ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Nguyễn Chi Phương PDF

Title ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Nguyễn Chi Phương
Course Vật lý đại cương II
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 29
File Size 530.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 378
Total Views 835

Summary

ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCNgười soạn: Nguyễn Chi Phương MỤC LỤCPHẦN 1: CÂU HỎI LÝ THUYẾT:CÂU TRANGCâu 1: Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội (hoặc hoàn cảnh ra đời) và vaitrò của Mác, Ăng-ghen trong việc hình thành CNXHKHCÂU 2: Nêu những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác,Lênin về giai cấpc...


Description

ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Người soạn: Nguyễn Chi Phương MỤC LỤC PHẦN 1: CÂU HỎI LÝ THUYẾT: CÂU

TRANG

Câu 1: Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội (hoặc hoàn cảnh ra đời) và vai trò của Mác, Ăng-ghen trong việc hình thành CNXHKH CÂU 2: Nêu những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác,Lênin về giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân CÂU 3: Trình bày những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN CÂU 4: Phân tích điều kiện ra đời và những đặc trưng của CNXH. CÂU 5: Phân tích tính tất yếu, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH. CÂU 6: Khái niệm, bản chất của nền dân chủ và nền dân chủ XHCN CÂU 7: Bản chất và chức năng của nhà nước XHCN CÂU 8: Phân tích cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH CÂU 9: Phân tích nội dung liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH PHẦN 2: BÀI TẬP: CÂU

TRANG

CÂU 1: Sự khác nhau giữa CNXH ko tưởng và CNXHKH? CÂU 2: Vì sao CNXHKH theo nghĩa rộng là chủ nghĩa Mác - Lênin? CÂU 3: Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của CNXHKH? CÂU 4: Sự khác nhau cơ bản giữa sứ mệnh lịch sử của GCCN và sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản? CÂU 5: Sự khác nhau giữa CNTB và CNXH? CÂU 6: Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH? CÂU 7: So sánh dân chủ XHCN và dân chủ tư sản? CÂU 8: Sự giống nhau giữa nhà nước XHCN và nhà nước tư sản? CÂU 9: Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, phân hệ cơ cấu xã hội nào có vị trí quyết định nhất, chi phối các phân hệ cơ cấu xã hội khác?

Nguyễn Chi Phương

1

CÂU 10: Nội dung nào quan trọng nhất trong các nội dung của liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH? PHẦN 3: VẬN DỤNG: CÂU

TRANG

CÂU 1: GCCN và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN hiện nay CÂU 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIÊT NAM CÂU 3: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIÊT NAM CÂU 4: CƠ CÂU XÃ HỘI – GIAI CÂP VÀ LIÊN MINH GIAI CÂP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIÊT NAM

PHẦN 1: CÂU HỎI LÝ THUYẾT CÂU 1: Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội (hoặc hoàn cảnh ra đời) và vai trò của Mác, Ăng-ghen trong việc hình thành CNXHKH: 1) Điều kiện ra đời CNXH khoa học: a) Điều kiện kinh tế - xã hội: - Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất TBCN đã đạt đến mức hoàn thiện, giai cấp tư sản đã xác lập đc địa vị thống trị của mình, giai cấp vô sản trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập - Do đối lập lợi ích nên đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư sản trở lên phổ biến và rộng khắp điển hình là: + Phong trào Hiến chương ở Anh + Cuộc khởi nghĩa Silêdi ở Đức + Cuộc khởi nghĩa của công nhân nhà máy dệt Lyon tại Pháp (1831-1834) * Khẩu hiệu năm 1831 là : “Sống có việc làm hay là chết trong đấu tranh” * Khẩu hiệu năm 1834 là: “Cộng hòa hay là chết” => Sự phát triển về nhận thức và trình độ của giai cấp vô sản => Đòi hỏi có 1 lý luận khoa học dẫn dắt => Sự ra đời CNXH khoa học b) Tiền đề khoa học tự nhiên và lý luận: b1) Tiền đề khoa học tự nhiên: - Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đạt nhiều thành tựu vĩ đại. Đó là cơ sở cho sự phát triển và chứng minh cho tính đúng đắn của tư duy biện chứng. Điển hình là:

