Bài tập lớn Triết Mác-Lenin PDF

Title Bài tập lớn Triết Mác-Lenin
Course Triết học Mác Lênin
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 15
File Size 323.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 419
Total Views 475

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊHọc phần: Triết học Mác LêninĐỀ TÀI : Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liênhệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay.Giảng viên hướng dẫn : Lê Trọng Khanh Sinh viên thực hiện : Phạm Lê Thùy Trang Lớp : K24KTDNB Mã sinh viên : 24AHà nội,...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác Lênin

ĐỀ TÀI: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Lê Trọng Khanh Sinh viên thực hiện : Lớp : Mã sinh viên :

Hà nội, ngày 5 tháng 1 năm 2022

1 MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................ 1 LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2 NỘI DUNG........................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 3 1.1.

Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội. 3

1.2.

Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội .................. 3

1.3.

Các hình thái ý thức xã hội.............................................................. 4

1.4.

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ............................ 5

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN................. 6 2.1. Liên hệ thực tế ...................................................................................... 6 2.1.1. Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay .. 6 a)

Mặt tích cực trong ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam ........ 7

b)

Mặt tiêu cực trong ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam ........ 8

2.1.2. Giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam. ... 9 a)

Duy trì và phát huy mặt tích cực................................................ 10

b)

Giải quyết mặt tiêu cực .............................................................. 11

2.2. Liên hệ bản thân ................................................................................. 12 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 14

2

LỜI MỞ ĐẦU Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác và Ăngghen đã trở thành một trong những thành tựu mang tính cách mạng trong lịch sử triết học về xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra những quy luật, động lực phát triển xã hội. Mác và Ăngghen lý giải mối quan hệ giữa hai mặt cơ bản của đời sống xã hội, bao gồm tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Không chỉ chịu sự quyết định bởi tồn tại xã hội, ý thức xã hội có sự độc lập tương đối khi đặt trong mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội. Qua nhiều năm, thực tiễn biến đổi, xã hội ngày càng phát triển nhưng tư tưởng của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức xã hội vẫn có giá trị đến ngày nay. Là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần xã hội, ý thức xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói chung và mỗi cá nhân nói riêng, trong đó có bản thân mỗi sinh viên Việt Nam. Trong đó, ý thức đạo đức – một hình thái của ý thức xã hội, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của sinh viên. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh đòi hỏi chúng ta cần nhận thức rõ sự gắn bó mật thiết giữa những lí thuyết về ý thức xã hội và ý thức đạo đức của sinh viên, đặt ra phương hướng rèn luyện cho bản thân và cộng đồng sinh viên Việt Nam. Xuất phát từ lí do trên, qua sự tìm hiểu và nghiên cứu, tôi chọn đề tài: “Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận dưới đây. Dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác & Ăngghen. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như thống nhất logic – lịch sử, phân tích, so sánh, hệ thống hóa,… Bài viết giải quyết được những vấn đề lý luận về ý thức xã hội và những quy luật liên quan đến ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa về mặt thực tiễn là đưa ra phương hướng rèn luyện ý thức đạo đức mà bản thân sinh viên và xã hội cần chú trọng.

3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.

Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội mang tính vật chất thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và con người với con người là các quan hệ cơ bản nhất. Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số,… trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất. Mác khẳng định tồn tại xã hội đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ với ý thức xã hội. Tồn tại xã hội quyết định sự hình thành, nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức xã hội. Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất, và nội dung của đời sống tinh thần là bức tranh phản ánh đời sống vật chất ấy; chỉ có thể giải thích các hiện tượng trong đời sống tinh thần khi xuất phát từ nguồn gốc của nó là đời sống vật chất.

1.2.

Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ các quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng,… của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định. Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội. Ý thức xã hội mang tính giai cấp vì mỗi một giai cấp bị chi phối bởi đặc điểm lịch sử và lợi ích giai cấp khác nhau, cũng vì thế mà cách phản ánh tồn tại xã hội cũng khác nhau hoặc thậm chí đối lập nhau. Ý thức xã hội cũng mang đặc trưng dân tộc, phản ánh truyền thống dân tộc, điều kiện sinh hoạt chung của

4 dân tộc về chính trị, lịch sử, văn hóa, tôn giáo,… Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tuy cùng phản ánh tồn tại xã hội nhưng vẫn có những sự khác nhau tương đối cần phân biệt. Trong đó ý thức cá nhân là sự biểu thị một cách sinh động, cụ thể của ý thức xã hội, ý thức cá nhân vừa phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi người. Có thể phân loại kết cấu của ý thức xã hội theo hai cách. Cách thứ nhất là theo trình độ phản ánh, bao gồm ý thức xã hội thông thường (những tri thức hình thành từ đời sống chưa được khái quát hóa) và ý thức lý luận (tư tưởng, quan điểm đã được khái quát hóa thành các khái niệm, phạm trù, quy luật mang tính trừu tượng cao). Ý thức xã hội thông thường là tiền đề cho ý thức lý luận. Cách thứ hai là theo nội dung phản ánh, bao gồm tâm lý xã hội (tình cảm, ước muốn, tâm trạng, tập quán,… hình thành trực tiếp trong đời sống hằng ngày) và hệ tư tưởng (quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật,… ở trình độ nhận thức mang tính khái quát). Hệ tư tưởng là kết quả của quá trình nhận thức ở trình độ cao, trừu tượng hóa dựa trên cơ sở tâm lý xã hội.

1.3.

Các hình thái ý thức xã hội

Hình thái xã hội là những biểu hiện cơ bản của ý thức xã hội, phản ánh nội dung của các lĩnh vực ý thức xã hội khác nhau, có tác động qua lại lẫn nhau. Được phân loại thành sáu hình thái ý thức xã hội như sau: Thứ nhất là ý thức chính trị, phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, dân tộc, thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Thứ hai là ý thức pháp quyền, bao gồm toàn bộ các tư tưởng, quan điểm về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi. Thứ ba là ý thức đạo đức bao gồm toàn bộ các quan niệm về tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm,... và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử. Được thực hiện bởi niềm tin, tình cảm, truyền thống, dư luận.

5 Thứ tư là ý thức khoa học, là hệ thống tri thức phản ánh thế giới dưới hình thức logic trừu tượng (khái niệm, thuật ngữ, phạm trù, định luật, quy luật) và thực tiễn được kiểm nghiệm. Thứ năm là ý thức thẩm mỹ, phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua các hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể vừa mang tính khái quát cao. Thứ sáu là ý thức tôn giáo, phản ánh thế giới một cách hư ảo, thông qua hệ thống những biểu tượng siêu nhiên và niềm tin đương nhiên, với một thiết chế tương ứng như giáo lý, giáo luật, giáo hội, cơ sở thờ tự, nghi lễ.

1.4.

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Quan điểm duy vật lịch sử khẳng định rằng tồn tại xã hội quyết định nội dung và sự vận động biến đổi của ý thức xã hội. Bên cạnh đó ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội, thể hiện ở các nội dung sau: Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Lịch sử cho thấy dù xã hội mất đi thì ý thức xã hội do xã hội ấy sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại dưới những biểu hiện khác nhau. Nguyên nhân cho sự lạc hậu này là do tồn tại xã hội luôn vận động và biến đổi nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội; do thói quen, tập quán, truyền thống, tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội, hơn nữa tồn tại xã hội cũng chưa đủ để làm tâm lý xã hội cũ mất đi; do tính giai cấp và tính dân tộc ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm xã hội nên ý thức xã hội thường được duy trì. Thứ hai, trong những điều kiện nhất định, ý thức xã hội có thể phản ánh vượt trước tồn tại xã hội hiện thời, dự báo tương lai. Thứ ba, ý thức xã hội có khả năng được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong quá trình phát triển. Thứ tư, giữa các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau.

