Bài-Tiểu-Luận HP1 trường đại học Mở PDF

Title Bài-Tiểu-Luận HP1 trường đại học Mở
Author Minh Nguyễn Quang
Course quản trị kinh doanh
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 11
File Size 340.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 89
Total Views 259

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỒ HỒ CHÍMINHKHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT~~~~~ ~~~~~⁕BÀI TIỂU LUẬNCHUYÊN ĐỀ:PHÂN TÍCH NHỮNG NỘI DUNG TRUYỀNTHỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦAÔNG CHA TASinh viên thực hiện : NGUYỄN QUANG MINHLớp : NHMã sinh viên : 2054012175Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN QUANG QUẢ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

~~~~~⁕~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ:

PHÂN TÍCH NHỮNG NỘI DUNG TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN QUANG MINH

Lớp

: NH03

Mã sinh viên

: 2054012175

Giáo viên hướng dẫn

: NGUYỄN QUANG QUẢNG

Nguyễễn Quang Minh - 2054042191 Page 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021

LỜI CẢM ƠN Trước khi vào bài tiểu luân em xin cảm ơn thầy vì đọc bài tiểu luận này của em, dù còn khá nhiều sai sót nhưng em mong thầy có thể góp ý để em có thể làm tốt hơn ở Học Phần tiếp theo. Kính chúc thầy và gia đình thật nhiều sức khỏe. Bài tiểu luận của em gồm có ba phần chính, trong mỗi phần chính sẽ có một vài phần phụ, mời thầy xem phần phụ lục dưới đây để thấy rõ chủ đề của từng phần.

˗˗˗˗ϫ˗˗˗˗ PHỤ LỤC Chủ Đề

Trang

I. Phần Mở Đầu 1. Giới thiệu sơ lược về đề tài.

3

2. Mục tiêu phân tích.

3

II. Nội Dung 1. Truyền thống

4

a) Đất nước trong buổi đầu lịch sử.

4

b) Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc.

4

• Về địa lý, kinh tế, chính trị - văn hóa, xã hội. c) Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

4,5 6

• Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.

6

• Những cuộc khởi nghĩ và chiến tranh chống xâm lược giành và

6

giữ độc lập từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X. • Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ thứ X đến

6

thế kỷ thứ XVIII. 2. Nghệ thuật a) Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến. Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 2

6,7

b) Về mưu kế đánh giặc.

7

c) Nghệ thuật CTND toàn dân đánh giặc

7

d) Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

8

e) Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận QS, CT, NG và binh vận.

8,9

f) Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.

9

3. Trong những nội dung về nghệ thuật quân sự của cha ông ta, nội dung

9

nào là quan trọng nhất ? vì sao? III. Nhận xét 1. Trách nhiệm của sinh viên.

9

2. Kết luận.

9,10

~~~~ϫ~~~~ I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu sơ lược về đề tài truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta Từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam ta đã có hơn 4000 năm lịch sử vẻ vang. Đất nước Việt Nam đã có hàng mấy chục thế kỷ lịch sử đấu tranh anh dũng, quật cường và bất khuất. Đó là lịch sử của một dân tộc anh hùng mà sự sống còn, phát triển luôn gắn liền với lịch sử của những cuộc đấu tranh lâu dài chống kẻ thù xâm lược. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung… chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. Thực tế các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, kẻ địch có tiềm lực kinh tế-quân sự mạnh hơn hẳn và triệt để phát huy ưu thế về binh lực, vũ khí, trang bị… để thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh, đè bẹp ý chí chiến đấu và buộc nhân dân ta phải khuất phục. Trong tình thế luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược mạnh và tàn bạo, đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam ở mọi thời kỳ là động viên toàn dân đánh giặc.Vào mỗi thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đều có phương thức đấu tranh phù hợp để bảo vệ non sông, gấm vóc và cuộc sống yên bình của nhân dân. Đây là cơ sở hình thành, phát triển nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam - hệ giá trị văn hóa giữ nước - văn hóa quân sự có một không hai trên thế giới. 2. Mục tiêu phân tích Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 3

- Tìm hiểu sâu hơn về đề tài và hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ nước. - Nắm được nội dung về nghệ thuật quân sự nước nhà. - Đưa ra trách nhiệm, kết luận về chủ đề tìm hiểu để phát triển đất nước.

