Tiểu luận KTCT Mac Lenin 20201 (final) PDF

Title Tiểu luận KTCT Mac Lenin 20201 (final)
Course Kinh tế chính trị Mác Lênin
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 16
File Size 199.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 10
Total Views 263

Summary

Mục lục L I M ĐẦẦUỜ Ở ................................................................................................................................................ Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................


Description

Mục lục L Ờ I M ỞĐẦẦU................................................................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................2 2. Tổng quan đề tài..................................................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài..................................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài....................................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài............................................................................................................3 6. Đóng góp đề tài...................................................................................................................................3 7. Kết cấu đề tài:......................................................................................................................................3 CH NG ƯƠ1: LÝ LU N CẬ A HỦ C THUYẾẾT Ọ KINH TẾẾ MÁC-LẾNIN VẾẦ HAI PH ƯƠNG PHÁP S ẢN XUẦẾT GIÁ TR Ị THẶNG DƯ...................................................................................................................................................4 1.1: Tư bản và giá trị thặng dư..............................................................................................................4 1.1.1: Bản chất của tư bản & sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến & khả biến....................4 1.1.2: Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư............................................................................5 1.2: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:..........................................................................6 1.3: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.........................................................................7 CH ƯƠ NG 2: S Ự HO TẠĐ NG Ộ C AỦHAI PH ƯƠ NG PHÁP S NẢXUẦẾT GIÁ TR TH Ị Ặ NG D ƯTRONG NẾẦN KINH TẾẾ VIỆT NAM................................................................................................................................................8 2.1: Giai đoạn trước đổi mới 1986.........................................................................................................8 2.2: Giai đoạn Đổi Mới từ 1986 đến nay..............................................................................................11 CH NG ƯƠ3: M T SỐẾ Ộ KHUYẾẾN NGH NHẰẦM Ị PHÁT HUY TÁC D ỤNG TÍCH C ỰC VÀ H ẠN CHẾẾ ẢNH HƯỞNG TIẾU C ỰC C ỦA HAI PH ƯƠNG PHÁP S ẢN XUẦẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TẠI VIỆ T NAM....................................14 3.1 Mục tiêu..........................................................................................................................................14 3.2 Một số khuyến nghị........................................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................16

1

Đề tài: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và ý nghĩa của việc phát huy hai phương pháp đó trong nền KTTT ở VN. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Tổng quan đề tài Tìm hiểu về hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư & ý nghĩa của việc phát huy hai phương pháp đó trong nền KTTT ở VN là một vấn đề thực tế cho việc làm đề tài nghiên cứu. Đã có rất nhiều các tác giả, nhà nghiên cứu, cũng như nhà báo viết về vấn đề này. Ở trong môi trường đại học, cụ thể là trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong thời điểm xảy ra sự kiện dịch bệnh toàn cầu, đề tài này mới chỉ được nghiên cứu như một bài tiểu luận mang tính chất tham khảo. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Tiếp cân bản chất và vai trò của sản xuất giá trị thặng dư, cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sự tăng trưởng và phát triển đồng bộ của nền KTTT ở VN. Qua đó bài tiểu luận có 2 nhiệm vụ chính: +) Phân tích lý luận của học thuyết kinh tế Mác-Lênin về hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư +) Đánh giá sự hoạt động của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế Việt Nam. +) Một số khuyến nghị nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tại Việt Nam. 2

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Vì đây là một bài tiểu luận, nên có sự giới hạn trong việc nghiên cứu, đề tài chỉ tiếp cận và làm sáng tỏ được phần nào khái niệm, vai trò của những phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, cũng như sự ảnh hưởng đến nền KTTT của VN. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở định hướng nghiên cứu dựa trên cơ sở kinh tế chính trị của Marx-Lenin, các nghiên cứu của các chuyên gia, các bài báo được đăng trên các tờ báo chính thống . 6. Đóng góp đề tài Trước tiên bài tiểu luận là cơ sở đánh giá quá trình học tập, tự nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung học phần Triết học Marx-Lenin. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên về sau. 7. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần nội dung bài tiểu luận được chia làm 3 chương với 7 tiết.