6 Thứ năm, ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội. Nếu phản ánh đúng đắn tồn tại xã hội, ý thức xã hội sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại nếu phản ánh sai lệch, ý thức xã hội sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, do đó, để xây dựng xã hội, cần tiến hành trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ngoài ra thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản để thay đổi ý thức xã hội, và những thay đổi trong đời sống tinh thần cũng tác động và tạo ra những thay đổi trong tồn tại xã hội.

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN 2.1. Liên hệ thực tế 2.1.1. Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay Trong thời đại mới, thế hệ thanh niên nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng vốn được đặt vào vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người của đất nước. Tại Đại hội sinh viên lần thứ 2 ngày 7/5/1958, chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai phẩm chất hàng đầu của sinh viên là đức và tài. Trong việc giáo dục, rèn luyện và sử dụng con người, “tài khác nhau nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”. Nhận thức được tầm quan trọng đó, không chỉ bản thân sinh viên mà xã hội đều cần dành sự quan tâm đáng có đến việc rèn luyện ý thức đạo đức của cộng đồng sinh viên Việt Nam. Là một bộ phận cấu thành ý thức đạo đức xã hội nói chung, ý thức đạo đức của sinh viên nói riêng vừa phản ánh tồn tại xã hội, vừa phản ánh đặc thù của một bộ phận nhất định trong một thời kỳ nhất định, cụ thể là điều kiện sinh hoạt vật chất của sinh viên Việt Nam hiện nay. Trong thực tiễn, ta có thể dễ dàng bắt gặp các chuẩn mực được xã hội đặt ra để đánh giá ý thức đạo đức, riêng đối với sinh viên là các nội quy của trường đại học, quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội khác. Là thành phần xã hội

7 nhạy bén với sự thay đổi, ý thức đạo đức của sinh viên chịu sự ảnh hưởng khá lớn bởi thời kỳ hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sản xuất vật chất càng ngày càng phát triển dẫn đến sự thay đổi trong các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức, từ đó các chuẩn mực đạo đức của tầng lớp trí thức, ở đây cụ thể là sinh viên cũng được hoàn thiện và phổ biến. Ý thức đạo đức của sinh viên cũng được tiếp thu và điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện thời. Chính vì ý thức xã hội có tính độc lập tương đối mà ý thức đạo đức của sinh viên cũng có không ít tác động vào việc thay đổi đời sống thực tiễn.

a) Mặt tích cực trong ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam Sự phát triển, vận động của ý thức đạo đức bao gồm nhiều mặt tích cực, vừa là những giá trị đạo đức tốt đẹp được duy trì theo thời gian, vừa là những giá trị đạo đức mới được hình thành. Một mặt, vì ý thức đạo đức có thể được thừa kế nên phần lớn sinh viên Việt Nam hiện nay còn lưu giữ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp như ham học hỏi, chăm chỉ, tinh thần cầu tiến,... Mặt khác, họ đều mang những điểm mạnh riêng của thế hệ như tư duy độc lập, sáng tạo, năng động, nhanh nhạy với xu hướng chung của thế giới nhờ vào điều kiện tiếp cận với dòng thông tin vô tận. Nhìn chung, khi thành công vượt qua kì thi THPTQG để bước chân vào giảng đường đại học, sinh viên đều xác định được học tập là nhiệm vụ trọng tâm nhưng không thể xem nhẹ việc rèn luyện đạo đức. Những giá trị đạo đức tốt đẹp của sinh viên không chỉ dừng ở nhận thức mà còn thể hiện qua các hành động cụ thể, có thể kể đến những thành tựu trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, văn hóa văn nghệ, khoa học xã hội, thể dục thể thao,… ở tầm khu vực, quốc tế. Dường như không quá khó khăn để tìm thấy những cái tên của người trẻ Việt Nam trên các đấu trường quốc tế hay chủ trì những sự kiện cho người trẻ trong nước. Thế hệ sinh viên hiện nay cũng tìm tòi ra nhiều cách học sáng tạo nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vượt lên hoàn cảnh hạn chế trong thời kì dịch bệnh như trào lưu #LearnOnTiktok hay tìm