Nguyễn Chi Phương

2

+ Thuyết tiến hóa của Đắc-uyn: chứng minh tính đúng đắn nguyên lý phát triển cuả tư duy biện chứng + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: chứng minh cho tính đúng đắn nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của tư duy biện chứng + Thuyết tế bào: chứng minh cho nguyên lý về sự thống nhất vật chất của thế giới => Khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho CNXHKH b2) Tiền đề tư tưởng lý luận: là nguồn gốc trực tiếp nhất; đó là vai trò, vị trí, ý nghĩa của sự phát triển. Có 3 nguồn gốc cụ thể: - Triết học cổ điển Đức: có các đại biểu điển hình: + Hêghen đã xây dựng phép biện chứng thành 1 hệ thống khá hoàn chỉnh nhưng là phép biện chứng duy tâm. Sau này Mác đã kế thừa, cải tạo thành phép biện chứng duy vật khoa học + Lútvich Phoi ơ bắc đã xây dựng 1 thế giới quan duy vật lên 1 chất lượng cao ms. Mác và Ăngghen nồng nhiệt đón nhận nhưng Mác cũng đã nhận ra hạn chế: đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình - Kinh tế chính trị học cổ điển Anh: Adam Smith và Ricarđô: các học thuyết về lao động và giá trị của hàng hóa là nền tảng lý luận cơ bản cho sự ra đời của kinh tế chính trị Mác-xít. Họ khẳng định: giá trị sử dụng ko pải cơ sở của trao đổi hàng hóa tuy rằng nó là tiền đề của trao đổi. Cơ sở của trao đổi hàng hóa là lao động ẩn dấu bên trong hàng hóa đó. Đây là nền tảng ra đời học thuyết giá trị của Mác - CNXH ko tưởng - phê phán đầu thế kỉ XIX: Đại biểu điển hình như Xanh Ximông, Phuriê và Owen Là nguồn gốc lý luận trực tiếp ra đời CNXH khoa học. Nó đã phê phán gay gắt CNTB và nhận ra 1 số nguyên lý có giá trị tương lai tuy nhiên chưa xác định đc bản chất thực sự của CNTB, con đường của sự chuyển biến từ CNTB lên CNXH tới chủ nghĩa cộng sản và lực lượng xã hội thực hiện sự chuyển biến đó => Cung cấp tiền đề lý luận và tư tưởng trực tiếp đưa đến sự ra đời của CNXHKH, là 3 nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin 2) Vai trò của Mác Ăng-ghen: a) Quá trình chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị: - Ở giai đoạn đầu, Mác và Ăng-ghen đi theo trường phái triết học duy tâm của Hêghen, tham gia nhóm Hêghen trẻ. Quá trình chuyển hóa này diễn ra trong giai đoạn từ 1844 đến 1848, tác phẩm đầu tiên là tác phẩm góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Nó thể hiện sự đối lập của Mác với Hêghen khi giải thích nguồn gốc ra đời của Nhà nước. Hêghen: nguồn gốc ra đời của Nhà nước từ ý niệm tuyệt đối còn Mác từ cơ sở kinh tế, những xung đột hiện thực của đời sống xã hội - Sự chuyển biến của Mác đc thể hiện rõ rệt trong tác phẩm: “Bản thảo kinh tế - triết học”. Tác phẩm này thể hiện sự chuyển biến dứt khoát của Mác từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật, từ lập trường chính trị dân chủ cách mạng sang lập trường chính trị cộng sản chủ nghĩa. Lao động bị tha hóa chính là nguồn gốc hình thành sở hữu, tư hữu về tư liệu sản xuất. Và sở hữu, tư hữu lại là đòn bẩy thúc đẩy quá trình tha hóa của lao động. Quá trình tha hóa lao động cực điểm với biểu hiện sức lao động trở thành hàng hóa => dẫn đến quá trình tha hoá của con người và xã hội => dẫn đến sự thay thế CNTB bằng CNXH và chủ nghĩa cộng sản - Sự chuyển biến của Ăng-ghen đc thể hiện trong tác phẩm: “Khảo lược khoa kinh tế chính trị”. Tác phẩm này, Ăng-ghen chỉ ra rằng: Nền tảng tồn tại của toàn bộ XHTB là chế độ sở hữu, tư hữu về tư liệu lao động => thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ từ

