Giáo trình Giáo dục Quốc phòng (học phần 1) PDF

Title Giáo trình Giáo dục Quốc phòng (học phần 1)
Course Quốc phòng
Institution Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Pages 166
File Size 2.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 365
Total Views 679

Summary

TRỊNH VĂN TÚYTẬP BÀI GIẢNGĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNGVÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM(Dùng cho sinh viên Giáo dục quốc phòng và an ninh)HÀ NỘI - NĂM 2021 Đặc điểm và những quan điểm nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Chương 5............................................................


Description

TRỊNH VĂN TÚY

TẬP BÀI GIẢNG

ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Dùng cho sinh viên Giáo dục quốc phòng và an ninh)

HÀ NỘI - NĂM 2021 1

MỤC LỤC BẢNG VIẾT TẮT..........................................................................................................4 LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................5 Chương 1........................................................................................................................ 6 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH................................................................................................................ 6 1.1. Mục đích, yêu cầu................................................................................................... 6 1.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................6 1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................................... 7 1.4. Giới thiệu về môn học giáo dục quốc phòng và an ninh......................................... 9 1.4.1. Đặc điểm môn học................................................................................................9 1.4.2. Chương trình........................................................................................................ 9 1.4.3. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học........................................................................... 12 1.4.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập.................................................... 12 Chương 2...................................................................................................................... 14 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH, QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC......................................14 2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh....14 2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội........17 2.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quân đội.......................................... 17 2.2.2. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về quân đội.................................................................. 19 2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:..................................................................................................................... 23 Chương 3...................................................................................................................... 29 XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN............ 29 BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.......................................... 29 3.1. Vị trí, đặc trưng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân...............................29 3.1.1. Vị trí....................................................................................................................29 3.1.2. Đặc trưng........................................................................................................... 30 3.2. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...........................................................................................32 a. Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần......................................................................33 b. Xây dựng tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội.............................................................. 34 c. Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ................................................................. 36 d. Xây dựng tiềm lực quân sự.......................................................................................37 3.3. Một số biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hiện nay. ...................................................................................................................................... 40 Chương 4...................................................................................................................... 42 CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM.............................. 42 XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.................................................................................................42 4.1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. ...................................................................................................................................... 42 4.2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc....................... 47 4.2.1. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đành giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực......................................................................................................... 47 4.3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.................... 52 KẾT LUẬN:................................................................................................................. 54

2

Chương 5...................................................................................................................... 55 XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM........................ 55 5.1. Đặc điểm và những quan điểm nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. ...................................................................................................................................... 55 5.2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới........ 59 5.2.1. Phương hướng chung:........................................................................................59 5.2.2. Phương hướng cụ thể......................................................................................... 59 Chương 6...................................................................................................................... 67 KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI...........................................................67 VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỐI NGOẠI......67 6.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam............................................... 67 6.2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay................................................................................... 72 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ...................84 VIỆT NAM...................................................................................................................84 7.1. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.......................................... 84 7.2. Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo........................................91 7.3.1. Bài học kinh nghiệm:..........................................................................................96 7.3.2. Trách nhiệm của sinh viên..................................................................................98 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI.........................................................................................................99 8.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.............99 8.2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia...............................................................109 Chương 9.................................................................................................................... 120 XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ..............120 ĐỘNG VIÊN VÀ ĐỘNG VIÊN QUỐC PHÒNG.....................................................120 9.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.................................................................... 120 9.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên...................................................................123 9.3. Động viên Quốc phòng........................................................................................130 9.3.1. Khái niệm......................................................................................................... 130 Chương 10.................................................................................................................. 132 XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC..........132 10.1. Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc................... 132 10.2. Nội dung, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...136 10.3. Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...............................................................................................................146 Chương 11.................................................................................................................. 148 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH............................................. 148 QUỐC GIA VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI.................................. 148 11.1. Nhận thức chung về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.148 11.2. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội........................................152 11.3. Yếu tố tác động, quan điểm phương châm, nguyên tắc trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội................................................................................... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................164

