Hành-chính Trường Đại học Sài Gòn PDF

Title Hành-chính Trường Đại học Sài Gòn
Author Hùng Lê
Course Giáo dục học đại cương
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 19
File Size 348.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 252
Total Views 385

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA LUẬTMÔN: Luật Hành chính 2TIỂU LUẬN: Pháp luật Việt Nam về quản lý Nhà nước trong lĩnhvực văn hóa – Thực trạng và nhận xét, kiến nghị.Họ và tên: Trần Thu PhươngMã số sinh viên: 3120430130Lớp: DLUPhòng thi: 004Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do c...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA LUẬT

MÔN: Luật Hành chính 2 TIỂU LUẬN: Pháp luật Việt Nam về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa – Thực trạng và nhận xét, kiến nghị.

Họ và tên: Trần Thu Phương Mã số sinh viên: 3120430130 Lớp: DLU1201 Phòng thi: 004 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 1 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 1 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2 NỘI DUNG................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA ..................................................... 3 1.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa ................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 3 1.1.2. Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ........................... 3 1.2. Khái niệm và phương thức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa .... 4 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa .......................... 4 1.2.2. Phương thức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa ...................... 5 1.3. Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về văn hóa.................................... 6 1.3.1. Quản lý Nhà nước về văn hóa nghệ thuật ............................................. 6 1.3.2. Quản lý Nhà nước về văn hóa – xã hội .................................................. 7 1.3.3. Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa...................................................... 8 1.4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa............................... 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ ........................... 12 2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa .................................................. 12 2.2. Kiến nghị hoàn thiện đối với các vấn đề bất cập ......................................13 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 17

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa của pháp luật Việt Nam là một vấn đề khá rộng. Có nhi ều văn bản pháp luật được ban hành để thi hành, điều chỉnh trong lĩnh vực này, bên cạnh một số mặt tích cực khi hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ, tiến bộ giúp cho việc quản lý dễ dàng, minh bạch hơn thì cũng còn một số vấn đề mà pháp luật còn chưa chạm tới để giải quyết triệt để được. Văn hóa cũng là một vấn đề hấp dẫn và đa dạng bao gồm nhiều mảng, nó mang lại nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho dân tộc Việt Nam. Việc tìm hiểu pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa sẽ giúp nhận thức rõ và làm đúng, góp phần phát tri ển văn hóa dân tộc. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa – Thực trạng và nhận xét, kiến nghị” làm đề tài tiểu luận. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu và nhiệm vụ được đưa ra trong bài tiểu luận này chính là làm rõ được các mặt của quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa trên phương diện lý luận. Từ đó xem xét trên thực trạng các vấn đề còn vướng mắc, cần được giải quyết và đưa ra các kiến nghị phù hợp để giải quyết các vấn đề đó. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong bài tiểu luận là quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa của pháp luật Việt Nam, cụ thể là các mặt như văn hóa nghệ thuật, văn hóa xã hội, di sản văn hóa. 4. Phạm vi nghiên cứu Về mặt lý luận đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống pháp luật Việt Nam về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa với phạm vi điều chỉnh là các vấn đề về văn hóa diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Về mặt thực trạng, nghiên cứu về thực trạng quản lý 1

nhà nước trong việc khai thác và sử dụng thế mạnh văn hóa của các địa phương trong giai đoạn ngành công nghiệp không khói đang phát triển. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Trong phương pháp nghiên cứu lý thuyết sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn sử dụng phương pháp điều tra tìm kiếm, phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA

1.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm phức tạp và đa nghĩa, khó có thể đưa ra định nghĩa cụ thể về văn hóa nhưng có thể nói tóm gọn lại văn hóa là hệ thống các giá trị, truyền thống và thị hiếu là những yếu tố để xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc, qua thời gian được hình thành bởi tổng thể những hoạt động nhằm phát huy năng lực bản chất của con người, thể hiện khát vọng vươn tới giá trị chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Văn hóa có tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Con người là sản phẩm văn hóa, đồng thời là chủ thể tạo ra văn hóa, điều kiện sinh hoạt văn hóa của các giai cấp khác nhau tạo nên tư tưởng, tình cảm khác nhau sẽ tạo nên tính giai cấp của văn hóa. Mỗi dân tộc có đặc điểm và lịch sử hình thành khác nhau sẽ tạo nên một nền văn hóa đặc trưng mang bản sắc của dân tộc đó. Vươn tới cái tốt, cái đẹp là nét chung của văn hóa nhân loại, là cốt lõi tạo nên sự phát triển xã hội loài người, là bản chất đích thực của văn hóa. 1.1.2. Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bởi con người là sản phẩm của văn hóa, những giá trị văn hóa sẽ làm nên những phẩm chất giá trị của con người. Mà con người chính là lực lượng lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, quyết định sự phát triển của kinh t ế - xã hội. Con người càng phát triển hiện đại, khoa học kĩ thuật cũng ngày càng được con người phát triển để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nhận thức được điều đó, việc nâng cao dân trí và 3

đầu tư cho giáo dục là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Con người càng tiến bộ, kinh tế - xã hội càng phát triển thì văn hóa càng chứng tỏ được vai trò là động lực của mình. Vai trò là mục tiêu của phát triển kinh t ế - xã hội. Nói văn hóa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội vì phát triển kinh tế phải hướng vào phát tri ển và hoàn thiện con người, hướng vào phát triển và hoàn thiện xã hội. Phải coi văn hóa là mục tiêu phát triển kinh t ế - xã hội thì mới có thể khắc phục được tình trạng mâu thuẫn giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Nếu để kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng lên nhưng xã hội lại có sự gia tăng các tệ nạn, văn hóa, đạo đức xuống thấp thì cũng sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững. Cần phải phát triển song song cả hai mặt, đó mới là yêu cầu của phát triển hiện đại.