Nguyễn Chi Phương

3

lâph trường triết học duy tâm sang lập trường duy vật, từ lập trường chính trị dân chủ cách mạng sang lập trường chính trị cộng sản chủ nghĩa - Quá trình phát triển và hoàn thiện lập trường triết học và chính trị của Mác và Ăng-ghen đc thể hiện rõ rệt qua tác phẩm: + “Hệ tư tưởng Đức” (1846) đã trình bày các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử và 1 số nguyên lý cơ bản của CNXHKH, đưa ra dự báo về mô hình CNXH tương lai => Sự chín muồi đầu tiên của chủ nghĩa Mác + “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848) đánh dấu sự chín muồi chủ nghĩa Mác với tư cách là 3 bộ phận cấu thành: triết học, kinh tế chính trị học và CNXHKH b) 3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăng-ghen: - Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự ra đời của nó tạo ra 1 cuộc cách mạng trong sự phát triển tư duy triết học, bao quát cả tự nhiên, con người và xã hội. Nó đã chỉ ra những quy luật cơ bản, phổ biến của sự vận động xã hội và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, là 1 quá trình lịch sử tự nhiên, chỉ ra sự thay thế hình thái kinh tế TBCN bằng cộng sản chủ nghĩa là 1 tất yếu khách quan - Học thuyết về giá trị thặng dư: chỉ ra bản chất của nền sản xuất tư bản và bóc lột giá trị thặng dư. Sự giàu có của xã hội tư bản là dựa trên cơ sở bóc lột giá trị thặng dư do người công nhân tạo ra. Giai cấp các nhà tư bản càng giàu có thì giai cấp các nhà công nhân càng bị bần cùng hóa => Mâu thuẫn => Dẫn đến xóa bỏ CNTB thay bằng XHCN và cộng sản chủ nghĩa - Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã giúp Mác và Ăngghen khắc phục 1 cách triệt để những hạn chế của chủ nghĩa xã hội ko tưởng - phê phán để từ đó xấy dựng chủ nghĩa xã hội khoa học c) Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848): - Đây là tác phẩm kinh điển của CNXHKH, đánh dấu sự ra đời của CNXHKH - Nội dung cơ bản: + Cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển tới giai đoạn mà ở đó giai cấp công nhân muốn giải phóng mk thì đồng thời pải giải phóng luôn cả xã hội. Để thực hiện sứ mệnh đó thì giai cấp công nhân sáng lập ra Đảng Cộng sản. + Sự diệt vong của CNTB và sự ra đời của CNXH là tất yếu như nhau + Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do điều kiện khách quan, tồn tại của giai cấp công nhân quy định - Để thực hiện sứ mệnh lịch sử thì giai cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp tiến bộ khác. Sự liên minh này là quy luật khách quan của cách mạng XHCN và cách mạng phải được thực hiện 1 cách liên tục CÂU 2: Nêu những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác,Lênin về giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: 1) Khái niệm giai cấp công nhân (GCCN): a) GCCN trong các nước TBCN: - Phương thức lao động: GCCN là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng tiên tiến và tính chất xã hội ngày càng cao. Đặc trưng này để phân biệt người công nhân với thợ thủ công. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất tư bản thì các giai cấp khác sẽ bị tiêu vong và chuyển hóa vào GCCN còn GCCN là con đẻ trực tiếp của nền sản xuất tư bản thì ko ngừng lớn lên về mặt quy mô - Địa vị trong hệ thống quan hệ sản xuất TBCN: + Người công nhân bị tước đoạt tư liệu sản xuất cơ bản => Phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư

Nguyễn Chi Phương

4

+ Có xu hướng tri thức hóa: dẫn đến xuất hiện luận điểm hoài nghi về lý luận Mác. Thực chất vấn đề là: trình độ nhận thức của người công nhân ko lm thay đổi bản chất của người công nhân. Xét về mặt bản chất, người công nhân vẫn là người lao động lm thuê cho doanh nghiệp tư bản và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư + Xu thế tư bản hóa: trong xã hội tư bản hiện tại có 1 số người xuất thân từ công nhân sau đó trở thành nhà tư bản. Mặt khác, trong xẫ hội hiện tại có 1 số người công nhân có cổ phần trong các doanh nghiệp tư bản song tỷ trọng đó là rất nhỏ so với toàn bộ GCCN. Như vậy, về căn bản, người công nhân trong xã hội hiện tại vẫn là người lm thuê và bị bóc lột giá trị thặng dư b) GCCN trong các nước XHCN: - Phương thức lao động: GCCN là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng tiên tiến và tính chất xã hội ngày càng cao. - Địa vị trong hệ thống quan hệ sản xuất XHCN: là những người chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, là chủ thể của quá trình sản xuất. Tuy nhiên trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế có cấu trúc nhiều thành phần do đó vẫn tồn tại 1 bộ phận công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư bản bị bóc lột giá trị thặng dư => GCCN là 1 tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với nền sản xuất công nghiệp hiện đại có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, là lực lượng chủ yếu của quá trình chuyển biến từ CNTB lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Trong các nước TBCN, GCCN là những người ko có hoặc về căn bản ko có tư liệu sản xuất, họ phải làm thuê và bị bóc lột giá trị thặng dư. Trong các nước XHCN, GCCN là chủ sở hữu của tư liệu sản xuất , là chủ thể của quá trình sản xuất, GCCN hợp tác cùng với nhân dân lao động vì lợiích chung của toàn bộ xã hội. 2) Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của GCCN: a) Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN: a1) Nội dung tổng quát: - Xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xóa bỏ xã hội TBCN - Giải phóng cho GCCN và toàn thể nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu - Xây dựng xã hội cộng sản văn minh (trong đó tồn tại chế độ công hữu tư liệu sản xuất) - Mác và Ăng-ghen cho rằng: để thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN thì phải trải qua 2 bước: + GCCN tiến hành cách mạng chính trị để giành lấy chính quyền và thiết lập quyền thống trị của mình trong xã hội + GCCN sử dụng quyền thồng trị của của mình để đạt lấy toàn bộ tư bản, từng bước tập trung tư liệu sx vào tay Nhà nước để tiến hành xây dựng XHCN và CSCN =>2 bước trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. B1 là tiền đề của B2. B2 là nội dung cơ bản của sứ mệnh lịch sử của GCCN a2) Nội dung cụ thể: - Nội dung kinh tế: + Phải xây dựng lưc lượng sản xuất hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn CNTB, bởi vì như Mác và Ăng-ghen khẳng định: năng suất lao động là nhân tố quyết định cuối cùng cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới + Xây dựng qhsx dựa trên chế độ công hữu tlsx bởi vì llsx càng phát triển thì có tính chất xh hóa càng cao đòi hỏi qhsx phải dựa trên chế độ công hữu về tlsx; chế độ công hữu về tlsx 1 mặt phù hợp với tính chất xh hóa của tlsx từ đó tạo ra động lực cho sx phát triển. mặt khác chế độ công hữu về tư liệu sx phù hợp với bản chất của GCCN là người đại biểu cho lợi ích chung của toàn bộ xh Nguyễn Chi Phương

