Triết học mac lenin PDF

Title Triết học mac lenin
Author Vinh Trương
Course Luật học
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 12
File Size 352.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 9
Total Views 143

Summary

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠITIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MAC - LENINTHỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC, VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI NHẬNTHỨC, LÀM SÁNG TỎ Ý KIẾN CỦA LÊNIN. Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNGPHÁP LUẬN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA(ĐỀ 4)GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. TRẦN THỊ QUỲNH DIỄNSINH VIÊN...


Description

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MAC - LENIN THỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC, VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI NHẬN THỨC, LÀM SÁNG TỎ Ý KIẾN CỦA LÊNIN. Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA (ĐỀ 4)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. TRẦN THỊ QUỲNH DIỄN SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG THẾ VINH KHOA: TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI LỚP: TTQT48E MÃ SV: TTQT48C3 – 1625

Năm học 2021 - 2022

1

MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................. 2 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 I. Nhận thức và thực tiễn ................................................................................... 4 1. Nhận thức ..................................................................................................... 4 2. Thực Tiễn ..................................................................................................... 5 3. Vai trò của thực tiễn với nhận thức và luận điểm của Lênin về thực tiễn và nhận thức ................................................................................................ 6 4. Ý nghĩa phương pháp luận: ........................................................................ 7 II.

Vận dụng vào quá trình đổi mới của nước ta ........................................... 7

LỜI KẾT ................................................................................................................. 11 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................ 12

2

LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề cải tạo thực tiễn về mọi mặt kinh tế, chính trị xã hội luôn là đề tài nhận được sự thu hút không chỉ của những người có liên quan mà còn là sự quan tâm của toàn bộ nhân dân. Đặc biệt hơn cả là với định hướng phát triển của đất nước ta, chúng ta có thể thấy được bộ phận không thể tách rời là “ bộ khung xương” cho mọi sự phát triển của chúng ta là triết học. Trong đó những vấn đề của triết học nổi bật hơn cả chính là phạm trù lý luận và thực tiễn. Đó chính là cơ sở là phương hướng nhằm định hướng một xã hội. Nếu như chúng ta có thể áp dụng được lập trường đúng đắn này vào trong quá trình hoạch định đường lối phát triển thì sẽ giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra. Ở thời điểm hiện tại, triết học Mác mang một tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với thế giới. Trên cơ sở lý luận đó nhà nước ta đã học tập và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ đề ra những mục tiêu phương hướng nhiệm vụ nhằm cải t ổ đất nước. Mặc dù trong quá trình đổi mới, chúng ta vẫn còn áp dụng một cách chưa hợp lí giữa thực tiễn và lý luận dẫn đến việc mắc phải những khiếm khuyết. Nhìn chung thì chúng ta vẫn luôn đi đúng hướng trong cải tạo giá trị thực tiễn, đổi mới và phát triển quốc gia. Chính nhờ những thành t ựu trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và hơn 30 năm thời kì đổi mới mà chúng ta có thể tự hào về một Việt Nam phục hồi và phát triển lớn mạnh.Tuy nhiên hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn kết hợp với sự nắm bắt các quy luật của triết học trong quá trình vận dụng vào thực tiễn vẫn còn nhiều điều chưa được nhắc đến. Vì vậy mà là một sinh viên, đại diện cho thế hệ trẻ, tôi tin rằng với cách nhìn nhận khách quan nhất sẽ có những điểm khác biệt để từ đó mà công cuộc đổi mới quốc gia dưới sự định hướng của nhận thức và thực tiễn sẽ đạt được kết quả như mong đợi. 3

I.

Nhận thức và thực tiễn

Phạm trù thực tiễn và nhận thức là một trong sáu cặp phạm trù quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chỉ rõ về mối quan hệ biện chứng giữa thực ti ễn và nhận thức, Lênin đã viết: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những có tính phổ biến mà cả của tính hiện thực trực tiếp” (V.I. Lênin: Bút ký triết học, Toàn tập, NXB. Matxcơva, 1981, tr..230). Để luận giải về luận điểm trên của Lê nin trước hết cần hiểu rõ về khái niệm thực tiễn và nhận thức dưới góc độ tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa Mác 1. Nhận thức Về phía nhận thức Triết học Mác – Lênin cho rằng nhận thức là sự phản ánh khách quan vào bộ óc người: “Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các vật đó.” “ Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài; và dĩ nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ảnh, những cái bị phản ánh tồn tại một cách độc lập với cái phản ánh”( V.I Lênin toàn t ập). Vì vậy chúng ta có thể hiểu được rằng nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào não người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó; tính đúng, sai của những tri thức đó được thước đo thực tiễn xác định. Cụ thể là nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển và nó cũng là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ví dụ như luật pháp là công cụ được quốc hội ban hành nhằm quản lí một đất nước một xã hội, nếu như người dân có những hành vi đi ngược l ại với pháp luật sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật như vậy người dân sẽ luôn luôn phải tuân theo và tránh vi phạm những điều luật đã được ban hành Nhận thức cần một quá trình không phải nhận thức một lần là xong và trong quá trình nhận thức của con người sẽ luôn nảy sinh ra quan hệ biện chứng. Vì vậy mà nhận thức được chia thành nhiều trình độ. Dựa vào khả năng phản ánh bản chất 4

