Tiểu luận triết học Mac Lenin PDF

Title Tiểu luận triết học Mac Lenin
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 17
File Size 230.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 412
Total Views 739

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =====000=====TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCQUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAYSinh viên thực hiện :Mã sinh viên :Lớp hành chính :Lớp tín chỉ : TRIGiảng viên hướng dẫn : TS. Trần Huy QuangHà Nội – 12/MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

:

Mã sinh viên

:

Lớp hành chính

:

Lớp tín chỉ

: TRI114

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Trần Huy Quang

Hà Nội – 12/2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................5 I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................5 1. Khái niệm xã hội và tự nhiên................................................................5 1.1.

Khái niệm xã hội............................................................................5

1.2.

Khái niệm tự nhiên.........................................................................5

2. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên....................................................6

II.

I.1.

Bộ phận đặc thù của tự nhiên – xã hội..........................................6

I.2.

Nền tảng của xã hội – tự nhiên......................................................6

I.3.

Tác động của xã hội đối với tự nhiên............................................7

I.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến tự nhiên và xã hội......................................7

I.5.

Con người trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội.................8

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.........................9 3. Thực trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay.....................................9 3.1.

Vấn đề ô nhiễm chất thải công ngiệp............................................9

3.2

Vấn đề ô nhiễm môi trường rừng................................................10

3.3

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước......................................................10

4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường.........................................11 5. Hậu quả của ô nhiễm môi trường......................................................12 6. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.........................13 III.

KẾT LUẬN...........................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................16

2

LỜI MỞ ĐẦU Trong thế giới khách quan và độc lập, các sự vật hiện tượng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau và vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, những mối quan hệ chung nhất giữa các hiện tượng, đặc biệt là tự nhiên và xã hội, đã được các nhà triết học Mác – Lênin – Ăngghen phát hiện và khám phá thông qua quá trình nghiên cứu tìm tòi và đi tư duy sâu sắc những quy luật phổ biến nhất của thế giới. Tự nhiên và xã hội là hai yếu tố cơ bản và nền tảng của thế giới: nguồn gốc cho sự tồn tại của con người và thế giới chính là tự nhiên, còn sự ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển của thế giới quan chính là xã hội. Vì thế đây là hai yếu tố quan trọng, không thể nào tách rời, tác động qua lại lẫn nhau và không thể thiếu nên việc học hỏi và tìm hiểu rõ là điều cơ bản và cần thiết để chúng ta có thể có tầm nhìn sâu sắc và bao quát hơn về chính sự phát triển của lịch sử, thế giới quan và con người trong xã hội. Từ thời cổ đại xa xưa, tự nhiên đã ban phát cho chúng ta những điều kiện cần thiết: nước, không khí, đất đai,... để chúng ta có thể sinh tồn, hình thành và phát triển. Sau nhiều quá trình phát triển cũng như thăng trầm của lịch sử, con người dần phát triển và hoàn thiện hơn. Trong những năm của thế kỉ 20, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như sự tiến bộ của khoa học và công nghệ thông tin, con người dần đạt được những thành tựu to lớn cũng như nền kinh tế của nước nhà đang dần được tăng trưởng và phát triển. Và cũng chính về thế, chất lượng cuộc sống của người dân cũng dần được nâng cao. Nhưng cũng chính vì thế, những tác động và ảnh hưởng của con người lên môi trường, thiên nhiên giờ đây càng đáng được quan tâm và chú ý hơn bao giờ hết. Bởi có một sự thật rằng, những quốc gia có nền kinh tế phát triển đã phải đánh đổi rất nhiều về thiên nhiên để có thể đi đầu trong nhiều lĩnh vực cũng như phát triển nền kinh tế. Và Việt Nam, một đất nước đang phát triển, cũng đang phải đối mặt rất nhiều 3

những thách thức về môi trường. Vậy nên, đây là một vấn đề cấp bách, cần thiết chúng ta phải tìm ra những phương pháp và cách thức để cải thiện và khắc phục những hậu quả về môi trường. Đó chính là lí do vì sao em đã lựa chọn đề tài “Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”. Bài tiểu luận của em sẽ định nghĩa khái niệm tự nhiên, xã hội cũng như làm rõ mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Và qua đó, em sẽ làm rõ thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường ở Việt Nam rồi từ đó đề ra những phương án để hạn chế những tác động xấu của con người đối với môi trường và hệ sinh thái trong bối cảnh hiện nay.

