ĐẠO ĐỨC KINH Doanh VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ĐANG NỔI LÊN HIỆN NAY CỦA CÁC Doanh NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT PDF

Title ĐẠO ĐỨC KINH Doanh VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ĐANG NỔI LÊN HIỆN NAY CỦA CÁC Doanh NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Author CHIẾN HÀ THỊ MINH
Course Administrative Skills
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 278.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 25
Total Views 127

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNMôn học: Quản trị họcGiảng viên: T Lê Việt HưngSinh viên: Hà Thị Minh ChiếnKhóa – Lớp: K47 - MRCMSSV: 31211022444Đề tài: Đạo đức kinh doanh & Những vấn đề đạo đức hiện naycủa doanh nghiệp Việt Nam & Giải pháp đề xuấtTP H...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN Môn học: Quản trị học Giảng viên: T.S Lê Việt Hưng Sinh viên: Hà Thị Minh Chiến Khóa – Lớp: K47 - MRC01 MSSV: 31211022444 Đề tài: Đạo đức kinh doanh & Những vấn đề đạo đức hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam & Giải pháp đề xuất

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………. 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH…………………….. 1.1. Khái niệm về đạo đức và đạo đức kinh doanh…………………. 1.2 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh…………………………… 1.3. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh……….. 1.4. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp…………. 2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ĐANG NỔI LÊN HIỆN NAY CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM & MỘT SỐ GIẢI PHÁP …………….. 2.1 Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam…………………….. 2.1.1. An toàn thực phẩm………………………………………… 2.1.2. Vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam………………………….. 2.1.3. Thổi giá trong mùa dịch……………………………………. 2.1.4. Vấn đề môi trường…………………………………………. 2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam……………………………………………………... KẾT LUẬN……………………………………………………………...

1

LỜI MỞ ĐẦU Tín - tâm - trí - tốc - tinh - nhân Đó là sáu giá trị cốt lõi mà tập đoàn Vingroup luôn ra sức thực hiện trong suốt 28 năm hoạt động. Tín trong uy tín với khách hàng, tâm trong duy trì đạo đức nghề nghiệp, trí trong trí tuệ doanh nghiệp, tốc trong tốc độ hành động, tinh trong tinh hoa sản phẩm, nhân trong cách dùng người và cư xử với người. Sáu giá trị này đã đi cùng với Vingroup qua nhiều thăng trầm để ngày hôm nay Vingroup trở thành một tập đoàn tư nhân có tiềm lực, quy mô lớn, hoạt động đa ngành đa lĩnh vực đồng thời mang trọng trách làm ngọn cờ đầu của nền kinh tế Việt Nam. Nói cách khác, để trở thành một tập đoàn vững mạnh như hiện tại, Vingroup đã luôn coi trọng đạo đức kinh doanh và đặt đạo đức kinh doanh làm trọng tâm trong những chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp cam kết tuân thủ các quy tắc trong đạo đức kinh doanh thật sự không nhiều trong khi phần lớn các nhà quản trị cũng ít quan tâm đến vấn đề này. Giữa đạo đức kinh doanh và vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn luôn tồn tại một sự mâu thuẫn rõ ràng: Trong khi các doanh nghiệp muốn nâng cao năng suất lao động và tối ưu hóa các chi phí, người lao động lại muốn doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm với mức lương xứng đáng; trong khi người tiêu dùng muốn mua hàng hóa với giá rẻ, các cơ sở thương mại lại muốn đẩy lãi suất lên mức cao nhất. Tưởng như hai khái niệm khi đứng cạnh nhau chỉ tạo ra sự mâu thuẫn do sự khác biệt về lợi ích, nhưng trên thực tế các nhà kinh tế đã chứng minh rằng: đạo đức kinh doanh gắn liền với lợi nhuận doanh nghiệp, một sự gia tăng về đạo đức sẽ kéo theo sự gia tăng về lợi nhuận. Vì vậy, hiểu rõ khái niệm, vai trò, cách thức xây dựng và áp dụng đạo đức kinh doanh vào thực tiễn là một bài học lớn mà doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm vững để theo đuổi sự phát triển bền vững. Đương nhiên, đặt trong bối cảnh Việt Nam ta chỉ vừa mới hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cách đây không lâu, đạo đức kinh doanh thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vẫn còn nhiều non trẻ. Các câu hỏi được đặt ra là: Các doanh nghiệp cần tuân theo những tiêu chuẩn ứng xử cụ thể nào? Trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với các bên liên quan bên trong và bên ngoài như thế nào? Giả như các giám đốc điều hành cấp cao của công ty thể hiện hành vi đạo đức mẫu mực, nhưng làm thế nào các nhà quản trị cấp trung và cấp thấp hơn có thể được khuyến khích để hành xử theo cách tương tự về đạo đức? Các câu hỏi trên sẽ được tìm thấy qua ‘’Đạo đức kinh doanh, những vấn đề đạo đức đang nổi lên của doanh nghiệp Việt Nam và các giải pháp đề xuất.’’