của đối tượng nhận thức, người ta chia nhận thức thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; Căn cứ vào tính tự phát hay tự giác của sự phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức, người ta chia nhận thức thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. 2. Thực Tiễn Quan điểm của triết học Mác- Lênin: “Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất- (cảm tính), có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ”. Thực tiễn gồm những đặc trưng sau: Thứ nhất, thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ l à những hoạt động vật chất- cảm tính, như lời của C.Mác, đó là những hoạt động vật chất của con người cảm giác được. Nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này. Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử- xã hội của con người. Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảo con người trong xã hội. Trong hoạt động thực tiễn, con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cũng vì vậy, hoạt động thực tiễn cũng bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử- xã hội cụ thể. Đồng thời, thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó. Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo t ự nhiên và xã hội phục vụ con người. Đây là hoạt động khác biệt với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới. Hoạt động thực tiễn mang tính tự giác, chủ động, tích cực rất cao của con người. Các hình thức của thực tiễn: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trịxã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Ba hình thức thực ti ễn trên có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trong đó, sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn còn lại. 5

3. Vai trò của thực tiễn với nhận thức và luận điểm của Lênin về thực tiễn và nhận thức Theo triết học Mác Lênin vai trò của ý thức và thực tiễn bao gồm Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, Thực tiễn là mục đích của nhận thức, Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Bàn đến vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức, Lênin chỉ ra thực tiễn là mục đích của sự nhận thức, nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn Thế giới không thoả mãn con người và con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành động của mình. Con người thông qua hoạt động thực tiễn nhằm đạt tới mục đích của mình. Để làm được như vậy, con người phải nhận thức được bản chất và quy luật của thế giới hiện thực, dùng nhận thức đó để chỉ đạo hành động của mình. Như vậy, nhận thức của con người phải lấy thực tiễn làm mục đích. Thực tiễn còn có vai trò to l ớn, như Lênin nói: "Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp" Lênin nêu lên đặc điểm của hoạt động thực tiễn so với lý luận. Lý luận có tính phổ biến vì nó phản ánh được quy luật khách quan của hiện thực. Hoạt động thực tiễn cũng chịu sự chi phối của quy luật khách quan đó, song hoạt động thực tiễn là sự tác động trực tiếp của con người vào thế giới khách quan nên nó còn có "tính hiện thực trực tiếp". Ví dụ: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y và từ mục đích tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào mà l ại không xuất phát từ một mục đích nào đó của thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Từ sự nghiên cứu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta cần luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động. Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. 6

4. Ý nghĩa phương pháp luận: Nhờ có thực tiễn mà bản chất của nhận thức được làm rõ, thực tiễn là cơ sở động l ực mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý cho nên mọi nhận thức đều xuất phát từ thực tiễn. Từ sự nghiên cứu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta cần luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động và. Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Học đi đôi với hành, lý thuyết đi liền với thực hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn t ới chủ quan, duy ý chí, giáo điều máy móc, quan lieu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò củ thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng. Cần sử dụng kinh nghiệm, bổ sung vào thực tiễn và khái quát thành lí luận. II.

Vận dụng vào quá trình đổi mới của nước ta

Công cuộc đổi mới chính thức bắt đầu từ việc Đảng ta thừa nhận và cho phép phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là một tất yếu khách quan khi vào thời kỳ quá độ như ở nước ta hiện nay. Phải dung hòa và tồn tại nhiều thành phần kinh tế - xã hội là một tất yếu do lịch sử để lại song đưa chúng cùng tồn tại và phát triển mới là một vấn đề nan giải, khó khăn. Bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại của kinh t ế tư bản tư nhân, đương nhiên phải thường xuyên đấu tranh với xu hướng t ự phát tư bản chủ nghĩa và những mặt tiêu cực trong các thành phần kinh tế, giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong sản xuất giữa chúng để cùng phát triển. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta cung cấp một bài học to lớn về nhận thức. Đó là bài học về quán triệt quan điểm thực tiễn – nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít. Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ và khó khăn của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thức tiễn. Tuy nhiên, lý luận không bỗng nhiên mà có và cũng 7