3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ MÁC-LÊNIN VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1.1: Tư bản và giá trị thặng dư 1.1.1: Bản chất của tư bản & sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến & khả biến a. Khái niệm - Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Như vậy, tư bản là một sự vận động và phản ánh quan hệ bóc lột giữa tư bản & lao động. Tu bản là một quan hệ xã hội. - Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản dung để mua TLSX. Nó có đặc điểm là: giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là không có sự biến đổi về đại lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bán bất biến, ký hiệu là C. Tư bản bất biến tồn tại dưới dạng: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu,… (Hàm lượng C trong giá trị của sản phẩm không thể lớn hơn giá trị của tư bản bất biến bỏ vào sản xuất). - Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản dung để thuê sức lao động. Đặc điểm của tư bản khả biến là công nhân đã sử dụng nó để tiêu dung cá nhân, nhưng nhờ lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê sáng tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị của bản than nó, tức là có sự biến đổi về số lượng. Marx gọi đó là tư bản khả biến, ký hiệu là V (Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương). b. Ý nghĩa của sự phân chia - Nhằm xác định vai trò của từng yếu tố tư bản trong việc sáng tạo ra giá trị thặng dư. 4

+) Tư bản bất biến (C) là điều kiện để bóc lột giá trị thặng dư, chứ không tạo ra giá trị thặng dư. +) Tư bản khả biến (V) là nguồn gốc trực tiếp của giá trị thặng dư. +) Giá trị hàng hóa được viết thành: C+(V+M). c. Cơ sở của sự phân chia tư bản - Là nhờ vào tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa +) Lao động cụ thể là bảo tồn và chuyển dịch giá trị của các tư liệu sản xuất vào trong giá trị sản phẩm. +) Lao động trừu tượng là lao động tạo ra giá trị mới. 1.1.2: Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư a. Nguồn gốc & bản chất - Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra bên ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà ở đó sức lao động của người công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho họ. Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất ra giá trị vượt khỏi giới hạn tại điểm đó giá trị sức lao động được trả ngang giá. b. Tỷ suất giá trị thặng dư: - Là tỷ lệ tính theo % giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến, ký hiệu là m’: m’ = (m/v) * 100% . Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh chính xác trình độ bóc lột, là tỷ lệ mà theo đó tư bản khả biến làm tang khối lượng giá trị thặng dư lên 1 số lần nhất định. Tỷ suất giá trị 5

thặng dư là động lực trực tiếp thúc đẩy nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy nhà tư bản thực hiện bóc lột. c. Khối lượng giá trị thặng dư: - Là quy mô giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong thời gian sản xuất nhất định. Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư bản bóc lột toàn thể giai cấp công nhân. Công thức: M = m’ * V = (m/v) * V (M là khối lượng giá trị thặng dư; V là tổng khối lượng tư bản khả biến dc sử dụng). b. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư - Cùng với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột. Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư, do đó giai cấp tư sản đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào để bóc lột giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối. 1.2: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: - Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu (trong khi năng suất lao động, giá trị sử dụng lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi). - Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Bất cứ nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày công lao động của công nhân, nhưng việc kéo dài đó không thể vượt qua giới hạn sinh lý của công nhân. Bởi vì, người công nhân cần có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, việc kéo dài thời gian lao động gặp sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm. Vì vậy, kéo dài thời 6

gian lao động hay tăng cường độ lao động đều để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. 1.3: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối - Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tang thời gian lao động thặng dư tương ứng trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi. - Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều đó đồng nghĩa với giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.

7

CHƯƠNG 2: SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1: Giai đoạn trước đổi mới 1986 - Trước thời kỳ Đổi Mới, cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm sau: Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu. Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định của cơ quan hành chính gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh. Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp phát - giao nộp". Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý. 8

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. - Sự hoạt động của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: cơ bản không tồn tại tại Việt Nam, vì kinh tế tư bản tư nhân không tồn tại - Kết quả với số liệu cụ thể: Về nông nghiệp: gồm giai đoạn 1976-1980, giai đoạn 1981-1985. *Giai đoạn 1976-1980, sau khi Việt Nam thống nhất, nông nghiệp ở miền Bắc đã được hợp tác hóa, đa số nông dân đã gia nhập các hợp tác xã còn ở miền Nam phong trào hợp tác hóa phát triển nhanh nhưng không bền vững. Tuy có nhiều cố gắng nhưng giai đoạn này đã không đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Sản lượng lúa năm 1976 đạt 11,827 triệu tấn, giảm dần đến năm 1978 chỉ còn 9,79 triệu tấn. Năm 1976, sản lượng lúa bình quân trên một người dân là 211 kg thì đến năm 1980 chỉ còn 157 kg. Kế hoạch năm năm 1976-1980 nâng tổng sản lượng lúa lên gần gấp đôi vào khoảng 21 triệu tấn, nhưng đến năm 1980 chỉ đạt 14,4 triệu tấn, tức đạt 68,5% kế hoạch. Sản lượng của cả vựa lúa miền Nam từ mức 1,9 triệu tấn năm 1976 cứ tụt dần xuống còn 0,99 triệu tấn năm 1977 và 0,64 triệu tấn năm 1979. Chăn nuôi heo đạt 58,5% kế hoạch, thủy sản đạt gần 40%, khai thác gỗ tròn đạt 45%, trồng rừng đạt 48%.Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu lương thực, phải nhập khẩu và nhận viện trợ lương thực từ các nước cộng sản đồng minh, từ Liên hiệp quốc cũng như từ phương Tây *Giai đoạn 1981-1985, cụ thể đến cuối năm 1985, Nam Bộ đã xây dựng được 363 hợp tác xã và 36.220 tập đoàn sản xuất, thu hút 74% hộ nông dân. Phong trào hợp tác xã cưỡng ép, thực hiện một cách vội vã dẫn đến 70% số hợp tác xã nông nghiệp thuộc loại trung bình và yếu 9