2

1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1.1. Khái niệm về đạo đức và đạo đức kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về đạo đức Nghiên cứu về đạo đức là những truyền thống lâu đời trong xã hội loài người bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Từ ‘’đạo đức’’ có gốc từ La Tinh Moralital (Luân lý) - bản thân mình cư xử và gốc từ Hy Lạp Ethigos (Đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn ở họ. Tóm lại, đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Đạo đức, vì vậy, có thể phản ánh tính cách cá nhân và trong thời đại ngày nay thì nói lên tính cách của cả một doanh nghiệp, vì doanh nghiệp là một tập hợp các cá nhân. 1.1.2 Khái niệm về đạo đức kinh doanh Với tư cách là một khái niệm hàn lâm, đạo đức kinh doanh cũng chỉ mới tồn tại được 40 năm khi lần đầu tiên nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie đưa ra khái niệm này trong một hội nghị khoa học năm 1974. Kể từ đó, đạo đức kinh doanh trở thành một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi, và tốn nhiều bút mực của các giáo sư đại học, giới kinh doanh, các cổ đông, người lao động và người tiêu dùng. Sau khi tổng hợp 185 định nghĩa trong sách giáo khoa và rút ra những điểm chung, GS Phillip V.Lewis đến từ trường đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ đã đưa ra kết luận sau: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh thực chất là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế ... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung. 1.2 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh 3

Ở một thời đại thông tin bùng nổ, tin tức có được một cách dễ dàng chỉ trong vài giây, những sơ suất nhỏ nhặt cũng có thể được phóng đại lên vài lần và lan truyền đi nhanh chóng. Các nhà lập pháp, cơ quan quản lý và công chúng đều mong đợi các doanh nghiệp thực hiện những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, chứ không phải chạy theo lợi nhuận cao nhất. Khi doanh nghiệp hoạt động thiếu minh bạch, thiếu thành thật, và thiếu tử tế, họ có nguy cơ đối mặt với các rắc rối liên quan đến pháp luật và tài chính cũng như là sự mất niềm tin trong con mắt của khách hàng và các nhà đầu tư. Vì vậy, đạo đức kinh doanh cùng với sự thiết lập những chương trình đạo đức kinh doanh sẽ là nền tảng để cho doanh nghiệp hoặc nhân viên đạt được thành công. Đạo đức kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp bố trí đúng người vào đúng vị trí trong doanh nghiệp để hình thành và đáp ứng những mong đợi hợp lý của các bên liên quan, thông qua đó để nâng cao lợi nhuận và sự tiến bộ về kinh tế. Đạo đức kinh doanh sẽ là tiền đề cho việc rà soát bối cảnh và văn hóa của doanh nghiệp để xác định những thách thức, từ đó phát triển cách đáp ứng chúng một cách có trách nhiệm. Nói cách khác, đầu tư vào đạo đức kinh doanh chính là một sự đầu tư vào chính tương lai của doanh nghiệp. 1.3. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh ❖ Tính trung thực Hầu hết mọi người trong chúng ta ai cũng nói dối một chút. Một nghiên cứu của đại học Massachusetts cho thấy 60% người trưởng thành đều nói dối ít nhất 1 lần trong bất kỳ cuộc đối thoại nào kéo dài hơn 10 phút. Việc thiếu trung thực trong cuộc sống có thể khiến cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, đem lại lợi ích cho chính bản thân ta và đôi khi, sẽ tránh được việc tổn thương người khác. Tuy nhiên, trung thực trong kinh doanh lại là một câu chuyện khác. Việc thiếu trung thực trong kinh doanh sẽ gây ảnh hưởng đến niềm tin giữa các nhân viên và các nhà lãnh đạo trong môi trường làm việc, mất đi niềm tin, thời gian, tiền bạc, sức khỏe của người tiêu dùng, và thậm chí là một phần thuế để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Đó là lý do vì sao người xưa có câu “Ngôn tất tín, hành tất quả” (Lời nói nhất định phải thành thật, làm nhất định có kết quả). Vậy nên trong doanh nghiệp, trung thực phải là tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng một đạo đức kinh doanh mạnh mẽ. Biểu hiện rõ ràng ở đây là các doanh nhân phải luôn trung thực trong việc chấp hàng luật pháp của Nhà nước, trung thực trong giao tiếp với các đối tác, với các nhà đầu tư, trung thực về chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng, và trung thực với bản thân để đảm bảo rằng chính mình không vướng vào các vấn nạn hối lộ, tham ô, chiếm công vi tư của công ty. 4