1.2. Khái niệm và phương thức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa Quản lý Nhà nước về văn hóa là hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mỗi công dân đều thực hiện các quyền về văn hóa như quyền t ự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền học tập, sáng tác, phê bình tác phẩm nghệ thuật,… Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa phát triển kinh tế và văn hóa. Nhà nước thực hiện quản lý bằng cách định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa theo hướng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hướng vào sự thống nhất tư tưởng, tuyên truyền thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tuân thủ Hiến pháp và làm việc đúng pháp luật, tăng cường hoạt động giáo dục xây dựng đạo đức tốt đẹp, lối sống lành mạnh. Chia hoạt động quản lý Nhà nước về văn hóa thành các mảng: quản lý Nhà nước đối với văn hóa nghệ thuật, quản lý Nhà nước đối với văn hóa xã hội và quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa. 4

Các cơ quan có nhiệm vụ, chức năng trong việc quản lý Nhà nước về văn hóa bao gồm: - Ở trung ương: Chính phủ thống nhất quản lý và phát triển văn hóa trên phạm vi cả nước. Chính phủ có một số quyền hạn: trình dự án luật, pháp luật về hoạt động văn hóa, quyết định quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển văn hóa, ban hành quyết định quản lý nhà nước và các chính sách khác về văn hóa. Bên cạnh đó, Bộ văn hóa, thể thao và du l ịch là cơ quan của Chính phủ, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa có nhiệm vụ xây dựng các dự án luật, pháp l ệnh và các văn bản pháp luật khác về văn hóa theo sự phân công của Chính Phủ, ban hành quyết định, thông tư, chỉ thị về các hoạt động văn hóa,… - Ở địa phương: Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, nhận nhiệm vụ thiết chế trực tiếp thực hiện các hoạt động văn hóa gồm nhiều cơ quan, tổ chức. 1.2.2. Phương thức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa Nhà nước tiến hành quản lý văn hóa bằng chính sách và pháp luật về văn hóa. • Chính sách văn hóa được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa. Mục tiêu của chính sách văn hóa là nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành; huy động sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự là nền t ảng tinh thần, động lực, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngăn chặn nguy cơ mai một văn hóa, bảo tồn các di tích; phát huy việc thông tin với các dân tộc vùng sâu vùng xa. Và nội dung của chính sách văn hóa phải thể hiện được những đặc điểm cơ bản sau: - Chính sách kinh t ế trong văn hóa nhằm gắn với hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa đồng thời bảo đảm yêu cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 5

- Chính sách văn hóa trong kinh tế, đảm bảo cho văn hóa thể hiện rõ nét trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển văn hóa. - Phát huy và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, hướng vào văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. - Khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa, tăng nguồn đầu tư thích đáng cho khu vực sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, đầu tư cho lực lượng hoạt động văn hóa chuyên nghiệp và cho các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. - Xây dựng, ban hành chính sách đặc thù, hợp lý, hợp tình cho những đối tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa. - Ban hành các chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa. Đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ về văn hóa, nhằm tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm phát triển của các nước, ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực. • Chính sách pháp luật trong quản lý văn hóa là không thể thiếu. Pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển văn hóa. Nhà nước ban hành nhi ều văn bản pháp luật về văn hóa nhằm phát huy những văn hóa chất lượng, tiến bộ, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, kiềm hãm sự phát triển kinh t ế. Nhà nước đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đã có rất nhiều văn bản pháp luật về văn hóa được ban hành và thực hiện như Luật báo chí, Luật di sản văn hoá, Luật sở hữu trí tuệ, Luật điện ảnh,… Bên cạnh đó, Nhà nước còn kí các hi ệp ước quốc tế trong lĩnh vực văn hóa như Công ước về việc sản xuất băng, đĩa,… nhằm phát triển văn hóa Việt Nam lên một tầm cao hơn, xa hơn, nhiều người biết đến hơn. 1.3. Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về văn hóa 1.3.1. Quản lý Nhà nước về văn hóa nghệ thuật Văn hóa nghệ thuật là một bộ phận của văn hóa bao gồm âm nhạc, hội họa, văn học, sân khấu, điện ảnh, và một số lĩnh vực khác. Văn hóa nghệ thuật thuộc loại hình văn hóa tinh thần. Văn hóa nghệ thuật không chỉ bao gồm những giá trị nghệ thuật 6

