Tiểu luận KTCT Mac Lenin (edited) PDF

Title Tiểu luận KTCT Mac Lenin (edited)
Course Kinh tế chính trị Mác Lênin
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 15
File Size 179.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 104
Total Views 284

Summary

Đề tài: Vai trò của nền sản xuất hàng hóa tới sự tăng trưởng kinh tế trongthời kỳ khủng hoảng dịch bệnhLỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrong bối cảnh tình hình dịch bệnh SARS-COVI-2 (hay COVID 19)đang ngày càng diễn biến phức tạp, chúng em muốn được tìm hiểu về sựảnh hưởng của sự kiện này đến nền kinh...


Description

Đề tài: Vai trò của nền sản xuất hàng hóa tới sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh SARS-COVI-2 (hay COVID 19) đang ngày càng diễn biến phức tạp, chúng em muốn được tìm hiểu về sự ảnh hưởng của sự kiện này đến nền kinh tế của thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Với sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lê-nin, tiểu luận của chúng em mang đề tài: “Vai trò của nền sản xuất hàng hóa đến sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh”. 2. Tổng quan đề tài Tìm hiểu về vai trò của nền sản xuất hàng hóa đến sự tăng trưởng kinh tế là một vấn đề thực tế cho việc làm đề tài nghiên cứu. Đã có rất nhiều các tác giả, nhà nghiên cứu, cũng như nhà báo viết về vấn đề này. Ở trong môi trường đại học, cụ thể là trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong thời điểm xảy ra sự kiện dịch bệnh toàn cầu, đề tài này mới chỉ được nghiên cứu như một bài tiểu luận mang tính chất tham khảo. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Tiếp cân bản chất và vai trò của nền sản xuất hàng hóa, cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Qua đó bài tiểu luận có 2 nhiệm vụ chính: +) Phân tích khái niệm sản xuất hàng hóa và nền kinh tế sản xuất hàng hóa

+) Đánh giá vai trò của nền sản xuất hàng hóa tới sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ảnh hưởng của dịch bệnh SARS-COVI-2. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Vì đây là một bài tiểu luận, nên có sự giới hạn trong việc nghiên cứu, đề tài chỉ tiếp cận và làm sáng tỏ được phần nào khái niệm, vai trò của nền sản xuất hàng hóa, cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh lên chúng. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở định hướng nghiên cứu dựa trên cơ sở kinh tế chính trị của MarxLenin, các nghiên cứu của các chuyên gia, các bài báo được đăng trên các tờ báo chính thống . 6. Đóng góp đề tài Trước tiên bài tiểu luận là cơ sở đánh giá quá trình học tập, tự nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung học phần Triết học Marx-Lenin. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên về sau. 7. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1: Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế hàng hóa 1.1.1: Khái niệm sản xuất tự nhiên và sản xuất hàng hóa - Sản xuất tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm xản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Đặc trưng của kinh tế tự nhiên là sản xuất mang tính chất khép kín hướng vào việc thỏa mãn nhu cầu chật hẹp của chính bản than đơn vị sản xuất, không có tính cạnh tranh, không có động lực phát triển sản xuất. - Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế, mà ở đó sản phẩm sản xuất ra nhằm đem bán hoặc trao đổi trên thị trường. Đặc trưng của kinh tế hàng hóa là sản xuất hướng vào nhu cầu của người tiêu dùng, phục vụ cho nhu cầu số lớn của xã hội thông qua việc bán hàng trên thị trường. Do đó sản xuất phát triển, thị trường mở rộng, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển nhân công lao động xã hội. - Sản xuất hàng hóa mang tính ưu việt hơn so với kinh tế tự nhiên ở những điểm: +) Sản xuất hàng hóa để bán và hướng vào nhu cầu tiêu dùng rộng lớn của xã hội, đó là động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, đồng thời dựa trên việc phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng vùng miền, từng người, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng.