❖ Tôn trọng con người Sự tôn trọng là cốt lõi trong việc hợp tác. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng người ta tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh ra ác cảm, tự tỉ. Do đó để xây dựng đạo đức kinh doanh tốt các doanh nghiệp cần thể hiện sự tôn trọng đến ba nhóm đối tượng sau: ❖ Thứ nhất, đối với những người cộng sự dưới quyền: doanh nghiệp phải tôn trọng lợi ích cá nhân và cuộc sống riêng tư của tất cả nhân viên. Khi đánh giá nhân viên, doanh nghiệp chỉ tiến hành đánh giá trên phương diện công viên, luôn tin tưởng họ khi giao việc, luôn động viên, khuyến khích, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên. Các doanh nghiệp phải theo sát và bảo vệ quyền xã hội cơ bản của nhân viên như trả lương công bằng và phúc lợi bổ sung, số giờ làm việc hợp lý, ngày nghỉ được hưởng lương. Mọi hình thức phân biệt đối xử, quấy rối tình dục, bạo lực về thể chất,..phải được xử lý kiên quyết. ❖ Thứ hai, đối với khách hàng: Khách hàng là người quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, sự tôn trọng đầy đủ đối với khách hàng là cơ sở để làm khách hàng hài lòng. Do đó, các doanh nghiệp cần tôn trọng nhu cầu, sở thích, cách ăn mặc và tâm lý của khách hàng, không vì xuất thân hay quần áo của khách hàng mà thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với họ. ❖ Thứ 3, đối với đối thủ cạnh tranh: nhà kinh doanh có đạo đức không nhằm triệt tiêu đối thủ cạnh tranh mà có thái độ cạnh tranh lành mạnh, giành được khách hàng bằng chính chất lượng sản phẩm, và giá trị dịch vụ của mình. Doanh nghiệp cần ghi nhận và tôn trọng tài sản trí tuệ của đối thủ cạnh tranh, chỉ sử dụng khi có sự cho phép rõ ràng của họ hoặc khi được phép hợp pháp. ❖ Trung thành và bí mật ❖ Bảo vệ tài sản trí tuệ của công ty: Tài sản trí tuệ của công ty cốt lõi cho sự thành công thương mại của mọi nhân viên trong công ty. Các nhân viên và các cấp quản lý có nghĩa vụ phải bảo vệ tài sản trí tuệ của công ty, chẳng hạn như bằng sáng chế và tên thương hiệu, cũng như bí quyết kỹ thuật của công ty. ❖ Bảo vệ các bí mật của công ty: mỗi nhân viên của công ty có nghĩa vụ phải bảo mật đối với bí mật kinh doanh và bí mật của công ty cùng các thông tin không được tiết lộ khác được giao phó cho họ. ❖ Không khai thác kiến thức nội bộ: Bất cứ ai tiếp xúc với thông tin nội bộ đều có nghĩa vụ phải xử lý nó một cách có trách nhiệm và tuân thủ theo ‘’Luật nội bộ’’ trong Quy tắc toàn cầu. Đồng thời Pháp luật cũng đã có quy định cấm sử dụng thông tin nội bộ để mua hoặc bán hay giới thiệu mua bán chứng khoán. Vì vậy thông tin nội bộ phải được xử lý bảo mật và không được tiết lộ nếu không có lý do chính đáng - ngay cả với các nhân viên khác, gia đình, bạn bè..