được kết tinh qua các bản nhạc, bộ phim, cuốn sách,… mà còn là tổng thể những mối quan hệ tạo nên được những tác phẩm đó chẳng hạn như đội ngũ văn nghệ sĩ, người cảm thụ nghệ thuật, những người phê bình, đánh giá nghệ thuật. Như vậy, trong hoạt động quản lý Nhà nước về văn hóa, nhà nước phải quan tâm đến tất cả các yếu tố tạo nên văn hóa nghệ thuật, nhằm mục đích phát huy khả năng sáng tạo, khai thác mạnh mẽ tiềm năng sáng tạo, đưa văn hóa nghệ thuật phát triển lên một bước mới. Để đảm bảo quyền và lợi ích của những tác giả sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, tránh tạo sự ăn cắp chất xám của người khác, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, ban hành Luật sở hữu trí tuệ và gần đây nhất là Luật sở hữu trí tuệ 2019. Luật sở hữu trí tuệ được ban hành nhằm mục đích tạo điều kiện cho tác giả được có quyền đối với chính tác phẩm của mình, gắn với các giá trị nhân thân và giá trị tài sản, không ai có quyền đạo nhái, sao chép mà không có sự đồng ý của tác giả, đảm bảo sự công bằng, khuyến khích mọi người ai cũng có thể sáng tác, tạo nên những tác phẩm có ý nghĩa, giá trị. Bộ khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc chủ trì, phối hợp với Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Nhà nước còn khuyến khích việc phát triển các loại hình điện ảnh. Thông qua những tác phẩm điện ảnh thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm, nâng cao dân trí. Chính sách cụ thể về quản lý hoạt động điện ảnh được xác định cụ thể trong Luật điện ảnh năm 2020. Nhà nước khuyến khích việc mở rộng giao lưu quốc t ế về điện ảnh, khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo trong lĩnh vực của mình. Tạo điều kiện xây dựng các phim trường, rạp chiếu phim,… Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim gồm Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam và Giám đốc đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh. 1.3.2. Quản lý Nhà nước về văn hóa – xã hội Để đánh giá một xã hội có phát triển hay không, không chỉ dựa vào những con số 7

cụ thể, chỉ số thu nhập bình quân đầu người, những con số tăng trưởng kinh tế mà còn phải nhìn nhận, đánh giá cả về vấn đề trật tự an toàn xã hội, lối sống, đạo đức, mối quan hệ giữa con người với nhau, chất lượng cuộc sống có ổn định không, sống có vui vẻ, an toàn không. Nhà nước quản lý về văn hóa xã hội là thực hiện những hoạt động quản lý nhằm ổn định trật tự xã hội, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa mới. Mục đích của quản lý Nhà nước về văn hóa xã hội là xây dựng nếp sống đẹp, văn minh, hiện đại, hòa nhập. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định những khuôn mẫu ứng xử trong giao tiếp, hưởng thụ, trong sinh hoạt cộng đồng, đồng thời cũng nghiêm cấm, bài trừ những hành động bị xem là vô văn hóa, sai lệch chuẩn mực xã hội. Để thực hiện tốt những điều này, các chủ thể quản lý cần nhận thức đúng đắn về những vấn đề cơ bản của lối sống, nếp sống gắn liền với tình hình diễn biến trên phạm vi trong và ngoài nước; nâng cao năng suất lao động; phát huy tính tích cực chính trị xã hội trong mỗi con người đều có ý thức về một lối sống đẹp, sống đạo đức; khôi phục những thuần phong mỹ tục và xây dựng nếp sống mới, phân biệt được cái gì là lễ giáo phong kiến, cái gì là nét truyền thống đẹp về lối sống đạo đức. 1.3.3. Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Vì vậy, nhằm để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về văn hóa của nhân dân, tăng cường hiệu l ực quản lý nhà nước và nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Nhà nước đã ban hành Luật di sản văn hóa 2013. Các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về di sản văn hóa bao gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về văn hóa; Bộ văn hóa, thể thao và du lịch chịu trách nhiệm trước chính phủ trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về di sản văn hóa; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi và quyền hạn của mình thực hiện việc 8

quản lý nhà nước về di sản ở địa phương theo sự phân công của Chính phủ. Nội dung quản lý Nhà nước về di sản văn hóa bao gồm: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa - Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về si sản văn hóa - Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ chuyên môn về di sản văn hóa - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa - Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa - Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm đối với di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Đối với di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 9

những người có nhiệm vụ trực tiếp trong việc quản lý đối với di sản phi vật thể. - Đối với di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia. Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được chi thành: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích thuộc về Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó. - Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc mang cổ vật, di vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Nhà nước khuyến khích các chủ sở hữu đăng ký di vật, cổ vật của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa. Di sản văn hóa phải được bảo vệ và phát huy giá trị, đó là mục đích của quản lý Nhà nước về di sản văn hóa. Hoạt động trực ti ếp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa chính là bảo tồn, bảo tàng. Thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng được quy định tại Điều 50 Luật di sản văn hóa. 1.4. Xử phạt vi phạm ...


Similar Free PDFs