8 hiểu lịch sử, văn hóa nước nhà theo hướng hài hước, gần gũi của cộng đồng HistoTea. Ngoài thi đua về tri thức thì những phong trào tình nguyện cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm, những hoạt động thiện nguyện trong nước như “Hiến máu nhân đạo”, “Gửi chữ lên non”,… Hay vượt ra khỏi giới hạn địa lý, hòa vào xu hướng hòa hợp với các giá trị đạo đức của nhân loại, những trào lưu dọn rác #ChallengeForChange, thử thách Ice Bucket Challenge vì bệnh nhân ALS (bệnh xơ cứng teo cơ một bên),… đều có sự góp mặt đông đảo của lực lượng sinh viên Việt Nam. Có thể thấy ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam không chỉ phản ánh tồn tại xã hội mà còn tác động vào hành động để góp phần thay đổi thực tiễn theo chiều hướng ngày càng tốt hơn cho cả bản thân và xã hội.

b) Mặt tiêu cực trong ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam Bên cạnh mặt tích cực, không thể phủ nhận những mặt hạn chế còn tồn tại trong ý thức đạo đức của một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam hiện nay. Như đã biết, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội, dù môi trường giáo dục đã thay đổi qua nhiều năm nhưng vẫn còn tồn tại lối tư duy cũ kĩ từ cách học của những thế hệ trước mà đến nay không còn phù hợp. Ví dụ như tư tưởng coi thường, học thuộc, học tủ máy móc, nhồi nhét chỉ để qua môn dẫn đến bào mòn tư duy sáng tạo, đặc biệt thường thấy trong các môn học nặng tính lí thuyết như Pháp luật đại cương, Triết học Mác Lênin, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Tư tưởng Hồ Chí Minh,… trong khi đây là những môn học có giá trị ứng dụng cao trong đời sống, giải thích những quy luật cơ bản và rèn luyện tư duy trừu tượng. Cũng có thể nhắc đến việc học hộ, thi hộ, hối lộ để qua môn dẫn đến tính ỷ lại, lười nhác. Hay quá tập trung vào kĩ năng cứng mà coi thường việc rèn luyện đạo đức, cụ thể là tinh thần trách nhiệm, hành vi ứng xử, phân biệt tốt – xấu,… Ngoài những tồn tại đã có từ nhiều thế hệ, do chịu sự tác động từ xu hướng của thế giới mà một thành phần không nhỏ thế hệ sinh viên ngày nay có dấu hiệu suy đồi về đạo đức. Hầu hết sinh viên hiện nay đều thuộc thế hệ GenZ (nhóm

9 nhân khẩu học từ giữa thập 1990 đến hết thập niên 2000), vốn là thế hệ tự tin, tự chủ, cá tính. Trong hơn 2 năm trở lại đây, từ “GenZ” đi kèm với quan điểm cá nhân lệch lạc xuất hiện với tần suất dày đặc trong cộng đồng sinh viên cho thấy sự cá nhân hóa đã ít nhiều bị biến tướng thành sự ích kỷ, đặt lợi ích riêng cao hơn lợi ích chung của cộng đồng, dẫn đến thái độ thiếu trách nhiệm, lười nhác. Thậm chí có không ít sinh viên có thái độ coi thường giảng viên, thường xuất phát từ trong quá trình dạy học hoặc có tư thù. Cũng vì điều kiện vật chất sớm phát triển mà đại đa số sinh viên hiện nay sớm có nhận thức về tầm quan trọng của đồng tiền, không ít sinh viên tự chủ về tài chính ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên mặt tối của vấn đề này là tính thực dụng, thiếu trung thực, lòng tham, tất cả vì đồng tiền. Nắm bắt được điểm yếu này trong ý thức đạo đức của sinh viên, hàng loạt hình thức lừa đảo, rủ rê nhắm vào đối tượng sinh viên ngày càng nhiều. Một vấn đề khác gây tranh cãi từ lâu là quan hệ tình cảm trong môi trường sư phạm, khoảng 10 năm trở lại đây văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam ảnh hưởng đến quan niệm “sống thoáng” của sinh viên, dẫn đến lệch lạc trong đời sống tình cảm, thường là đi kèm với tình dục. Ý thức đạo đức lệch lạc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của sinh viên mà còn ảnh hưởng tới đời sống của sinh viên. Đáng buồn rằng việc tuyên truyền rèn luyện ý thức đạo đức được các trường đại học triển khai thường xuyên nhưng không thể giải quyết triệt để những thực trạng nói trên. Chính vì ý thức xã hội có thể tác động lại tồn tại xã hội nên những ý thức đạo đức lệch lạc nói trên có thể trở thành nguyên nhân khiến sự phát triển của xã hội bị kìm hãm.