+) Sản xuất hàng hóa là điều kiện để chuyên môn hóa , chi tiết hóa, tạo cơ hội thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy sản xuất phát triển, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên. +) Sản xuất hàng hóa trong môi trường cạnh tranh gay gắt, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nguồn lực sản xuất ngày càng khan hiếm, buộc các nhà sản xuất phải luôn năng động, nhạy bén và sáng tạo để cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. +) Sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội, là động lực để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền, tạo điều kiện phát triển người lao động được tự do và hoàn thiện. Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và sự ra đời của kinh tế hàng hóa là một bước tiến lớn của lịch sử, góp phần xóa bỏ tính bảo thủ trì trệ của kinh tế tự nhiên. 1.1.2: Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa - Phân công lao động xã hội (PCLĐ): là sự chuyên môn hóa những người sản xuất vào trong các ngành nghề khác nhau của xã hội. Mỗi người chỉ có thể sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm. Song, nhu cầu của con người cần đa dạng sản phẩm. Vì vậy, tất yếu khách quan xuất hiện trao đổi sản phẩm cho nhau giữa những người sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề nảy sinh quan hệ trao đổi sản phẩm. Đây là điều kiện cần thiết của sản xuất hàng hóa nhưng chưa đủ. - Các loại phân công lao động: + Phân công lao động chung: hình thành các ngành kinh tế lớn và phân công lao động đặc thù hình thành nên các ngành kinh tế cụ thể. PCLĐ chung này gắn với sự ra đời của sản xuất hàng hoá. + Phân công lao động cá biệt là phân công trong nội bộ của từng đơn vị kinh tế và không phải là cơ sở của sản xuất hàng hoá.

- Lịch sử phát triển của phân công lao động gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Có ba cuộc cách mạng lớn trong phân công lao động. - Sự tách biệt độc lập về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: + Sự tách biệt về mặt kinh tế làm cho các chủ thể kinh tế độc lập nhau và có quyền khác nhau về chi phối sản phẩm làm ra. + Nguyên nhân là do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. + Sự tách biệt về mặt kinh tế làm cho các sản phẩm đứng đối diện nhau như những hàng hoá, là điều kiện để quan hệ trao đổi sản phẩm trở thành hiện thực. Vậy, sản xuất hành hoá ra đời trên cơ sở có đủ hai điều kiện. 1.1.3. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. - Sản xuất hàng hoá quy mô nhỏ (hoặc sản xuất hàng hoá giản đơn) đặc trưng bởi kỹ thuật sản xuất thấp kém, lao động thủ công lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, số lượng hàng hoá ít. - Sản xuất hàng hoá quy mô lớn (hoặc nền sản xuất hiện đại) đặc trưng bởi trình độ kỹ thuật của sản xuất ngày càng tiến bộ, lao động sử dụng máy móc, năng suất lao động cao, số lượng hàng hoá ngày càng nhiều. 1.2: Hàng hóa 1.2.1: Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa - Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao dộng, nó có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định nào đó của con người, trước khi tiêu dung phải qua mua bán hoặc trao đổi trên thị trường. + Hàng hóa là một phạm trù lịch sử + Hàng hóa có 2 loại: hàng hóa vật thể (hữu hình) và hàng hóa phi vật thể (hàng hóa dịch vụ). Đặc điểm của hàng hóa phi vật thể gồm:

 Quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tiêu dung, hai quá trình thống nhất làm một.  Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ không thể để dành hay cất trữ.  Hàng hóa dịch vụ làm tang quy mô và cơ cấu của tổng sản phẩm xã hội. - Hai thuộc tính của hàng hóa, bao gồm: + Thuộc tính giá trị sử dụng:  Là công dụng của vật hay tính có ích của vật, làm cho vật có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người. o Nhu cầu chia làm 2 loại: nhu cầu tiêu dung sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dung cá nhân. Nhu cầu tiêu dùng cá nhân gồm: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. o Công dụng của vật gồm những đặc tính cơ, lý, hóa của vật… do thuộc tính tự nhiên của vật quy định. Một vật có thể có một hoặc nhiều công dụng khác nhau, song con người dần dần phát hiện ra công dụng của vật là nhờ tiến bộ của khoa học.  Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, là nội dung vật chất của của cải. là thuộc tính tự nhiên của sản phẩm. Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi. +Thuộc tính giá trị (giá trị trao đổi)  Giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện giá trị, còn giá trị (tức hao phí lao động kết tinh) là nội dung bên trong của giá trị trao đổi.

