Quy luật nào của phép biện chứng duy vật chỉ ra khuynh hướng phát triển của thế giới vật chất: A. Quy luật phủ định cái phủ định B. Quy luật nhân quả C. Quy luật lượng-chất D. Quy luật mâu thuẫn 50. Quy luật nào không phải là một trong các quy luật cơ bản của Phép biện chứng duy vật: A. Quy luật phủ định cái phủ định B. Quy luật nhân quả C. Quy luật lượng-c...


Similar Free PDFs