3

BẢNG VIẾT TẮT

4

Số TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

An ninh

AN

2

An ninh quốc gia

ANQG

3

An ninh nhân dân

ANND

4

Bạo loạn lật đổ

BLLĐ

5

Bảo vệ Tổ quốc

BVTQ

6

Chiến tranh nhân dân

CTND

7

Diễn biến hòa bình

DBHB

8

Dân quân tự vệ

DQTV

9

Giáo dục quốc phòng và an ninh

GDQP&AN

10

Mác-Lênin

MLN

11

Lực lượng dự bị động viên

LLDBĐV

12

Lực lượng vũ trang

LLVT

13

Lực lượng vũ trang nhân dân

LLVTND

14

Kinh tế - xã hội

KT-XH

15

Quốc phòng và an ninh

QP&AN

16

Quân đội nhân dân Việt Nam

QĐNDVN

17

Quốc phòng toàn dân

QPTD

18

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

TQXHCN

19

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TTHCM

20

Trật tự an toàn xã

TTATXH

21

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chương trình GDQP&AN theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT, được sự quan tâm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh, khoa Chính trị Trung tâm GDQP&AN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 biên soạn Tập bài giảng học phần 1 “Đường lối quốc phòng an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam” dùng cho sinh viên Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. Bài giảng còn làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng khác, có nhu cầu nghiên cứu về Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài giảng do tập thể giảng viên khoa Chính trị Trung tâm GDQP&AN Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 biên soạn, đại tá, thạc sỹ Trịnh Văn Túy chủ biên. Bài giảng gồm 11 chương (chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học; chương 2: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; chương 3: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chương 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chương 5: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; chương 6: Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chương 7: Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam; chương 8: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới; chương 9: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng; chương 10: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chương 11: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội). Bài giảng đã cập nhật được những vấn đề mới về quan điểm của Đảng và Nhà nước về quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Nội dung thể hiện trong bài giảng phù hợp với chương trình mới theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tập thể giảng viên khoa Chính trị tác giả biên soạn bài giảng học phần 1 đã có nhiều cố gắng, tiếp cận những phát triển của lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm Giáo dục quốc phòng và an ninh nhiều năm, nhưng năng lực biên soạn còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để bài giảng được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ

5

Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1.1. Mục đích, yêu cầu - Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học GDQP&AN, góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học GDQP&AN, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo. 1.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm: Đường lối quốc QP&AN của Đảng cộng sản Việt Nam; công tác quốc GDQP&AN; quân sự chung; kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật. 1.2.1. Nghiên cứu về đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại; Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới; Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Học thuyết MLN, TTHCM về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận để chúng ta nghiên các nội dung đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lí tưởng cho sinh viên. 1.2.2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng và an ninh Nghiên cứu vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác; An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.

6

Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về công tác QP&AN thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị. Mọi công dân đều có trách nhiệm quán triệt và tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quân sự, giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phòng, chống có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác QP&AN để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam. 1.2.3. Nghiên cứu về các nội dung quân sự chung Nghiên cứu các nội dung cơ bản về các Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần; Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội; Điều lệnh đội ngũ từng người có súng; Điều lệnh đội ngũ đơn vị; Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; Ba môn quân sự phối hợp. 1.2.4. Nghiên cứu về kĩ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật Nghiên cứu các kiến thức, kĩ năng chiến thuật, kĩ thuật quân sự cần thiết như: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng. Ném lựu đạn bài 1; Từng người trong chiến đấu tiến công; Từng người trong chiến đấu phòng ngự; Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới) Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng…hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo quy định của pháp luật. 1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu môn học GDQP&AN đòi hỏi phải nắm vững phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và tính chất đa dạng của nội dung môn học này. 1.3.1. Phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu GDQP&AN là học thuyết MLN, TTHCM. Trong đó những quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở phương pháp luận trực tiếp để nghiên cứu đường lối QP&AN của Đảng ta. Vận dụng học thuyết MLN, TTHCM làm cơ sở phương pháp luận, đòi hỏi mỗi sinh viên phải nắm vững và vận dụng đúng đắn một số quan điểm sau đây: - Quan điểm hệ thống: đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của GDQP&AN một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn học, giữa môn học giáo dục quốc phòng và an ninh và môn học khác. - Quan điểm lịch sử, logic: Trong nghiên cứu GDQP&AN đòi hỏi phải nhìn thấy sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những điều

7

kiện lịch sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những quy luật, nguyên tắc của hoạt động QP&AN h trong sự phát triển của đất nước. - Quan điểm thực tiễn: Chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu giáo dục quốc phòng và an ninh là phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và an ninh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi nghiên cứu của GDQP&AN rất rộn...


Similar Free PDFs