 Giá trị phản ánh quan hệ xã hội giữa những người sản xuất, thực chất trao dổi giữa hai hàng hóa là trao đổi hao phí lao động giữa những người sản xuất hàng hóa.  Giá trị là phạm trù lịch sử; là thuộc tính xã hội của hàng hóa. + Mối quan hệ giữa hai thuộc tính: thống nhất biện chứng  Tính thống nhất được thể hiện qua việc cả 2 thuộc tính đều nằm trong cùng một hàng hóa.  Tính mâu thuẫn được thể hiện qua quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng không đồng nhất cả về không gian và thời gian, là mầm mống của các cuộc khủng hoảng kinh tế về sau. o Trước khi tiêu dùng hàng hoá (tiêu dùng giá trị sử dụng) phải trả giá trị cho người sản xuất. o Muốn có giá trị, người sản xuất phải tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. o Việc tạo ra giá trị sử dụng diễn ra trước, và trong khâu sản xuất, còn thực hiện giá trị diễn ra sau và ở khâu lưu thông trên thị trường. Thực hiện giá trị sử dụng diễn ra trong khâu tiêu dùng. 1.2.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá: - Lao động cụ thể: Là hao phí lao động của người sản xuất hàng hoá dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng lao động riêng, phương pháp thao tác riêng và kết quả riêng. Ví dụ: lao động của nông dân và thợ thủ công là 2 lao động cụ thể khác nhau. Lao động cụ thể khác nhau về chất. + Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội, nó thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhiều lao động cụ thể họp thành hệ thống phân công lao động xã hội . Hình thức cụ thể của lao động phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của phân công

lao động. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, lao động cụ thể càng đa dạng. + Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, là điều kiện tất yếu của mọi quá trình sản xuất. + Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng, cho nên lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng càng phong phú. - Lao động trừu tượng: Là hao phí lao động dưới hình thức chung nhất: Đó là sự tiêu hao sức lực của con người về thần kinh, bắp thịt và trí não. + Lao động trừu tượng là hao phí lao động đồng nhất, là cơ sở chung để so sánh các hao phí lao động cụ thể vốn khác nhau, không thể so sánh được với nhau. + Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. + Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử. + Lao động trừu tượng phản ánh quan hệ xã hội giữa những người sản xuất.  Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động có ý nghĩa to lớn, nhờ đó Mác xây dựng lý luận giá trị lao động một cách khoa học thực sự. Nó giải thích được những hiện tượng kinh tế phức tạp diễn ra trong nền sản xuất xã hội. - Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn: + Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân với tính chất xã hội của lao động sản xuất ra hàng hoá: Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội. +Mâu thuẫn thể hiện:  Lao động cụ thể biểu hiện trực tiếp là lao động tư nhân.  Lao động trừu tượng biểu hiện thành lao động xã hội.  Sản phẩm do người sản xuất hàng hoá tạo ra có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội. Sự không phù hợp làm cho những hàng hoá đó không bán được, và các nhà sản xuất buộc phải cải tiến kỹ thuật để hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình cho phù hợp với hao phí lao động xã

hội. Cạnh tranh và sự phân hoá xã hội tất yếu xảy ra trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn.  Mâu thuẫn này là động lực của sự phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời chi phối các mâu thuẫn khác trong nền kinh tế hàng hoá. 1.2.3. Lượng giá trị của hàng hoá: 1.2.3.1. Sự hình thành lượng giá trị của hàng hoá. - Lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng lượng thời gian hao phí lao động của người sản xuất ra hàng hoá. Nhưng thời gian hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất là không giống nhau, do đó, lượng giá trị đo bằng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết (TGHPLĐXHCT). * Khái niệm: thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết một mặt, là thời gian cần, đủ để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình. Mặt khác, thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết thường phù hợp với thời gian hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá đó trên thị trường. 1.2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị: Thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết là một đại lượng biến thiên, nó thay đổi phụ thuộc vào năng suất lao động. - Năng suất lao động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của lao động sống. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị thời gian hoặc được đo bằng thời gian cần thiết tiêu hao để làm ra một đơn vị sản phẩm. Lượng giá trị của hàng hoá tỷ lệ thuận với lượng lao động hao phí, tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động. Khi tăng năng suất lao động: +Tổng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. + Tổng gía trị không đổi, lượng lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm giảm. - Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố:

