đại cương xã hội học đề tài 22 1 cảm ơn mọi người PDF

Title đại cương xã hội học đề tài 22 1 cảm ơn mọi người
Course Kiến trúc máy tính
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 12
File Size 278.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 126
Total Views 592

Summary

Download đại cương xã hội học đề tài 22 1 cảm ơn mọi người PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA : LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN : ĐẠI CƯƠNG XÃ HỘI HỌC Họ và tên : Nguyễn Ngọc Thùy Linh MSSV : 3121430092 Học phần : 865007 Tên học phần : đại cương xã hội học Học kỳ : 1 Năm học : 2021 – 2022 Tên tiểu luận : VẤN ĐỀ “RÁC DUNG TỤC” TRÊN MẠNG XÃ HỘI - SỰ NHẬN DIỆN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

MỤC LỤC

Phần mở đầu.................................................................................. Phần nội dung................................................................................. 1. Khái niệm ‘ rác dung tục’................................................................ 2. Thực trạng hiện nay......................................................................... 3. Nguyên nhân xảy ra.......................................................................... III. Một số ví dụ về ‘ rác dung tục’..................................................... 1. Nhạc dung tục................................................................................... 2. Vấn nạn ‘ xin link’........................................................................... 3. Phản động........................................................................................ IV. Biện pháp ….................................................................................... V. Kết luận........................................................................................... I. II.

Tài liệu tham khảo

ĐỀ TÀI : VẤN DỀ “RÁC DUNG TỤC” TRÊN MẠNG XÃ HỘI - SỰ NHẬN DIỆN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT I.

Phần mở đầu

Đất nước ta đang ngày càng phát triển ở mọi mặt, và kéo theo đó là nhiều vấn đề xảy ra khiến cho mọi người xôn xao đó chính là vấn đề về mạng xã hội ,đây là nơi mà bất kì ai cũng có thể tham gia, nên ở đây cũng có rất nhiều thành phần vô văn hóa lợi để tung ra những tin tức không có căn cứ hay tính xác thực đang tràn lan khắp mọi nơi. Để làm rõ về vấn đề này em sẽ tiến hành phân tích lí do và tìm cách khắc phục vấn nạn này, giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn, giúp mọi người trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích và có cái nhìn sâu sắc hơn về mạng xã hội và cách phòng chống những thông tin rác, tin không đúng sự thật II.

Phần nội dung 1. Khái niệm “rác dung tục”

Rác dung tục - hay còn gọi là những thông tin, sản phẩm đi ngược lại với luân thường đạo lý, làm trái với thuần phong mỹ tục của nước ta nhằm trục lợi cho bản thân, câu like câu view, thu hút sự chú ý của mọi người mà không màn đến hậu quả. Rác dung tục có thể là một bài báo, một bài nhạc, thông tin không đúng sự thật. Lợi dụng tính hiếu kì của người dân, những kẻ xấu đã tung ra những tin đồn thất thiệt, bài hát với ca từ sáo rỗng, mang nội dung 18+, một bài báo vô căn cứ, thông tin càng giật gân thì càng thu hút được sự chú ý của nhiều người 2. Thực trạng hiện nay