4

PHẦN NỘI DUNG I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm xã hội và tự nhiên 1.1 Khái niệm tự nhiên

Nói đến tự nhiên là nói đến sự sống xung quanh chúng ta bao gồm đất đai, không khí, tài nguyên, nguồn nước, thế giới động vật... Còn theo cách hiểu khoa học, tự nhiên bao gồm toàn bộ thế giới khách quan này, từ những nguyên tử nhỏ bé nhất cho đến vũ trụ ngân hà rộng lớn. Và có thể nói, từ xưa đến nay, tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Tự nhiên cung cấp những yếu tố cần thiết giúp con người duy trì sự sống để tồn tại. Hơn nữa việc khám phá, tìm hiểu về tự nhiên, phát hiện ra mối quan hệ giúp con người phát triển, tiến hóa và hoàn thiện chính bản thân mình. Các phát hiện của các nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XIX đã đem đến nhiều ứng dụng quan trọng sau này, có thể kể đến như “Thuyết Tương đối Tổng quát” của nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein đã “chứng minh không gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự vận động của vật chất”. Học thuyết này đã có nhiều đóng góp cho lĩnh vực thiên văn học nói riêng cũng như khoa học tự nhiên nói chung. Hay trong khoảng thời gian từ năm 1898 đến 1902, nhà vật lý học Marie Curie đã phát hiện các chất phóng xạ mạnh và vô cùng quan trọng là polini và radium. Nghiên cứu này đã có đóng góp cho lĩnh vực y sinh cũng như nghiên cứu nguyên tử. Chính nghiên cứu này cũng giúp bà giành giải Nobel về Hóa học vào năm 1911. ( sách + wikipedia) Có thể nói, chính tự nhiên là yếu tố cũng như là một tiền đề quan trọng giúp con người tồn tại và phát triển đến tận bây giờ.

5

1.2.

Khái niệm xã hội

Xã hội bao gồm một nhóm người tồn tại trong tự nhiên có mối quan hệ mật thiết cũng như tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội, con người chính là một trong những nền tảng hình thành nên triết học nói chung cũng như triết học Mác – Lênin nói riêng. Khác với tự nhiên – tồn tại và hình thành một cách ngẫu nhiên, tự phát, hiển nhiên thì xã hội trái lại hình thành qua ý thức, qua những hành động có nhận thức và có hiểu biết của từng cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung. Xã hội, để tồn tại, cũng buộc phải luôn tự vận động, làm mới cũng như hoàn thiện và phát triển không ngừng nghỉ. Hơn nữa xã hội cũng là một phần không thể thiếu và tách rời của tự nhiên.

2. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên 2.1.

Bộ phận đặc thù của tự nhiên – xã hội

Có thể nói, con người chính là một phần của tự nhiên như mọi loài sinh vật khác trên Trái đất này. Để trở thành động vật bậc cao, con người cũng phải trải qua quá trình tiến hóa theo thời gian, từ loài vượn cổ đến người tinh khôn và rồi cuối cùng là người hiện đại. Và vì con người là sản phẩm của tự nhiên và tạo hóa, con người cũng phải tuân theo những quy luật sinh học nhất định. Trong chính quá trình tiến hóa để trở thành động vật bậc cao, con người còn phải lao động. Triết học Mác Lenin đã từng khẳng định “lao động sáng tạo ra con người”. Đó là quá trình con người khai thác, tối ưu hóa tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân mình. Hơn nữa, qua quá trình đó, con người trưởng thành hơn và hoàn thiện bản thân hơn, cả về mặt lý trí và mặt tinh thần. Không chỉ thế, trong quá trình tiến hóa, các mối quan hệ của con người cũng dần thay đổi. Lối sông theo bầy đàn của con người thời cổ đại đã trở thành lối sống theo xã hội có ý thức, hành động có suy nghĩ. 6

2.2.