5

❖ Kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của khách hàng, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lĩnh vực kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận phải giải quyết hài hòa nhất mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa lợi nhuận và đạo đức. Việc giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ này chỉ có nghĩa là chủ thể kinh doanh khi thực hiện các lợi ích chính đáng của mình, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của khách hàng, của xã hội. Các chủ thể kinh doanh khi hướng tới lợi ích cá nhân mà vẫn tôn trọng lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội thì lợi ích cá nhân mới ổn định và lâu dài. 1.4. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp ❖ Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể kinh doanh Sự kết hợp giữa đạo đức kinh doanh và pháp luật có tác dụng kiểm soát các hành vi kinh doanh dưới khuôn khổ của pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không một pháp luật nào dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội... Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chính thì đạo đức càng được đề cao, hạn chế được sự kiếm lời phi pháp. Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại ... khi bị phát hiện, cũng sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức.’’ Những doanh nghiệp không tuân theo các giá trị đạo đức kinh doanh sẽ chỉ đạt được những thành công ngắn hạn và, tất nhiên, thất bại về mặt lâu dài. Hành vi kinh doanh chính trực hay lừa đảo cũng sẽ chỉ qua mắt được khách hàng trong vài lần đầu tiên, đến khi mọi chuyện vỡ lở, doanh nghiệp sẽ phải hứng chịu sự hắt hủi của khách hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của công ty, thậm chí có thể là phá sản. Vì vậy, đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Tùy thuộc vào hành vi kinh doanh có đạo đức hay không, mỗi doanh nghiệp đều sẽ phải nhận ‘’quả táo’’ cho chính hành vi của mình. ❖ Đạo đức kinh doanh tác động đến chất lượng doanh nghiệp Một sản phẩm ‘’made in Japan’’ luôn nhận được sự ưu ái và tin tưởng của khách hàng trên phạm vi toàn thế giới. Một sản phẩm ‘’ made in China’’ luôn khiến người ta phải nghi ngại về mặt chất lượng sản phẩm. Vì sao lại có sự khác biệt rõ ràng như vậy? Câu trả lời nằm ở chất lượng hàng hóa. Các doanh nghiệp Nhật Bản không kinh doanh bất chấp thủ đoạn như một số doanh nghiệp ở Trung Quốc vì họ cực kỳ coi 6

trọng nguyên tắc Giri (đạo đức buôn bán) do cha ông truyền lại. Người Nhật quan niệm: sản xuất hàng hóa có chất lượng thấp không chỉ bôi nhọ hình ảnh của Nhật Bản mà còn là hành vi thiếu đạo đức. Các tổ chức được xem là thành công thường có nền tảng đạo đức vững mạnh, với các khách hàng trung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh bởi luôn tin tưởng và phụ thuộc nhau trong mối quan hệ. Khi các nhân viên cho rằng bản thân mình đang làm việc trong môi trường làm việc mang tính đạo đức, họ sẽ có xu hướng tỏ ra tận tâm hơn, chu đáo hơn để thích nghi với những giá trị mình đang được bao quanh. Khi các nhân viên hài lòng, khách hàng sẽ hài lòng và nếu các khách hàng hài lòng, các nhà đầu tư sẽ hài lòng. Đồng thời, những doanh nghiệp có nền tảng đạo đức mạnh mẽ với hình ảnh tích cực trước công chúng sẽ được ưu tiên hơn trong mắt các nhà đầu tư. ❖ Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên Nhân viên chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đó là lý do khi mỗi nhân viên làm việc với toàn bộ sự tận tâm và nhiệt tình, cả một doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ điều đó. Để tạo động lực cho nhân viên, các doanh nghiệp cần thể hiện sự quan tâm đầy đủ với môi trường làm việc của nhân viên. Liệu rằng môi trường làm việc của nhân viên đã an toàn? Chế độ lương thưởng đã phù hợp chưa? Doanh nghiệp đã thực hiện được đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng lao động chưa? Đó là những câu hỏi mà mỗi doanh nghiệp phải tự hỏi mình để đảm bảo nhân viên đã nhận được sự quan tâm mà mình cần có trước khi trao lại cho doanh nghiệp những gì họ xứng đáng được nhận. Song song với những giá trị doanh nghiệp tạo ra cho nhân viên, hình ảnh doanh nghiệp với cộng đồng có giá trị tích cực đến tư duy của nhân viên về môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Khi thấy doanh nghiệp của mình tham gia hăng hái vào công tác cộng đồng, các nhân viên có xu hướng cảm thấy tích cực về chính bản thân họ, và tự hào về doanh nghiệp vì họ cũng là một phần của doanh nghiệp, từ đó tạo nền tảng cho một dịch vụ khách hàng tuyệt vời, nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty. ❖ Đạo đức kinh doanh gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp Các nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các doanh nghiệp khác. Khách hàng nói rằng họ ưu tiên những thương hiệu nào làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng các thương hiệu như nhau. Các doanh nghiệp có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Điểm 7