* Trình độ thành thạo trung bình của lao động. * Sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng thành tựu vào sản xuất. * Năng lực tổ chức quản lý sản xuất. * Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. * Điều kiện tự nhiên. - Phân biệt năng suất lao động với cường độ lao động. * Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc của lao động. Nó phản ánh mức độ hao phí lao động trên một đơn vị thời gian. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động. Khi tăng cường độ lao động: • Lượng hao phí lao động trên một đơn vị thời gian tăng. • Số lượng sản phẩm tăng lên tương ứng, còn giá trị của đơn vị sản phẩm không đổi. * Cường độ lao động phụ thuộc vào các yếu tố: • Năng lực lao động của con người gồm thể chất và tinh thần. • Năng lực tổ chức và quản lý sản xuất. • Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. 1.2.3.3. Phân loại hao phí lao động: - Lao động giản đơn: là hao phí lao động của người sản xuất hàng hoá, chỉ cần có sức lao động bình thường là có thể tạo ra sản phẩm. Lao động không thành thạo. - Lao động phức tạp: là hao phí lao động của người sản xuất hàng hoá nhất thiết phải trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm. Lao động thành thạo. Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn, là bội số của lao động giản đơn. Mọi loại hao phí lao động đều quy về hao phí lao động xã hội giản đơn trung bình cần thiết. Do đó: Lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng hao phí lao động xã hội giản đơn trung bình

cần thiết. - Cơ cấu lượng giá trị của hàng hoá bao gồm:  Lượng giá trị cũ, là giá trị của các TLSX đã hao phí và chuyển dịch vào sản phẩm.  Lượng giá trị mới, là giá trị do lao động sống của người công nhân đã hao phí tạo ra.

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH ĐẾN NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA. 2.1. Ảnh hưởng của dịch bệnh lên toàn cầu. 2.1.1. Đại dịch SARS - SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) là một bệnh về đường hô hấp do virus gây ra bởi một loại virus gây ra, có tên là SARS (SARS-CoV). SARS được báo cáo lần đầu tiên ở châu Á vào tháng 2 năm 2003. Bệnh đã lan sang hơn hai chục quốc gia ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á trước khi dịch SARS toàn cầu năm 2003 được ngăn chặn. - Khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc rồi lan ra cả thế giới (làm 8,096 người nhiễm bệnh và gây tử vong cho 774 người) đã làm cho nền kinh tế thế giới thiệt hại 41 tỷ USD. Theo nhận định của tờ Forbes, Trung Quốc lúc bấy giờ chỉ mới bắt đầu tiến trình hội nhập vào kinh tế thế giới. - Theo số liệu của World Bank, năm 2003, GDP của Trung Quốc ở con số 1,600 tỷ USD, đến năm 2018, con số đó đã lên đến 13,600 tỷ USD, chiếm 17% GDP toàn cầu và 30% sản lượng của thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế các nước đều đan xen và phụ thuộc lẫn nhau, việc làm xáo trộn nền kinh tế của một quốc gia được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phần còn lại của thế giới. 2.1.2. Dịch COVID-19 (SARS-COVI-2)