II. NỘI DUNG 1. Truyền thống a) Đất nước trong buổi đầu lịch sử - Cách đây mấy nghìn năm, từ khi các Vua Hùng mở nước Văn Lang, lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu thời đại dựng nước và giữ nước. Do yêu cầu tự vệ trong chống giặc ngoại xâm và yêu cầu làm thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của nhà nước trong buổi đầu lịch sử. - Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta, có lãnh thổ khá rộng và vị trí địa lí quan trọng, bao gồm vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay, nằm trên đầu mối những đường giao thông qua bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á. - Do có vị trí địa lý thuận lợi, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm chú ý và âm mưu xâm lược. Do vậy, yêu cầu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập và cuộc sống đã sớm xuất hiện trong lịch sử dân tộc ta. Người Việt muốn tồn tại, bảo vệ cuộc sống và nền văn hoá của mình chỉ có con đường duy nhất là đoàn kết đứng lên đánh giặc, giữ nước. b) Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc • Địa lí - Nước Việt Nam nằm ở miền Đông nam châu á. Ven biển Thái Bình Dương. Với địa hình đa dạng, phức tạp. Hệ thống giao thông thuận tiện nên nước ta có một vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực. - Từ hàng chục vạn năm nay, người Việt Nam đã sinh sống trên khoảng đất đai gồm phần lớn miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đến thế kỷ thứ XVII đất nước Việt Nam đã gồm hai phần cả miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ngày nay. Bên cạnh đó chúng ta còn có hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường không bảo đảm giao lưu trong khu vực châu Á và thế giới thuận lợi.

Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 4

- Đã từ lâu nhiều kẻ thù đã nhòm ngó, đe doạ và tiến công xâm lược nước ta. Đồng thời cũng từ đó tổ tiên ta đã triệt để lợi dụng yếu tố “ Địa lợi” để lập thế trận giữ nước. • Kinh tế

- Nước ta được thiên nhiên ban tặng rất nhiều tài nguyên trù phú núi rừng trùng điệp, có sông ngòi dài rộng, có biển cả bao la, có đồng bằng bát ngát, khối lượng tài nguyên khoáng sản phong phú, thổ nhưỡng đỏ và vàng ở vùng đồi núi nhất là đất đỏ ba dan, phù sa các châu thổ nhất là sông Cửu Long và sông Hồng. Nguồn nước ngọt dồi dào vì có mạng lưới sông ngòi dầy đặc (dọc bờ biển khoảng 20 km) lại gặp một cửa sông. Giới sinh vật, động vật phong phú… chưa kể các khoáng sản quý hiện chưa được khai thác trong thềm lục địa. - Mặc dù vậy nhưng nước ta vẫn đang không ngừng phát triển về giao lưu kinh tế với nhiều quốc gia khác trên thế giới, xuất khẩu nhiều mặt hàng sang nước ngoài đặt biệt là các mặt hàng nông nghiệp. Qua đó trao dồi thêm nhiều hình thức xây dựng phát triển kinh tế từ nước bạn để kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nƣớc vừa phát triển đất nước vừa sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ chiến tranh xảy ra. • Chính trị, văn hóa - xã hội ⁎ Chính trị: - Việt Nam là quốc gia thống nhất đa dân tộc. Hiện nay là 54 thành phần dân tộc, tộc người. Các dân tộc Việt Nam chung sống hoà thuận, yêu quê hương đất nước. - Mật độ dân cư giữa các vùng miền phân bố không đồng đều nhau nhưng nhân dân vẫn gắn bó tổ quốc, làng nước trong quan hệ keo sơn bền chặt. - Khi có giặc ngoại xâm nhân dân ta lại đoàn kết vùng lên đấu tranh, chống lại sự thống trị giành chủ quyền dân tộc, quá trình đó đã tạo ra nhiều cách đánh khôn khéo, mưu trí và linh hoạt, hiệu quả. ⁎ Văn hóa – xã hội: - Nước ta có nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm. Ngay từ thời tiền sử, với kết cấu vững chắc: Nước có nhà, có làng bản, nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi làng, xã, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng. - Do sự phân bố tương đối của các dân tộc Việt Nam theo nơi cư trú, phong tục, tập quán, lối sống nên mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng.

Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 5

- Nhưng tất cả 54 dân tộc đều có nét chung về truyền thống văn hoá, tinh thần đoàn kết yêu nước. Tinh thần kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, tinh thần lao động cần cù sáng tạo luôn được xây dựng, phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng trực tiếp, có tính quyết định đến sự hình thành, phát triển nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta. c) Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược. • Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên - Cuộc kháng chiến chống quân Tần: trước năm 214 trước công nguyên, dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và vua Thục Phán. - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà, từ năm 184 đến 179 trước công nguyên, do An Dương Vương lãnh đạo. • Những cuộc khởi nghĩ và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 40, đã giành được độc lập và giữ vững được trong 3 năm. - Năm 248, cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh, nhưng bị thất bại. - Năm 542 là cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn, giành thắng lợi, Lý Bôn lên ngôi vua với hiệu Lý Nam Đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. - Ngoài ra còn có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu khác như: Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (từ năm 766 đến 791), khởi nghĩa Ngô Quyền …. • Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XVIII - Kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất của nhà Tiền Lê năm 981. - Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1075- 1077) của nhà Lý. - Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần ở thế kỉ XIII. - Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quí Ly lãnh đạo, cuối thế kỉ XIV. - Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo (1418 - 1427). Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 6

- Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1784 – 1785, kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh 1788 – 1789.

2. Nghệ Thuật a) Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến - Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, mọi lúc mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, coi đó như là một qui luật để giành thắng lợi. Đây được xem như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước. - Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh,phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công. b) Về mưu kế đánh giặc - Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó. - Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. - Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo mà còn rất mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ”, biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công luôn giữ vai trò quyết định. - Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch, làm cho “địch đông mà lại hoá ít, địch mạnh mà hoá yếu”. c) Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc - Nghệ thuật đó không những chỉ đạo lực lượng vũ trang mà còn chỉ đạo nhân dân vũ trang kết hợp với lực lượng vũ trang để giành chiến thắng. - Toàn dân đánh giặc. Với lực lượng vũ trang cả nước, lực lượng vũ trang các địa phương kết hợp với thổ binh, hương binh, dân binh và dân chúng, sức mạnh của toàn dân, toàn quân được phát huy đến cao độ để diệt giặc.

Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 7

- Thực hiện cả nước là một chiến trường. Mỗi thôn xóm bản làng là một trận địa diệt giặc. Thế trận đó làm cho quân địch luôn sa vào thế bị động, lúng túng. Đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu. Lúc nào cũng có nguy cơ bị tiêu diệt. - Căn cứ vào tình hình thực tiễn, áp dụng linh hoạt các mưu kế. - Sử dụng nhiều thứ quân với nhiều cách đánh làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. - Sử dụng nhiều hình thức tác chiến tiến công, tập kích, phục kích… d) Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