5

+ Vì các nước đi lên CNXH xuất phát từ một tiền đề kinh tế phát triển thấp, do đó để có llsx hiện đại thì phải tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là quy luật phổ biến trong thời kì quá độ đi lên CNXH - Nội dung chính trị - xã hội: GCCN cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cuộc cm chính trị nhằm giành lấy chính quyền nhà nước vào tay mình để thiết lập nhà nước kiểu mới mang bản chất của GCCN, xây dựng nền dân chủ XHCN để thực hiện mục tiêu bình đẳng và tiến bộ xh - Nội dung văn hóa - tư tưởng: + Xây dựng, củng cố và phát triển ý thức hệ tiên tiến cách mạng: đó là chủ nghĩa Mác Lê-nin, đấu tranh với những tàn dư của xh cũ + Xây dựng hệ giá trị mới: đó là dân chủ, công bằng, bình đẳng, tự do, hệ giá trị này thể hiện bản chất của chế độ XHCN + Xây dựng con người mới trong XHCN b) Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của GCCN: b1) Sứ mệnh lịch sử của GCCN xuất phát từ tiền đề kinh tế, là sx xã hội hóa: - Sx xh hóa 1 mặt thúc đẩy sự phát triển mâu thuẫn cơ bản của phương thức sx TBCN. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sx có tính chất xh hóa ngày càng cao và quan hệ sx TBCN dựa trên chế độ tư nhân, TBCN về tlsx. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn tới sự thay thế hình thái ktxh TBCN bằng hình thái ktxh CSCN. - Mặt khác sx xh hóa sinh ra GCCN và rèn luyện GCCN trở thành chủ thể để thực hiện sứ mệnh ls: xóa bỏ CNTB, xây dựng CNXH và CNCS (chủ nghĩa cộng sản) b2) Sứ mệnh lịch sử của GCCN là sự nghiệp cách mạng của GCCN và đông đảo quần chúng nhân dân lao động do cơ sở khách quan quy định: - Sự thống nhất căn bản về mặt lợi ích giữa GCCN và đông đảo quần chúng nhân dân lao động dựa trên căn cứ sự đồng nhất căn bản về lợi ích - GCCN là gc bị bóc lột cuối cùng trong ls, nó chỉ được giải phóng khi mọi hình thức áp bức bóc lột bị xóa bỏ - Nội dung cơ bản nhất của sứ mệnh ls của GCCN là xây dựng thành công xh XHCN và xh CSCN. Đó là xh chấm dứt chế độ người bóc lột người b3) Sứ mệnh ls của GCCN là cuộc cm triệt để nhất: Các cuộc cm xh trước chỉ là sự thay thế hình thức tư hữu này bằng hình thức tư hữu khác, hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác. Còn cm XHCN do GCCN lãnh đạo có mục tiêu xóa bỏ chế độ tư hữu để thiết lập chế độ công hữu tức là xóa bỏ tận gốc cơ sở kinh tế sinh ra áp bức bóc lột, vì thế nó là cuộc cm triệt để nhất b4) Sứ mệnh ls của GCCN là cuộc cm toàn diện nhất: Các cuộc Cm xh trước chỉ là cuộc cm chính trị, do đó nó chấm dứt sau khi giành được chính quyền, còn cm XHCN giành được chính quyền mới chỉ là bước đầu, sau đó nó đứng trước 1nhiệm vụ cơ bản là xây dựng thành công xh XHCN và xh CSCN, bởi vậy cm XHCN được tiến hành trên mọi phương diện của đời sống xh, nó là cuộc cmxh toàn diện nhất. CÂU 3: Trình bày những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN: 1) Khái niệm GCCN: a) GCCN trong các nước TBCN: - Phương thức lao động: GCCN là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng tiên tiến và tính chất xã hội ngày càng cao. Đặc trưng này để phân biệt người công nhân với thợ thủ công. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất tư bản thì các giai cấp khác sẽ bị tiêu vong và chuyển