Nền tảng của xã hội – tự nhiên

Tự nhiên chính là nguồn gốc hình thành nên con người và cũng là nơi để con người có thể tiếp tục sống, phát triển và sinh tồn. Tự nhiên đã cung cấp môi trường sống: không khí, đất đai, nước ngọt,... cho con người và con người qua lao động cũng đã khai thác tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân mình. Khi con người đã có thể lao động, thiên nhiên chính là nguồn cung dồi dào cho con người khai thác và sản xuất. Từ việc tạo ra lửa, tìm kiếm thức ăn, xây dựng chỗ ở,... con người từ thời cổ đại có thể xây dựng xã hội và phát triển đến bây giờ chính là nhờ thiên nhiên.

2.3.

Tác động của xã hội đối với tự nhiên

Tác động đầu tiên đối với tự nhiên chính là trình độ phát triển của xã hội. Khi con người có một trình độ nhất định, khi có thể khai thác và lao động, tự nhiên chính là yếu tố cung cấp nguyên liệu để con người sử dụng và sản xuất. Ngày nay, khi đã tiếp thu tiến bộ của khoa học công nghệ, con người vẫn luôn phải phụ thuộc vào tự nhiên. Và vì thế, có thể nói, cho dù con người cổ đại hay con người hiện đại thì cũng đều là một phần không thể tách rời của tự nhiên, đều phải dựa vào tự nhiên để sinh tồn và phát triển. Tự nhiên là nguồn cung thì xã hội chính là nguồn cầu, và là nguồn biến đổi những nguyên liệu thành tư liệu sản xuất phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu. Con người sử dụng những nguồn nguyên liệu của tự nhiên để phát triển: dầu mỏ, khoảng sản, khí đốt,... Tự nhiên dần bị biến đổi qua năm tháng qua chính tác động của xã hội.

7

2.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến tự nhiên và xã hội

Yếu tố đầu tiên đó chính là trình độ phát triển của xã hội. Khi đạt độ phát triển nhất định, mục đích sản xuất thay đổi, khi khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng thay đổi. Thay vì sống hài hòa với tự nhiên, giờ đây, con người coi tự nhiên như một đối tượng để chiếm lĩnh và thống trị. Với quan niệm cho rằng “con người là chúa tể muôn loài”, con người cho rằng mình có thể tác động đến tự nhiên theo ý của chính mình một cách tùy tiện nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc cải tạo tự nhiên tùy ý theo mục đích của cá nhân đã xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường đối với nhân loại. Yếu tố thứ hai là trình độ nhận thức và sự vận dụng của con người trong thực tiễn. Con người hành động – điều đó cần có sự điều khiển của ý thức. Vì thế khi con người nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của tự nhiên thì con người sẽ làm những việc làm phục vụ và bảo vệ cho sự phát triển bền vững và lâu dài của tự nhiên. Tuy nhiên nếu con người mang trong mình suy nghĩ nhận thức lệch lạc, muốn làm chủ và phá hoại thiên nhiên thì chắc chắn hệ sinh thái đã dần dần bị phá vỡ và đến một lúc nào đó chính nhân loại sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động của chính bản thân mình. Việc nhận thức đúng đắn cần đi cùng với hành động thực tiễn.

2.5.

Con người trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

Con người là một phần không thể nào tách rời của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Tự nhiên hình thành nên chính con người và con người lại tạo ra chính xã hội. Sống giữa tự nhiên và giữa người với người trong xã hội, con người chính là hiện thân của bản chất đơn sơ, chất phác của tự nhiên và bản chất văn minh của xã hội.

8

Tuy nhiên, con người với mong muốn phát triển và thu lợi nhuận lớn nhất có thể, đã đánh đổi rất nhiều về mặt môi trường. Vì vậy con người cần phải nhanh chóng nhận thức những ảnh hưởng tiêu cực của mình để đưa ra những giải pháp bảo vệ và cải thiện chính môi trường sống của mình.