Mạng xã hội là nơi ai cũng có thể tham gia vào nên nơi đây luôn tiềm tàng những mối nguy hiểm mà ta không thể biết trước được. Ta cũng không biết được nguy hiểm sẽ đến với ta bất cứ lúc nào nên mỗi người hãy tự trang bị kiến thức cho mình thật kĩ càng. Bên cạnh đó cũng có những người vẫn còn ý thức kém, không biết chọn lọc thông tin để nắm bắt. Hễ cứ thấy có tin tức giật gân nào là bay vào bình luận hoặc chia sẻ, không màn đến tính xác thực. Hoặc còn có thành phần nguy hiểm hơn là luôn vào bài viết 18+ để xin link. Vừa rồi còn xảy ra một vụ việc một người nào đó bị lộ clip nóng, mọi người truyền tay nhau link của clip đó, nhưng khi nhấn vào đường link thì lại bị khóa tài khoản. Đó chính là cách kẻ xấu lợi dụng sự hiếu kì của những người kém hiểu biết để hack tài khoản của họ. Cũng có trường hợp một số bạn trẻ hiện nay nghe những bài nhạc có ca từ thô thiển, rồi ghép nhạc vào clip tiktok của mình mà còn chưa hiểu rõ ý nghĩa của bài hát Lợi dụng sức ảnh hưởng và tốc độ lan truyền nhanh của thông tin trong không gian mạng như là livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập groupchat để đăng tải những nội dung phản cảm, vi phạm pháp luật. Trong số đó có nhiều nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức, sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, phản cảm, tung tin giả, quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... tác động tiêu cực đến dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Những năm gần đây, mạng xã hội trở thành nơi để tấn công cá nhân, tổ chức bằng việc nói xấu, tung tin đồn thất thiệt, chế ảnh để công kích một đối tượng nào đó, nhất là giới nghệ sĩ và những ai đang sở hữu nhiều lượt theo dõi cũng như mức độ nổi tiếng của họ. Song song điều đó nhiều người xem mạng xã hội như là dụng cụ để công kích, thậm chí là chửi mắng người khác, công khai chuyện riêng tư của đối tượng bị công kích, gây war giữa các diễn đàn hay giữa những cá nhân để sản sinh ra những bài nhạc để chế giễu hay chửi mắng nhau để được công nhận mình là người giỏi hơn 3. Nguyên nhân xảy ra  Do những phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội  Đưa ra những content không trái với thuần phong mỹ tục, trái với chuẩn mực xã hội  Những thông tin rác phát tán tràn lan trên mạng xã hội như bình luận, chia sẻ, livestream... chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng những thông tin này đã trực tiếp tác động đến ý thức, suy nghĩ, hành vi của người dùng mạng xã hội. Trong khi đó việt nam có 72 triệu người sử dụng mạng xã

hội, tương đương 73% dân số. Điều này lí giải tại sao sự lan truyền các tin rác đã và đang tác động không nhỏ đến tâm lý, đời sống cộng đồng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Sự hoảng hốt lo sợ thái quá dễ gây phản ứng tiêu cực mang tính dây chuyền không đáng có, dẫn đến nguy cơ gây khó kiểm soát tình hình và những hậu quả khó lường  Vì tính chất không gian mạng xuyên biên giới nên khong dễ quản lí hiệu quả một sớm một chiều. Mặt khác, vì bản thân, nhiều cư dân mạng vô tình ‘tiếp sức’ cho không ít nội dung thiếu lành mạnh trên mạng xã hội  Do người đưa tin sai sự thật

III.

Một số ví dụ về “rác dung tục” trên mạng xã hội 1. Nhạc dung tục

Trong tiến trình lịch sự phát triển của loài người, chúng ta đã có nhiều sự phát triển tiến bộ ví dụ như: tạo ra lửa phát minh ra máy bay hơi nước,… và một trong số đó phải kể đến là âm nhạc. Đây là thứ gắn liền với giá trị tinh thần sau của thế giới nói chung và người việt nam nói riêng. Ngày nay cùng với sự vận động phát triển của mạng xã hội, âm nhạc ngày càng phát triển rộng rãi, được nhiều người biết đến. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, đi cùng với lợi ích thì cũng có rất nhiều tác hại . Khi mà âm nhạc đã phát triển thì sẽ xuất hiện nhiều thể loại , đa chủ đề dẫn đến việc trong lời nhạc sử dụng những câu từ phóng khoáng, không có chừng mực, trái với quy chuẩn đạo đức Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, sự kiện bị hủy bỏ, không thể đi diễn, hầu hết nghệ sĩ tạm gác lại các dự án âm nhạc. Trong bối cảnh đó, sự nổi lên của những bản nhạc có nội dung dung tục, phản cảm càng đáng lo ngại. Liên tục có những ca khúc bị chỉ trích vì ca từ được cho là không phù hợp với thuần phong mỹ tục ra mắt và theo nhận định của giới chuyên môn, bài hát như vậy không chỉ làm xấu thị trường âm nhạc mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới khán giả, đặc biệt trẻ nhỏ.Việc không kiểm duyệt nội dung kỹ càng của các nền tảng mạng xã hội càng khiến những ca khúc có ca từ dung tục được phổ biến, lan truyền diện rộng. Ở Việt Nam những ngày qua, hàng loạt cuộc tranh cãi nổ ra xoay quanh bài hát, từ Mẩy Thật Mẩy của BigDaddy, Lái Máy Bay của Bình Gold đến Censored của Chị Cả hay Thích Ca Mâu Chí , Cypher Nhà Làm của nhóm Rap Nhà Làm.