không thể chờ chuẩn bị xong xuôi về lý luận rồi mới tiến hành đổi mới. Hơn nữa, thực tiễn lại là cơ sở để nhận thức, của lý luận. Phải qua thực tiễn rồi mới có kinh nghiệm, mới có cơ sở đề khái quát thành lý luận. Vì vậy mà t rong khi đề cao vai trò của thực tiễn, Đảng ta không hề hạ thấp, không hề coi nhẹ lý luận. Quá trình đổi mới là quá trình Đảng ta không ngừng nâng cao trình độ lý luận của mình, cố gắng phát triển lý luận, đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó được thể hiện qua các bước chuyển của đổi mới tư duy phù hợp với sự vận động của thực tiễn cuộc sống trong những hoàn cảnh và điều kiện mới Về phía kinh tế chúng ta đã trải qua những sự thay đổi tư duy để trở thành một nền kinh tế vững mạnh như hiện tại. Đầu tiên, từ tư duy phát triển dựa theo mô hình kinh t ế hiện vật với sự tuyệt đối hóa sở hữu của Nhà nước nhưng với sự phát triển chênh lệch của lực lượng sản xuất và và quan hệ sản xuất chúng ta đã phải chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa nhi ều thành phần lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Bước tiếp theo sự thay đổi từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp từ 1976 – 1986 đã phải kết thúc để chuyển sang tư duy kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Về đổi mới chính trị, chính phủ đã dần khắc phục và xóa bỏ chế độ quan liêu với phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa một cách đồng bộ trong tất cả các bộ ban ngành của chính phủ Đánh giá ảnh hưởng tích cực của đổi mới chính trị đối với kinh tế, Đảng ta từng khẳng định: “Những kết quả của đổi mới hệ thống chính trị, từ đổi mới tư duy, chính sách, pháp luật đến t ổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước tuy mới là bước đầu, song đã tạo nền tảng vững chắc cho đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh”(Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 38). Tóm lại, quá trình đổi mới ở nước ta chính là quá trình vừa học vừa làm, vừa làm vừa tổng kết lý luận, đúc rút thành quan điểm, thành đường lối để rồi quay trở 8

lại quá trình đổi mới. Có những điều chúng ta phải mò mẫm trong thực tiễn, phải trải qua thể nghiệm, phải làm rồi mới biết, thậm chí có nhiều điều phải chờ thực tiễn. Ví dụ như vấn đề chống l ạm phát, vấn đề khoán trong nông nghi ệp, vấn đề phân phối sản phẩm… Trong quá trình đó, tất nhiên sẽ không tránh khỏi việc phải trả giá cho những khuyết điểm, lệch l ạc nhất định. Như sự nôn nóng muốn có ngay nền kinh tế xã hội mang tính chất thuần nhất xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến vi ệc đẩy nhanh vi ệc thực hiện cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và tập thể hóa nông nghiệp ở miền Nam một cách ồ ạt, vội vã sau ngày đất nước thống nhất. “Kết quả thu được không như mong muốn của những người tổ chức và thực hiện. Mô hình, cơ cấu kinh tế không phù hợp được đặt trên nền sản xuất xã hội nghèo nàn, l ạc hậu và bị chiến tranh tàn phá nặng nề chưa kịp hồi phục, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc ở Việt Nam trong những năm 70-80 của thế kỷ 20. Trước thực tế không mong muốn đó, Đảng ta đã điều chỉnh đường lối lãnh đạo cách mạng của mình.” (Những bài học thực tiễn và sự vận dụng đổi mới, sáng tạo của Đảng (qdnd.vn), 2020) Ngày nay sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của đất nước chúng ta: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường, nghèo đói giảm mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện, các vấn đề xã hội chính trị quốc phòng an ninh được giải quyết, đối ngoại với các quốc gia trên thế giới được tăng cường. Vì vậy mà theo báo cáo chính trị tại Ðại hội X, phần nhìn lại 20 năm đổi mới, đã nêu rõ: "Hai mươi năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”.(https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieuvan-kien-dang/tim-hieu-noi-dung-cac-van-kien-dai-hoi-x-cua-dang-dai-hoi-x-cainhin-tong-quan-835, 2015). Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh t ế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. 9