- Trên cơ sở điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta: luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn ta rất nhiều lần thì đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta. - Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, yếu chống mạnh trở thành nét đặc sắc của nghệ thuật đánh giặc của truyền thống Việt Nam ta. ⁎ Ca dao từ ngàn xưa có câu: “ Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng” - Có thể nói lên phần nào nghệ thuật đánh giặc này. e) Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận - Chiến tranh là thước đo toàn diện của xã hội. - Kết hợp các mặt trận là cơ sở tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi. - Từ kinh nghiệm thực tiễn truyền thống giành thắng lợi của ông cha. + Các mặt trận: • Mặt trận quân sự: - Huy động và tổ chức lực lựợng, thực hiện các hình thức, thủ đoạn đánh giặc và giữ đất, tiêu hao sinh lực địch, tạo thế cho các mặt trận khác. • Mặt trận chính trị - Là cơ sở quan trọng tạo ra sức mạnh quân sự, ngoại giao, binh vận.

Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 8

- Đó là việc tuyên truyền cho tính chất chính nghĩa chiến tranh tự vệ của chúng ta và tính chất phi nghĩa của kẻ xâm lược. • Mặt trận ngoại giao - Góp phần đánh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn của ta. - Tư tưởng xuyên suốt của đấu tranh ngoại giao là giữ vững độc lập dân tộc kết hợp chặt chẽ với hoạt động quân sự nhanh chóng kết thúc chiến tranh. • Mặt trận binh vận.

- Nhằm vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, phân hoá lực lượng của địch. Kích thích tính chủ quan kiêu ngạo của tướng địch tạo điều kiện, cơ hội cho mặt trận quân sự giành thắng lợi. f) Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn - Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức tiến hành các trận đánh quyết định để giải phóng đất nước, kết thúc chiến tranh: ⁎ Tiêu biểu như: Trận tuyến sông Như Nguyệt trong kháng chiến chống Tống (1077). Chiến thắng Bạch Đằng 938. Trận Rạch Gầm-Xoài Mút 1785.

3. Trong những nội dung về nghệ thuật quân sự của cha ông ta, nội dung nào là quan trọng nhất ? vì sao? - Theo em nội dung quan trọng nhất về nghệ thuật quân sự của ông cha ta là nội dung tư tưởng chỉ đạo tác chiến. Vì khi chúng ta có một tư tưởng kiên cường, đường lối suy nghĩ vững chắc thì chúng ta sẽ có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và khẩn trương, kế hoạch mưu sách tiến công rõ ràng, phát triển đường lối kháng chiến sáng tạo giúp quân ta tiến công thắng lợi. Tư tưởng chỉ đạo là yếu tố nòng cốt, duy trì mấu chốt cho mọi cuộc kháng chiến của ông cha ta.

III.Nhận xét 1. Trách nhiệm của sinh viên

Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 9

- Sau khi phân tích đề tài trên chúng ta đã biết được tầm quan trọng của cách thức chiến đấu, xây dựng lực lượng quân sự của ông cha ta. Qua đó cho thấy sinh viên cần tự trang bị cho bản thân nhiều kiến thức về quân sự qua nhiều tư liệu, phim ảnh, về những cột mốc lịch sử vẻ vang của nước nhà đồng thời xây dựng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phát huy tinh thần giữ nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Không ngừng học tập và phát triển đất nước, trao dồi ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Luôn sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc. Trở thành một công dân có ích cho xã hội và đất nước. 2. Kết luận - Dưới sức mạnh của toàn dân tộc chúng ta đã đánh thắng hoàn toàn các cường quốc đế quốc.Thắng lợi đó luôn đi cùng với truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc. Và truyền thống đó bao giờ cũng là một nhân tố tạo nên sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta. Qua đó ta thấy được nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta ngày càng phát huy và được lưu truyền qua nhiều thế hệ sau này. Dù hiện nay tình hình thế giới và khu vực vẫn còn nhiều biến động không ngừng nhưng Việt Nam vẫn kiểm soát tốt, luôn thể hiện tư tưởng hòa bình và giữ được độc lập dân tộc.

˗˗˗˗HẾT˗˗˗˗

Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 10

Nguyễễn Quang Minh - 2054012175 Page 11...


Similar Free PDFs