Một đoạn lời trong Censored của Chị Cả đề cập đến vấn đề nhạy cảm mà theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận định là loạn luân, không được xã hội chấp nhận. Rapper cũng dùng nhiều ngôn từ dung tục trong bài. Trong khi đó, Cypher Nhà Làm đề cập đến mối quan hệ trai gái với những lời lẽ nhạy cảm. Gây tranh cãi dữ dội hơn cả là bài Thích Ca Mâu Chí đăng trên kênh của nhóm Rap Nhà Làm. Bản rap sử dụng một sự tích và chế lại theo nghĩa phản cảm. Cũng vì ca khúc, ngày 6/10, tác giả Chí cùng các thành viên trong nhóm Rap Nhà Làmtới trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để sám hối và xin tha thứ Nhắc đến Bình Gold, khán giả lập tức nghĩ tới rapper chuyên có những ca khúc về chủ đề ăn chơi, câu từ táo bạo như Bốc Bát Họ, Ông Bà Già Tao Lo Hết, Trơn, Quan Hệ Rộng, Lái Máy Bay. Các ca khúc của Bình Gold vừa qua xuất hiện trong chương trình Đối Diện: Dọn Rác Trên Không Gian Mạng và bị phê phán là một trong những sản phẩm "rác" đang được lan truyền mạnh mẽ ở mạng xã hội. Hình phạt dành cho những bài nhạc dung tục như sau: Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Phạm Cao Thái xác nhận thông tin với Tuổi Trẻ Online tối 14-10. Kết quả, ông Thái ký văn bản xử phạt hành chính đối với rapper Chị Cả vì hành vi lưu hành sản phẩm Censored có nội dung trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chị Cả bị phạt 35 triệu đồng, kèm với đó là tiêu hủy sản phẩm, gỡ bỏ sản phẩm âm nhạc này khỏi các nền tảng mạng xã hội.Ông Thái nói quyết định này được căn cứ theo khoản 3 điều 13 nghị định 38 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6. Khoản này quy định phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. Trước đó, một làn sóng chỉ trích nặng nề trên mạng xã hội đã nhắm vào bản rap Censored của Chị Cả vì những lời lẽ dung tục, cổ súy loạn luân. Áp lực

từ công chúng đã khiến rapper này phải đăng lời xin lỗi khán giả trên trang cá nhân vào khuya 5-10 vì đã không chọn lọc ngôn từ khi sáng tác bài rap Censored. Tuyên bố xóa, ẩn tác phẩm bị phản ứng trên các nền tảng mạng (nhưng các tài khoản mạng xã hội khác vẫn đăng tải), rapper này cũng hứa sẽ chọn lọc ngôn từ kỹ càng hơn nhằm tránh rơi vào câu chuyện tương tự. Tuy nhiên rapper này vẫn phải nhận quyết định phạt của thanh tra bộ. Cũng liên quan, ngày 13-10, Thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cũng xử phạt hành chính đối với nhóm Rap Nhà Làm 45 triệu đồng cho hành vi lưu hành sản phẩm có nội dung xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. Đợt "trừng phạt" với các rapper bị cộng đồng "la ó" vì thiếu chuẩn mực lần này của Thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch được thực hiện theo đề nghị của Cục Nghệ thuật biểu diễn hôm 7-10. 2. Sự đồi trụy về tệ nạn “xin link” Theo đó, đồi trụy là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Cũng theo quy định này, khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục. Với sự phát triển của mạng xã hội thì con người ta lại có nhiều phương tiện giải trí nhưng kèm theo đó là sự lan truyền nhanh chóng các văn hóa phẩm đồi trụy và thêm vào đó là văn hóa xin link độc hại. Cùng với đó hàng chục hội nhóm liên quan mọc lên như nấm. Các bài đăng trong những group này không khác gì ngoài việc ‘ xin link’ Đây không phải lần đầu tiên dư luận ngán ngẩm với thói quen độc hại của người dùng mạng xã hội mỗi khi xuất hiện sự việc tương tự. Điểm lại nhiều vụ lộ clip xôn xao dư luận như: Vụ hot girl Đ.T.A., vụ một nữ ca sĩ bị kẻ gian hack camera, vụ một hoa khôi bị lộ clip nóng... điệp khúc “xin link” chưa bao giờ bị quên lãng. Nhìn nhận về thực trạng này, chuyên gia tâm lý Hoàng Thúy Hải cho rằng, đây là một hệ quả đáng báo động của thời đại 4.0, khi mọi thứ có thể dễ dàng tiếp cận bằng một cú click. “Tất cả đều bắt nguồn từ sự tò mò và hiệu ứng đám đông. Họ chỉ để thỏa mãn cái tôi mà quên rằng, bản thân những người bị hại trong các clip nhạy cảm