Tuy nhiên những năm trở lại đây việc hoạch định đường lối phát triển của đất nước ta chịu tác động khách quan của đại dịch COVID 19 kéo dài trầm trọng làm cho đời sống, kinh tế, xã hội bị đảo lộn. Lý luận dù đã soi tỏ qua nhiều đường lối, chủ trương song thực tiễn l ại đặt ra không ít những vấn đề thách thức cho vi ệc hoạch định đường lối kinh tế xã hội của nước ta trong thời gian tới. Nhất là kết thúc năm 2021, tăng trưởng GDP dừng ở con số 2,58%, thấp nhất trong vòng 10 năm (https://special.nhandan.vn/kinhtetoancanh2021/index.html 2021). Dù vẫn là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế của thế giới song kinh t ế - xã hội của nước ta còn vô vàn những thách thức và hạn chế, khó khăn để ổn định lại thị trường lao động, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân, đảm bảo cho sự phát triển và công bằng của xã hội. Với tất cả những yếu tố chính đồng thời xuất phát trực tiếp từ thực tiễn trong mối quan hệ đó thì cần có những chủ trương và quyết sách kịp thời để phát triển và vực dậy nền kinh tế trong năm 2022. Để xác định đường lối, chính sách phát triển kinh tế của một đất nước trong một thời kỳ có đúng đắn, phù hợp với thực tiễn hay không, tiêu chí đầu tiên là nền tảng tư tưởng, nguyên tắc, phương pháp tiếp cận, xây dựng các đường lối, chính sách đó. Nếu nền tảng tư tưởng, các nguyên t ắc, phương pháp đó là khoa học, hiện đại, nhất quán thì kết quả là các đường lối, chính sách đó sẽ đúng đắn, khách quan, và ngược lại, sẽ sai lầm, phi thực tế. Có thể khẳng định rằng, đường lối, chính sách phát triển đất nước trong các văn kiện của nước ta những năm trở lại đây đang được tiếp cận, xây dựng, hoàn thi ện trên các nền t ảng tư tưởng, nguyên tắc khoa học, hiện đại, nhất quán, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đó là trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc, phương pháp kế thừa, phát triển; kiên định và đổi mới; kết hợp nhuần nhuyễn tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận.

10

LỜI KẾT Sau nhiều năm đạt được những thành tựu vô cùng to lớn trong thời kì đổi mới, Việt Nam chúng ta đã vận dụng nhận thức nhằm cải tạo thực tiễn của dân tộc cũng đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên với những kết quả đó chúng ta sẽ phải làm gì để có thể tiếp tục và phát triển hơn nữa nền kinh tế - xã hội Việt Nam trước những ảnh hưởng khách quan như thời đại của công nghệ 4.0, hay vấn đề tiêu cực như Covid 19. Tất cả những vấn đề đó chắc chắn sẽ được giải đáp trong tương lai với con đường mà chúng ta đã hoạch định từ trước. Đặc bi ệt với tiến trình lịch sử kể từ sau Cách mạng tháng Tám vai trò của nhận thức với việc ban bố ra các chính sách nhằm định hướng phát triển kết hợp với những chủ trương thực tiễn chi phối cả dân tộc đã khẳng định tầm quan trọng của lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới của quốc gia dân tộc. Và là một sinh viên là một trong số những đại diện với những hành động với mục đích phát triển đất nước, tôi cùng cần phải có những hành động và giải pháp dựa theo thực tiễn đang thay đổi hằng ngày. Mục tiêu mà chúng ta cần phải hướng đến là làm sao đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia nghèo và phát tri ển dân tộc trở thành một dân tộc phát triển ngang với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy mà việc phát triển kinh tế chính trị luôn phải đi kèm với công bằng và tiến bộ xã hội.Sự đổi mới này phải đồng bộ, tuân theo quá trình nhận thức và tình hình thực tiễn đất nước. Và với sự định hướng như vậy chúng ta có thể tự tin rằng con đường chúng ta chọn không chỉ phù hợp với thực tiễn trong nước mà còn cả quốc tế để t ừ đó mà không bị lạc hậu, thụt lùi. Chúng ta có thể hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc, phát triển có cơ sở vững chắc

11

Danh mục tài liệu tham khảo [1]

Đảng cộng sản Việt Nam, 1997, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành

Trung ương khóa VIII, tr. 38

[2]

Đồng chí Hà Đăng, 2015, Tìm hiểu nội dung các Văn kiện Đại hội X của Đảng:

Đại hội X - cái nhìn t ổng quan https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tulieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/tim-hieu-noi-dung-cac-van-kien-dai-hoi-xcua-dang-dai-hoi-x-cai-nhin-tong-quan-835 (Truy cập 22/01/2022)

[3]

Nhóm tác giả, 2021, Giáo trình triết học Mac Lenin ( Dành cho bậc đại học hệ

không chuyên lý luận chính trị), tr.271 – 274

[4]

Thiên Phương, 2020, Những bài học thực tiễn và sự vận dụng đổi mới, sáng

tạo của Đảng. Những bài học thực tiễn và sự vận dụng đổi mới, sáng t...


Similar Free PDFs