- Tính đến thời điểm ra đời của tiểu luận này, hiện trên thế giới có tổng cộng gần 3 triệu ca dương tính với COVID-19, trong đó có hơn 800,000 ca đã phục hồi và gần 200,000 ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra khắp 210 quốc gia và các vùng lãnh thổ, quy mô gấp gần 400 lần so với đại dịch SARS năm 2003. Sự ảnh hưởng của dịch đến nền kinh tế cũng vậy ảnh hưởng càng trầm trọng. - 17 năm sau, tức thời điểm năm 2020, loại virus mới đang lây lan nhanh chóng ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Chỉ có điều Trung Quốc bây giờ đã là một mắt xích quan trọng của kinh tế toàn cầu, bất cứ sự gián đoạn, suy thoái nào do dịch bệnh cũng sẽ kéo theo cả hệ thống. Theo báo New York Times, ngay thời điểm này các công ty quốc tế lệ thuộc vào hệ thống nhà máy sản xuất và thị trường tiêu dùng Trung Quốc đã nhìn nhận về những khoản tổn thất khổng lồ. + Apple, Starbucks, Ikea đã tạm đóng chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc. Các trung tâm thương mại vắng tanh lập tức đe dọa doanh số của Nike (giày dép), Under Armour (quần áo), McDonald's (thức ăn nhanh)... + Các nhà máy lắp ráp xe cho General Motors và Toyota đang ngừng hoạt động chờ công nhân quay lại sau tết âm lịch nhưng chính quyền đang kéo dài kỳ nghỉ để chặn tốc độ virus lây lan. + Các hãng hàng không quốc tế, bao gồm American, Delta, United (Mỹ), Lufthansa (Đức) và British Airways (Anh) đã hủy mọi chuyến bay đến Trung Quốc. 2.2. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế của Việt Nam và hành động của chúng ta. 2.2.1. Ảnh hưởng - Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2003 của cổng thông tin điện tử chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nhờ tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng khá, nên đã duy trì mức tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá: tổng sản phẩm trong nước (GDP)

tăng 6,9%, trong đó quý I tăng 6,88%, quý II tăng 6,92%, cao hơn cùng kỳ năm 2002 là 0,4%. + Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao; giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm tăng 15,7% so với cùng kỳ. Chất lượng tăng trưởng toàn ngành đã có cải thiện, tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp (GDP công nghiệp) đạt 9,9% so với với cùng kỳ, do bước đầu đã thực hiện một số giải pháp giảm chi phí sản xuất của ngành (cùng kỳ chỉ đạt 7,7%), đã góp phần vào mức tăng chung của cả nền kinh tế. + Xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng 32,6% so với cùng kỳ, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 48,7% GDP. Thị trường trong nước và sức mua có nhiều cải thiện của dân cư đã góp phần tiêu thụ tốt hàng hóa trên thị trường; tiếp tục là động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển. + Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt được mức cao (6,9%) so với 6 tháng đầu năm 2002, nhưng thấp hơn 6 tháng cuối năm 2002 (6 tháng cuối năm 2002 là 7,5%) và không đạt mức kế hoạch đề ra là 7-7,5%. - Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Tính đến ngày 25 tháng 4, Việt Nam ghi nhận 270 ca nhiễm, trong đó có 225 bệnh nhân đã xuất viện và chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào. + Giống như hầu hết nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng do sự bùng phát của dịch bệnh, các ngành công nghiệp tư nhân bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng và đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất. + Trước sự bùng phát của dịch, mối lo ngại trong cộng đồng đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu khẩu trang, nước sát khuẩn. Nhiều nơi xuất hiện tình trạng tăng giá khẩu trang hoặc hết hàng; một số nhu yếu phẩm cũng bị đội giá. + Trong quý I năm 2020, mức tang tổng sản phẩm trong nước chỉ đạt 3.82%, là mức tang thấp nhất của quý I các năm giai đoạn 2011-2020. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 0,08%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%. Trong đó, công nghiệp chế

biến, chế tạo tăng 7,12%, mức tăng không cao nhưng vẫn đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. 2.2.2: Hành động của chúng ta - 28/04/2003, WHO ghi nhận Việt Nam là quốc gia đầu tiên kiểm soát được dịch SARS. Qua đó, tận dụng cơ hội để phát triển nền kinh tế hàng hóa sớm ổn định trở lại và phát triển - Theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, theo thời gian hiện tại Việt Nam đã có 225/270 ca đã âm tính với virus SARS-COVI-2, chưa có ca tử vong. Đồng thời thực hiện các biện pháp hậu cách ly xã hội kết hợp với chủ động giúp đỡ các nước bạn trong quá trình chống lại dịch bệnh.

KẾT LUẬN Qua những tìm hiểu trên, ta có thể phần nào hiểu rõ được về khái niệm cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế, cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh...


Similar Free PDFs