kém, nhiều hợp tác xã tan rã, nông dân bỏ ruộng, không thiết tha với sản xuất nông nghiệp. Cuối thập niên 1970, nông nghiệp Việt Nam sa sút nghiêm trọng: năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi giảm, sản xuất không đủ tiêu dùng. năm 1981 Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 100-CT/TW - mở rộng hình thức khoán trong nông nghiệp trong hợp tác xã nông nghiệp, tạo đà cho phát triển và đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Về công nghiệp: gồm giai đoạn 1976-1980 và giai đoạn 1981-1985. *Giai đoạn 1976-1980: Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 1980 phải đạt: 1 triệu tấn cá biển, 10 triệu tấn than sạch, 5 tỷ kWh điện, 2 triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân hoá học, 250 - 300 nghìn tấn thép, 3,5 triệu m3 gỗ, 450 triệu mét vải, 130 nghìn tấn giấy, sản lượng cơ khí tăng 2,5 lần so với năm 1975. Sau những nỗ lực phát triển kinh tế theo đường lối công nghiệp hoá trên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, thậm chí vào cuối thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ II những năm 1979-1980, sản xuất công nghiệp lâm vào trì trệ, suy thoái do sản xuất nhỏ, năng suất thấp, nền kinh tế không có khả năng tích lũy, trong khi nguồn lực viện trợ giảm dần, gặp khó khăn về cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào cũng như chuyển đổi cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, lại thêm chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc và sự cấm vận bên ngoài. Ngoài ra sự thất bại trong việc phát triển công nghiệp thời kỳ này còn do quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chưa kết hợp kế hoạch với thị trường, chưa khai thác sử dụng các thành phần kinh tế tư sản dân tộc và cá thể ở miền Nam, chậm khắc phục trì trệ, bảo thủ trong xây dựng các chính sách cụ thể, trong đó có chính sách phát triển công nghiệp, có biểu hiện giản đơn trong cải tạo hội chủ nghĩa ở miền Nam. *Giai đoạn 1981-1985: Nhà nước điều chỉnh mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp 10

nhẹ; trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp đã chú ý hơn tới các hình thức thích hợp; trong cải tiến quản lý công nghiệp đã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp và các hợp tác xã. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ nguyên cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp do đó mặc dù có một số điều chỉnh trong đường lối và chính sách, một số cải tiến về quản lý kinh tế, song về cơ bản, mô hình kinh tế và công nghiệp hoá của Việt Nam vẫn chưa thay đổi. Trong thời kỳ này sản xuất công nghiệp đã vượt qua suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu phát triển nhờ những cải tiến quản lý theo tinh thần Quyết định 25/CP, và Quyết định 146/HĐBT và do một số công trình xây dựng qui mô trong giai đoạn 1976 - 1980 đã đi vào sản xuất, cung cấp các sản phẩm cho nền kinh tế. 2.2: Giai đoạn Đổi Mới từ 1986 đến nay - Ngày nay, Đổi mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. - Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế... 11

- Xuất hiện sự hoạt động của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: phát triển trở lại trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư của tư bản nước ngoài - Tính đến năm 2016, sau 30 năm, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Thứ hai, quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Thứ ba, tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013. Thứ tư, cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Thứ năm, kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần so với năm 1991. Thứ sáu, kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được 12

Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thứ bảy, trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương; đang tích cực đàm phán ba hiệp định khác. (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP).

13

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY TÁC DỤNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TẠI VIỆT NAM 3.1 Mục tiêu - Từ việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và vận dụng lý luận này trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau đây: Một là, học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về bản chất bóc lột và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản vẫn là cơ sở phươ...


Similar Free PDFs