mấu chốt ở đây là chi phí để phát triển một môi trường đạo đức có thể có một phần thưởng là sự trung thành của khách hàng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp thành công mang lại cho khách hàng các cơ hội góp ý kiến phản hồi, cho phép khách hàng được tham gia vào quá trình giải quyết các rắc rối. Một khách hàng cảm thấy vừa lòng sẽ quay lại, nhưng một khách hàng không vừa ý sẽ nói cho 10 người khác về việc họ không hài lòng với một doanh nghiệp nào đó và bảo bạn bè họ tẩy chay doanh nghiệp đó. ❖ Đạo đức kinh doanh chi phối lợi nhuận của doanh nghiệp Những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp lớn, đây không còn là một chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp tham gia các hoạt động sai trái thường phải chịu sự giảm lãi trên tài sản hơn là các doanh nghiệp không phạm lỗi. Những nghiên cứu của hai giáo sư Johns Kotter và James Heskeu ở Trường Đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard trong vòng 11 năm đã cho thấy: những công ty ‘’đạo đức cao’’ đã nâng được thu nhập của mình lên đến 682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty đạo đức cao trên thị trường chứng khoán tăng đến 901% (còn ở đối thủ kém tầm hơn chỉ số này là 74%). ❖ Đạo đức kinh doanh đóng góp vào sự vững mạnh của của nền kinh tế quốc gia Chúng ta tiến hành so sánh tỷ lệ tham nhũng trong các thể chế xã hội khác nhau, Nigeria và Nga có tỷ lệ tham nhũng cao trong khi đó Canada và Đức có tỷ lệ tham nhũng thấp. Ta có thể thấy được điểm khác biệt chính giữa các cấp độ về sự vững mạnh và ổn định kinh tế của các nước này chính là vấn đề đạo đức. Điểm khác biệt giữa sự vững mạnh và ổn định về kinh tế của các nước này cho ta một minh chứng là đạo đức đóng một vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển kinh tế. Tiến hành kinh doanh có đạo đức và có trách nhiệm sẽ tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp tăng cường năng suất và đổi mới.

2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ĐANG NỔI LÊN HIỆN NAY CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM & MỘT SỐ GIẢI PHÁP 2.1 Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam 8

Sự bắt đầu và kết thúc của một doanh nghiệp đều mang yếu tố lợi nhuận, nhưng lợi nhuận có bền vững hay không lại là câu chuyện của đạo đức kinh doanh. Thời kỳ bao cấp Việt Nam ở giai đoạn 1976 -1986, mọi hoạt động kinh doanh đều do Nhà nước chỉ đạo, vì thế những hành vi có đạo đức được coi là hành vi tuân thủ lệnh cấp trên. Ở thời kỳ này, cầu lớn hơn cung nên chất lượng sản phẩm thấp vẫn không ai dám than phiền, có ít nhà sản xuất và công nghệ còn kém phát triển nên vấn đề thương hiệu hay sở hữu trí tuệ không đáng được quan tâm. Chỉ khi Việt Nam bắt đầu hòa nhập với thế giới trong vài chục năm trở lại đây, có nhiều phạm trù như: đình công, an toàn thực phẩm, luật sở hữu trí tuệ,.. mới bắt đầu xuất hiện. Đó cũng là một phần lý do các doanh nghiệp có nhận thức mơ hồ và chưa thực sự đề cao giá trị của đạo đức kinh doanh. Điều đó đã dẫn tới tình trạng các doanh ng...


Similar Free PDFs