sẽ phải đối mặt với những tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Đó còn chưa kể, hành vi này còn gián tiếp dẫn đến sự lệch lạc về các sở thích tình dục và ảnh hưởng tình yêu của các bạn trẻ”, chuyên gia Hoàng Thúy Hải phân tích. Ở góc độ pháp lý, hành vi phát tán clip nóng, hình ảnh nhạy cảm trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật. Cụ thể, trong Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 quy phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Ngoài ra, hành vi tung clip nóng là “phát tán văn hóa phẩm đồi trụy”, có thể bị khởi tố hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Theo đó, người truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 - 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng do hành vi này gây ra mà người làm ra, phát tán các hình ảnh nhạy cảm này có thể bị phạt tù từ 7 - 15 năm Ví dụ: vụ việc xin link 40gb rất được quan tâm thời gian gần đây: tối muộn 23/7 cộng đồng mạng bất ngờ lan truyền thông tin cùng một file driver 40gb chứa rất nhiều ảnh nóng và clip nhạy cảm được cho là của một loạt hot girl, streamer đình đám Việt Nam Tác hại từ việc lan truyền các văn hóa phẩm đồi trụy như ảnh, video khiêu dâm không chỉ gây tổn hại đến những người liên quan mà bên cạnh đó còn làm cho thế hệ trẻ ngày nay càng suy đồi về tư tưởng và đạo đức, quên đi truyền thông mỹ tục của dân tộc ta. Nếu không khắc phục ngay thì lâu dài đây sẽ là một văn hóa xấu của người tham gia mạng xã hội. Chúng ta đang tạo điều kiện cho kẻ xấu có cơ hội phát triển các hành vi lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy. Rồi từ cái đó sẽ ảnh hưởng vô cùng to lớn tới thế giới như việc các nạn nhân chịu đả kích lớn dẫn đến tự sát hoặc các nước khác nhìn nhận người việt nam tham gia mạng xã hội là chỉ để tìm kiếm nội dung đó 3. Phản động Lợi dụng mạng INTERNET để xâm phạm an ninh quốc gia được coi là phương thức mới để các tổ chức phản động sử dụng để tiến hành các hoạt động

chống phá nước ta.Thời gian qua nổi lên một số tổ chức phản động và các bài viết có ảnh hưởng, tác động đến tư tưởng của một bộ phận quần chúng nhân dân. Trên thực tế mọi người đã biết, phản động là một hành vi cực kì nguy hiểm khiến cho người ta có những suy nghĩ sai trái nhằm chống phá bộ máy nhà nước và chính quyền, và các mạng xã hội chính là công cụ cho các đối tượng gây án. Các đối tượng phản động đã thành lập rất nhiều trang web có nhiều nội dung chống phá Nhà nước ta như: www.tuoitreyeunuoc.com, www.ykien.net, ww.thongluan.org, www.viettan.org. Chúng còn lợi dụng tâm lý tò mò, hiếu kì của tầng lớp sinh viên, các thế lực thù địch lập ra những trang thông tin, các diễn đàn bàn luận về những vấn đề trong xã hội như vấn đề biển đảo, dự thảo pháp luật,….để thu hút sinh viên tham gia. Khi đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia, diễn dàn đưa ra những luận điệu xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời tổ chức thăm dò ý kiến của tầng lớp sinh viên từ đó tuyên truyền, lôi kéo với các sinh viên có sự dao động, lệch lạc về tư tưởng chính trị. Bằng các phương tiện truyền thông, phổ biến nhất là mạng xã hội, những kẻ phản động đã tiêm vào đầu họ những tư tưởng lệch lạc bằng cách lan truyền những thông tin không có chức thực, không có cơ sở nhằm thúc đẩy họ kafn những việc chống phá nhà nước, chính quyền. Bên cạnh đó, dưới danh nghĩa đại diện các tổ chức “xã hội dân sự”, một số đối tượng chống đối đã tham gia các buổi điều trần ở nước ngoài, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ, nhân quyền”, đề nghị trả tự do cho số chống đối trong nước bị bắt do vi phạm luật pháp,… Vốn là tầng lớp nhạy cảm về chính trị và thường xuyên tiếp xúc với mạng internet, tầng lớp sinh viên được các thế lực thù địch đã tang cường tiến hành các hoạt động lôi kéo, móc nối tạo thành một lực lượng đối lập trong nước, coi đây là nòng cốt để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” và thừa thời cơ lật đổ chính quyền. Bằng chứng là vào năm 2014, do bị kích động quá độ nên 19.000 công nhân ở Bình Dương đã đi biểu tình khắp đường phố, một sự việc chưa bao giờ xảy ra từ trước đến nay. Một số người đi đến đâu gặp công ty hoặc kho xưởng của Trung Quốc là họ liền đập phá, lấy các thiết bị về làm của riêng. Tệ hơn là có tới 460 công ty (phần lớn là của Đài Loan) và 15 nhà máy từ các công ty, doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng bị đốt cháy,… Có trên 40 cán bộ và công an bị thương khi làm nhiệm vụ, chủ yếu do các đối tượng quá khích dung gạch đá ném, trong số 315 nhà đầu tư chịu thiệt hại trong vụ việc ở Bình Dương, có 12 công ty bị cháy lớn (nhiều nhà xưởng bị cháy rụi), 3 công ty bị cháy nhỏ, 33 công ty bị lấy cắp tài sản, 196 nhà xưởng bị đập phá, 241 văn