2.1.2. Giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và thực trạng ý thức đạo đức, cần đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay, dưới đây là một số biện pháp đã, đang và có thể sẽ được áp dụng trong tương lai.

10 a) Duy trì và phát huy mặt tích cực Trước hết là nhiệm vụ duy trì và bảo tồn những giá trị đạo đức tốt đẹp, trong đó quan điểm của triết hộc Mác - Lê nin về tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa to lớn. Sự tự ý thức của sinh viên về lương tâm, trách nhiệm, danh dự, nghĩa vụ,… phản ánh trình độ ý thức đạo đức của sinh viên. Bởi vậy, trước hết bản thân sinh viên cần nâng cao nhận thức, tập trung vào rèn luyện ý thức đạo đức tại ngay trường đại học bằng cách nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nhà trường và pháp luật. Hơn nữa, xã hội là môi trường đa dạng, phức tạp với nhiều quan hệ đạo đức, quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên được phát triển và hình thành ý thức đạo đức. Vì thế nên ngoài việc nâng cao kiến thức chuyên môn, sinh viên cần chăm chỉ hơn, chủ động tìm kiếm cơ hội trong các hoạt động ngoại khóa có tính cộng đồng. Bên cạnh bản thân sinh viên, sự lãnh đạo của nhà trường và các tổ chức Đoàn, Hội cũng có vai trò quan trọng. Mối quan hệ giữa nhà trường, Đoàn, Hội với sinh viên cần được cải thiện bằng cách tiếp nhận kiến nghị của sinh viên và phản hồi kịp thời, hiệu quả. Giáo dục cho sinh viên các nội dung về lòng yêu nước, lí tưởng sống cao đẹp lành mạnh, tuân thủ pháp luật, tương thân tương ái, có trách nhiệm với cộng đồng, tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức của nhân loại, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc,… Các sự kiện, sinh hoạt văn hóa của sinh viên cũng cần được nhà trường thông qua và tạo điều kiện về kinh phí, địa điểm,… Ngoài ra, khác với những những bậc học thấp hơn, ở đại học, việc rèn luyện đạo đức không chỉ dừng lại ở phương pháp xét hạnh kiểm mà được đánh giá bằng điểm số cụ thể. Các trường đại học cần áp dụng điểm rèn luyện trực tiếp vào việc xếp loại, khen thưởng sinh viên, đây là cách đánh giá khách quan và giúp sinh viên nhận thức tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức.

11 b) Giải quyết mặt tiêu cực Những mặt hạn chế trong ý thức đạo đức của sinh viên còn tồn tại không ít nên xóa bỏ những hạn chế đó là thách thức vô cùng lớn. Đặc biệt là những hạn chế đã ăn sâu bám rễ từ nhiều thế hệ, ngành giáo dục đã đề xuất không ít giải pháp cho vấn nạn này nhưng không có hiệu quả. Ý thức đạo đức của sinh viên được hình thành dựa trên tồn tại xã hội nhưng những vấn nạn còn tồn tại trong xã hội không thể khắc phục trong ngày một ngày hai nên chính bản thân sinh viên cần tự mình kiểm soát cách ý thức đạo ...


Similar Free PDFs