09. Nguyễn Thị Thái Hà - Triết học Mác Lênin PDF

Title 09. Nguyễn Thị Thái Hà - Triết học Mác Lênin
Author Thị Thái Hà Nguyễn
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 414.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 28
Total Views 108

Summary

Download 09. Nguyễn Thị Thái Hà - Triết học Mác Lênin PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =====***=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thái Hà Mã SV: 2112770016 Lớp Trung 01, Tiếng Trung Thương mại CLC, Khóa 60 Lớp tín chỉ: TRIH114.2 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Huy Quang

Hà Nội - 12/2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 NỘI DUNG............................................................................................................... 3 PHẦN I. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI3 1. Khái niệm về con người ................................................................................ 3 2. Bản chất con người ........................................................................................ 4 3. Vai trò của chủ nghĩa Mác về con người trong đời sống xã hội ............... 8 PHẦN II. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 9 1. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................................................................................ 9 2. Thực trạng về việc xây dựng nguồn lực con người ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .............................................. 11 3. Giải pháp về việc xây dựng nguồn lực con người ở Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ........................................... 12 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 16

LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Từ thời kì cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải vấn đề bản chất con người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh. Trong triết học phương Đông, nhìn chung con người biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. Còn trong triết học phương Tây trước Mác, có rất nhiều quan niệm khác nhau về con người, nổi bật có thể kể đến quan niệm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại rằng “Con người là thước đo của vũ trụ” (Prôtago). Tuy nhiên, có thể khái quát rằng các quan niệm về con người trong triết học trước Mác, dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình đều không phản ánh đúng bản chất con người. Nhưng từ khi Triết học Mác – Lênin ra đời đã giải quyết những nội dung liên quan đến con người. Triết học Mác – Lênin đã khẳng định được vị trí và vai trò rất quan trọng của con người đối với thế giới và trong thực tế hiện nay thì con người là lực lượng chủ đạo trong nền sản xuất xã hội. Điều đó đã được minh chứng rằng dù cho những phát minh hiện đại có liên tục xuất hiện, những tư duy máy móc, trí tuệ nhân tạo,… dù có rộng lớn, cao siêu đến đâu, dù có hoàn hảo như thế nào thì cũng chỉ là kẻ trung gian cho hoạt động của con người. Do đó, có thể nói rằng trong công cuộc đổi mới xã hội chỉ có con người – yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất của xã hội mới là nhân tố chính, là nguồn lực tạo nên sự thành công hay thất bại. Trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới như hiện nay thì ngoài những nhân tố đóng vai trò chủ chốt quyết định sự thành công là vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lí điều hành của nhà nước, sự tham gia ủng hộ tích cực của các đoàn thể xã hội thì chúng ta vẫn cần khẳng định một điều rằng, đó là yếu tố con người, nguồn nhân lực cũng là những yếu tố quan trọng. Điều đó đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta “Nâng 1

cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Để đóng góp và ủng hộ đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, em xin chọn đề tài “Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2

NỘI DUNG PHẦN I. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI 1. Khái niệm về con người Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con người là một thực thể “song trùng” của tự nhiên và xã hội, là sự kết hợp cái tự nhiên (sinh học) và cái xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vài nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên. - Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai góc độ sau đây: Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đác – uyn về sự tiến hóa của các loài. Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người”. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người. Nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên. - Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các góc độ sau đây: Một là, xét từ góc độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó. Mác đã nhiều lần so sánh con người với những loài động vật có bản năng gần giống với con người. Và ông đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có con người mới làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi 3

tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người biết lao động và tạo ra công cụ sản xuất… Trong đó, nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ. Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà có sự biến đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội ra thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó. Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Nhờ đó tạo nên khả năng sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế, nếu lí giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ góc độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội của nó thì đều là phiến diện, không triệt để và cuối cùng nhất định sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn. 2. Bản chất con người Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một bước ngoặt trong việc nhận thức bản chất con người. Các ông đã xuất phát từ con người thực tiễn, con người hiện thực, con người cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất của mình. Đó là một động vật của tính xã hội với tất cả những nội dung văn hóa – lịch sử của nó. Như vậy, các ông không xem xét bản chất con người một cách cô lập và phiến diện mà đã đặt nó trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. Con người sống dựa vào tự nhiên như tất thảy mọi 4

sinh vật khác, nhưng con người sỡ dĩ trở thành “người” chính là ở chỗ không chỉ sống dựa vào tự nhiên. Ph.Ăngghen là người đầu tiên đã chỉ ra được bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ có lao động. Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người trở thành con người cũng như Ph.Ăngghen đã từng nói rằng “Lao động sáng tạo ra con người là theo ý nghĩa ấy”. Trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach, C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con người “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hỏa những mối quan hệ xã hội”. Khác với quan niệm duy vật siêu hình, quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ góc độ các mối quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện ra bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là phương diệu bản chất nhất của con người với tư cách “người", phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy, có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là “tổng hòa của các quan hệ xã hội", bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các mối quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, ch ính trị, văn hóa,... Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ góc độ phân tích và lý giải sự hình thành cùng sự phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Xét từ góc độ nhân chủng học, tức phương diện bản tính tự nhiên, “người da đen" vẫn chỉ là người da đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ thì anh ta mới bị biến thành “người nô lệ”, còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội chủ nghĩa, anh ta là “người tự do", làm chủ và sáng tạo lịch sử. Như thế, không có một bản chất nô lệ cố hữu và bất biến của người da đen hay da trắng mà đó chỉ là sản 5

phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định. Có thể hiểu rằng khi những mối quan hệ này thay đổi thì bản chất của con người cũng từ đó mà thay đổi theo. Cũng do vậy, sự giải phóng bản chất cần phải hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó bởi thông qua đó có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Như vậy, không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Cần phải từ quan niệm như vậy mới có thể lý giải đúng đắn về khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Sự hạn chế về năng lực sáng tạo lịch sử của những con người tiểu nông không thể lý giải từ bản tính tự nhiên của họ mà trái lại cần phải được lý giải từ góc độ tính hạn chế về trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội tiểu nông. Như thế, con người, xét từ góc độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử; lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại cũng sáng tạo ra lịch sử trong chủng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con người – chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó. Từ đó có thể thấy hạn chế cơ bản của quan niệm duy vật siêu hình về bản chất của con người chính là ở chỗ chỉ nhận thấy tính quyết định của hoàn cảnh lịch sử đối với con người mà không nhận thấy mối quan hệ sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo hoàn cảnh và đó cũng chính là cải tạo bản thân nó. C.Mác đã khẳng định rằng: “Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh giáo dục… Các học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng xa cách con vật, hiểu theo nghĩa 6

hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”. Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn để tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó. Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con người song không có nghĩa là chủ nghĩ a Mác – Lênin coi nhẹ mặt tự nhiên, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người. Bởi vì theo C.Mác “giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên". Con người và con vật đều có những nhu cầu như ăn uống, tình dục... nhưng C.Mác đã từng vạch ra tính chất khác nhau của những nhu cầu ấy: con người hoạt động theo bản năng, con người hành động theo ý thức. Và chính mặt xã hội của con người đã làm cho mặt sinh vật trong con người phát triển ở trình độ cao hơn những động vật khác. Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo bản năng di truyền sẵn có như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hóa, của tiến bộ lịch sử - xã hội. Khác con vật, con người ngoài chương trình di truyền, còn có chương trình kế thừa về mặt xã hội. Bằng con đường giáo dục, chương trình này truyền lại kinh nghiệm của những thế hệ trước cho các thế hệ sau. Những đặc điểm di truyền của từng người vừa bảo đảm những thuộc tính sinh học, vừa bảo đảm để con người tiếp thu chương trình xã hội. Xuất phát từ những lập luận trên, kết luận tất yếu rút ra là: Con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên, mặt khác con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với tự 7

nhiên. Sự tác động qua lại giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người tạo thành bản chất con người. 3. Vai trò của chủ nghĩa Mác về con người trong đời sống xã hội Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Đảng ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con người: Cần đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tưởng và lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cũng như trên thế giới thì ở nước ta chiến lược con người cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Và để phát triển đúng hướng chiến lược đó thì cần phải có một chính sách phát triển con người đúng đắn, không để con người đi lệch tư tưởng. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng đắn cho con đường phát triển lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1945), thống nhất đất nước (1975) và thực hiện ý chí độc lập tự do của con người Việt Nam - điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mác không thể áp dụng được. Chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống của toàn xã hội, làm thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức toàn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung, chuyên môn cao ngày nay. Điều đó đã giúp cho chúng ta có một đội ngũ cán bộ với trình độ khoa học công nghệ cao cùng trình độ lý luận và quản lý tốt đồng đều trong cả nước.

8

PHẦN II. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu “Xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh". Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định thì cần phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các nguồn lực này quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng mức độ tác động và vai trò của chúng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không giống nhau, trong đó nguồn nhân lực phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Nói cách khác nguồn nhân lực phải trở thành động lực phát triển. Nguồn nhân lực phát triển thì tất yếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu đó. Để xem xét vai trò của nguồn lực con người, cần đặt nó trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác và ở mức độ chỉ phối của nó đến sự thành bại của công cuộc đổi mới đất nước, vai trò quyết định của con người được biểu hiện ở những điểm sau: Trước hết, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu có vai trò rất lớn trong sự phát triển của một quốc gia. Song, những yếu tố đó ở dưới dạng tiềm năng, tự chúng là những khách thể bất động. Chúng chỉ trở thành nhân tố "khởi động" và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người. Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nguồn lực khác là những đối tượng chịu sự cải tạo, khai thác của con người hay nói cách khác thì chúng đều phục vụ nhu cầu lợi ích của con người nếu con người biết cách 9

tác động và chi phối. Vì thế, trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tố quan trọng nhất. Thứ hai, các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác. Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận. Tính vô tận, trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chỉ tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học mà còn đổi mới, phát triển không ngừng về chất trong con người xã hội nếu ta biết cách chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó là cơ sở làm cho năng lực và nhận thức hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận. Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn khi nó được vật thể hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo này của C.Mác đã và đang trở thành hiện thực. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đang đưa các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế trí tuệ (hay còn gọi là tri thức). Ở những nước này, lực lượng sản xuất trí tuệ ngày càng phát triển và chiếm tỉ trọng cao. Nguồn lợi mà họ thu được từ lao động chất xám chiếm tới ½ tổng giá trị tài sản quốc gia. Giờ đây, sức mạnh của trí tuệ đạt đến mức con người có thể tạo ra những cỗ máy, những con robot “bắt chước" hay mô phỏng theo những đặc tính trí tuệ của chính con người. Có thể thấy rõ ràng bằng nh...


Similar Free PDFs