Nguyễn Chi Phương

6

hóa vào GCCN còn GCCN là con đẻ trực tiếp của nền sản xuất tư bản thì ko ngừng lớn lên về mặt quy mô - Địa vị trong hệ thống quan hệ sản xuất TBCN: + Người công nhân bị tước đoạt tư liệu sản xuất cơ bản => Phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư + Có xu hướng tri thức hóa: dẫn đến xuất hiện luận điểm hoài nghi về lý luận Mác. Thực chất vấn đề là: trình độ nhận thức của người công nhân ko lm thay đổi bản chất của người công nhân. Xét về mặt bản chất, người công nhân vẫn là người lao động lm thuê cho doanh nghiệp tư bản và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư + Xu thế tư bản hóa: trong xã hội tư bản hiện tại có 1 số người xuất thân từ công nhân sau đó trở thành nhà tư bản. Mặt khác, trong xẫ hội hiện tại có 1 số người công nhân có cổ phần trong các doanh nghiệp tư bản song tỷ trọng đó là rất nhỏ so với toàn bộ GCCN. Như vậy, về căn bản, người công nhân trong xã hội hiện tại vẫn là người lm thuê và bị bóc lột giá trị thặng dư b) GCCN trong các nước XHCN: - Phương thức lao động: GCCN là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng tiên tiến và tính chất xã hội ngày càng cao. - Địa vị trong hệ thống quan hệ sản xuất XHCN: là những người chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, là chủ thể của quá trình sản xuất. Tuy nhiên trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế có cấu trúc nhiều thành phần do đó vẫn tồn tại 1 bộ phận công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư bản bị bóc lột giá trị thặng dư => GCCN là 1 tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với nền sản xuất công nghiệp hiện đại có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, là lực lượng chủ yếu của quá trình chuyển biến từ CNTB lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Trong các nước TBCN, GCCN là những người ko có hoặc về căn bản ko có tư liệu sản xuất, họ phải làm thuê và bị bóc lột giá trị thặng dư. Trong các nước XHCN, GCCN là chủ sở hữu của tư liệu sản xuất , là chủ thể của quá trình sản xuất, GCCN hợp tác cùng với nhân dân lao động vì lợiích chung của toàn bộ xã hội. 2) Điều kiện khách quan: - Địa vị kinh tế của GCCN: + Trong phương thức sx TBCN thì GCCN là người đại biểu cho lực lượng sx tiên tiến có tính xh hóa ngày càng cao, do đó GCCN là lực lượng cơ bản có tính chất quyết định phá vỡ quan hệ sx TBCN, chuyển từ gc “ tự nó” thành gc “vì nó”,GCCN là người đại biểu cho quá trình tiến hóa tất yếu của ls + Trong phương thức sx TBCN, GCCN có lợi ích đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư cho nên GCCN chỉ có thể giải phóng mình bằng việc giải phóng toàn bộ xh khỏi mọi hình thức áp bức bóc lột. - Địa vị chính trị xh của GCCN: + GCCN là lực lượng tiên phong, cách mạng nhất trong cách mạng XHCN + GCCN có tinh thần cách mạng triệt để nhất: trong phương thức sx TBCN, GCCN là giai cấp duy nhất không có tư liệu sản xuất, cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào bán sức lao động và bị bóc lột giá trị thặng dư. + GCCN có ý thức tổ chức kỉ luật cao nhất vì họ là con đẻ trực tiếp của nền sx công nghiệp nên được rèn luyện + Giai cấp công nhân có bản chât quốc tế: mục đích của nhà tư bản là theo đuổi giá trị thặng dư tối đa, để theo đuổi mục đích đó thì nhà tư bản không ngừng mở rộng mô hình sx. Do đó tư bản không chỉ tồn tại trong phạm vi quốc gia mà không ngừng vưn ra phạm vi thế giới

Nguyễn Chi Phương

7

=> Lê-nin khẳng định tư bản là một lực lượng quốc tế, muốn thắng nó phải có liên minh quốc tế => Đó là cơ sở khách quan quy định bản chất quốc tế của GCCN 3) Điều kiện chủ quan: - Trình độ nhận thức: + Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, GCCN phải được nâng cao trình độ lí luận, phải được giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê-nin để nh...


Similar Free PDFs