phòng bị hư hại, có nhiều văn phòng bị đốt, phá sạch. Khiến cho ước tính khoảng 60.000 lao động tại Bình Dương chịu ảnh hưởng do các doanh nghiệp chưa thể hoạt động lại ngay. Trong số này có khoảng 40.000 người đủ điều kiện xem xét hưởng chế độ thất nghiệp, 20.000 lao động được xem xét lãnh bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Người biểu tình còn đi đến đến những công ty bắt những người đang làm việc đi theo họ, nếu không đi họ sẽ đe dọa và không để yên cho người ta. Hậu quả là Nhà nước phải đền bù thiệt hại đến mấy nghìn tỷ đồng cho các công ty nước ngoài, nhưng liệu sau này họ còn muốn hợp tác với nước mình nữa hay không? . Những kẻ phản động đã lợi dụng kẻ hở của an ninh mạng để tung lên những tin đồn thất thiệt mục đích là đả kích bộ máy Nhà nước, để giải quyết chuyện này em mong là luật an ninh mạng cần có mạng lưới chặt chẽ và xử phạt những kẻ này thật mạnh tay để răn đe cho những người sau. Biện pháp Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng hướng theo những nội dung tích cực, không hưởng ứng và học theo những thứ “ dung tục ”. - Giảm tiêu cực của Internet với cộng đồng nhất là trẻ nhỏ. - Thắt chăt š đô š an toàn của mạng xã hô ši Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, các đoàn, hội trong công tác giáo dục, định hướng thanh thiếu niên là việc làm luôn luôn cần thiết và cấp bách. - Tổ chức các buổi gặp mặt tuyên truyền các chuyên đề về vấn đề này tại nhà trường ở các bâcš thcs và phổ thông. - Xây dựng một xã hội tích cực lành mạnh, vì cộng đồng, thượng tôn pháp luật; tạo ra ngày càng nhiều hoạt động ý nghĩa, sân chơi giàu tính giáo dục để thu hút các bạn trẻ, giúp họ tránh xa những tác nhân xấu. Cơ quan nhà nước cần có chế tài xử phạt thật nặng các hành vi lan truyền các video hình ảnh nhạy cảm, ca khúc lệch chuẩn với tiêu chuẩn đạo đức xã hội để răn đe những người sau IV.

Kết luận “ Rác dung tục ” là nội dung đáng lên án, phê phán và bài trừ khỏi xã hội. -Uốn nắn con trẻ từ cách phát ngôn, ứng xử với mọi người đến việc định hướng chúng sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Các đơn vị giáo dục không chỉ nên chú trọng giáo dục về văn hóa, kiến thức mà hãy quan tâm hơn đến giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm cho học sinh - sinh viên. - Hướng dẫn cho mọi người nhận biết được đâu là những văn hóa phẩm đồi trụy, suy đồi đạo đức xã hội để né tránh. - Xây dựng các content sạch, hay và ý nghĩa. => Để xây dựng một xã hội không còn “ rác dung tục” thì chúng ta phải nâng cao ý thức của bản thân, qua đó góp phần nâng cao ý thức của cả xã hội để xã hội trở nên sạch sẽ, giàu tính giáo dục V.

Trích nguồn tham khảo : Rapper Chị Cả bị phạt 35 triệu đồng vì sáng tác ‘trái thuần phong mỹ tục’ - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) Vụ lộ kho ảnh nóng 40GB và văn hóa “xin link” độc hại (baogiaothong.vn) Đồi trụy là gì? (thuvienphapluat.vn) Tung clip nhạy cảm có thể bị xử phạt đến 15 năm tù - VietNamNet...


Similar Free PDFs