II.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3. Thực trạng ở môi trường hiện nay

Là một đất nước đang phát triển, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa hiện địa hóa, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất định và đang trong quá trình hội nhập kinh tế ở những lĩnh vực như văn hóa, công nghệ thông tin, kinh tế... Nhưng mặt khác, Việt Nam cũng đang phải đương đầu với vô vàn những thách thức về vấn đề tự nhiên và môi trường do khí thải từ các nhà máy cũng như việc khai thác quá mức dẫn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt cũng như bị xói mòn. Dưới đây là những vấn đề nghiêm trọng về môi trường còn tồn đọng ở Việt Nam.

III.1. Vấn đề về ô nhiễm chất thải công nghiệp Ô nhiễm rác thải từ các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp hiện nay đang là một vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm. Theo quan sát, có nhiều nhà máy được xây dựng từ những năm nhà nước áp dụng mô hình kinh tế thị trường cũ (1976 -1986) còn hoạt động đến thời điểm hiện tại, vẫn còn những hệ thống, thiết bị lạc hậu. Thậm chí có những nhà máy thiếu nguồn vốn và đầu tư mà thiếu hệ thống xử lý rác thải hiệu quả. Và vì thế, có một phần không nhỏ những rác 9

thải công nghiệp không được xử lý được thải ra môi trường. Có những xí nghiệp thậm chí còn hoạt động gần khu dân cư và điều này đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chính môi trường sống của người dân xung quanh. Theo thống kê của sở Tài nguyên và Môi trường, trung bình Việt Nam có 15 triệu tấn rác được thải ra và rác thải từ khu công nghiệp chiếm 17% trên tổng số và Hà Nội trong năm 2005 đã chịu ảnh hưởng từ 59,3 tấn rác thải công nghiệp nguy hiểm. Chính điều này đã góp phần làm tăng nồng độ PM 10 trong không khí 4%20% cũng như các chất có thể kể đến như SO2, NO2, NH3,.. đã tăng lên đáng kể dưới tiêu chuẩn được cho phép. Việc này cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cư dân cũng như những người lao động, công nhân xí nghiệp.

III.2. Vấn đề về ô nhiễm môi trường rừng Nguyên nhân cho vấn đề ô nhiễm môi trường rừng chính là sự khai thác quá mức gỗ cũng như chặt phá rừng để lấy đất nông nghiệp của người dân. Việc này đã một phần làm biến đổi khí hậu, tăng thiên tai bão lũ, tăng khí CO2 trong không khí và cũng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng trong những ngày nắng nóng. Rừng có vai trò quan trọng và cần thiết đối với sự tồn tại, hình thành và phát triển của xã hội loài người. Rừng có khả năng điều hòa hệ sinh thái, có khả năng hấp thụ trung bình 2,4 tỷ tấn CO2 trên toàn thế giới cũng như là nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật. Tuy nhiên theo thống kê, diện tích rừng ở Việt Nam đang dần bị suy giảm với một tốc độ nhanh chóng. Cụ thể mỗi năm trung bình đất nước ta mất khoảng 2.500 ha rừng và theo số liệu năm 2011, rừng bị thiệt hại ở Việt Nam được ước tính lên tới 22.800 ha và số rừng bị cháy rơi vào khoảng 13.700 ha. 10

III.3. Vẫn đề về ô nhiễm nguồn nước ngọt Nước là yếu tố quan trọng và sống còn để duy trì sự sống của con người. Và vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường nước vẫn luôn là vấn đề nóng hổi, quan trọng và phức tạp. Ô nhiễm nguồn nước có thể đến từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như hành động xả rác thải ra sông hồ của người dân, hành động xả chất thải độc hại ra biển hồ của các nhà máy, xí nghiệp,... Theo số liệu của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, tại Việt Nam, có 17 triệu người không thể tiếp cận với nước sạch, trong đó có đến 9.000 người tử vong do sử dụng nguồn nước ô nhiễm và kém chất lượng. Có thể dễ dàng nhận thấy, những con sông ở Thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ đang đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề từ chất thải và hóa chất. Ở các khu công nghiệp, cụ thể khu công nghiệp Việt Trì được ước tính mỗi ngày có 163m3 nước thải của các nhà máy hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, thuốc diệt cỏ,... được thải xuống sông Hồng.

4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường Trước tiên, thái độ của con người, người dân là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến môi trường. Mỗi người chúng ta đều mang trong mình trách nhiệm bảo vệ chính môi trường mà chúng ta đang sống và tồn tại. Tuy nhiên có một số cá nhân cho rằng đó là vấn đề của đa số chứ không phải là vấn đề của thiểu số. Thậm chí, có một số người có quan niệm rằng hành động nhỏ bé của họ sẽ chẳng thể nào có thể thay đổi chính môi trường đang ô nhiễm này... Vì thế họ ngang nhiên vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, thải chất thải ô nhiễm ra sông hồ, chặt phá rừng, cây cối một cách tùy tiện,... Chính sự thiếu ý thức và thiếu hiểu biết cùng với đó là 11

thái độ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm là yếu tố và cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, sự vô trách nhiệm của các nhà máy xí nghiệp cũng góp một phần không nhỏ khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Các nhà sản xuất thay vì chú ý phát triển bền vững lại đặt lợi nhuận trước mắt để thu hút vốn cũng như tăng sự cạnh tranh đã vi phạm quy trình hay lắp đặt những hệ thống xử lý rác thải kém chất lượng. Thậm chí có nhiều nhà máy vẫn còn giữ mà không cải tiến những thiết bị xử lý rác thải lạc hậu, hỏng hóc. Chính điều này đã tác động một phần không nhỏ đến hệ sinh thái nước ta. Không chỉ thế, một nguyên nhân khác ảnh hưởng môi trường tại Việt Nam chính là sự bất cập của những chính sách và pháp luật của nhà nước về việc bảo vệ môi trường vẫn chưa thể nào phát huy được kết quả. Hơn nữa, cũng có nhiều chính sách vẫn chưa kịp thời tiếp cận và thay đổi với những vấn đề về môi trường đang diễn biến và vận động ngày một nhanh cùng với đó là yêu cầu phát triển và hội nhập với thế giới. Mô hình quản lý môi trường cũng chưa đạt được hiệu quả tối ưu mà vẫn còn những bất cập và yếu kém trong khâu quản lý. Nguồn đầu tư cho việc bảo vệ môi trường cũng chưa thể nào huy động để đáp ứng đủ cho việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân vẫn còn nhiều yếu kém và chưa đạt được hiệu quả. Xã hội vẫn còn thiếu trách nhiệm với chính môi trường nên vẫn còn thái độ ỷ lại trong quá trình bảo vệ chính môi trường sống.

5. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường

12

Ô nhiễm môi trường có tác động xấu đến cuộc sống con người và qua những thực trạng ô nhiễm môi trường nổi cộm ở Việt Nam được nêu ở trên, có thể kể đến những hậu quả như sau: Trước nhất, ô nhiễm chất thải công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Cụ thể, khói bụi, mùi từ rác thải của các nhà máy,... có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp cũng như các bệnh ung thư. Việc gia tăng các chất CO2, NH3, SO2, cũng như bụi mịn trong không khí đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế của một đất nước. Không chỉ thế, việc đốt nương làm rẫy của người dân cũng như việc khai thác gỗ không bền vững của các nhà máy xí nghiệp đã làm tăng nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng. Có thể thấy, việc suy thoái rừng đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như bão lũ, sạt lở đất,... ở miền Trung. Nơi cư trú của các loài sinh vật cũng mất đi đồng nghĩa với việc gây mất cân bằng hệ sinh thái. Rừng có tác dụng hấp thụ khí CO2 cũng như cung cấp O2 cho con người. Việc giảm diện tích rừng đã làm biến đổi khí hậu, khiến Trái đất nóng lên cũng như tăng nguy cơ cháy rừng vào những ngày nắng nóng. Việc ô nhiễm nguồn nước ngọt có thể khiến nguồn nước sạch cạn kiệt và khan hiếm, điều này ảnh hưởng đến nguồn ngân sách của nhà nước khi phải tìm một nguồn nước mới thay thế cho người dân. Với những kênh rạch, sông hồ bị ô nhiễm nặng thì sẽ bốc mùi và khiến cho không gian mất đi cảnh quan. Chính điều này cũng mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để cải tạo lại. Ở những vùng biển, việc ô nhiễm khiến cho hệ sinh thái bị ảnh hưởng, nguồn sinh vật bị ảnh hưởng và...


Similar Free PDFs